Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại trường tiểu học...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại trường tiểu học

.PDF
42
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM ---------- TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC – K27 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC - TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH ĐỨC, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2021 – 2022” Học viên: LƯU THỊ CẨM NHUNG Đơn vị: Trường TH & THCS Bình Đức Long An, tháng 09 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC – K27 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH ĐỨC, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2021 – 2022” Học viên: LƯU THỊ CẨM NHUNG Đơn vị: Trường TH & THCS Bình Đức Long An, tháng 09 năm 2021 LỜI CÁM ƠN Như ông bà ta thường nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, thật đúng là như vậy. Được Ban giám hiệu nhà trường và cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp Cán bộ quản lý Giáo dục do trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Qua quá trình học, tôi đã lĩnh hội được rất nhiều tri thức từ quý Thầy, Cô của trường. Tôi cảm thấy kiến thức của mình còn hạn hẹp và cần phải trao dồi, học tập thêm rất nhiều. Kính thưa quý Thầy, Cô! Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô rất rất nhiều. Cám ơn Quý Thầy, Cô đã tạo giúp đỡ cho tôi, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh phải học online nhưng quý thầy, cô đã lựa chọn phương pháp dạy hay, thu hút học viên để truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm thiết thực, bổ ích và quý báu về công tác quản lý trường học và giúp tôi hoàn thành khóa học. Và đặc biệt gửi lời cám ơn Thầy Lê Bá Lộc đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Bến Lức và Lãnh đạo Phòng giáo dục – Đào tạo Bến Lức đã quyết định cho tôi tham gia lớp học. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bình Đức đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và viết bài tiểu luận cuối khóa./. Long An, ngày 20 tháng 09 năm 2021 Người viết Lưu Thị Cẩm Nhung BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Nguyên nghĩa TH & THCS Tiểu học và trung học cơ sở THCS Trung học cơ sở BLHĐ Bạo lực học đường TNTP Thiếu niên tiền phong TNCS Thanh niên cộng sản UBND Ủy ban nhân dân ATGT An toàn giao thông HT Hiệu trưởng CMHS Cha mẹ học sinh TPT Tổng phụ trách GVCN Giáo viên chủ nhiệm CB Cán bộ GV Giáo viên NV Nhân viên HS Học sinh Mục lục 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN .............................................................. 1 1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 1 1.2. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 2 1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 8 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BLHĐ” TẠI TRƯỜNG TH& THCS BÌNH ĐỨC .................................................................................................... 8 2.1. Khái quát về nhà trường ................................................................................ 9 2.2 Thực trạng các hoạt động liên quan đến công tác “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH & THCS Bình Đức trong thời gian qua ................................................................................................................. 12 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến công tác “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH& THCS Bình Đức .................................................................................................... 14 2.3.1. Những điểm mạnh .................................................................................... 14 2.3.2. Những điểm yếu ....................................................................................... 18 2.3.3. Những cơ hội............................................................................................ 19 2.3.4. Những thách thức ..................................................................................... 19 2.4. Nguyên nhân của mặt chưa làm được ............................................................ 20 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan: ........................................................................ 20 2.4.2 Nguyên nhân khách quan: .................................................................... 20 2.5 Một số biện pháp “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH & THCS Bình Đức............................................................ 21 2.6 Kinh nghiệm thực tế trong công tác“Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH & THCS Bình Đức ............................. 23 3. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BLHĐ TẠI TRƯỜNG TH & THCS BÌNH ĐỨC ......................................................................................................................... 25 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 34 4.1. Kết luận ....................................................................................................... 34 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 34 4.2.1. Với nhà trường ...................................................................................... 34 4.2.2. Với lãnh đạo địa phương ...................................................................... 35 4.2.3. Với lãnh đạo ngành giáo dục: .............................................................. 35 Tên tiểu luận: “ Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại trường TH & THCS Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm học 2021 - 2022” 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 1.1. Cơ sở pháp lý Hiện nay, một vấn đề được mọi quốc gia quan tâm, đó là đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có phẩm chất và những kĩ năng sống vững vàng. Một điều đáng tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã bắt kịp nhịp sống hối hả của nền kinh tế tri thức và tự trang bị cho mình vốn kiến thức, vốn sống để đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, một vấn đề nóng đang ngày một gia tăng, gây hoang mang, bất bình trong dư luận xã hội, đó là BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Với vần đề này đã được Đảng, Nhà nước và các Ban ngành rất quan tâm và chỉ đạo thực thiện bằng các văn bản, công văn như sau: Tại Điều 2, chương I, Luật Giáo dục của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 2019 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” Thông tư số 32/ 2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và được ghi rõ tại Điều 31, Chương IV nêu rõ các hành vi giáo viên không được làm: “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.”; Chương V: Điều 36 nêu rõ các hành vi ứng xử của HS; Điều 37 những hành vi học sinh không được làm:“Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường, người khác và học sinh khác.” 1 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường. Kế hoạch số 558/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2019 của Bộ GD&ĐT về việc phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019. Thực hiện Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giài pháp phòng chống bạo lực học đường tại trường học. Công văn số 413/SGDĐT-GDTrH ngày 24/02/2021 của Sở Giáo dục- Đào tạo Long An về việc tổ chức triển khai hệ thống phòng chống bạo lực học đường trong trường học. Kế hoạch số 86/PGDĐT-GDTrH ngày 26/2/2021 về việc tổ chức triển khai hệ thống phòng chống bạo lực học đường trong trường học. Kế hoạch số 105/ KH-PGDĐT ngày 10/03/2021 kế hoạch công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trong cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Bến Lức. Công văn số 115/ PGDĐT-KTr ngày 15/03/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Lức về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường. 1.2. Cơ sở lý luận Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong đó chiến lược phát triển con người một cách toàn diện để tạo ra nguồn 2 nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục đạo đức học sinh là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động dạy và học ở bậc THCS. Giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách con người, là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Hiện nay ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới đang xem việc giáo dục đạo đức thế hệ trẻ là khâu quan trọng nhất để tạo nguồn nhân lực đáp ứng thời kỳ văn minh, công nghiệp hóa. Bác Hồ có câu “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng” hai vấn đề tài - đức phải luôn song hành cùng nhau. Trong những năm gần đây dư luận xã hội đang phản ánh thực trạng BLHĐ đang diễn ra ngày càng nhiều, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, thái độ vô cảm, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.Vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức, văn hóa cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng đòi hỏi cấp thiết nâng cao chất lượng giáo dục (Trong di chúc của Bác đã căn dặn Đảng ta: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho đời sau là việc vô cùng quan trọng và cần thiết”.) Trong giáo dục phổ thông thì bậc THCS được coi là “lứa tuổi nổi loạn” vì các em cho rằng mình đã lớn, muốn khẳng định mình là đúng, chống đối lại những điều dạy bảo của cha mẹ, thầy cô hoặc cố ý làm trái lại những điều đó. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử của học sinh là vô cùng quan trọng và cực kì khéo léo để uốn nắn học sinh thực hiện theo hướng tích cực là giáo dục thế hệ trẻ thành những người Công dân có tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, có năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. 3 Như vậy đạo đức là những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực, đó là những sản phẩm nhân cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử giữa con người với nhau. Để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, ứng xử văn hóa trong nhà trường, Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục – Đạo tạo mỗi thầy, cô giáo nêu cao tấm gương tự học tự rèn, gương mẫu, phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Nhưng hiện nay Ngành Giáo dục còn nhiều trăn trở về những khiếm khuyết của giáo viên cùng với những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh. Một trong những biểu hiện đó là “Bạo lực học đường” Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong trường học, là hệ thống xâu chuỗi những lời nói, những hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm hoặc cú sốc tinh thần hoặc thậm chí gây tử vong. Liên tiếp thời gian qua, dư luận hết sức phẫn nộ trước nhiều vụ việc xảy ra với ngành Giáo dục liên quan đến bạo lực học đường. Giờ đây, bạo lực học đường “muôn hình vạn trạng” không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn giữa giáo viên và học sinh; giữa giáo viên và phụ huynh… đang trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của toàn xã hội. Hậu quả của bạo lực học đường: Đối với nạn nhân: Các em bị ảnh hưởng cả về thể xác lẫn tinh thần, mặc cảm với bạn bè, ảnh hưởng đến quá trình định hình nhân cách. Đối với gia đình nạn nhân: Bố hoặc mẹ phải nghỉ việc để đưa đón, theo dõi con trong suốt thời gian đi học. Giải pháp này có thể là tối ưu đối với một gia đình nào đó nhưng ảnh hưởng không tốt về mặt xã hội. Điển hình như vụ phụ huynh bạo lực giáo viên, ngày 4/3/2018, phụ huynh bắt cô giáo B.T.T.N Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An quỳ gối xin lỗi, gây nên bức xúc trong dư luận. Vụ việc bắt nguồn từ nguyên nhân, cô giáo N phạt các em học sinh vi phạm nội quy bằng cách cho quỳ gối trước lớp khiến các em sợ không muốn đi học. Đành rằng, hình thức phạt của cô giáo N với học sinh là không phù hợp, ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Tuy 4 nhiên, các hành xử của phụ huynh theo kiểu “luật rừng” như vậy cũng không thể chập nhận được, cần lên án. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Theo từ điển tiếng Việt, “hành vi bạo lực học đường” là hành động mang tính bạo hành diễn ra trên những khách thể trong môi trường học đường dẫn đến những thương tổn về tinh thần, tâm lý và cả thể xác. Nhìn một cách khái quát, hành vi bạo lực học đường là sự sử dụng vũ lực hay quyền lực một cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp một cá nhân hay một nhóm học sinh làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật, chết, hay tổn thương tâm lý, kìm hãm sự phát triển hay tước đoạt quyền của cá nhân hay nhóm học sinh đó. Hành vi bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: Từ việc dùng sức mạnh vũ lực để thực hiện hành vi tác động lên người khác mà họ không mong muốn như: túm tóc, cào cấu, xé áo, lăng nhục, đánh đập, tát, đấm, đá, dùng hung khí tấn công, dọa nạt, mắng chửi, đổ tội oan, vu khống, tung tin đồn thất thiệt, ... Các hình thức BLHĐ này diễn ra với những mức độ và quy mô khác nhau, xuất phát từ những mâu thuẫn và xung đột khác nhau. Điều này tạo ra những thương tổn nhất định hoặc những thương tổn lâu dài khó có thể định lượng. Có các loại hành vi như sau: - Bạo lực về vật chất. - Bạo lực về thể chất. - Bạo lực về tâm lý, tình cảm. 5 - Bạo lực về tình dục. Quả thật BLHĐ đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh của học sinh. Bởi vậy, với vai trò là người quản lý tôi nhận thấy rằng công tác phòng chống bạo lực học đường là việc làm vô cùng cấp bách cần được tiến hành ngay. Xã hội văn minh là không có bạo lực, môi trường giáo dục an toàn là môi trường không có bạo lực giữa học sinh với nhau, môi trường thân thiện, ứng xử văn hóa. Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen, truyền thống hình thành và phát triển trong nhà trường. - Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chú ý, thô bạo, ngang ngược có ý đồ xấu gây hậu quả trong nhà trường bất chấp công lý đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác diễn ra giữa học sinh với học sinh trong phạm vi trong và ngoài nhà trường. - Bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự của những học sinh bị hại. Những biểu hiện của bạo lực hiện nay trong nhà trường: Vi phạm nội quy bị nhắc nhở nhiều lần, có ý va chạm và kiếm gây với bạn, mâu thuẫn qua lời nói dẫn đến đánh nhau. Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh: Học sinh bậc THCS có nhiều chuyển biết về tâm sinh lý các em nghĩ mình đã lớn nên thích thể hiện cái tôi, thích được mọi người chú, thường không vâng lời luôn tỏ ra chống đối, tỏ ra ta đây hơn người vì thế các em dễ xảy ra hành vi vô lễ với người lớn tuổi nói năng hỗn hào, lúc nào cũng cho mình đúng đối với các bạn cùng trang lứa hoặc nhỏ, đôi khi các em có thái độ xem thường, kiếm chuyện gây gỗ dẫn đến đánh nhau. Mặc khác ở lứa tuổi này các em cũng rất nhạy cảm, dễ thích ứng với những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng và phương tiện truyền thông: kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển, công nghệ thông tin có bước nhảy vọt, đa số học sinh được tiếp xúc với internet đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích của con 6 người. Nếu không được sự kiểm soát chặt chẽ học sinh sẽ tiếp cận với những thông tin, đồi trụy, bạo lực. Bên cạnh đó các trò chơi điện tử, game online mang tính bạo lực. Nhiều học sinh nghiện điện thoại di động. Một số học sinh hành xử với nhau bằng bạo lực giống các game, các clip trên mạng xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ gia đình: hiện nay, đa số cha mẹ học sinh đều chú tâm đến việc phát triển kinh tế gia đình, nhiều cha mẹ học sinh làm công nhân hoặc đi làm ăn xa nên ít có điều kiện dạy dỗ con cái. Một số học sinh ở với ông bà, ông bà lớn tuổi không thể kiểm soát quá trình học tập, giao tiếp, cư xử của cháu mình. Một số gia đình còn xảy ra bạo lực, cha mẹ không làm gương cho con cái. Nguyên nhân xuất phát từ nhà trường: chương trình học còn năng nề gây áp lực cho học sinh. Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý học sinh vi phạm, chưa tổ chức được các hoạt động trãi nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường cũng chưa có các hoạt động thực sự thu hút các em học sinh tham gia. Tất cả các nguyên nhân trên ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách hành vi của học sinh. Cần có những giải pháp khắc phục triệt để định hướng cho học sinh hình thành nhân cách tốt đẹp, tránh xa bạo lực học đường và tệ nạn xã hội. Được học tập và nghiên cứu chuyên đề Quản lý hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, tôi càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, đó là nội dung quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông.Càng nhận rõ hơn về vị trí, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong việc triển khai quản lý các hoạt động đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh trong nhà trường, và tôi cũng xác định đây là việc thực hiện cần phối hợp nhiều biện pháp vừa có tính giáo dục vừa mềm mỏng gần gũi tạo lòng tin, chỗ dựa tinh thần cho các em tin 7 tưởng tâm tự giải quyết những gút mắc trong lòng mang tính thuyết phục, và vừa cũng mang tính răn đe để mang hiệu quả cao nhất trong giáo dục. 1.3. Cơ sở thực tiễn Đối với học sinh của trường TH & THCS Bình Đức nơi tôi đang công tác, cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Thực tế trong những năm qua cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh có lối sống đua đòi, tha hóa về phẩm chất, hành vi đạo đức, nghiện game, nghiện mạng xã hội, sống ảo, xử lý vụ việc như trong game. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức như đánh nhau, vô lễ, xúc phạm giáo viên tuần nào cũng xảy ra. Đã có nhiều câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào nhằm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh. Mặc dù các thầy cô cũng đã làm nhiều, nói nhiều, công sức bỏ ra không ít, nhưng kết quả thu được thì vẫn rất hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra và mang tính cấp thiết hiện nay đó là phải có biện pháp giáo dục đạo đức nhằm góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách trên, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, và đặc biệt sau khi được tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại trường TH & THCS Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm học 2021 -2022''. Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn được cùng đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác giáo dục và quản lý giáo dục và nâng cao ý thức của học sinh trong nhà trường, nhằm góp một phần nhỏ vào việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức có hiệu quả đối với hành vi bạo lực học đường là vấn đề trọng yếu, cấp bách nên cần phải được tiến hành ngay. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN TỚI “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BLHĐ” TẠI TRƯỜNG TH& THCS BÌNH ĐỨC 8 2.1. Khái quát về nhà trường Trường THCS Bình Đức được thành lập vào năm 1992. Sau đó theo đề án sáp nhập trường của Chủ tịch UBND tỉnh Long An vào ngày 06/08/2018 thì lập thành Trường TH & THCS Bình Đức. Trường TH & THCS Bình Đức đóng trên địa bàn ấp Kênh Ngay của xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Bình Đức là một xã vùng sâu của huyện Bến Lức, có tuyến đường tỉnh lộ 816 đi qua nối liền bốn xã: Thạnh Đức – Bình Đức – Thạnh Hòa – Thạnh Lợi của huyện Bến Lức với tuyến đường N2 đi qua huyện Thạnh Hóa – huyện Đức Hòa – huyện Đức Huệ. Xã Bình Đức có phía Bắc giáp xã Thạnh Hòa, phía Nam giáp xã Thạnh Đức, phía Đông giáp xã An Thạnh và xã Lương Hòa, phía Tây giáp xã Tân Thành của huyện Thủ Thừa. Diện tích xã Bình Đức chiếm khoảng 23,12km2, với tổng số dân là 6.017 người. Toàn xã được chia làm 05 ấp. Xã Bình Đức đang từng bước thực hiện các tiêu chí để được công nhận là xã nông thôn mới: như điện thắp sáng, nước sạch tương đối đầy đủ, hệ thống giao thông nông thôn dần được hoàn thiện trải nhựa và bê tông hóa các đường liên ấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân, tình hình an ninh trật tự trong xã ổn định, ... Phần lớn người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông như trồng cây mía, trồng cây chanh, trồng cây mì, và chăn nuôi. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, xã còn nhiều hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trình độ dân trí thấp, một số đi làm công nhân, làm mướn, một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn xã. Trường TH & THCS Bình Đức có hai cấp học là cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở với hai điểm trường: một điểm chính đặt tại ấp Kênh Ngay và một phân hiệu ở ấp 4 của xã. * Về cơ sở vật chất nhà trường Trường có các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy và học ở nhà trường. Toàn trường có tổng cộng 29 phòng, cụ thể: Cấp tiểu học có 16 phòng học, 02 phòng chức năng gồm phòng 9 truyền thống Đội và phòng dành cho trẻ hòa nhập, 01 phòng y tế. Cấp THCS có 07 phòng học, 04 phòng chức năng gồm: 01 phòng Tin học, 01 phòng Thư viện, 01 phòng thực hành và 01 văn phòng. Trường có 04 nhà vệ sinh dành cho giáo viên, 04 nhà vệ sinh dành cho học sinh, có nhà để xe cho giáo viên, nhà để xe cho học sinh đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới công tác giáo dục. * Về hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường Nhà trường có Chi bộ gồm 24 đảng viên/43 CB, GV, NV. Trong năm 2020, Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh và lãnh đạo tốt toàn bộ hoạt động của nhà trường. Ngoài ra các tổ chức: Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học qua. Đồng thời nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong năm 2020, trường đều có giáo viên tham gia hội thi đổi mới phương pháp dạy học cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, hội thi bảng tương tác cấp huyện đạt thành tích cao. Trường có 06 giáo viên được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, trong năm qua, nhà trường đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hóa và phong trào thể thao cấp huyện và cấp tỉnh. Với sự nổ lực và cố gắng của tập thể nhà trường, trường TH & THCS Bình Đức được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trong năm học 2020 – 2021. * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Ban giám hiệu Giáo viên Nhân viên Tổng số 43 Tổng số Nữ 03 01 Tổng số 35 Tổng Nữ số 25 05 * Về tình hình học sinh 10 Nữ 03 Trình độ chuyên môn Đại Cao Trung học đẳng cấp 25 11 02 Tổng số học sinh toàn trường đầu năm học 2020-2021 là: 797/395 HS gồm 2 cấp học được chia ra như sau:  Cấp Tiểu học: gồm 463/217 học sinh cụ thể: Tổng số Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 14 lớp 3lớp 3 lớp 3 lớp 3 lớp 2 lớp 466/219 HS 103/54 HS 91/41 HS 110/51 HS 98/42HS 64/29 HS  Cấp THCS: gồm 335/178 học sinh cụ thể: Tổng số Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 09 lớp 2lớp 3 lớp 2 lớp 2 lớp 331/178 HS 83/39 HS 96/ 47HS 87/55HS 65/37HS Kết quả hạnh kiểm qua 02 năm gần đây: Cấp Tiểu học: Năm học Tổng số học sinh 2019 – 2020 439 2020 – 2021 466 XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % 400 91.1 34 7,7 05 1,2 00 00 442 94,8 24 5,2 Cấp THCS: Tổng Năm học số học sinh XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Tốt Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2019 - 2020 323 275 85,1 36 11,1 6 1,9 6 1,9 2020 - 2021 331 292 88.2 32 9,7 4 1,2 3 0,9 11 2.2 Thực trạng các hoạt động liên quan đến công tác “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH & THCS Bình Đức trong thời gian qua Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập ban phòng, chống “Bạo lực học đường” gồm: Lãnh đạo trường, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp và trưởng ban đại diện CMHS, do hiệu trưởng làm Trưởng ban, đưa ra chương trình, nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực. Ban đại diện CMHS hỗ trợ HT tuyên truyền, phổ biến nội dung phòng, chống “Bạo lực học đường”. Tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, xây dựng các phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Nhà trường xây dựng khối đoàn kết, tôn trọng, thân thiện, tương thân, tương ái giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Tổ chức cho học sinh được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của người học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học phổ thông. Đặc biệt quan tâm chú ý như: Nghiêm cấm học sinh gây gổ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh thiếu niên ngoài nhà trường. Nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao. Nghiêm cấm việc tự ý tổ chức đi chơi, tham quan, tắm ao hồ, sông suối, tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội… Thành lập và duy trì tốt hoạt động đội cờ đỏ nhằm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh hàng ngày. Cụ thể: Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép…. 12 Phát hiện và ngăn ngừa học sinh mang hung khí đến trường. Tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời; khi phát hiện biểu hiện tâm lý và dấu hiệu bạo lực cẩn phối hợp kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp giải quyết. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học trong tất cả các cấp học. Qua bảng kết quả giáo dục HS của nhà trường trong hai năm học 2019 2020 và 2020 - 2021 ta thấy: phần lớn các em được giáo viên nhà trường đánh giá tương đối tốt. Trên thực tế đa số các em là những học sinh ngoan, chịu khó học tập thực hiện tốt nội qua của nhà trường, kết quả xếp loại hạnh kiểm cũng cho thấy rằng, năm học sau tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm loại khá tốt cao hơn năm học trước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chịu khó học tập, rèn luyện về các mặt trong năm học. Qua tìm hiểu thực tế bản thân tôi chứng kiến, hiện nay tình trạng chất lượng đạo đức của một bộ phận học sinh xuống cấp khá nghiêm trọng. Các hành vi vi phạm phổ biến như: - Còn có một số học sinh thiếu ý thức tập thể, chưa chấp hành kỷ luật, chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường, các quy định nơi công cộng, nói và làm không đồng nhất. - Không chấp hành nội quy học tập gây rối trong các giờ học với mục đích không cho bạn học bài. Cụ thể: Khi cán sự lớp nhắc nhở thì sẽ “ ghi thù” và tìm cơ hội để trả.Thực tế là tháng 10/2020 ở khối lớp 7a3 khi bị lớp phó học tập nhiều lần nhắc về thái độ học không nghiêm túc thì S. tức giận và trong lần lớp phó trả bài kiểm tra ngang chỗ ngồi, S. liền đưa chân ra cản làm bạn vấp ngã và đập trán vào cạnh bàn và vết thương phải may lại hết 7 mũi. - Lập hội đánh nhau, đánh hội đồng, đem hung khí (dao nhọn) vào trường để “xử” bạn cùng lớp vì nhìn “chướng mắt”. Trường hợp khác, là một nhóm HS nam lớp 6 đem dao nhọn vào trường “xử” dùm bạn vì không trả tiền đã mượn của bạn khác. 13 - Một số học sinh chưa biết kiểm soát cảm xúc, ít chia sẻ, đồng cảm, thiếu quan tâm giúp đỡ gia đình, bạn bè, và mọi người, nhiều em chỉ quen hưởng thụ. - Khá nhiều học sinh chưa biết cách tự bảo vệ mình để phòng tránh bạo lực. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến công tác “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường” tại trường TH& THCS Bình Đức 2.3.1. Những điểm mạnh - Lãnh đạo nhà trường triển khai các văn bản liên quan đến công tác phòng chống BLHĐ và chỉ đạo cho CB, GV, NV thực hiện phòng chống BLHĐ. - Đội ngũ CB- GV -NV có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và có nhiều kinh nghiệm trong công tác, tìm hiểu pháp luật của nhà nước, lối sống văn hóa tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo, tỷ lệ đảng viên đạt 55,8 % (24/43). - HS có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, lối sống các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức về pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. Nhận xét thực trạng công tác phòng chống bạo lực học đường: - Lãnh đạo nhà trường quan tâm, chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác phòng chống BLHĐ. - Đội ngữ CB, GV điều qua trường lớp sư phạm đạt trên chuẩn (100%) về chuyên môn, nghiệp vụ; CB, GV luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo; tìm hiểu pháp luật của nhà nước, lối sống văn hóa tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho HS nôi theo. - Các bậc cha mẹ HS có quan tâm đến con em của mình, tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống BLHĐ cho HS. - HS có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, lối sống các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận 14 dụng được một số kiến thức về pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có HS vi phạm nghiêm trọng về hành vi đạo đạo. Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh được học tập nội quy, quy định, nhiệm vụ và quyền của người học theo điều lệ trường trung học. Sinh hoạt kĩ cho các em những điều không được làm như: gây gỗ đánh nhau tạo băng nhóm với các thanh thiếu niên ngoài nhà trường. Nghiêm cấm học sinh tàn trữ sử dụng hung khí tránh xa những trò chơi nguy hiểm, bạo lực. Để học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, giáo viên trong việc tuyên truyền giám sát, kiểm tra, tư vấn cho học sinh. Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các đoàn thể trong nhà trường và chính quyền địa phương. Giáo viên chủ nhiệm được xem như là người cha (mẹ) thứ hai của các em, vì thế GVCN phải luôn quan tâm để giúp đỡ các em kịp lúc, kịp thời. Sự quan tâm gần gũi, yêu thương sẽ giúp giáo viên phát hiện kịp thời những mâu thuẫn có thể dẫn đến đánh nhau của các em. Khi phát hiện mâu thuẫn, GVCN can gián khuyên bảo, giải thích tận tường để các em có định hướng hành vi đúng sai, đồng thời tạo cơ hội sinh hoạt giao lưu gắn kết giữa các em đang có dấu hiệu mâu thuẫn bằng cách cho các em có những hoạt động gần nhau, hỗ trợ với nhau để xóa tan mâu thuẫn. Trong lớp chủ nhiệm, những em yếu đuối rụt rè nên tạo cơ hội cho các em thể hiện trước đám đông, còn những em thích làm “Đại ca” thì giao cho các em giữ một số chức vụ trong lớp như: lớp phó kỷ luật hoặc lao động để các em có cơ hội thể hiện mình đồng thời thông qua chức vụ mà em đảm nhận em sẽ tự chấn chỉnh hành vi sai phạm của mình. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn nắm được tính cách từng em, gần gũi, động viên về tinh thần, chia sẻ khó khăn với các em. Với những học sinh thường hay gây gỗ với bạn, GVCN biết được nên tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý và phối hợp với giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp gần gũi hơn, xóa 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất