Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tại trường tiểu học...

Tài liệu Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tại trường tiểu học

.PDF
31
1
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP CBQLMNPT BẾN CÁT BÀU BÀNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH PHƯỚC, THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: NGUYỄN THỊ NHÀN Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định Phước phường Tân Định Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương Bình Dương, tháng 11 năm 2021 LỜI CẢM ƠN! Thấm thoát khóa học đã trôi qua, là khoảng thời gian không nhiều nhưng đã để lại trong em những tình cảm sâu sắc khó quên đối với các thầy, cô giảng dạy lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý. Bằng sự tận tâm, nhiệt tình và những kinh nghiệm chuyên sâu, kết hợp với nhiều phương pháp sinh động, thầy cô ở Trường Cán bộ quản lý giáo dục đã truyền cho chúng em những kiến thức thật cần thiết, thật bổ ít cho công tác quản lý, công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống. Để hoàn thành tiểu luận cuối khóa này, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho chúng em học tập tốt. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo, quý thầy cô giảng viên của trường và cô chủ nhiệm. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Hồ Sỹ Toàn - Trường CBQL thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp giảng dạy cho em chuyên đề về “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và Sáng kiến kinh nghiệm tại các trường học” để em có kiến thức nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, cùng tập thể giáo viên trường TH Định Phước, thị xã Bến Cát Tỉnh Bình Dương, đã tạo điều kiện rất tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực tế nghiên cứu tại đơn vị để em có điều kiện nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài này. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................. 1 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 2 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................... 4 2. Phân tích tình hình thực tế về Quản lý hoạt động viết sáng kiến của giáo viên tại trường Tiểu học Định Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ......................... 4 2.1. Giới thiệu khái quát tình hình nhà trường ..................................................................... 4 2.2. Thực trạng Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tại trường tiểu học Định Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................................................. 7 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở trường Tiểu học Định Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ......................................................................................................................................... 8 2.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................................... 9 2.3.2. Điểm yếu .............................................................................................................. 9 2.3.3. Cơ hội ................................................................................................................... 9 2.3.4. Thách thức ............................................................................................................ 9 2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm ...................................................................................................................................... 11 3. Kế hoạch hành động hoạt động quản lý viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở trường TH Định Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .......................... 12 3.1 Các hoạt động thực hiện ............................................................................................. 18 4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 16 4.1. Kết luận ....................................................................................................................... 16 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý Căn cứ vào Luật thi đua khen thưởng, căn cứ vào Nghị định số 42/2010/NĐCP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi đua khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thi đua khen thưởng. Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục bao gồm: Đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động phong trào thi đua, danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và tổ chức trao tặng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học và quỹ thi đua, khen thưởng. Nghị định 13/2012 NĐ - CP ngày 02/3/2012 về việc Ban hành điều lệ sáng kiến. Nội dung của Nghị định quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến kinh nghiệm, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu, các biện pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến và quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến. Công văn số 1261/ SGDĐT- GDTrH ngày 4 tháng 9 năm 2012 về việc tập huấn NCKHSPƯD và SKKN. Công văn 1104/SGDĐT- VP, ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Sở giáo dục đào tạo Bình Dương về hướng dẫn và quy định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và SKKN cho CBQL trường phổ thông. Kế hoạch số 1357/PGDĐT-KHCNTT, ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về tập huấn quy trình tổ chức đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và SKKN cho CBQL. Căn cứ công văn số 525/PGDĐT-GDTH ngày 14/10/2021 của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Cát về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2021 - 2022; Căn cứ công văn số 550/PGDĐT-TĐKT ngày 26/10/2021 của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Cát về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng năm học 2021-2022; Căn cứ công văn số 551/KH-PGDĐT ngày 26/10/2021 của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Cát về kế hoách công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục năm học 2021-2022; Căn cứ công văn số 525/PGDĐT-GDTH ngày 14/10/2021 của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Cát về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2021 - 2022; Căn cứ vào kế hoạch năm học 2021 - 2022 của trường Tiểu học Định Phước. 1 1.2. Cơ sở lý luận Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm mới, giải pháp mới để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Còn kinh nghiệm là những gì con người tích lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn. Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, sáng tạo, kinh nghiệm mà công viên chức, giáo viên có được từ quá trình làm việc thực tế, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy. Từ đó khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các biện pháp thông thường không thể giải quyết được. Đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường, địa phương hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục. Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm là sự tác động của người cán bộ quản lý đến giáo viên có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống giúp giáo viên nắm được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và giáo dục nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. Trong lịch sử phát triển của mình, con người không ngừng phát triển sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm. Nhờ đó mà khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một tăng lên, hàng hóa dùng cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng dồi dào, phong phú về mẫu mã, tiện tích về mặt sử dụng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp cải tiến quản lí, cải tiến kỹ thuật đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đóng góp tích cực cho sự thành công trong sự 2 nghiệp giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới. Về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước” (Trích Điều 18 Luật Giáo dục năm 2005). Trong các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục ta hiện nay cũng đã có những chỉ đạo trong việc thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một các toàn diện như chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi huyện, thị có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Do đó, việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn là một nhiệm vụ chung của mỗi CB.GV làm công tác giáo dục. Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự nỗ lực của mỗi CB.GV nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị như: phong trào thi đua “Hai tốt”, đổi mới PP trong dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học,... Mặc dù Ban giám hiệu hầu hết các trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ mình thực hiện đề tài SKKN nhưng tâm lý đội ngũ nói chung còn rất e dè khi thực hiện. Có nhiều trường hợp việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Đây là vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị của một sáng kiến kinh nghiệm còn xảy ra hiện nay. Chính vì thế, việc quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần thiết hiện nay của Ban giám hiệu, đặc biệt là vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà trường, 3 góp phần vào việc thực hiện tổ chức nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trước yêu cầu đổi mới Giáo dục đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tích lũy kinh nghiệm đề xuất những ý tưởng mới, sáng kiến hay của đội ngủ cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục là một việc làm thường xuyên mang tính cấp thiết. Phong trào thi đua với danh hiệu Lao động giỏi, giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo từ lâu, ngày nay đã trở thành phong trào lớn trong các ngành nghề trong toàn quốc. Từ đó, những năm gần đây phong trào thi đua của đội ngũ cán bộ giáo viên gắn liền với sự tìm tòi nghiên cứu áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý giáo dục và ngày càng lớn mạnh, nhiều sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao. Tuy nhiên, hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của trường TH Định Phước vẫn còn một số hạn chế như việc xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm còn lúng túng do chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn, thang điểm để đánh giá sáng kiến kinh nghiệm. Do đó ở trường các loại sáng kiến đều có giá trị và nộp về Phòng Giáo dục; Phong trào viết SKKN vẫn còn chưa đi vào thực tiễn, một số đề tài chỉ là ý tưởng của giáo viên, chưa qua thực tiễn; Nhà trường chưa tổ chức giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm nên có sự lặp lại, sao chép lại; chất lượng ccác SKKN chưa cao;…. Từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên” để nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế đã nêu từng bước đưa nhà trường phát triển tốt hơn trong thời gian tới. 2. Phân tích tình hình thực tế về Quản lý hoạt động viết sáng kiến của giáo viên tại trường Tiểu học Định Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 2.1. Giới thiệu khái quát tình hình nhà trường Thị xã Bến Cát là một thị xã được thành lập theo Nghị định số 55-CP ngày 11/ 03/ 1977 của chính phủ. Công tác giáo dục và các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thị xã đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Điều kiện kinh 4 tế của toàn thị xã đang tiến dần lên công nghiệp hóa hiện đại hóa để giảm bớt những khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nay chuyển dần lên công nghiệp. Phường Tân Định là một xã nông thôn mới được công nhận vào năm 2013, cách trung tâm hành chính thị xã Bến Cát 12 km. Trường nằm dọc theo đường Mỹ Phước Tân Vạn thuộc khu phố 2 phường Tân Định. Cách trung tâm thị xã bến Cát 12km. Phía đông giáp phường Hoà Lợi, phía tây giáp sông Thị Tính, phía bắc giáp phường Thới Hoà, phía nam giáp TP Thủ Dầu Một. Đời sống nhân dân dân địa phương phần lớn là làm công nhân các công ty xí nghiệp, số còn lại là buôn bán nhỏ. Có tổng diện tích tự nhiên là 4.633.42 ha, có 2.539 hộ với 15.685 nhân khẩu, với 9 khu phố. Đa số dân cư sinh sống bằng nông nghiệp cao su tiểu điền và một ít sống bằng kinh doanh dịch vụ. Trường tiểu học Định Phước được thành lập năm 1992, trên cơ sở tách ra từ trường PTCS Bình Phú. Do UBND huyện Bến Cát thành lập theo quyết định số 445/QĐ-UB, ngày 27/10/1992. Tiền thân là trường tiểu học Bình Phú, xây dựng từ năm 1955. Với sự quan tâm và chăm lo phát triển cho ngành giáo dục của UBND tỉnh-Sở GD&ĐT Bình Dương, Thị ủy-UBND thị xã Bến Cát, Phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Cát, UBND phường Chánh Phú Hòa, trường mới được khởi công xây dựng lầu hóa. Tọa lạc tại đường Khu phố 2, phường Tân Định. Tổng diện tích 13.575 m2 với 1 trệt 3 lầu gồm 33 phòng học, 4 phòng chức năng, khu hành chính, nhà đa năng được trang bị đầy đủ, khang trang, có khu vệ sinh dành riêng cho học sinh và giáo viên theo đúng quy cách và đã đưa vào sử dụng từ ngày 14/11/2016. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có 58 người: Với 3 ban giám hiệu (1 Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng); 6 nhân viên; 49 giáo viên dạy lớp. Đặc điểm nổi bật của đơn vị. - Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, trung thực giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn và có 30 giáo 5 viên đạt trình độ đại học giảng dạy nhiệt tình, đoàn kết có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng thương yêu học sinh. - Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ, đảm bảo tốt cho các hoạt động dạy và học. - Kết quả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học các năm vừa qua học sinh đạt 100%. - Toàn thể cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh trường TH Chánh Phú Hòa quyết tâm thực hiện Dạy tốt- học tốt, đạt thành tích cao trong các kỳ thi và nâng cao uy tín của nhà trường. - Đa số học sinh chăm ngoan, ra sức thi đua học tập, hưởng ứng tốt các phong trào thi đua và các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao Hội khỏe Phù đổng đạt chất lượng tốt. Ban giám hiệu có ý thức trách nhiệm cao trong công việc được giao, biết tổ chức, xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Kết quả xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2020-2021: - Về xếp loại giáo viên có 49 xuất sắc, 3 khá, 1 trung bình. - Về đánh giá đạo đức có 48 tốt, 1 trung bình. - Về đánh giá chuyên môn có 48 tốt, 1 trung bình. - Về xếp loại cán bộ quản lý có 3 xuất sắc. - Về xếp loại nhân viên có 4 xuất sắc, 1 khá, 1 trung bình. Kết quả về năng lực, phẩm chất của học sinh Năm học Số lớp Số HS 2018-2019 2019-2020 2020-2021 22 27 33 888 987 1.114 Tốt SL TL% Đạt SL TL% 701 801 913 78,94 81,15 81,95 187 186 201 Cần cố gắng SL TL% 21,05 18,84 18,04 0 0 0 0 0 0 Kết quả hoạt động giáo dục của học sinh Năm học Số lớp Số HS 2018-2019 2019-2020 2020-2021 22 27 33 888 987 1.114 HTT HT CHT SL TL% SL TL% SL TL% 246 321 641 27,70 32,52 57,54 622 643 441 70,04 65,14 39,58 20 23 32 2,25 2,23 2.87 6 Hoàn thành chương trình tiểu học Năm học 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Số hoàn thành chương Tỉ lệ hoàn thành chương Số dự thi trình tiểu học trình tiểu học (%) 150 156 176 150 156 176 100% 100% 100% 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động viết Sáng kiến kinh nghiệm tại trường TH Định Phước tỉnh Bình Dương Trong những năm qua, công tác thi đua gắn liền với việc thực hiện SKKN được nhà trường và đội ngũ cán bộ giáo viên có quan tâm thực hiện. Song, việc vận động giáo viên đăng ký thi đua, đăng ký thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm là một trong những khó khăn của nhà trường bởi bản thân giáo viên còn e dè, ngại khó. Giáo viên còn lúng túng qua việc chọn đề tài nghiên cứu, chưa mạnh dạng áp dụng các giải pháp thực hiện, việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn GV thực hiện đề tài cũng còn nhiều hạn chế. Thống kê về việc thực hiện đề tài trong những năm học 2019-2020 và 2020-2021 thể hiện như sau: Năm học Số GV dạy lớp 2019-2020 49 Số GV đăng ký thực hiện SKKN 23 2020-2021 49 25 SKKN đạt cấp trường SKKN đạt cấp huyện SKKN đạt cấp tỉnh 18 07 0 20 09 0 Qua bảng số liệu trên, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu lại các văn bản, quá trình tổ chức thực hiện đề tài, nghiên cứu lại các đề tài của của giáo viên tôi nhận thấy còn một số hạn chế về công tác quản lý như sau: - Ban giám hiệu nhà trường chưa chú trọng đến việc tổ chức hướng dẫn cho GV hoàn thành một sáng kiến kinh nghiệm, vì thế có những sáng kiến còn viết theo hình thức kể lại những công việc đã làm. 7 - Việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường chưa cụ thể, chưa tổ chức quy trình xét chọn sáng kiến kinh nghiệm một cách khoa học. - Công tác chỉ đạo hoạt động viết SKKN của nhà trường đôi lúc còn chung chung, một bộ phận giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của việc viết sáng kiến kinh nghiệm mà chỉ viết cho có theo yêu cầu đăng ký. - Công tác kiểm tra đánh giá: Qua kiểm tra đánh giá bản thân nhận thấy một số sáng kiến chưa nắm được quy trình, cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm. Khi làm sáng kiến một bộ phận giáo viên xác định sai đối tượng nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu quá lớn vượt quá khả năng và thực tế của tác giả. Để giúp đội ngũ thực hiện tốt SKKN của mình nói chung và giáo viên thực hiện tốt các sáng kiến trong dạy học nói riêng, với những thực trạng như trên, tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, chú trọng việc xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong đơn vị. Thứ hai, Giúp giáo viên nâng cao nhận thức trong việc thực hiện SKKN trong dạy học, tạo động lực cho giáo viên tự tin để thể hiện những ý tưởng, mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện. Thứ ba, Hướng dẫn giáo viên phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm Thứ tư, Thực hiện tốt quy trình tổ chức xét chọn sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường TH Định Phước tỉnh Bình Dương Trong quá trình nghiên cứu đề tài và thông qua thực tế của đơn vị trong những năm gần đây, tôi nhận thấy rằng việc quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường TH Định Phước còn có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sau: 8 2.3.1. Điểm mạnh: - Bản thân vừa được học chuyên đề “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm” từ lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, hiểu được cách quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao. - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm, bản than tôi luôn quan tâm đến phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, đầu năm học tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên đăng ký thi đua, đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức tập huấn cho giáo viên cách viết sáng kiến kinh nghiệm, quy trình, cấu trúc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu chọn những giáo viên có kinh nghiệm trong tác, những giáo viên dạy giỏi đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm, cuối năm phân công các tổ chấm và chọn sáng kiến đạt kết quả vòng trường nộp về phòng giáo dục. - 100% giáo viên trong trường đều có trình độ đạt chuẩn, có trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, đam mê nghiên cứu khoa học. - Đa số giáo viên đều có chứng chỉ tin học rất có lợi cho công tác trình bày Sáng kiến kinh nghiệm. 2.3.2. Điểm yếu: - Phần lớn giáo viên trong trường chưa được bồi dưỡng về quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm nên chưa nắm rõ quy trình nghiên cứu. Cụ thể chưa biết cách phân tích thực trạng để lựa chọn và đặt tên đề tài cho phù hợp, chưa tìm được giải pháp hợp lý dẫn đến quá trình nghiên cứu còn lúng túng. - Đội ngũ giáo viên tuy giỏi nhưng năng lực chuyên môn chưa đều ở các khối lớp nhất là những giáo viên lớn tuổi không theo kịp sự đổi mới của thời đại công nghệ thông tin. - Một số ít giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học nên còn gặp khó khăn trong cách thiết kế và trình bày đề tài sáng kiến. - Công việc giảng dạy chuyên môn và giáo dục đầu năm học quá dày nên ít nhiều có chi phối đến việc chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu của những giáo 9 viên có trình độ trên chuẩn và sự đầu tư lựa chọn đăng ký đề tài của các giáo viên. - Kinh phí thực hiện đề tài còn hạn chế nên hỗ trợ cho công tác nghiên cứu cũng như việc phổ biến để áp dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu chưa thật sự hiệu quả điều này đã làm giảm nhiệt huyết của các giáo viên. - Tiêu chí thi đua cấp tổ, cấp trường chưa thể hiện rõ tiêu chuẩn nên chưa thực sự khơi dậy được tinh thần thi đua nghiên cứu khoa học, chưa tạo thành nề nếp thường xuyên cho giáo viên dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa đạt chất lượng cao. - Hội đồng khoa học cấp trường chưa được tập huấn về công tác đánh giá, xét duyệt đề tài. Vì vậy, kết quả đánh giá mang tính chủ quan từ cấp tổ; chưa thực hiện đánh giá đúng quy trình và thực chất. - Giáo viên có quan tâm tới việc thực hiện SKKN nhưng vẫn còn một vài giáo viên còn ngại khó, chưa mạnh dạng đăng ký thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Một số sáng kiến kinh nghiệm còn viết theo hình thức mang tính lý thuyết, thời gian đầu tư thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm chưa nhiều. Chính vì thế còn có những sáng chưa đạt yêu cầu, chưa có sáng kiến kinh nghiệm đạt được ở cấp cao hơn. - Một số giáo viên chỉ chú trọng vào chuyên môn hơn là nghiên cứu khoa học. 2.3.3. Cơ hội: - Được sự quan tâm của Sở GD-ĐT, của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cũng như sự ủng hộ quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến hoạt động nghiên cứu khoa học. - Hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục Đào tạo Bình Dương và Phòng giáo dục thị xã Bến Cát. - Nhận được sự phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh và các tổ chức khác. 10 - Tập thể sư phạm đoàn kết xây dựng trường phát triển ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Được trang bị cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. - Đa số phụ huynh quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường cũng như phối kết hợp giữa nhà truờng và gia đình học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2.3.4. Thách thức: - Chương trình giáo dục phổ thông tạo áp lực, hồ sơ sổ sách quá nhiều dẫn đến hứng thú dành cho nghiên cứu khoa học giảm. - Tiêu chí đánh giá SKKN từ cấp trên chưa cụ thể, rõ ràng. - Chế độ chính sách còn chưa phù hợp, không có quy định dành cho nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. 2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2020-2021, bản thân cũng đã có nghiên cứu một đề tài sáng kinh nghiệm “Xây dựng phương pháp giải toán nâng cao cho học sinh lớp 5” được công nhận cấp thị và có triển khai áp dụng ở trường TH Định Phước năm 20202021. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này tôi nhận thấy tôi chưa thành công trong việc chọn và đặt tên cho một đề tài sáng kiến này do giải pháp có phần chưa hợp lý, chưa biết nhận thức, phân tích phù hợp do thời điểm này chưa được bồi dưỡng, tập huấn, chưa có sách hướng dẫn tham khảo để thực hiện nên bản thân nhận thấy hiệu quả đề tài nghiên cứu chưa cao. Cụ thể là tôi chưa biết cách xuất phát từ thực tế, để phân tích thực trạng về khả năng giải bài tập nâng cao của học sinh lớp 5 (Chưa được tốt ở mức độ nào, giải bài tập chương nào là yếu nhất, cách giải nào là hiệu quả nhất,...), chưa phân tích hết các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, để từ đó lựa chọn một nguyên nhân trọng tâm nhất, thực tế nhất có thể cải thiện. Cho nên tôi không xây dựng được giả thuyết nghiên cứu (có hướng hay không hướng), vì vậy tôi đặt tên cho đề tài nghiên cứu học còn 11 quá rộng so với thực tế nghiên cứu. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tôi không chọn được cách thiết kế, khoa học. Khi kiểm tra đánh giá, hội đồng thẩm định nhà trường cũng chưa thấy hết những tồn tại trong đề tài của tôi, chưa có những góp ý chỉnh sửa mang tính chuyên môn khoa học. Kết quả đánh giá đề tài phần lớn là thống nhất theo kết quả đánh giá từ cấp tổ đưa lên. Nguyên nhân là hội đồng thẩm định cũng chưa được trang bị kĩ kiến thức về cách đánh giá một đề tài. Mặc dù kết quả đánh giá đề tài sáng kiến của tôi trong năm học 2020- 2021 được công nhận cấp thị xã, song từ thực tế đó tôi biết rằng đề “Xây dựng phương pháp giải toán nâng cao cho học sinh lớp 5” tôi đã nghiên cứu chưa thành công. Nhìn chung bản thân nhận thấy đây không phải là vấn đề chỉ riêng tôi gặp phải mà là thực trạng chung của trường. Vậy để thực hiện được, tốt và hiệu quả công tác Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm cho tập thể giáo viên trường TH Định Phước thì bản thân nhận thấy nên có kế hoạch biên soạn lại tài liệu hướng dẫn viết sao cho phù hợp với thực tiễn đơn vị; nâng cao tuyên truyền vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu viết sáng kiến trong trường học; tổ chức tập huấn công tác này thường xuyên hơn. 3. Kế hoạch hành động để Công tác quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường TH Định Phước tỉnh Bình Dương 3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong đơn vị. Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian quyết định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong đơn vị cũng như việc xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch khác, đó là quá trình lao động khoa học, sáng tạo để cho ra một quyết định quản lý quan trọng của người Hiệu trưởng. Kế hoạch có cơ sở khoa học, gắn với thực tiễn thì sẽ mang lại kết quả như mong muốn của nhà quản lý. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường giúp cho người Hiệu trưởng sẽ nghiên cứu kỹ về khả năng đội ngũ, tạo ra những 12 nét mới trong công tác, từ đó phát huy được hết năng lực của đội ngũ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tôi chú trọng các vấn đề sau: * Thời gian xây dựng, triển khai kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm phải được hoàn thành ngay từ đầu năm học cùng với kế hoạch năm học của nhà trường. Việc xây dựng các nội dung, thời gian thực hiện trong kế hoạch không nên chỉ chủ quan từ Hiệu trưởng mà có sự nghiên cứu, bàn bạc thống nhất của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, của tổ khối. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch cũng được tổ chức ngay từ đầu năm, cùng với kế hoạch thi đua của nhà trường. Trong quá trình triển khai tôi tổ chức thành một buổi sinh hoạt chuyên đề, vừa triển khai, vừa thảo luận từ đó có sự thống nhất của tập thể nhằm kế hoạch mang tính thực thi cao. Tuyệt đối tránh trường hợp lồng nghép quá nhiều nội dung trong cuộc họp tổ chức triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ. * Chọn lực lượng tham gia vào hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Công việc này nếu để cuối năm mới thực hiện mà phải có sự chuẩn bị từ đầu. Lực lượng tham gia phải là những người có khả năng chỉ đạo, vận động, hướng dẫn giáo viên trong thực hiện. Thành phần lực lượng tham gia thực hiện gồm Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên và một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Một lưu ý quan trọng trong việc xây dựng lực lượng hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm là công tác tập huấn, chia sẽ kinh nghiệm bản thân cho lực lượng mà tôi luôn quan tâm thực hiện. * Gợi ý một số đề tài, một số nội dung mà giáo viên có thể đăng ký chọn lựa Đây là nội dung mà tôi thấy rất cần thiết cho đơn vị có lực lượng giáo viên dạy lớp với đa số tuổi nghề còn ít của trường tôi. Gợi ý một số đề tài, một số nội dung mà giáo viên có thể đăng ký chọn lựa vừa giúp giáo viên không lúng túng trong việc chọn lựa đề tài nghiên cứu, vừa tập trung vào các nhiệm vụ 13 trọng tâm của ngành, tập trung nghiên cứu những đổi mới trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, ở đây chỉ giới thiệu một số nội dung mà giáo viên có thể tập trung nghiên cứu để thực hiện đề tài chứ không phải là những đề tài cụ thể để giáo viên thực hiện, vì như thế sẽ không phát huy hết khả năng, tính tư duy, sáng tạo của GV. Trong kế hoạch thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi định hướng một số nội dung cho GV tập trung nghiên cứu như: - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. - Giúp học sinh học tốt các môn học (hoặc một chương, một dạng bài tập,…) - Kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn (hoặc một bài dạy, một chương nào đó). - Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nhằm đạt hiệu quả cao. - Các kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, trong giáo dục đạo đức học sinh. - Công tác quản lý chuyên môn (giành cho Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn). - Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Với những gợi ý trên cũng chưa phải là đủ, nhưng cũng là một trong những nội dung quan trọng mà hiện nay ta cần quan tâm và thực hiện tốt. 3.2. Phát huy các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm giúp giáo viên nâng cao nhận thức trong việc thực hiện SKKN trong dạy học, tạo động lực cho giáo viên tự tin để thể hiện những ý tưởng, mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện. a) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Trong công tác phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là Công đoàn, Chi đoàn tôi luôn gắn với công tác phối hợp, động viên giáo viên nâng cao ý thức trong thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi công đoàn viên, mỗi đoàn viên thanh niên đều phải có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác, nhất là trong giảng dạy - giáo dục học sinh. Trong các cuộc họp của các tổ 14 chức trên đầu năm đưa nội dung này vào bàn bạc, thảo luận để từ đó giúp giáo viên tìm ra ý tưởng của mình, tìm ra được một đề tài nghiên cứu thích hợp với vị trí, vài trò, chức năng của mình. Trong công tác thi đua của các tổ chức trên phải gắn với việc thực hiện sáng kiến, áp dụng giải pháp mới trong công tác để đạt hiệu quả cao hơn. Cán bộ làm công tác Công đoàn, công tác Đoàn TN phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động lực lượng mình phụ tránh thực hiện. Công tác vận động GV đăng ký thực hiện đề tài thông qua phiếu đăng ký thi đua (có ghi tên đề tài cụ thể) được hoàn thành vào đầu năm học và phải trước khi tổ chức đại hội Cán bộ viên chức nhà trường. Như thế, việc tổ chức phát động phong trào thi đua trong nhà trường thông qua đại hội Cán bộ viên chức nhà trường sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều. Việc phối hợp các lực lượng trên được thể hiện rõ ràng về trách nhiệm cụ thể thông qua kế hoạch liên tịch với BGH nhà trường, là cơ sở để cuối năm tổ chức đánh giá về công tác phối hợp, hợp tác thực hiện nhiệm vụ. Hàng tháng trong các cuộc họp liên tịch đều được tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm. b) Tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạng áp dụng những sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện Giáo viên có hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm hay không, có các giải pháp hay, có hiệu quả cao hay không thì việc tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạng áp dụng những giải pháp sáng kiến của mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện là rất quan trọng. Tuy nhiên, phải chú trọng đến tính khả thi của các giải pháp trên. Do đó, tôi tập trung vào các công việc sau: - Sau khi mỗi GV đăng ký xong đề tài nghiên cứu (khoảng giữa tháng 10) thì phải xây dựng dự thảo thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Nội dung trong dự thảo phải thể hiện được thực trạng, nội dung cần giải quyết, các biện pháp giải quyết chủ yếu, thời gian thực hiện đề tài, dự kiến các nguồn lực cần hỗ trợ,... - Khi các giải pháp dự kiến trên được lực lượng hội đồng nhận thấy khả thi thì mạnh dạng cho GV được phép thử nghiệm, thực hiện. 15 - Trong các biện pháp thực hiện của GV có liên quan đến ngành nào, lực lượng nào tôi tập trung chỉ đạo, phối hợp với các ngành đó để hỗ trợ GV. Đồng thời tạo thêm điều kiện hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị hiện có của nhà trường cho GV thực hiện. - Tổ chức tập huấn ứng dụng CNTT, giúp GV tra cứu thêm thông tin trong quá trình thực hiện. Phối hợp với thư viện nhà trường giới thiệu thêm một số sách để giáo viên tham khảo. - Một trong những công việc rất quan trọng là tôi tập trung lực lượng hỗ trợ GV kiểm tra kết quả từng giai đoạn, kịp thời điều chỉnh khi phát hiện có sai sót một cách kịp thời, tránh trường hợp những giải pháp không khả thi, mang lại hậu quả không mong muốn. Ít nhất phải có 1 lần tổ chức kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm sau khi có kết quả học kì 1 của năm nghiên cứu. Với những việc làm trên vừa giúp giáo viên định hướng các giải pháp thực hiện, loại bỏ các giải pháp không mang tính khoa học, thực tiễn đồng thời là những hỗ trợ tích cực cho GV thực hiện. 3.3. Tổ chức hướng dẫn giáo viên phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Thực ra việc hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm không phải để đến cuối năm, đến khi thực hiện xong các giải pháp rồi mới hướng dẫn mà đây là công việc mà tôi thực hiện ngay từ đầu năm, cùng với việc triển khai kế hoạch thực hiện SKKN. Nhưng việc tổ chức hướng dẫn lại vào khoảng thời gian sau khi giáo viên thực hiện xong các giải pháp của mình là rất cần thiết (thường khoảng tháng 01) Khi hướng dẫn giáo viên viết SKKN tôi luôn hướng dẫn một các cụ thể từ hình thức trình bày đến cách viết từng mục như thế nào, ngoài ra tôi còn phân tích thêm một số đề tài đạt giải cao để cho GV hiểu rõ hơn về cách viết. 3.4.Thực hiện tốt quy trình tổ chức xét chọn sáng kiến kinh nghiệm Việc xét duyệt một đề tài sáng kiến kinh nghiệm được nhà trường tổ chức theo một quy trình: - Thẩm định tính khả thi ở dự thảo đề tài. 16 - Thẩm định của Hội đồng khoa học nhà trường vào cuối năm. Việc tổ chức thẩm định cuối năm được tổ chức thực hiện như sau: + Nhóm nghiên cứu minh chứng (nhóm 1): Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ rà soát lại các số liệu, các minh chứng được nêu lên, được dẫn chứng trong đề tài, tác dụng và hiệu quả của đề tài. + Nhóm nghiên cứu tính khoa học, tính thực tiễn của các giải pháp (nhóm 2): Xem các nội dung, giải pháp đề ra trong đề tài có mang tính khoa học, thực tiễn hay không, có phù hợp với yêu cầu hiện nay và trong tương lai hay không, kiểm tra lại về hình thức, ngữ pháp,… + Có ít nhất 02 thành viên (1 trong nhóm 1 và 1 trong nhóm 2) cùng tham gia xét duyệt 1 đề tài. + Xét duyệt của chủ tịch hội đồng khoa học nhà trường. Đề tài được chọn phải có sự thống nhất của các thành viên được phân công xét duyệt và được chủ tịch hội đồng khoa học nhà trường xét duyệt. Bước vào năm học mới 2021-2022, để công tác viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường TH Định Phước đi vào nề nếp và đạt được hiệu quả cao hơn các năm học trước, tôi xây dựng kế hoạch hành động trong một năm như sau: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất