Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Quy hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020...

Tài liệu Quy hoạch phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020

.DOC
20
260
83

Mô tả:

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020
MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, điểm trung chuyển giữa Đông và Tây Bắc, một trong những địa phương có tiềm năng du lịch khá toàn diện và nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thời gian qua, cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Ngành du lịch Phú Thọ đã có đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vê ê cảnh quan môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Phú Thọ phát triển còn nhiều hạn chế, bất cập, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững. Những năm gần đây, xu hướng hô êi nhâ p, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu ê mở rô ng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghê ê trong nền kinh tế tri thức trên ê thế giới đang tạo những cơ hô i to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển ê du lịch cả nước trong đó có du lịch Phú Thọ. Để nắm bắt cơ hội mới, hòa nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, năm 2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 làm tiền đề cho các địa phương trên cả nước lập quy hoạch phát triển ngành phù hợp với tiến trình phát triển chung. Trước bối cảnh đó, việc lập quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách. 2. Căn cứ lập quy hoạch - Luật Du lịch; Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Luật Bảo vệ Môi trường; các Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện. - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; - Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Phú Thọ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2015; - Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 2/1/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Phú Thọ đến năm 2020 và các quy hoạch của một số ngành khác có liên quan trong tỉnh; - Quyết định số 2712/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. - Một số văn bản và tài liệu khác có liên quan Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 1 PHẦN THỨ I ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ I. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Là cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, du lịch Phú Thọ giữ vai trò quan trọng trong hành lang du lịch Quảng Ninh - Hà Nội - Côn Minh. 1.1.2. Địa hình: Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trung du là dạng địa hình đặc trưng có giá trị phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt nên việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch khó khăn khi phát triển hạ tầng... 1.1.3. Khí hậu: Khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 23 o C, lượng mưa trung bình: 1.500 mm - 1.700 mm, độ ẩm bình quân: 80% - 90%. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế-xã hội trong đó có du lịch. 1.1.4. Tài nguyên nước: Phú Thọ có tài nguyên nước rất dồi dào với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu đủ cung cấp cho tưới tiêu trong cả tỉnh. Ngoài ra, còn hệ thông suối nhỏ,hồ, ao phân bố đều khắp trên lãnh thổ. Ngoài khả năng cung cấp nước các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đà đều là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. 1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực a) Dân số và sự phân bố dân cư theo lãnh thổ: Tính đến hết năm 2010 dân số toàn tình Phú Thọ là 1.322.562 người, mật độ dân số bình quân 374,4 người/km 2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% . Trong tổng số dân tỉnh Phú Thọ, dân số thành thị chiếm 240.396 người, tương đương hơn 19%, thấp hơn mức trung bình cả nước (22%), chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp. Dân số nam ở Phú Thọ có khoảng 653.364 người, tương đương 49,4%. Dân số thành thị, nông thôn liên quan đến mức thu nhập và khả năng đi du lịch của người dân. b) Đặc điểm dân cư: Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là người dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Trong số các dân tộc thiểu số dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 2 dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%.. Tuy điều kiện kinh tế khác nhau nhưng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực là nguồn tài nguyên để khai thác phục vụ khách du lịch tham quan, tìm hiểu. 1.2.2. Quy mô tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế năm 2010 đạt 16.365 tỷ đồng; cơ cấu GDP theo giá thực tế: Công nghiệp Xây dựng chiếm 38,8%, Nông, Lâm, Thủy sản 25,6%, Dịch vụ 35,6%. Tốc độ phát triển GDP năm 2010 đạt 112,6%, trong đó khu vực dịch vụ tăng 113,4%. GDP đầu người năm 2010 đạt hơn 5,6 triệu đồng theo giá 1994, tăng 2,56 lần so với năm 2000. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch tăng lên. 2.Tài nguyên du lịch 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình trung du đa dạng đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn trong số đó phải kể đến vườn quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn); nước nóng Thanh Thủy (Thanh Thủy); đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên (Hạ Hòa); thác Cự Thắng, thác Ba Vực (Thanh Sơn), sông Thao, sông Lô, sông Đà.v.v... 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội..là nguồn tài nguyên du lịch giá trị tham quan, nghiên cứu. - Các di tích lịch sử-văn hóa, lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật: Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, nổi bật là Khu di tích lịch sử Đền Hùng. - Lễ hội truyền thống: Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội với 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống với lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. - Làng nghề thủ công truyền thống: Phú Thọ có những làng nghề sau có khả năng khai thác phục vụ du lịch: Làng mây tre đan Đỗ Xuyên; Nghề làm nón lá Sai Nga; Làng ủ ấm Sơn Vi; Làng mộc Minh Đức... - Văn hóa dân gian: Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, cùng với Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương là tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị. - Một số tài nguyên khác: Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Phú Tho, văn hóa ẩm thực.v.v...cũng là nguồn tài nguyên du lịch giá trị. Điểm nổi bật về tài nguyên du lịch nhân văn ở Phú Thọ là: Hát Xoan Phú Thọ, di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích đặc biệt cấp quốc gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đang được UNESCO xem xét để công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.... 3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.v.v...trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư phát triển phục vụ đời sống, kinh tế-xã hội và tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.Các trục giao thông trong đó có tuyến quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (AH14), quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh.v.v...là cơ sở quan trọng phát triển du lịch Phú Thọ trong giai đoạn tới. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 3 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ (2006-2010) 1. Khách du lịch: Giai đoạn 2006-2010, lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên, khách lưu trú chiếm tỷ lệ thấp (hơn 8,7% năm 2006; 6,7% năm 2010 và 7,7% năm 2011). Tỷ trọng trên có xu hướng giảm do lượng khách nội địa tham quan trong ngày tăng nhanh. 1.1.Khách du lịch quốc tế: Tốc độ tăng trung bình đạt 11,1%/năm; So với mục tiêu Nghị quyết 01-NQ/TU chỉ đạt đạt 14,8% (mục tiêu 25.000-27.000 lượt). 1.2. Khách du lịch nội địa: Tăng xấp xỉ 18,9%/năm, bao gồm khách trong ngày và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú. a) Khách trong ngày: Tăng trưởng 19,2%/năm. b) Khách có lưu trú: Tăng 10,8%/năm, chiếm gần 6,7% so với tổng lượt khách nội địa và chỉ đạt 67% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu 10%). Bảng 1: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Lượt khách Hạng mục 2006 Tổng 3.000.000 1. Trong ngày 2.737.977 2. Lưu trú 262.023 2.1.Quốc tế 2.313 % so tổng (2) 0,9 2.2.Nội địa 259.710 % so tổng (2) 99,1 2007 3.600.000 3.306.810 293.190 2.760 0,94 290.430 99,06 2008 4.000.000 3.661.270 338.730 2.590 0,77 336.140 99,23 2009 4.500.000 4.140.710 359.290 2.800 0,78 356.490 99,22 2010 5.890.000 5.494.978 395.022 3.532 0,89 391.490 99,11 2011 6.000.000 5.539.975 460.025 3.585 0,78 456.440 99,22 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ. Thời gian lưu trú trung bình: Khách quốc tế năm 2010 xấp xỉ 1,3 ngày; khách nội địa là 1,15 ngày, đạt 76% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu từ 1,5-2 ngày). Mức chi tiêu bình quân: Khách quốc tế chi tiêu xấp xỉ 50 USD một ngày; Khách nội địa lưu trú khoảng 250.000 đồng, khách trong ngày 80.000-100.000 đồng. 2. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2006 đạt 403,8 tỷ, năm 2010 đạt 685 tỷ. Tăng trưởng bình quân 12,72%/năm. So với mặt bằng chung đứng 4/14 tỉnh trong vùng và 20/63 tỉnh, thành cả nước. 3. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch): Năm 2006 đạt 138,9 tỷ đồng, năm 2010 là 250 tỷ đồng (2011 là 295 tỷ). Giá trị GDP du lịch tăng 15,82%/ năm. Tỷ trọng trong tổng GDP toàn tỉnh còn thấp và có xu hướng giảm. Năm 2006 đạt 1,71% đến năm 2010 là 1,53%, đạt 20,6% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu 7,4%), tỷ trọng GDP du lịch trong khối ngành dịch vụ năm 2006 là 4,93% năm 2010 còn 4,29%, đạt 22,5% so với mục tiêu của Nghị quyết (mục tiêu 19%). 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 4.1. Cơ sở lưu trú: Năm 2006 có 1.292 buồng, năm 2010 đạt 2.226 buồng, vượt mục tiêu đề ra là 1.600 buồng. Công suất năm 2006 là 41,3 % đến năm 2010 là 55,1%, năm 2011 là 55,3%. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 4 4.2. Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: Đã bước đầu được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu nên chưa thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách. 5. Lao động ngành du lịch: Năm 2006 là 6.700 người (tại cơ sở lưu trú: 756, tại nhà hàng: 455, dịch vụ khác: 5.489 người), năm 2010 có 12.700 người (tại các cơ sở lưu trú:1.152 người, tại nhà hàng: 1.012 người, lao động khác: 10.536 người , năm 2011 là 14.300 người (tại cơ sở lưu trú: 2.500 người, tại nhà hàng: 1.700 người, dịch vụ khác: 10.100 người) với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,37%/năm. 6. Đầu tư phát triển du lịch Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 là 798,63 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ là 198 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 27,1 tỷ đồng, các doanh nghiệp và thành phần kinh tế là 573,53 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng so với nhu cầu 3.000 tỷ đồng đã đề ra. 7. Thị trường khách du lịch Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa đầy 1%. Khách quốc tế đến Phú Thọ chủ yếu theo đường bộ từ Hà Nội, ngoài ra còn một phần theo tuyến đường sắt từ Vân Nam (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội. Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn, hơn 99% thị phần. Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Bắc. 8. Hệ thống sản phẩm du lịch: Ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch văn hóa: - Lễ hội, tham quan di tích: Giỗ Tổ Hùng Vương, đền Mẫu Âu Cơ, Hội phết Hiền Quan, bơi chải Bạch Hạc.v.v... - Sinh thái gắn với văn hoá bản địa, thể thao khám phá: VQG Xuân Sơn, Ao Châu, Ao Giời-Suối Tiên... - Tắm nước nóng, chăm sóc sức khỏe..: Thanh Thủy. - Du lịch MICE: Hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao... ở thành phố Việt Trì gắn với di tích Đền Hùng, hát Xoan và các tài nguyên khác. - Tham quan làng nghề truyền thống: Mây tre đan Đỗ Xuyên, nón Sai Nga.v.v... - Ẩm thực gắn với các sản vật tự nhiên: Bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, cá Lăng, cá Anh Vũ, các món ăn của vùng quê trung du... 9. Các công tác khác: Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch; Xúc tiến, quảng bá; đào tạo nguồn nhân lực.v.v.. đã được ngành quan tâm, đạt những kết quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung. 10. Đánh giá chung về hiện trạng 10.1. Những kết quả đạt được - Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu tăng với tốc độ khá cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch. - Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch là cộng đồng người Việt Nam. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 5 - Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng. - Nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên. - Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu nhất định. - Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch - Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được thực hiện tốt. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng. - Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm, chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao. 10.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 10.2.1. Tồn tại, hạn chế: - Kết quả đạt được còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng; chưa bố trí được các nguồn lực đầu tư biến các tiềm năng thành sản phẩm du lịch đưa vào khai thác. - Có nhiều mục tiêu (8/12) chưa thực hiện được như Nghị quyết và quy hoạch. - Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch không tương ứng, không tạo được sức hấp dẫn thu hút đầu tư. - Sản phẩm du lịch còn mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo được sức hấp dẫn. - Thiếu sự gắn kết giữa du lịch với thương mại. - Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp. - Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa có hiệu quả. - Chất lượng dịch vụ chưa cao, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. - Đầu tư còn thiếu, chưa tạo được sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh cao. - Phát triển du lịch còn ẩn chứa yếu tố thiếu bền vững. 10.2.2. Nguyên nhân: a) Nguyên nhân khách quan: - Phú Thọ là tỉnh miền núi nghèo, nội lực không thể bố trí đủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. - Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tư xây dựng các dự án du lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch.. - Các dự án đầu tư lớn về du lịch đều là các nhà đầu tư ngoại tỉnh nên khó khăn trong công tác thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. - Ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu.v.v... b) Nguyên nhân chủ quan: - Công tác dự báochưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước... Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 6 - Các cấp, các ngành chưa đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch; thiếu kinh nghiệm thực tế. - Kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ dẫn tới khả năng tiếp cận điểm đến du lịch gặp khó khăn; sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn. Vai trò và năng lực của khối kinh tế tư nhân chưa được phát huy đúng mức. - Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế. - Chưa đào tạo được đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lượng quản lý tinh thông và trình độ cao; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp… - Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các doanh nghiệp trong tỉnh có nguồn vốn lớn đầu tư phát triển du lịch. - Công tác chỉ đạo phối hợp liên kết với các tỉnh và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, phiến diện. Sự liên kết phát triển du lịch mới dừng lại ở các cơ quan quản lý nhà nước, sự liên kết giữa các doanh nghiệp của các tỉnh còn yếu kém. 10.3. Một số bài học kinh nghiệm - Quy hoạch cần có những nghiên cứu đánh giá, dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp mang tính khả thi. - Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén... - Công tác đầu tư cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng... - Để phát triển du lịch có chất lượng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực... - Công tác thống kê du lịch cần hoàn thiện khoa học, chính xác... PHẦN THỨ II DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 20112020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 I. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020 1. Những cơ hội, thuận lợi 1.1. Trên bình diện quốc tế - Xu hướng hòa bình, hội nhập và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới. - Nhu cầu thế giới phát triển du lịch mạnh mẽ. - Du lịch có những thay đổi quan trọng và xu thế phát triển nghiêng dần về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 1.2. Trong nước - Kinh tế phát triển tốc độ cao, mức sống, nhận thức và nhu cầu du lịch người dân ngày càng cao. - Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập sâu rộng. - Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện; chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 7 - Tài nguyên du lịch đặc sắc so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Đối với tỉnh Phú Thọ - Nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế phát triển trước mắt cũng như lâu dài. - Có vị trí du lịch thuận lợi và tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội, hấp dẫn... - Các dự án mới về giao thông; các dự án phát triển các khu công nghiệp lớn làm cho nhu cầu du lịch tăng theo... 2. Những khó khăn, thách thức - Phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường. - Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết và biến đổi khí hậu. - Công tác đầu tư phát triển du lịch còn thiếu vốn, chưa hiệu quả. - Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 1. Cơ hội phát triển cho du lịch Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng 1.1.Đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung - Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hô êi nhâ p ngày càng sâu và toàn diê ên. ê - Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. - Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch trong đó Việt Nam được hình tượng như “ngôi sao” đang lên. - Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghê ê được ứng dụng ngày càng có hiê u quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. ê - Du lịch đã là một xu hướng phổ biến toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa tăng nhanh. - Việt Nam đã cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa tạo tiền đề ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội tróng đó có du lịch. - Việt Nam gần các thị trường lớn Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á. - Tính cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể. 1.2. Đối với du lịch Phú Thọ a) Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch Phú Thọ ngày càng được khẳng định giá trị đặc biệt mang tầm vóc quốc tế. b) Nhận thức về phát triển du lịch: Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng được hoàn thiện, nhu cầu du lịch càng lớn. c) Chính sách phát triển du lịch: Ngành du lịch Phú Thọ tiếp tục nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết, Chương trình, các kế hoạch.v.v…Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 8 d) Thành quả và kinh nghiệm phát triển du lịch - Du lịch Phú Thọ đã vượt qua thời kỳ xuất phát điểm thấp, những khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển đã được tháo gỡ, tạo đà phát triển du lịch cho giai đoạn tới. - Những kinh nghiệm được đúc rút trong giai đoạnu vừa qua là bài học quý báu. - Những thành tựu phát triển du lịch giai đoạn trước đã và đang tạo thương hiệu cho giai đoạn tới. - Đầu tư của giai đoạn trước đến thời điểm phát huy hiệu quả. 2. Những thách thức đối với phát triển du lịch - Du lịch Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đô êt, khủng bố, dịch bê nh, thiên tai, khủng ê hoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. - Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. - Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. - Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới. PHẦN THỨ III QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 20112020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ (2011-2020) 1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 1.1. Quan điểm phát triển 1. Phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh. 2. Phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. 3. Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế; Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm; kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. 4. Đẩy mạnh xã hô i hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, phát triển ê du lịch cộng đồng. 1.2. Mục tiêu phát triển Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt đồng bộ về du lịch-thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Phú Thọ... Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước tạo tiền đề để đến năm 2030 du lịch Phú Thọ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 9 2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 2.1. Căn cứ dự báo - Chỉ tiêu và phương án phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030. - Các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch Phú Thọ. - Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa Việt Nam. - Thực trạng, tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 2.2. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển 2.2.1. Các phương án phát triển - Phương án I: Được tính toán trong điều kiện các biến động bất lợi toàn cầu và khu vực ảnh hưởng tiêu cực tới du lịch Việt Nam nói chung Phú Thọ nói riêng. - Phương án II: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay dựa vào phương án chọn của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Phương án III: Được tính toán với tốc độ phát triển rất cao nhờ tác động của những yếu tố tích cực mang tính đột biến như những dự án lớn về cơ sở hạ tầng, sân bay quốc tế mới, cảng tàu du lịch, và các khu du lịch lớn phát huy hiệu quả. 2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển: Theo phân tích, phương án I không phù hợp với định hướng phát triển du lịch cả nước, định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ và không đạt mục tiêu phát triển của ngành đã đề ra... Phương án II phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và phương án phát triển kinh tế-xã hội Phú Thọ; nắm bắt được cơ hội phát triển, phát huy được thế mạnh tiềm năng của tỉnh để đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới nên được chọn làm phương án phát triển. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu vui chơi, giải trí, thể thao.v.v... Phương án III đòi hỏi cần có sự đầu tư tương đối lớn nhiều mặt nên được dùng làm phương án phấn đấu khi tỉnh có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. 2.3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch cụ thể 2.3.1. Khách du lịch a)Lượng khách và ngày lưu trú bình quân: Bảng 2: Dự báo khách du lịch đến Phú Thọ Ph. án Hạng mục Tổng số lượt khách đến (ngàn) Khách tham quan trong ngày (ngàn) Tổng khách lưu trú (ngàn), trong đó: Khách Tổng số lượt khách (ngàn) Phương quốc Ngày lưu trú trung bình án I tế Tổng số ngày khách (ngàn) Khách Tổng số lượt khách (ngàn) nội Ngày lưu trú trung bình địa Tổng số ngày khách (ngàn) Phương Tổng số lượt khách đến (ngàn) 2010 (*) 5.890,0 5.495,02 395,02 3,53 1,3 4,58 391,49 1,15 450,22 5890,0 2015 6.800,0 6.300,0 500,0 4,5 1,5 6,75 4.95,5 1,3 644,15 7.250,00 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 2020 7.650,0 6.800,0 850,0 7,0 1,8 12,6 843,0 1,5 1.246,5 8.200,0 10 Khách tham quan trong ngày (ngàn) Tổng khách lưu trú (ngàn), trong đó: Khách Tổng số lượt khách (ngàn) quốc Ngày lưu trú trung bình án II tế Tổng số ngày khách (ngàn) Khách Tổng số lượt khách (ngàn) nội Ngày lưu trú trung bình địa Tổng số ngày khách (ngàn) Tổng số lượt khách đến (ngàn) Khách tham quan trong ngày (ngàn) Tổng khách lưu trú (ngàn), trong đó: Khách Tổng số lượt khách (ngàn) Phương quốc Ngày lưu trú trung bình án III tế Tổng số ngày khách (ngàn) Khách Tổng số lượt khách (ngàn) nội Ngày lưu trú trung bình địa Tổng số ngày khách (ngàn) 5.495,02 395,02 3,53 1,3 4,58 391,49 1,15 450,22 5.890,0 5.495,02 395,02 3,53 1,3 4,58 391,49 1,15 450,22 6.500,0 750,00 6,0 1,5 9,0 744,0 1,3 967,2 7.800,0 7.000,0 800,0 8,0 1,5 12,0 792,0 1,3 1.029,6 7.000,0 1.200,0 10,0 1,8 18,0 1.090,0 1,5 1.635,0 9.500,0 8.000,0 1.500,0 13,00 1,8 23,40 1.487,0 1,5 2.230,5 * Khách du lịch quốc tế: Dự kiến tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 20112015 đạt 13-15% năm; 2016-2020 đạt 10-11%/năm; Ngày lưu trú trung bình tăng tương ứng theo các giai đoạn: 1,5 và 1,8. * Khách du lịch nội địa: - Khách trong ngày: Giai đoạn 2011-2015, tăng 2,0-2,5%; giai đoạn 2016-2020 2% năm. - Khách có lưu trú: Giai đoạn 2011-2015, tăng trên 15%/ năm; 2016-2020: 910%. Ngày lưu trú trung bình theo các giai đoạn:1,3 và 1,5. b) Mức chi tiêu trung bình và cơ cấu chi tiêu: Giai đoạn 2011-2015, khách quốc tế chi tiêu 75 USD, khách nội địa lưu trú 15 USD, khách trong ngày 5,5 USD; giai đoạn 2016-2020: khách quốc tế:100 USD;nội địa lưu trú: 20 USD và khách trong ngày: 8 USD. 2.3.2. Tổng thu từ khách du lịch, GDP du lịch, nhu cầu vốn đầu tư du lịch a) Tổng thu từ khách du lịch: Căn cứ dự báo số lượt khách, mức chi tiêu bình quân, thời gian lưu trú của khách. v.v...tổng thu từ khách du lịch ở bảng sau : Bảng 3: Dự báo tổng thu từ khách du lịch của Phú Thọ Đơn vị tính: Ngàn USD Phương án Phương án I Phương án II Loại thu nhập Tổng thu nhập Thu từ khách trong ngày Thu từ khách lưu trú: - Từ khách quốc tế - Từ khách nội địa Tổng thu nhập Thu từ khách trong ngày Thu từ khách lưu trú: - Từ khách quốc tế 2010 (*) 31.650 (652 tỷ VND) 31.650 (652 tỷ VND) 2015 44.818,5 34.650,0 10.168,5 506,25 9.662,25 49.817,0 35.750,0 14.067,0 720,0 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 2020 80.590,0 54.400,0 26.190,0 1.260,0 24.930,0 90.500,0 56.000,0 34.500,0 1.800,0 11 Phương án III - Từ khách nội địa Tổng thu nhập Thu từ khách trong ngày Thu từ khách lưu trú: - Từ khách quốc tế - Từ khách nội địa 31.650 (652 tỷ VND ) 13.347,0 54.844,0 38.500,0 16.344,0 900,0 15.444,0 32.700,0 110.950,0 64.000,0 46.950,0 2.340,0 44.610,0 b) Giá trị tăng thêm (GDP) du lịch: Từ các số liệu dự báo về khách du lịch, cơ cấu chi tiêu, tổng thu nhập của ngành như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian, khả năng đóng góp của ngành du lịch Phú Thọ trong tổng GDP của tỉnh theo các phương án được trình bày ở bảng 4. 2.3.3. Nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch: Căn cứ ngày lưu trú trung bình, công suất sử dụng, số khách trong buồng. Nhu cầu về khách sạn của Phú Thọ như sau: a) Phương án I: Năm 2015 cần 2.040 buồng; năm 2020 cần 2.890 buồng. b) Phương án II: Năm 2015 cần 3.220 buồng; năm 2020 cần 3.800 buồng. c) Phương án III: Năm 2015 cần 3.450 buồng; năm 2020 cần 5.810 buồng. Chất lượng buồng lưu trú được xác định theo tỷ lệ 12%; 15% và 20% được xếp hạng từ 3- 5 sao theo các giai đoạn phát triển. 2.3.4. Nhu cầu lao động ngành du lịch: Căn cứ số buồng, tỷ lệ cơ cấu lao động trực tiêp và gián tiếp, nhu câu lao đông du lịch Phú Thọ là: a) Phương án I: Năm 2015 cần 13.040 lao động, trong đó có 3.260 trực tiếp; năm 2020 cần 23.120 lao động trong đó 5.780 trực tiếp. b) Phương án II: Năm 2015 cần 20.600 lao động, trong đó có 5.150 trực tiếp; năm 2020 cần 30.400 lao động trong đó 7.600 trực tiếp. c) Phương án III: Năm 2015 cần 22.000 lao động, trong đó có 5.500 trực tiếp; năm 2020 cần 41.440 lao động trong đó 10.360 trực tiếp. Bảng 4: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Phú Thọ Chỉ tiêu 1. Tổng giá trị GDP của du lịch Phú Thọ: Đơn vị tính Triệu USD Tỷ VND Triệu USD - Phương án II Tỷ VND Triệu USD - Phương án III Tỷ VND 2. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP khối dịch vụ: - Phương án I % - Phương án II % - Phương án III % 3. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP toàn tỉnh - Phương án I % - Phương án II % - Phương án III % 4. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh: - Phương án I 2010 (*) 2015 2020 250 26,8 552,1 27,39 564,3 32,9 677,8 48,36 996,2 54,3 1.118,6 66,57 1.371,5 4,29 4,29 4,29 5,15 6,05 7,3 5,95 6,77 8,2 1,53 1,53 1,53 2,22 2,28 2,73 2,38 2,68 3,28 250 250 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 12 Chỉ tiêu - Phương án I - Phương án II - Phương án III 5. Hệ số đầu tư ICOR toàn tỉnh (1). 6. Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch 7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch: - Phương án I - Phương án II - Phương án III Đơn vị tính %/năm %/năm %/năm - 2010 (*) 16,0 16,0 16,0 - 2015 17,2 17,8 22,1 8,0 8,0 2020 12,5 14,7 15,1 6,0 6,0 Triệu USD Tỷ VND Triệu USD Tỷ VND Triệu USD Tỷ VND - 117,9 2.417 122,65 2.515 166,95 3.422,5 129,5 2.652 161,5 3.310 202,02 4.142,5 Nguồn: - (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 2006-2020. - (*) Số liệu hiện trạng theo Niên giám thống kê 2010 tỉnh Phú Thọ. 3. Phát triển thị trường khách du lịch 3.1. Quốc tế: Theo thị trường khách du lịch Việt Nam và vùng TDMNBB. - Ưu tiên phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN. - Phát triển thị trường truyền thống: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Pháp, Úc, các nước Đông Âu (Nga, Ucraine). - Tăng cường mở rộng thị trường mới: Hướng tới các nước Trung, Bắc Âu, Niuzilan, Trung Đông, Ấn Độ… 3.2. Nội địa: Từ các Hà Nội, các tỉnh ĐBSH, các vùng phụ cận và trong cả nước. Trong đó đặc biệt chú ý khách thương mại, công vụ ,khách lễ hội tâm linh… 4. Phát triển sản phẩm du lịch - Văn hoá: Tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, lễ hội tâm linh, về nguồn. Chú trọng phát triển Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và di sản hát Xoan, xác định là sản phẩm đặc trưng, chủ đạo. - Sinh thái: Tham quan cảnh quan, nghiên cứu, khám phá, thể thao mạo hiểm (leo núi, đi bộ, vượt thác, sông…), nghỉ dưỡng & chăm sóc sưc khoẻ; - Vui chơi giải trí, cuối tuần. - MICE (Thi đấu thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ.v.v...). 5. Tổ chức không gian du lịch 5.1. Phát triển các trung tâm du lịch: Căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố tài nguyên du lịch, các điều kiện khai thác và quá trình hoạt động du lịch, lãnh thổ du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 có thể được tổ chức thành 5 trung tâm du lịch để tập trung đầu tư khai thác như sau: + Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng): Là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn. + Vườn quốc gia Xuân Sơn: Là trung tâm du lịch sinh thái. + Thanh Thuỷ: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 13 + Hạ Hoà: Trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Vân Hội, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên... + Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông: Là trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao. Trong các trung tâm, cần thiết phát triển các điểm du lịch bổ trợ. Tại trung tâm du lịch Việt Trì, phát triển thành phố Việt Trì trở thành địa bàn trọng điểm du lịch cả nước, thành phố lễ hội và khu du lịch quốc gia Đền Hùng gắn với di sản văn hoá Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 5.2. Tuyến du lịch 5.2.1.Tuyến du lịch nội tỉnh: + Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch hữu ngạn sông Hồng: Đền Hùng-Khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng Tam Nông- Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy-Vườn quốc gia Xuân Sơn. + Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch tả ngạn sông Hồng: Việt Trì-Phù Ninh-Thị xã Phú Thọ-Thanh Ba-Hạ Hòa- Đoan Hùng. + Các điểm tham quan: Đền Hùng, Ao Châu, Ao Giời-Suối Tiên,Vân Hội…. 5.2.2.Tuyến du lịch liên tỉnh: Theo đường bộ, đường sắt, đường sông cùng với hệ thống tuyến du lịch quốc gia như: Phú Thọ-Yên Bái-Lào Cai, Phú Thọ-các tỉnh Tây Bắc, Phú Thọ-Sơn La-Điện Biên-Lào Cai; Hà Giang-Tuyên Quang-Phú Thọ-Hà Nộicác tỉnh đồng bằng Bắc Bộ… 5.2.3. Tuyến du lịch quốc tế: qua tuyến đường bộ Hà Nội-Sơn Tây-Thanh ThủyThanh Sơn-Sơn La-Điện Biên-Lào và ngược lại; Hà Nội-Phú Thọ-Yên Bái-Lào CaiCôn Minh (Trung Quốc), Phú Thọ-Tuyên Quang- Hà Giang-Vân Nam (Trung Quốc). 5.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch - Đất chuyên dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu du lịch khoảng: 5.000 ha, bao gồm 1 khu du lịch quốc gia và các khu du lịch khác. - Đất phát triển các điểm tham quan và mục đích khác cho du lịch. Loại đất này được tính trong đất chuyên dùng dành cho các di tích, danh lam thắng cảnh. 6. Đầu tư phát triển du lịch 6.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Nhu cầu đầu tư phát triển các công trình thiết yếu du lịch Phú Thọ đến năm 2020 theo phương án chọn là 284,15 triệu USD, tương đương 5.825 tỷ VND theo giá gốc năm 2010. Cơ cấu vốn dự kiến như sau: - Vốn ngân sách nhà nước khoảng 28,5 triệu USD (582,5 tỷ VND), chiếm khoảng 10%, tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng khung khu du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực...Tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách cho các lĩnh vực trên thay đổi theo hướng giảm dần để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho giai đoạn đầu, giai đoạn 2011-2015 chiếm 12%, giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 8%. - Khu vực tư nhân cần khoảng 256 triệu USD (5.250 tỷ VND) chiếm 90%, tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu... Đây là nguồn vốn chủ yếu để phát triển ngành vì vậy cần phát huy vai trò chủ động của khu vực tư nhân và nguồn lực xã hội hóa. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 14 6.2. Các lĩnh vực đầu tư du lịch - Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu, điểm du lịch). - Phát triển sản phẩm du lịch. - Phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Nghiên cứu, triển khai. - Xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Phú Thọ. - Phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch. 6.3. Các khu vực tập trung đầu tư Tập trung đầu tư vào các địa bàn trọng điểm mang tính đột phá của ngành du lịch Phú Thọ được định hướng phát triển theo không gian du lịch. Cụ thể như sau: 6.3.1. Trung tâm du lịch thành phố Việt Trì: Tập trung đầu tư phát triển thành phố Việt Trì thành thành phố lễ hội, trung tâm điều hành du lịch của toàn tỉnh, điểm du lịch MICE và tham quan, nghiên cứu văn hóa. Những khu vực cụ thể gồm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Khu du lịch Văn Lang; Khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót. 6.3.2. Trung tâm Vườn quốc gia Xuân Sơn: Đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Sơn. 6.3.3. Trung tâm Thanh Thuỷ: Hướng tập trung đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chăm sóc sức khoẻ tại Khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nước khoáng nóng Thanh Thủy. 6.3.4. Trung tâm du lịch Hạ Hoà: Tập trung đầu tư phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái khu vực Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, đầm Vân Hội, Đền Mẫu Âu Cơ. 6.3.5. Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông: Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao. 6.4. Các dự án ưu tiên đầu tư: Gồm 11 dự án, trong đó có 1 dự án về phát triển nguồn nhân lực; 1 dự án về xúc tiến, quảng bá; 1 dự án về phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường; 8 dự án các khu, điểm, sản phẩm du lịch. (Xem phụ lục 5) II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030 1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030 1.1. Quan điểm phát triển: Ngoài quan điểm phát triển bền vững xuyên suốt cho các giai đoạn, sau năm 2020, du lịch Phú Thọ phát triển dựa trên các quan điểm sau: - Phát triển du lịch Phú Thọ theo chiều sâu, hướng chất lượng cao. - Tiếp tục tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển khách du lịch nội địa có lưu trú. - Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh. 1.2. Mục tiêu phát triển 1.2.1. Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2030 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiê êp, hê ê thống cơ s vâ êt chất kỹ thuâ t tương đối ở ê đồng bô ê, hiê ên đại; sản phẩm du lịch chất lư ợng cao, đa dạng, có thương hiê êu, có sức Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 15 cạnh tranh; mang đâ m bản sắc văn hoá vùng đất Tổ, thân thiê n với môi trường và ê ê cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Phú thọ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch cả nước. 1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể a) Khách du lịch quốc tế: Dự kiến giai đoạn từ 2020-2030 lượng khách quốc tế vẫn tiếp tục tăng đáng kể nhưng do điểm xuất phát cao hơn nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau năm 2020 sẽ thấp hơn giai đoạn trước năm 2020, đạt 9-10%/năm. Trên cơ sở đó, lượng khách đến Phú Thọ đến năm 2030 dự báo khoảng từ 25 và 30 ngàn. Khách quốc tế lưu trú trung bình khoảng 2,5 vào giai đoạn 2021 - 2030. Mức chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế đạt khoảng 120-150 USD. b) Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ sau năm 2020 vẫn bao gồm khách tham quan trong ngày và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên khách lưu trú chiếm tỷ trọng ngày càng cao: - Đối với khách tham quan trong ngày tăng chỉ còn khoảng 1,5% năm. - Đối với khách lưu trú, tốc độ tăng dao động khoảng 6 - 7% năm. Ngày lưu trú trung bình được dự báo đạt khoảng 2,0 sau năm 2020. Mức chi tiêu khách có lưu trú 40-50 USD, khách trong ngày đạt từ 15 - 20 USD. Công suất sử dụng buồng bình quân đạt 65%. Từ những dự báo trên, các chỉ tiêu cơ bản du lịch Phú Thọ có thể đạt được giai đoạn 2021-2030, như sau: - Khách du lịch: Năm 2030 đón 25 nghìn lượt khách quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 8,5 triệu khách trong ngày và 2,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 6,25%/năm; khách quốc tế 9,6%/năm. - Tổng thu từ du lịch: Năm 2030 đạt khoảng 308,5 triệu USD (6.355 tỷ VND theo giá gốc 2010). - GDP du lịch: Năm 2030, đạt 185,1 triệu USD (tương đương 3.813,1 tỷ VND theo giá gốc năm 2010), tăng trưởng trung bình đạt khoảng 13%/năm. - Cơ sở lưu trú: Năm 2030 sẽ có khoảng 10.250 buồng lưu trú với khoảng 20 -25% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên. - Lao động du lịch: Năm 2030 tạo 82 nghìn lao động (20,5 nghìn trực tiếp). 2. Những định hướng chính 2.1.Về thị trường khách du lịch: Thị trường tiềm năng và mở rộng. 2.1.1. Thị trường khách du lịch tiềm năng: Các thị trường khối Bắc Âu, Nga và khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân,... Đối với thị trường kể trên cần quan tâm khách du lịch đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển.... 2.1.2. Thị trường khách du lịch mở rộng: Trung Đông và Ấn Độ, Nam Mỹ...trong đó, thị trường Trung Đông và Ấn Độ là thị trường có khả năng đến Việt Nam tiện lợi hơn cả trong giai đoạn sau năm 2020. 2.2. Về sản phẩm du lịch Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 16 - Tiếp tục phát triển hệ thống sản phẩm gắn với văn hóa vùng đất Tổ với hạt nhân là Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tăng cường tổ chức sự kiện gắn với thành phố lễ hội Việt Trì. - Phát triển du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực Xuân Sơn, Ao Giời-Suối Tiên. - Phát triển du lịch nghỉ cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí cao cấp, thể thao. 2.3. Về tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch Hình thành về cơ bản 5 trung tâm du lịch quan trọng được định hướng phát triển giai đoạn trước. Tuy nhiên giai đoạn mới cần mở rộng không gian và tính chất. 2.3.1. Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn: Phát triển khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Sơn theo tiêu chí khu du lịch quốc gia. 2.3.2. Khu du lịch Thanh Thủy: Phát triển thành điểm du lịch quốc gia với vai trò nghỉ cuối tuần cho vùng Thủ đô. 2.3.3. Các điểm du lịch mới: Phát triển các điểm du lịch phụ trợ được định hướng cho 5 trung tâm du lịch phát triển từ giai đoạn 2011-2020. 2.3.4. Tuyến du lịch: - Đẩy mạnh việc khai thác phát triển các tuyến du lịch theo đường sông, các tuyến liên tỉnh và quốc tế để tăng cường thu hút khách du lịch trực tiếp đến Phú Thọ. - Phát triển thao chiều sâu các tuyến du lịch chuyên đề tham quan hang động, tham quan bản văn hóa.v.v... 2.4. Về đầu tư phát triển du lịch: Nhu cầu khoảng 654 triệu USD (13.405 tỷ VND theo giá 2010). Dự kiến chia thành hai giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. Tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực của giai đoạn trước, tuy nhiên trong giai đoạn phát triển đến năm 2030 cần đầu tư theo chiều sâu, mở rộng và nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch, chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư các dự án còn dang dở của giai đoạn 2011-2020. Theo đó giai đoạn này đầu tư phát triển 5 dự án của giai đoạn trước và 3 dự án mới. (Xem phụ lục). III. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH 1. Dự báo tác động của hoạt động du lịch tới môi trường 1.1. Tác động tới môi trường tự nhiên - Tác động đến môi trường nước - Tác động đến môi trường không khí - Tác động đến môi trường đất - Tác động đến môi trường sinh học 1.2. Tác động tới môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội - Tác động dân số học - Tác động về nghề nghiệp. - Chuyển biến về chuẩn mực xã hội Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 17 - Thay đổi phương thức tiêu dùng - Tác động về văn hoá 2. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường - Về tổ chức quản lý - Về quy hoạch, kế hoạch - Về liên kết với cộng đồng dân cư - Về tuyên truyền quảng cáo, đào tạo, giáo dục môi trường - Về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - Về ứng phó với biển đổi khí hậu IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách - Cơ chế và chính sách đầu tư. - Cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực. - Cơ chế chính sách về thị trường. - Chính sách xã hội hóa du lịch. - Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành. - Chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững. 2. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư - Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch. - Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. 3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch - Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương 4. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ - Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch - Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý - Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch - Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch - Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp - Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành 6. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá - Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch. - Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư - Mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến phù hợp. 7. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch - Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 18 - Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương trên cả nước 8. Nhóm giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh 9. Tổ chức thực hiện quy hoạch 9.1. Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tỉnh Phú Thọ Có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động trong viê êc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (huyện). 9.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ Là cơ quan thường trực quản lý quy hoạch và tham mưu cho UBND tỉnh công tác thực hiện quy hoạch. 9.3. Các sở Ban, Ngành và cơ quan liên quan Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp, giúp đỡ ngành du lịch thức hiện các mục tiêu và định hướng quy hoạch 9.4. UBND Thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã Phối hợp với Sở ăn hóa, thể thao và Du lịch thực hiện những nội dung quy hoạch trên địa bàn mình phụ trách. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 19 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, các định hướng phát triển kinh tế-xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phương hướng phát triển kinh tế xã hội,...qua đó đề xuất được: - Hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa; - Các chỉ tiêu phát triển, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tổng thể về thị trường, sản phẩm, không gian và đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân lực...làm cơ sở lập, quản lý các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch đạt được mục tiêu đề ra. II. KIẾN NGHỊ Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; các Bộ, Ngành ở Trung ương như sau : - Bổ sung Phú Thọ vào vùng trọng điểm phát triển du lịch quốc gia; khu du lịch VQG Xuân Sơn hệ thống khu du lịch quốc gia, khu du lịch Thanh Thủy thành điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch quốc gia và các khu điểm du lịch quan trọng khác. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến tỉnh lộ, tuyến quốc lộ, tuyến đường sắt liên vận…ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Phú Thọ và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án có liên quan của các bộ, ngành với phát triển du lịch để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương. - Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử-văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; giúp đỡ ngành du lịch tỉnh các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch.v.v…; khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du lịch đến Phú Thọ và tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ tham gia các chương trình du lịch dịch vụ vùng và kết nối các chuỗi du lịch quốc tế. - Phối hợp, giúp đỡ tỉnh Phú Thọ hoàn chỉnh hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan