Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, ...

Tài liệu Quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ định hướng ứng dụng quản lý công)

.PDF
84
1
149

Mô tả:

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÕ THỊ NGỌC BÍCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÕ THỊ NGỌC BÍCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403 Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 LỜI KHẲNG ĐỊNH Khi được trao quyết định giao đề tài “Quản lý Nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, kế thừa và phát huy những nghiên cứu, bài viết của những tác giả trước. Từ những đút kết, bản thân đã xây dựng nên công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự hướng dẫn của tận tình của TS. Nguyễn Thị Phương. Nguồn tham khảo, số liệu, bảng biểu và các văn bản chứng minh một cách trong bài viết được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Mang đến kết quả trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời khẳng định trên./. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 10 năm 2021 Học viên Võ Thị Ngọc Bích DÒNG TRI ÂN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ quản lý công do trường Đại Học Nội vụ Hà Nội tổ chức tôi xây dựng cho mình thối quen cố gắng không ngừng nghĩ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu tôi không nhận được những bài giảng từ quý thầy cô, sự hướng dẫn tận tình và nhất là sự đóng góp ý kiến quý báu từ quý thầy cô giáo, từ những người yeu quý tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đạt được kết quả hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Phương đã vì tôi bỏ ra tâm huyết, thời gian tận tình hướng dẫn, cầm tay góp ý từng chi tiết nhỏ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và xin tri ân quý thầy cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ, không ngại truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Sự tri ân sâu sắc của tôi xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ, công chức Huyện ủy Hóc Môn, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hóc Môn đã tận tình cung cấp thông tin, cung cấp tài liệu, số liệu để tôi đưa vào nghiên cứu và sự giúp đỡ khi tôi khảo sát thực tế ở địa phương. Ghi nhận từ tấm lòng, tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan, đặc biệt là gia đình tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng và cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 10 năm 2021 Học viên Võ Thị Ngọc Bích ĐỀ MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Bảng số liệu nghèo giai đoạn 2010 – 2014 .................................... 74 Bảng 2.2. Bảng số liệu nghèo giai đoạn 2015 – 2016 .................................... 74 Bảng 2.3: Bảng đối chiếu số hộ và tỷ lệ hộ nghèo theo giai đoạn .................. 75 Bảng 2.4: Bảng kết quả vay vốn giai đoạn 2010 – 2014.......................................... 75 Bảng 2.5: Bảng kết quả vay vốn giai đoạn 2015 – 2020.......................................... 76 ĐỀ MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. QLNN: Quản lý nhà nước 2. UBND: Ủy ban nhân dân 3. HĐND: Hội đồng nhân dân 4. CP: Chính phủ 5. QĐ: Quyết định MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan mô hình nghiên cứu liên quan đề tài ........................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 5 7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN ............. 6 1.1. Khái quát về công tác giảm nghèo bền vững ............................................. 6 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 6 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững................ 9 1.1.3. Vai trò của công tác giảm nghèo bền vững .......................................... 10 1.2. Lý luận về công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững ........ 11 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững .................... 11 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn.................................................................................................................. 11 1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững ..................... 12 1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững .................. 14 1.2.5. Chủ thể tham gia thực hiện công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững .............................................................................................. 16 1.3. Kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hóc Môn.... 17 1.3.1. Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 18 1.3.2. Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................................................................................ 19 1.3.3. Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước ...................................................................................................... 20 1.3.4. Bài học kinh nghiệm với huyện Hóc Môn ............................................. 21 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN ................. 23 2.1. Tổng quan về giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn ........................ 23 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 23 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 23 2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội ............................................................................... 23 2.1.4. Đặc điểm hộ nghèo huyện Hóc Môn qua các giái đoạn................................ 24 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn ................................................................................................................ 26 2.2.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch .................................................. 26 2.2.2. Triển khai và thực hiện ......................................................................... 29 2.2.3. Kết quả thực hiện .................................................................................. 31 2.2.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện ..................................... 34 2.2.5. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế .......................................... 35 2.3. Bài học đối với quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn ........................................................................... 41 2.3.1. Trong công tác ban hành chương trình, kế hoạch ................................ 41 2.3.2. Trong công tác triển khai, thực hiện ..................................................... 42 2.3.3. Trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện ............................... 43 Chương 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN HÓC MÔN THỜI GIAN TỚI............46 3.1. Sự ảnh hưởng nền kinh tế, yếu tố xã hội đến công tác quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền trên địa bàn huyện Hóc Môn thời gian tới ... 46 3.2. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình trọng điểm đã triển khai ................ 47 3.2.1. Đưa công tác giảm nghèo vào chương trình hành động của Huyện Hóc Môn.................................................................................................................. 47 3.2.2. Đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy về mục đích của chương trình giảm nghèo bền vững ............................................................................................... 48 3.2.3. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững. ................................................. 48 3.2.4. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững. ..................................................................................... 50 3.3. Đề xuất nhóm giải trong việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn trong thời gian tới ............................................ 51 3.3.1. Nhóm tuyên truyền nâng cao nhận thức ............................................... 51 3.3.2. Nhóm về nguồn nhân lực và vốn ........................................................... 53 3.3.3. Nhóm về thực hiện chương trình, kế hoạch .......................................... 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói giảm nghèo từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, sau nhiều năm thực hiện và cải cách chương trình hành động. Cách tiếp cận đối với vấn đề này đã có nhiều thay đổi, từ “Xóa đói giảm nghèo”, đến “Giảm nghèo tăng hộ khá”, đến nay nay mục tiêu cuối cùng là “Giảm nghèo bền vững”. Để đạt được mục đích của chương trình trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chương trình hành động cụ thể góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn thành phố. Hóc Môn là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, là huyện đang trong quá trình phát triển nhanh, có đông dân nhập cư. Diện tích tự nhiên là 10.943,4 ha, gồm 12 xã, thị trấn với 111 ấp - khu phố, 1.325 tổ nhân dân - tổ dân phố. Theo số liệu Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội – Cơ quan Thường trực ban giảm nghèo bền vững huyện tổng hợp báo cáo, cuối năm 2016 huyện có 2.288 hộ nghèo (tỷ lệ 2,64%), hộ cận nghèo còn 1.475 hộ (tỷ lệ 1,70%) (hộ nghèo, hộ cận nghèo tính theo tiêu chí giai đoạn 2016 2020); quý III/2020, toàn huyện có 522 hộ nghèo với 1.672 nhân khẩu (tỷ lệ 0,53%) và 905 hộ cận nghèo với 3.309 nhân khẩu (tỷ lệ 0,91%) so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện (99.057). Như vậy, tính từ đầu năm 2016 đến quý 3 năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Hóc Môn giảm 2,11%, hộ cận nghèo giảm 0,79%. Trong quá trình bản thân trực tiếp làm công tác giảm nghèo tại một xã thuộc huyện Hóc Môn, và tìm hiểu cách thức huyện thực hiện công tác để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tôi nhận thấy có sự đi sâu vào việc phân tích, xây dưng chương trình, khắc phục hạn chế và phát huy tìm năng. Để khai thác và nắm chắc hơn trong vấn đề này, tôi đã tìm hiểu; đó là lý do tôi chọn nội dung : “Quản lý Nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa 2 bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tổng quan mô hình nghiên cứu liên quan đề tài Giảm nghèo bền vững có thể nói được phát triển từ công tác Xóa đói giảm nghèo trước đây, thông qua nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả: Tác giả Phan Thị Kim Phúc (2016), đã đưa ra những lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo và thông qua đó đã xây dựng những lý luận dùng làm cơ sở đánh giá chính sách giảm nghèo ở quận Tân Phú. Cơ bản tác giả đã sử dụng những lý luận chung về khoa học chính sách công để đưa ra làm cơ sở và phân tích. Tác giả Nguyễn Văn Sửu (2010) đã giới thiệu những nội dung cơ bản của khung phân tích sinh kế bền vững, thúc đẩy các cơ quan học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi do Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID), qua đó phân tích tầm quan trọng của các loại vốn trong việc hình thành sinh kế bền vững của nông dân, với hy vọng phát triển vì sinh kế và giảm nghèo ở Việt Nam. Thông qua bài viết của mình “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2012) đã giới thiệu đến người đọc chân thực những thực trạng giảm ngèo hiện nay. Quyển “Chính sách Xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp” là một công trình nghiên cứu khoa học công phu và nghiêm túc; có giá trị tham khảo về chính sách giảm nghèo hiện nay. Qua quá trình tham khảo và xem xét các công trình nghiên cứu, các vấn đề quản lý nhà nước về chính sách và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững trên lý luận hay thực tiễn đều được đóng góp tích cực trong các bài viết. Tuy nhiên chưa có bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn. Trước yêu cầu phát triển nhanh của huyện Hóc Môn hiện nay, các chính sách áp dụng phù hợp địa 3 phương là rất quan trong, đặc biệt liên quan đến vấn đề giảm nghèo bền vững cần phải đầu tư rất nhiều góp phần xây dựng nông thôn mới, xã – thị trấn văn minh đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về quản lý nhà nước đối với chính sách giảm nghèo trên cơ sở khoa học. - Đánh giá thực tế và phân tích các kết quả áp dụng chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. - Tham mưu các giải pháp phù hợp huyện Hóc Môn nhằm nâng cao hiệu quả thục hiện chính sách giảm nghèo huyện và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững cấp huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, - Về thời gian: nghiên cứu thực tiễn giai đoạn 2016- 2020; đề xuất định hướng và giải pháp cho thời gian tới 4 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp như phân tích tổng hợp, so sánh, logic và yếu tố lịch sử Thu thập thông tin từ dữ liệu Thành phố (thứ cấp), dữ liệu tại huyện Hóc Môn (sơ cấp) và xử lý thông tin đưa vào đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: 5.1. Thứ nhất, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Thông qua các công trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm của Thành phố để đưa số liệu, thông tin vào đề tài. Đặc biệt chú ý thu thập tư liệu minh chứng tính đặc thù trong chính sách và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả tổng hợp, phân tích những tác động từ việc triển khai thực hiện chính sách tại địa phương trên thực tế áp dụng. Ở đây, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu nhằm phân tích, so sánh giữa mục tiêu và kết quả đạt được qua số liệu hàng năm; so sánh, phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. 5.2. Thứ hai, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phỏng vấn sâu: đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 1 lãnh đạo huyện, 5 lãnh đạo xã, 5 công chức trực tiếp phụ trách công tác giảm nghèo tại xã, thị trấn và 10 hộ nghèo. Mục đích của phỏng vấn sâu là nhằm thu thập các thông tin về nhận thức của người dân, của lãnh đạo cấp huyện, cấp xã và cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn tập trung làm rõ: - Các chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Hóc Môn: thực trạng; hiệu quả; khó khăn 5 - Công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn: công tác triển khai thực hiện, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết; các yếu tố tác động … 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững. Sau khi hoàn thành, nội dung luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tập huấn, tài liệu tuyên truyền và tham khảo về giảm nghèo bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp các cơ sở dữ liệu thực tế cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Lao động - Thương binh - xã hội huyện Hóc Môn trong chỉ đạo và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Luận văn có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn. Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN 1.1. Khái quát về công tác giảm nghèo bền vững 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm về nghèo đói Đói, nghèo là một hiện tượng xã hội. Trên thế giới quan niệm về nghèo, đói, xóa đói giảm nghèo được đưa ra ở các quốc gia nhằm phản ánh thực trạng nghèo của nước mình hoặc khu vực mình. Theo Tuyên bố của Liên hợp quốc tháng 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua, “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội”. Hay tại hội nghị do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc Thái Lan đã đưa ra “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Nhìn chung có thể nói nghèo là sự thiếu hụt về một mặc hoặc nhiều mặc trong đời sống xã hội và được đánh giá, so sánh giữa từng thành viên trong gia đình hay từng cá nhân trong xã hội. Từ đó ta nhận thấy nghèo, đói được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và tất cả không có khái niệm chung nhất về nghèo, đói; tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là Nghèo là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Năm 1992, để đánh giá về chuẩn nghèo, Việt Nam chỉ dựa vào mức thu nhập bình quân nhưng để phù hợp với sự phát triển của thế giới, giai đoạn 7 2016 đến 2020 chuẩn nghèo của Việt Nam là sự kết hợp giữa thu nhập và sự tiếp cận dịch vụ cơn bản trong xã hội của người dân.(8) * Chuẩn nghèo và cận nghèo Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống thực tế của địa phương tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo ở Việt Nam, như sau: Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005: Hộ có thu nhập 80.000 đồng/tháng tương đương 960.000 đồng/năm trở xuống là hộ nghèo: Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo. Hộ có thu nhập 100.000 đồng/tháng, tương đương 1.200.000 đồng/năm trở xuống là hộ nghèo: Khu vực nông thôn đồng bằng. Hộ có thu nhập 150.000 đồng/tháng, tương đương 1.800.000 đồng/năm trở xuống là hộ nghèo: Khu vực thành thị. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo Giai đoạn 2006 – 2010: Hộ có thu nhập từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo khu vực nông thôn. Hộ có thu nhập từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo khu vực thành thị. Chuẩn nghèo Giai đoạn 2011 – 2015 được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau: Hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống: Hộ nghèo ở nông thôn. Hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống: Hộ nghèo ở thành thị. 8 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng: Hộ cận nghèo ở nông thôn. Hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng: Hộ cận nghèo ở thành thị. Chuẩn nghèo Giai đoạn 2016 – 2020 được áp dụng cụ thể (theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2005 của Thủ tướng chính phủ) Hộ có thu nhập bình quân 700.000 người/tháng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên là hộ nghèo khu vực nông thôn. Hộ có thu nhập từ đủ 900.000 đồng trở xuống đến 1.300.000 đồng người/tháng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên là hộ nghèo khu vực thành thị. Hộ có thu nhập 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là hộ cận nghèo khu vực nông thôn. Hộ có thu nhập trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng người/tháng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là hộ cận nghèo khu vực thành thị. * Khái niệm giảm nghèo và giảm nghèo bền vững Trên một quốc gia có số người nghèo và tỷ lệ người nghèo giảm xuống đó là biểu hiện đặc trưng nhất của giảm nghèo. Nói cách khác, chuyển một bộ phận người nghèo lên một cuộc sống cao hơn, tiếp cận nhiều dịch vụ xã hội hơn. Làm cho bộ phận người nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo. Mặc khác, người dân có thể chuyển từ khó khăn trong lựa chọn thì nay sẽ lựa chọn dễ hơn hoặc sẽ được lựa chọn nhiều hơn. Từ đó cải thiện đời sống con người, đó làm giảm nghèo. Giảm nghèo bền vững được hiểu đơn giản là giảm nghèo không để tái nghèo ở mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất của con người và được duy trì 9 ngay cả khi gặp rủi ro trong cuộc sống. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả chủ quan và khách quan. Sự tác động trực tiếp của quá trình quản lý, thực hiện chính sách; nhận thức của người triển khai thực hiện và người tiếp nhận, thụ hưởng chính sách; điều kiện kinh tế - xã hội địa phương: * Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương Đây là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, vì nếu địa phương có triển khai và áp dụng chính sách tốt nhưng không có điều kiện kinh tế thực hiện sẽ không thể mang lại hiệu quả cho chương trình. Dù cho ngân sách nhà nước có hỗ trợ tối đa khả năng và có nhiều chính sách ưu đãi, có nhiều chương trình giành cho địa phương thoát nghèo nhưng nếu vật lực không đủ thì địa phương vẫn không thể tiếp nhận chương trình và hoàn thiện môi trường sống cho người dân địa phương tốt hơn. * Ảnh hưởng của hệ thống chính trị với quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Đảng đề ra chủ trương, đường lối phù hợp với sự phát triển tự nhiên của địa phương theo từng giai đoạn, thông qua các chính sach của Nhà nước được cụ thể hóa bàng kế hoạch, quyết định và lộ trình từng giai đoạn phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, kinh tế khu vực. * Mức độ ảnh hưởng của đội ngũ thực hiện công tác giảm nghèo Một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp địa phương và một lộ trình đúng thời gian sẽ mang lại kết quả như mong đợi của cả nhà lãnh đạo và người dân nếu có một lực lượng triển khai, lực lượng thực hiện có năng luejc, trình độ và phẩm chất sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Vì thế năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ chuyên trách, các thành viên Ban chỉ đạo là rất quan trọng, góp phần to lớn trong công tác giảm nghèo địa phương. * Ý thức của hộ nghèo, người nghèo. 10 Để có được kết quả vượt nghèo như mong đợi của nhà quản lý, ngoài ý thức và năng lực của nhà lãnh đạo, người triển khai thực hiện thì sự phối hợp tham gia của người dân chiếm tỷ lệ nâng cao hiệu quả vô cùng to lớn. Tinh thần và ý chí vượt nghèo của người dân vượt lên trên tất cả những yếu tố trợ giúp từ các chính sach của nhà nước. Việc ý thức đưa bản thân, gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, người dân sẽ nâng cao ý chí , quyết tâm và khi đó nhà nước chỉ cần hỗ trợ phương tiện người dân vẫn vượt nghèo và vượt nghèo bền vững. 1.1.3. Vai trò của công tác giảm nghèo bền vững Đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, giảm nghèo bền vững là tiền đề cho sự phát triển và góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước thông qua việc tạo điều kiện cho dân người vươn lên thoát nghèo và tham gia vào các hoạt động của xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo, hộ nghèo. Thứ nhất, giúp nghèo nghèo, người khó khăn tiếp cận khoa học công nghệ, đưa họ dần đến cách mạng khoa học 4.0 hiện nay. Họ được tiếp cận các dịch vụ tiên tiến về y khoa, về giáo dục, và được thụ hưởng các chính sách nhằm nâng cao đời sống của chính họ. Thứ hai, thông qua thời gian, chuẩn nghèo được nâng dần lên cho thấy mức sống người dân dần được nâng lên, khi đó giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư của cả nước nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng, dần tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và quốc tế. Thứ ba, lực lượng cung ứng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước tiến bộ; bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo. Giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm người. Thứ tư, một xã hội công bằng, bình đẳng chỉ xảy ra ở những xã hội không có khoản cách giữa giàu và nghèo, vì vậy giảm nghèo bền vững góp phần thu hẹp và là nội dung xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã 11 hội của đất nước. 1.2. Lý luận về công tác quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững Hiểu theo nghĩa rộng về Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ khi xuất hiện, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Hiểu theo nghĩa hẹp chính là quá trình quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp và được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước. Có thể nói một cách ngắn gọn, đây là những chủ thể được giao thẩm quyền quản lý nhà nước, tức là thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành. Như vậy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện là đảm bảo an sinh xã hội, đó là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước; một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, được người dân đồng tình ủng hộ, như chính sách hỗ trợ người nghèo về thông tin, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, chính sách vay tín dụng ưu đãi,… Các chính sách này được đề ra trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020. Chủ thể thực hiện việc quản lý, điều hành là UBND huyện Hóc Môn. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn Một là, hoạt động tổ chức. Là hoạt động ban hành các quyết định thành lập các Ban, Tổ (dựa vào các văn bản, chế độ, chính sách về giảm nghèo), đi kèm các quy chế hoạt động tạo cơ sơ cho hoạt động quản lý, điều hành trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan