Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường tiểu học...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường tiểu học

.PDF
28
1
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG K27 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC THẢO, QUẬN 3, NĂM HỌC 2021-2022 Người thực hiện: LƯU QUÍ NGÂN Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo Quận 3, TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình tham gia lớp học Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm nonPhổ thông K27, tôi được các giảng viên của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh tận tình chia sẻ, hướng dẫn rất chi tiết, cho tôi những kinh nghiệm ban đầu về công tác quản lý, là hành trang giúp cho tôi tự tin hơn bước vào cuộc sống, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn được giao. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Tiểu học Trần Quốc Thảo đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, để tôi hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp với đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo, Quận 3, năm học 2021-2022” Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang phụ bìa I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1.1. Lý do pháp lý ...................................................................... 1 1.2. Lý do lý luận ....................................................................... 2 1.3. Lý do thực tiễn ..................................................................... 3 II – TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC THẢO, QUẬN 3 2.1. Khái quát đặc điểm trường Tiểu học Trần Quốc Thảo ........ 5 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo ....................... 2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức . ........................ 7 8 2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo .............. III - KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC THẢO NĂM HỌC 2021-2022 ......... 10 12 IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận ............................................................................... 22 4.2. Kiến nghị ............................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 24 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do pháp lý Để đáp ứng được xu thế phát triển không ngừng của thế giới, giáo dục từ lâu đã được Đảng và Nhà nước xem là quốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Cùng với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành các hướng dẫn sau: Hướng dẫn số 463/BGDĐT – GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp. Hướng dẫn số 3225/BGDĐT-GDCTHSSV về việc hướng dẫn triển khai bộ tài liệu Thực hành kỹ năng sống, ngày 27 tháng 7 năm 2017. Hướng dẫn các trường tiểu học và trung học cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” dành cho cấp tiểu học và trung học cơ sở làm tài liệu để dạy kỹ năng sống theo hướng tích hợp, lồng ghép trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn học liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục khác... Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành văn bản số 414/GDĐT-HSSV ngày 15 tháng 02 năm 2017 về nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học. Thực hiện các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 ban hành văn bản số 76/GDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2017 về nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học. 2 1.2 . Lý do lý luận 1.21. Khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Ở mỗi nước khác nhau, khái niệm kỹ năng sống cũng được hiểu rất khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là sự vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân đã được tích luỹ qua lý thuyết và hoạt động trải nghiệm để làm chủ bản thân, giải quyết, xử lý hiệu quả những vấn đề, những tình huống xảy ra trong công việc và cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tổ chức cho học sinh vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân đã được tích luỹ qua lý thuyết và hoạt động trải nghiệm để làm chủ bản thân, biết cách giải quyết và xử lý có hiệu quả những vấn đề, những tình huống xảy ra trong học tập và cuộc sống. 1.2.2. Ý nghĩa của kỹ năng sống Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong nhà trường, được thực hiện qua một quá trình lâu dài nhằm giúp học sinh có khả năng thích nghi với cuộc sống có nhiều thay đổi hiện nay. Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khoẻ và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội, làm cho xã hội lành mạnh. 1.2.3. Mục tiêu, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Kiến thức: Học sinh hiểu được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần và đạo đức của các em; hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống cần loại bỏ. Kỹ năng: Có kỹ năng làm chủ bản thân, biết xử lý linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hoá; Có kỹ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn 3 và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng. Thái độ: Học sinh có nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; yêu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng sống và thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thể hiện dưới hai hình thức cơ bản là: - Giáo dục kỹ năng sống tích hợp qua các môn học trên lớp - Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua các hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, qua các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. 1.2.4. Biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Tích hợp, lồng ghép khi dạy các môn học. Lồng ghép trong các hoạt động giáo dục như: hoạt động giáo dục theo chủ đề chủ điểm, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục giới tính, hoạt động ngoại khóa. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm. Giáo dục các kỹ năng cho các em khi thực hiện xây dựng trường, lớp an toàn xanh - sạch - đẹp. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm (tiểu học), các hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp (trung học). 1.3 . Lý do thực tiễn Hiện nay sự phát triển của internet, của mạng xã hội, đã kéo theo sự bùng nổ thông tin. Học sinh tiếp nhận thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Một số em chưa biết cách chọn lọc thông tin nên sẽ có những sai lệch trong suy nghĩ, lối sống và hành động. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần được chú trọng nhất là đối với lứa tuổi tiểu học. Các em như tờ giấy trắng, nhà trường và gia đình cần trang bị cho các em những kỹ năng sống nền tảng, giúp các em phân biệt đúng sai, hình thành lối sống lành mạnh. 4 Đối với cấp tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở học sinh khối lớp 1 từ năm học 2020-2021, học sinh khối lớp 2 từ năm học 20212022. Với chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh khối lớp 1, khối lớp 2 không chỉ được rèn kỹ năng sống tích hợp qua các môn học, các hoạt động giáo dục ngoại khoá mà còn được rèn kỹ năng sống qua tiết hoạt động trải nghiệm hàng tuần. Tập thể sư phạm nhà trường luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với từng khối lớp và thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đã đề ra với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Qua đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn: - Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Một số cha mẹ học sinh chưa phối hợp với nhà trường trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo, Quận 3, năm học 2021-2022” nhằm khắc phục hạn chế đã nêu, đề ra biện pháp quản lý hiệu quả hơn cho đơn vị mình. 5 II.TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC THẢO, QUẬN 3 2.1. Khái quát về trường Tiểu học Trần Quốc Thảo Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo tọa lạc tại số 06 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM. Trước 30/4/1975, trường mang tên trường Tiểu học Trần Quý Cáp. Sau 30/4/1975, trường mang tên trường Phổ thông cơ sở cấp 1 Trần Quý Cáp. Ngày 15/02/1985, trường đổi tên thành trường Phổ thông cơ sở Cấp 1 Trần Quốc Thảo. Ngày 20/11/1985, trường được đổi tên là trường Tiểu học Trần Quốc Thảo cho đến ngày nay. Trong quá trình thành lập và phát triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích: “Tập thể lao động xuất sắc” nhiều năm liền, Bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng 3. Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Công đoàn đạt vững mạnh. Chi đoàn đạt Chi đoàn vững mạnh tiêu biểu cấp Quận. Liên đội đạt Xuất sắc. Năm 2016 và năm 2021, trường Tiểu học Trần Quốc Thảo được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1. Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, có một trệt, hai lầu, được trang trí sinh động, bắt mắt phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, 100% các lớp học có máy lạnh, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa phục vụ cho giảng dạy. Trường giảng dạy chương trình 2 buổi/ngày có bán trú. Bếp ăn của trường đạt chất lượng tốt, nhận được sự đánh giá cao từ các đoàn kiểm tra y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường có trang web riêng: http://thtranquocthao.hcm.edu.vn/ Trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh và điều kiện của nhà trường như: Giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục an toàn giao thông, nha học đường, ... sinh hoạt chủ điểm các ngày lễ hội, thi vẽ tranh, thi đấu các môn thể thao, thi văn nghệ, các trò chơi dân gian, tham quan, lễ hội Trăng rằm, hội đọc sách hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời”, xem xiếc, trò chơi vận động, Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương,… Trường chú trọng việc rèn kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động như: hướng dẫn cách lồng vỏ gối, gấp quần áo (lớp 1,2), pha chế thức uống (lớp 3), trồng cây, nấu ăn (lớp 4,5). Tổ chức chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp Một” cụm 3 cấp tiểu học năm 2018. Tổ chức chuyên đề “Hoạt động trải nghiệm” lớp Một năm học 2020-2021 cấp quận. 6 Năm học 2021-2022 trường Trần Quốc Thảo có 988 học sinh/22 lớp; 71 cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đó Ban Giám hiệu: 2 thầy, 29 giáo viên, 40 nhân viên, 14 đảng viên, 9 đoàn viên. Chức vụ Số lượng Nữ Trình độ chuyên môn Đại Cao học đẳng Hiệu trưởng 1 1 Phó Hiệu trưởng 1 1 Giáo viên 22 16 Kế toán 1 1 Thủ quĩ-Thư viện 1 1 Y tế 1 1 Tổng phụ trách Đội 1 Bảo vệ 2 GV thể dục 1 GV mĩ thuật 1 1 GV âm nhạc 1 1 GV Tiếng Anh 4 3 Bếp ăn 8 5 Bảo mẫu 22 22 Phục vụ 4 4 Trung cấp Trình độ chính trị Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 1 1 20 2 15 1 6 1 1 1 1 1 1 1 4 4 1 4 60 52 50 44 44 44 47 40 45 41 39 40 39 48 47 48 49 42 41 41 43 46 49 48 51 30 20 10 0 Khối 1 Khối 2 Khối 3 A B C Khối 4 D Khối 5 E Biểu đồ sĩ số học sinh năm học 2021-2022 của trường Tiểu học Trần Quốc Thảo 7 Ban Giám hiệu nhà trường luôn hỗ trợ hết mình cho công tác dạy của giáo viên và học của học sinh nhằm đạt kết quả cao nhất. Đội ngũ giáo viên, bảo mẫu tận tâm với nghề, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh. Mỗi học sinh được phát triển tùy theo khả năng. Các em được rèn luyện kĩ năng sống trong giờ học và các buổi sinh hoạt ngoại khoá. 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đầu tháng 8, Hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch gồm: Ban Giám hiệu nhà trường, Chủ tịch Công Đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội nhằm bàn bạc thống nhất kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau đó, Hiệu trưởng tham mưu với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Cuối cùng, Hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch mở rộng gồm: Ban Giám hiệu nhà trường, Chủ tịch Công Đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cụ thể chi tiết cho từng tháng, từng tuần. Hiệu trưởng sẽ triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường trong cuộc họp hội đồng. Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cũng được dán ở văn phòng đồng thời file kế hoạch được gửi qua group zalo, để giáo viên, nhân viên nắm. Vào cuối tuần, cuối tháng, các thành viên sẽ có bảng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng trực tiếp triển khai phối hợp với các đoàn thể tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh... Tuy nhiên, vẫn còn có giáo viên, công nhân viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng. Do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Tuy cha mẹ học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng do điều kiện kinh tế và công việc, thời gian không đảm bảo để họ có thể quan tâm đến con em mình. Đó cũng là khó khăn cho công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 8 Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức những buổi sinh hoạt dưới cờ có mời báo cáo viên nhằm truyền đạt cho học sinh một cách sâu rộng hơn, giúp các em hiểu rõ hơn. Cuối cùng, Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với những hoạt động như: Sáng thứ hai sơ kết đầu tuần trong tiết chào cờ: khen, biểu dương kịp thời các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua và rèn luyện tốt. Cuối học kì và cuối năm học, nhà trường thực hiện đánh giá tổng kết các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học, học sinh và giáo viên, công nhân viên có thành tích tốt trong các phong trào (trong đó có việc thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống) được đề nghị khen thưởng. Chính hoạt động này đã tạo động lực khuyến khích toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường, toàn thể học sinh có tinh thần tham gia các phong trào nói chung cũng như công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi thực hiện công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 2.3.1. Điểm mạnh - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý. Hiệu trưởng luôn nắm bắt kịp thời các văn bản chỉ đạo và triển khai nhanh chóng đến giáo viên, nhân viên nhà trường. - Tập thể sư phạm nhà trường luôn quán triệt sâu sắc công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng. - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề; có 01 giáo viên cốt cán cấp quận về hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội nhiệt huyết, có kỹ năng sống và kỹ năng thực hành cao, phối hợp tốt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Đa số học sinh ngoan, có tinh thần học hỏi, tham gia tích cực các phong trào. Với những yếu tố nội lực, những điểm mạnh trên đã tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 9 2.3.2. Điểm yếu - Theo Điều 17 Điều lệ trường tiểu học quy định: “Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh”. Tuy nhiên do số lượng học sinh đông nên sĩ số lớp học lên đến hơn 40 em, có lớp lên đến 50 em gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Thứ hai, khuôn viên trường đảm bảo các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, có tường rào bao quanh theo quy định nhưng do diện tích nhỏ, trường không đủ sân chơi, bãi tập, thiếu một số phòng chức năng nên phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Một số giáo viên chưa quan tâm việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chỉ mới chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức. - Một số học sinh là con một, được nuông chiều, thích làm theo ý mình, chưa hình thành được những kỹ năng sống cơ bản. 2.3.3. Thời cơ - Trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Nhân dân quận 3, Ủy ban Nhân dân phường Võ Thị Sáu, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể địa phương như Đoàn phường Võ Thị Sáu, hội khuyến học, hội phụ nữ phường. - Trường được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 3: Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, qua đó giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với khối lớp mình phụ trách. - Hội Cha mẹ học sinh trường nhiệt tình, quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, luôn đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động. 2.3.4. Thách thức - Trong thời gian qua, kinh tế - xã hội của nước ta chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đời sống nhân dân nói chung và cha mẹ học sinh nói riêng bị giảm sút, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Một số học sinh hiện giờ còn ở quê, do ông bà chăm sóc, chưa về kịp thành phố. Các em phải xa cha mẹ, ông bà lại không rành công nghệ nên việc học trực tuyến của các em gặp nhiều khó khăn. 10 - Những ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến học sinh cũng là một thách thức của ngành giáo dục nhất là trong giai đoạn học sinh thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng đến trường chuyển sang học trực tuyến. 2.4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo, Quận 3. 2.4.1. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, tình hình thực tế của trường, hiệu trưởng và ban liên tịch nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm từng tháng, từng tuần. Các kế hoạch có sự phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các đoàn thể, thành viên trong nhà trường, có thời gian cụ thể. Thứ hai, Hiệu trưởng quán triệt, công tác tư tưởng để các giáo viên, nhân viên, học sinh thấy được tầm quan trọng của kỹ năng sống. Từ đó tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Thứ ba, Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng điều hành, giám sát, hỗ trợ các thành viên thực hiện nhiệm vụ. Hàng tuần, Chủ tịch Công Đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội cùng các giáo viên chủ nhiệm khối 1 sẽ họp rút kinh nghiệm, thống nhất nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho tuần tiếp theo, chuẩn bị những vật dụng, thiết bị cho hoạt động. Nếu có khó khăn, vướng mắc, các thành viên sẽ tham mưu, xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường. Thứ tư, Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tổ chức tại trường. Qua việc tham dự các buổi giáo dục kỹ năng sống của lớp, của trường, Hiệu trưởng động viên, khuyến khích kịp thời các cá nhân, tập thể lớp làm tốt. Những hình ảnh hoạt động, những sản phẩm của học sinh sẽ được trưng bày ở góc sản phẩm của lớp hoặc ở tiền sảnh. 2.4.2. Nguyên nhân thành công - Triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng sống, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. 11 - Hiệu trưởng luôn quan tâm, theo dõi sát cả quá trình thực hiện, từ việc lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, giám sát kiểm tra kết quả. - Hiệu trưởng đã tạo được động lực, niềm yêu thích của các thành viên trong trường trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các thành viên, bộ phận trong trường phối hợp nhịp nhàng. - Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được tổ chức đa dạng, phong phú thu hút học sinh tham gia. - Công tác giáo dục kỹ năng sống của trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy phường Võ Thị Sáu, của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.4.3. Nguyên nhân chưa thành công - Do ảnh hưởng của dịch Covid và kinh phí có hạn nên nhà trường chưa tổ chức cho học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm bên ngoài trường. 12 III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC THẢO NĂM HỌC 2021 – 2022 (Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022) STT Nội dung công việc: Thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống Kết quả/mục tiêu cần đạt - Thành lập Ban chỉ đạo. - Các thành viên Ban chỉ đạo có đủ năng lực và nhiệt tình, có kinh nghiệm. - Phân công công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo. Người/đơn vị thực hiện 1 - Hiệu trưởng Người thực - Phó hiệu trưởng hiện/đơn vị - Chủ tịch Công đoàn. phối hợp - Bí thư Chi đoàn. - Tổng phụ trách Đội - Ban Đại diện cha mẹ học sinh. - Tổ trưởng chuyên môn. Điều kiện - Thời gian: từ 01/9/2021 đến 10/9/2021 thực hiện Cách thức - Trưởng Ban thông qua các công văn liên quan đến công thực hiện tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và thành lập Ban chỉ đạo. - Họp Ban chỉ đạo và các đơn vị phối hợp triển khai dự thảo kế hoạch, thảo luận, đóng góp ý kiến. - Phân công nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận. - Lập group zalo riêng để tiện trao đổi thông tin. 13 Dự kiến khó - Rủi ro: Các thành viên có thể không dự họp đầy đủ do bận khăn, rủi ro công tác. Biện pháp - Khắc phục: Trưởng ban họp với các thành viên vào thời khắc phục gian thích hợp và gửi nội dung họp trên group để các thành viên nắm rõ thông tin. Nội dung công việc: Lập kế hoạch và cụ thể hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 2 Kết quả/mục tiêu cần đạt Lập kế hoạch cụ thể và khả thi. Kế hoạch có sự phân công rõ ràng, có thời gian cụ thể. Người/đơn vị thực hiện Trưởng ban; phó trưởng ban chỉ đạo. Người/đơn vị phối hợp thực hiện (nếu có) - Bí thư Chi đoàn. - Tổng phụ trách Đội - Ban Đại diện cha mẹ học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm 22 lớp. Điều kiện - Thời gian: từ 11/9/2021 đến 25/9/2021. thực hiện - Các văn bản liên quan: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Cách thức - Phó trưởng ban chuẩn bị nội dung báo cáo công tác giáo thực hiện dục kỹ sống cho học sinh của trường năm học trước. - Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội khảo sát nhu cầu về kỹ năng sống của học sinh. - Trưởng Ban chỉ đạo lập kế hoạch dự thảo và triển khai kế hoạch dự thảo lấy ý kiến đóng góp của từng thành viên. Khó khăn, - Rủi ro: Các bộ phận chưa chuẩn bị nội dung cụ thể. rủi ro và - Khắc phục: Từng thành viên, bộ phận nêu nhận xét, đánh biện pháp giá, kinh nghiệm công tác giáo dục kỹ sống cho học sinh. khắc phục 14 Nội dung công việc: Triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống đến toàn thể giáo viên, nhân viên Kết quả/mục tiêu cần đạt Người/đơn vị thực hiện Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường nắm rõ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc giáo dục kỹ sống trong nhà trường sau khi được triển khai. Hiệu trưởng Thành viên Ban Chỉ đạo. Người/đơn Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường vị phối hợp thực hiện (nếu có) 3 Điều kiện - Phương tiện: nội dung kế hoạch giáo dục kỹ sống, máy thực hiện tính, máy chiếu. - Thời gian: 30/9/2021. - Địa điểm: Phòng họp. Cách thức - Trưởng Ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch phòng giáo dục thực hiện kỹ sống của trường để toàn thể giáo viên, nhân viên nắm rõ và thực hiện. Khó khăn, rủi ro và biện pháp khắc phục Phó trưởng ban chỉ đạo trình chiếu nội dung của kế hoạch. Giáo viên, nhân viên góp ý (nếu có). Trưởng ban tổng kết lại các nội dung cần thực hiện. Thống nhất kế hoạch thực hiện. - Rủi ro: Các giáo viên, nhân viên dự họp không đầy đủ. - Khắc phục: Thông báo trước ngày họp để giáo viên, nhân viên dự họp đầy đủ, vắng họp cần có lý do chính đáng. Tổ trưởng sẽ trao đổi với giáo viên đó nội dung họp. Khó khăn, - Rủi ro: Mất điện. rủi ro và - Khắc phục: Thuê máy phát điện 15 biện pháp khắc phục Nội dung công việc: Tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề mỗi tuần (trong thời gian học trực tuyến) Kết quả/mục tiêu cần đạt - Học sinh có ý thức rèn kỹ năng sống. - Học sinh thực hiện được một số kỹ năng sống cơ bản. Người/đơn vị thực hiện - Trưởng ban. - Tổng phụ trách Đội, - Bí thư Chi đoàn - Giáo viên chủ nhiệm 22 lớp. Người/đơn Học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5. vị phối hợp thực hiện (nếu có) 4 Điều kiện - Các văn bản liên quan: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về thực hiện Quy định đánh giá học sinh tiểu học. - Phương tiện: Nội dung sinh hoạt, laptop, đường truyền mạng ổn định. Thời gian: Bắt đầu từ ngày 15/10/2021 vào các ngày thứ 2 mỗi tuần. 17 giờ – 17giờ 30: Học sinh khối lớp 1 17 giờ 30 – 18 giờ: Học sinh khối lớp 2 18 giờ – 18 giờ 30: Học sinh khối lớp 3 18 giờ 30 – 19 giờ: Học sinh khối lớp 4 19 giờ – 19 giờ 30: Học sinh khối lớp 5 Dự kiến thời gian trên vì cha mẹ học sinh có thể hỗ trợ học sinh tham gia. Cách thức - Ban chỉ đạo phân công Tổng phụ trách Đội thiết kế thực hiện chương trình buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống như an 16 toàn khi ở nhà, sử dụng hiệu quả phương tiện khi học trực tuyến; xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án. - Riêng đối với lớp 1 và lớp 2, giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với Tổng phụ trách Đội với soạn nội dung theo chương trình Hoạt động trải nghiệm (Bộ sách Chân trời sáng tạo). - Trưởng ban duyệt thiết kế chương trình, giám sát việc thực hiện. - Tổng phụ trách Đội sẽ sinh hoạt trên Google Meet, học sinh tham gia đặt tên tài khoản theo mẫu sau: Tên lớp_Tên học sinh. Ví dụ: 1A_Nguyễn Minh Anh. - Giáo viên chủ nhiệm cùng tham dự hỗ trợ, vận động học sinh tham gia. Khó khăn, rủi ro và biện pháp khắc phục - Rủi ro: Mất điện, đường truyền mạng không ổn định; học sinh không tham gia được. - Khắc phục: Chuẩn bị sạc dự phòng. Trước khi tổ chức 1 ngày, Tổng phụ trách Đội sẽ gửi file sinh hoạt, đường link đăng nhập cho Bí thư Chi đoàn và giáo viên chủ nhiệm. Nếu có sự cố, Bí thư Chi đoàn sẽ sinh hoạt. File nội dung sinh hoạt sẽ được đăng trên trang web của trường, trang facebook của Liên đội để học sinh theo dõi. Nội dung công việc: Tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề mỗi tuần (thời điểm học sinh được phép học tập trung tại trường) Kết quả/mục tiêu cần đạt 5 Người/đơn vị thực hiện - Học sinh có ý thức rèn kỹ năng sống. - Học sinh được thực hành và thực hiện tốt một số kỹ năng sống cơ bản. - Trưởng ban. - Tổng phụ trách Đội - Bí thư Chi đoàn - Giáo viên chủ nhiệm 22 lớp. Người/đơn Học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5. vị phối hợp 17 thực hiện (nếu có) Điều kiện - Các văn bản liên quan: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về thực hiện Quy định đánh giá học sinh tiểu học. - Phương tiện: Nội dung sinh hoạt, phông nền, dụng cụ cho các hoạt cảnh. - Thời gian: Tuần học thứ 2 khi học sinh được phép học tập trung tại trường. Cách thức - Ban chỉ đạo phân công Tổng phụ trách Đội thiết kế thực hiện chương trình buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống như kỹ năng đọc sách, thực hiện 5 K, … - Riêng đối với lớp 1 và lớp 2, giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với Tổng phụ trách Đội soạn nội dung sinh hoạt theo chương trình Hoạt động trải nghiệm (Bộ sách Chân trời sáng tạo). - Trưởng ban duyệt thiết kế chương trình, giám sát việc thực hiện. - Tổng phụ trách Đội phối hợp cùng Bí thư Chi đoàn thực hiện. Khó khăn, - Rủi ro: Hệ thống âm thanh hư, mất điện. rủi ro và biện pháp - Khắc phục: Chuẩn bị sẵn loa thùng. khắc phục Nội dung công việc: Khảo sát thực tế 6 Kết quả/mục tiêu cần đạt - Thu thập các đánh giá, góp ý của giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh trước và sau mỗi buổi sinh hoạt, nhằm cải thiện chất lượng buổi sinh hoạt kỹ năng sống. Người/đơn vị thực hiện - Tổng phụ trách
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất