Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường thpt...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường thpt

.PDF
30
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường trung học tỉnh Long An Tên tiểu luận: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: PHẠM THỊ BẢO CHÂU Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Long An LONG AN, THÁNG 11/2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường trung học tỉnh Long An Tên tiểu luận: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: PHẠM THỊ BẢO CHÂU Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Long An LONG AN, THÁNG 11/2021 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1 Ban Giám hiệu BGH 2 Ban chấp hành BCH 3 Cán bộ quản lí CBQL 4 Cha mẹ học sinh CMHS 5 Cơ sở vật chất CSVC 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Giáo dục GD 8 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 9 Giáo viên bộ môn GVBM 10 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 11 Học kì HK 12 Học sinh HS 13 Học sinh giỏi HSG 14 Kỹ năng sống KNS 15 Liên hiệp thanh niên LHTN 16 Phân phối chương trình PPCT 17 Quản lý QL 18 Thanh niên Cộng sản TNCS 19 Thành phố TP 20 Tổ trưởng chuyên môn TTCM 21 Trung học phổ thông THPT 22 Trung ương TW 23 Ủy ban nhân dân UBND STT MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN Trang 1 1.1. Lý do pháp lý 1 1.2. Lý do về lý luận 2 1.3. Lý do thực tiễn 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ 4 4 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT chuyên Long An 4 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GD kỹ năng sống cho HS 6 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 12 2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác quản lý hoạt động GD kỹ năng sống 13 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 16 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 4.1. Kết luận 23 4.2. Kiến nghị 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1.1. Lý do pháp lý Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu 7 quan điểm chỉ đạo trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trong đó có nội dung: “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng nêu 6 mục tiêu cụ thể, trong đó: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lố i sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…” Từ đó đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp. Trong nhiệm vụ và giải pháp thứ 2 có nội dung: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhà quản lí giáo dục khi thực hiện quản lý hoạt động GD kỹ năng sống cho HS ở trường phổ thông còn cần dựa trên các cơ sở pháp lý chung và các văn bản của từng địa phương như: - Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; - Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; - Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; - Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; - Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về việc quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên; - Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai chương trình GDTrH năm học 2021-2022; - Công văn số 2380/SGDĐT-GDTrH ngày 13/09/2021 của Sở GD và ĐT Long An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022; 1 Nắm vững các văn bản pháp lý này là cơ sở cần thiết cho công tác QL nói chung và công tác QL hoạt động GD kỹ năng sống cho HS nói riêng. Các văn bản pháp lý này giúp hiệu trưởng thực hiện các chức năng QL đúng qui định và hiệu quả. 1.2. Lý do về lý luận * Quản lý là quá trình thực hiện các công việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, đánh giá... nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. * Các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông bao gồm: - Hoạt động GD theo chủ đề, chủ điểm, ngoại khóa, tham quan, du lịch - Hoạt động GD kĩ năng sống cho HS - Hoạt động GD lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp - Hoạt động GD đạo đức, thể chất, thẩm mỹ cho HS - Hoạt động GD dân số, giới tính cho HS - Hoạt động GD an toàn giao thông cho HS - Hoạt động GD phòng chống ma túy cho HS - Hoạt động trải nghiệm (bậc tiểu học), hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp (bậc trung học) * Yêu cầu của công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông: - Quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành về tổ chức các hoạt động GD toàn diện HS. - Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục HS. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động GD trong nhà trường. * Kỹ năng sống thường được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. Có nhiều khái niệm về kỹ năng sống nhưng tôi tâm đắc nhất là khái niệm theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. * Nội dung giáo dục kỹ năng sống: Trên cơ sở bốn trụ cột giáo dục mà tổ chức UNESCO đề xuất, Bộ giáo dục đã nêu ra 25 kỹ năng cụ thể cần giáo dục cho học sinh và chia thành 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Kỹ năng giao tiếp và tự nhận thức: 1. Kỹ năng giao tiếp 2. Kỹ năng lắng nghe tích cực 3. Kỹ năng tự nhận thức 2 4. Kỹ năng thể hiện sự tự tin. 5. Kỹ năng thương lượng 6. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 7. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 8. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. 9. Kỹ năng hợp tác Nhóm 2: Kỹ năng xác định giá trị: 1. Kỹ năng xác định giá trị 2. Kỹ năng tư duy phê phán 3. Kỹ năng tư duy sáng tạo 4. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm,… Nhóm 3: Kỹ năng xác định mục tiêu: 1. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 2. Kỹ năng quản lí thời gian 3. Kỹ năng đặt mục tiêu Nhóm 4: Kỹ năng ra quyết định: 1. Kỹ năng ra quyết định 2. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề Nhóm 5: Kỹ năng kiên định: Kỹ năng kiên định * Biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS: - Tích hợp, lồng ghép khi dạy các môn học; - Lồng ghép trong các hoạt động GD như: hoạt động GD theo chủ đề chủ điểm, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, GD an toàn giao thông, GD giới tính, hoạt động ngoại khóa; - Giáo dục kỹ năng sống cho HS trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm; - Giáo dục các kỹ năng cho các em khi thực hiện xây dựng trường, lớp an toàn-xanh-sạch-đẹp; - Giáo dục kỹ năng sống cho HS qua các hoạt động trải nghiệm (tiểu học), các hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp (trung học). Thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết và điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ khi xin việc làm và thích ứng trong cuộc sống. Hoạt động GD kỹ năng sống sẽ cung cấp cho các em những tri thức thực tiễn, cập nhật những kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có 3 thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất, giúp các em có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội và có cơ hội hoà nhập toàn cầu. 1.3. Lý do thực tiễn Trong những năm học gần đây, CBQL trường THPT chuyên Long An đã nhìn nhận được vai trò to lớn của công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS. Hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm GD kỹ năng sống lồng ghép vào tiết dạy, tiết sinh hoạt lớp, Đoàn thanh niên tổ chức các nội dung có liên quan trong tiết sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động trải nghiệm của các tổ chuyên môn…Tuy nhiên, công tác quản lý của hiệu trưởng đối với các hoạt động này còn chưa sâu sát, chưa thành lập một Ban chỉ đạo cho các hoạt động giáo dục, chưa có định hướng rõ mục tiêu phát triển kỹ năng nào cho HS thông qua các hoạt động tương ứng, chưa tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời sau các hoạt động nên hiệu quả ở học sinh chưa thực sự rõ nét. Mặt khác, đa số HS ở trường THPT chuyên Long An rất chú trọng việc học, các em có ý thức trang bị cho mình thật nhiều kiến thức cho các môn học, nhất là học sinh khối 12. Các HS đội tuyển HSG thì miệt mài học bồi dưỡng cho các kỳ thi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia. Một bộ phận CMHS và HS ít quan tâm đến các hoạt động GD kỹ năng sống do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này nên gây khó khăn cho nhà trường khi tổ chức thực hiện. Thêm nữa, HS khối 10 lần đầu đi học xa nhà, ở nội trú trong kí túc xá của trường cùng các bạn, còn nhiều bỡ ngỡ và cần được quan tâm hơn, trang bị nhiều kỹ năng sống hơn để giúp các em tự tin, tự lập xoay sở khi không có người thân bên cạnh, sớm hòa nhập với môi trường mới. Từ những lý do trên, sau khi được tham gia học các chuyên đề ở lớp bồi dưỡng CBQL, tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT chuyên Long An năm học 2021-2022” làm đề tài tiểu luận. Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GD kỹ năng sống cho HS của nhà trường trong thời gian tới. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT chuyên Long An Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là tỉnh duy nhất của miền tây nối liền cửa ngõ TP Hồ Chí Minh. Long An được biết đến với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hòa, thanh long Châu 4 Thành... Đặc biệt, lúa gạo chất lượng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu. Trường THPT chuyên Long An là trường THPT chuyên duy nhất của tỉnh, được thành lập theo Quyết định số 2774/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ngày 28 tháng 10 năm 2009. Những năm đầu, việc tổ chức dạy học diễn ra tại cơ sở tạm mượn của trường THPT Tân An tại phường 3, TP Tân An. Hiện nay, trường tọa lạc tại số 112, đường Nguyễn Minh Đường, phường 4, TP Tân An, tỉnh Long An. Trường THPT chuyên Long An được UBND tỉnh đầu tư với quy mô rộng 3,8 ha, có 33 phòng học lí thuyết; 17 phòng chức năng thực hành và các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu trải nghiệm, thực hành của các bộ môn; khu hành chính và hội trường. Nhà trường còn được đầu tư xây dựng các khu sân chơi, bãi tập, khuôn viên cây cảnh... tạo môi trường GD đa dạng và phát triển năng khiếu cho HS. Cụ thể gồm: phòng tập văn nghệ, nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân bóng rổ; nhà lưới trồng rau thủy canh giúp các em HS trải nghiệm với nghề làm vườn; thư viện điện tử tiên tiến đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của GV và HS. Khu kí túc xá cho HS gồm 148 phòng, một nhà ăn phục vụ cho GV, HS của trường... Trải qua 12 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt. Hình 1: Tập thể CBQL, GV, NV trường THPT chuyên Long An Năm học 2021-2022, trường THPT chuyên Long An có 90 CBQL, GV, nhân viên. Cụ thể, Ban giám hiệu là 4 người đều có trình độ thạc sĩ, 72 GV trực tiếp giảng dạy lớp (trong đó có 44 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước). Số lượng HS của trường cũng tăng theo từng năm học. Năm học 2021-2022, trường có 810 HS với 27 lớp (gồm 24 lớp chuyên và 3 lớp không chuyên). Các em được thi tuyển/xét tuyển từ tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Gia đình học sinh thuộc đa dạng các thành phần trong xã hội: công nhân, nông dân, trí thức... 5 Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhà trường chú ý đến GD toàn diện nhưng không cào bằng. Chất lượng GD tương đối ổn định trong nhiều năm. Năm học 2020-2021, đạt 122 giải HSG văn hóa cấp tỉnh, 09 giải HSG cấp quốc gia; xếp loại rèn luyện 02 mặt giáo dục: 93.27% học lực giỏi, 99,74% hạnh kiểm tốt. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, trải nghiệm sáng tạo… cho học sinh cũng được chú trọng. 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT chuyên Long An 2.2.1. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người quản lý nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lý các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS cũng phải bắt đầu từ công việc xây dựng kế hoạch. Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng trường THPT chuyên Long An lập kế hoạch năm học của nhà trường, trong đó có nội dung quản lý các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, hiệu trưởng còn ban hành kế hoạch riêng cho công tác GD kỹ năng sống cho HS: Kế hoạch số 56/KH-CLA ngày 13/10/2020 về tổ chức hoạt động giáo dục Kĩ năng sống năm học 2020 - 2021. Trong kế hoạch này có nêu mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng yêu cầu các tổ/bộ phận trong nhà trường khi xây dựng kế hoạch công tác của tổ/bộ phận (đặc biệt là Đoàn thanh niên) hay kế hoạch cá nhân cần có nội dung về các hoạt động giáo dục, nhất là công tác GD kỹ năng sống cho HS. Vì thế, đa số các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS tại trường THPT chuyên Long An được thực hiện thông qua việc tích hợp-lồng ghép vào một số tiết dạy trên lớp (thể hiện ở những nội dung thực tiễn có liên quan đến bài học và được in đậm trong giáo án), thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp vào kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng đưa kế hoạch này vào kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng tuần của nhà trường để toàn trường cùng lưu ý thực hiện. 2.2.2. Hiệu trưởng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tại đơn vị, hiệu trưởng tổ chức lực lượng thực hiện công tác GD học sinh chủ yếu là PHT quản sinh, Đoàn thanh niên, GV kiêm nhiệm phòng tư vấn tâm lý học đường và các GVCN lớp. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về an toàn giao thông, giáo dục giới tính, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS… Hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho HS được nhà trường tổ chức thông qua các hoạt động lồng ghép trong các môn học, hoạt động tập thể, tiết sinh hoạt 6 dưới cờ và các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, hiệu trưởng chú trọng các kỹ năng giao tiếp thiết yếu cho HS; kỹ năng ứng xử biết kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. Hình 2: Giáo dục kỹ năng tự học cho các đội tuyển HSG Hình 3: Giáo dục kỹ năng ứng xử và hợp tác nhóm qua tiết học ngoài trời - Trong năm học 2020-2021: + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện và tài chính tương đối đảm bảo cho hoạt động GD kỹ năng sống cho HS. Công tác xã hội hóa của nhà trường phụ vụ cho hoạt động GD kỹ năng sống: vận động được nhóm CMHS lớp chuyên Hóa (khóa 2018-2021) đã xây dựng và bàn giao cho trường một khu sinh hoạt ngoài trời với cây 7 xanh, bồn hoa, xích đu… bên cạnh thư viện trường. Nhờ vậy HS có thêm không gian để sinh hoạt nhóm: chơi cờ vua, chụp ảnh, thư giãn, sinh hoạt hội nhóm… + Hầu hết GVCN lớp đều có lồng ghép các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS trong các tiết sinh hoạt lớp. Hình 4: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS trong tiết sinh hoạt lớp + Đoàn thanh niên đã tổ chức cho HS tham gia cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020; đã tổ chức cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào các tiết sinh hoạt dưới cờ. Qua cuộc thi đã tuyên truyền sâu rộng trong HS về tư tưởng, đạo đức, phong cách 8 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của HS. + Đoàn Thanh niên đã tham gia trang Fanpages “Học sinh, sinh viên Long An”; theo dõi HS khi các em sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook đồng thời định hướng tư tưởng HS, giúp HS sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, phục vụ nhu cầu học tập và giải trí lành mạnh, không sử dụng trang mạng XH để xuyên tạc, kích động biểu tình gây mất an ninh trật tự hoặc để nói xấu, gây mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường. + Đoàn Thanh niên đã hướng dẫn HS tham gia chuyên mục “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa” trên Hệ Tri thức Việt số hóa tại địa chỉ https://itrithuc.vn/. + Nhà trường đã triển khai Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho HS; thực hiện Công văn số 1123/SGDĐT-GDTrH ngày 08/5/2018 của Sở GD&ĐT về việc triển khai công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông. Hiệu trưởng đã phân công cô Nguyễn Thị Kim Phụng phụ trách tư vấn tâm lý học đường tại phòng tư vấn ở tầng 1 dãy A, theo lịch 2 buổi/ tuần, nhằm hỗ trợ cho HS giải tỏa những khó khăn, vướng mắc về tâm lý, tình cảm, các vấn đề trong học tập. Năm học 2020-2021, số ca tư vấn tâm lí lứa tuổi, giới tính, tình yêu, sức khỏe sinh sản vị thành niên: 02 trường hợp; tư vấn kỹ năng sống, ứng xử trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy cô: 06; tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập: 03 trường hợp; tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề: 01. + Trường đã mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng-giảng viên trường ĐHSP TPHCM nói chuyện chuyên đề GD Kỹ năng sống cho HS toàn trường được 01 buổi. + Thầy cô bộ môn Hóa cũng đã tổ chức dạy học dự án cho HS làm xà phòng, GV môn Làm vườn đã cho HS trồng và bán rau thủy canh, hoa hướng dương dịp Tết... 9 Hình 5: Giáo dục kỹ năng lập kế hoạch cho HS thông qua hoạt động học gắn với sản xuất kinh doanh Hình 6: Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường 10 - Hiệu trưởng nhà trường còn tạo điều kiện cho HS tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các câu lạc bộ sở thích: CLB cầu lông, CLB bóng rổ, CLB truyền thông, CLA Green, CLB theo bộ môn chuyên Toán, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ Văn... Nhìn chung, hiệu trưởng trường đã động viên và tạo điều kiện cho các tổ/bộ phận tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS. Các hoạt động GD này khá đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Song, một số hoạt động của các câu lạc bộ HS còn tự phát, khó kiểm soát; một số hoạt động GD của GV bộ môn và GVCN chưa được dự giờ, góp ý mà chủ yếu là GV tự trang bị và tổ chức theo khả năng, tập trung ở các thầy cô trẻ và năng động chứ chưa đều tay ở tất cả các lớp. 2.2.3. Hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Năm học 2020-2021, hiệu trưởng trường THPT chuyên Long An đã chỉ đạo cho GVCN tuyên truyền cho cha mẹ học sinh trong Hội nghị CMHS đầu năm học để CMHS nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động GD kỹ năng sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách HS. Từ đó, họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động GD kỹ năng sống, hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động cũng như củng cố các KNS mà HS đã được trang bị, vận dụng trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Hiệu trưởng đã chỉ đạo cho phòng tư vấn tâm lí học đường có nhiệm vụ của giúp HS biết cách giải quyết những vướng mắc trong quan hệ với bạn bè, với thầy cô, với cha mẹ; giúp đỡ HS có khó khăn trong học tập; giải đáp những thắc mắc của HS về tâm sinh lí tuổi vị thành niên… Hiệu trưởng đã chỉ đạo hoạt động của tổ chủ nhiệm: GVCN giữ vai trò chính trong tổ chức hoạt động GD cho HS lớp chủ nhiệm, nên GVCN có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động GD của nhà trường, động viên kịp thời những biểu hiện tích cực của HS. Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống, thực hiện tích hợp hoặc lồng ghép nội dung GD dân số, phòng chống ma túy… qua một số môn học. Hiệu trưởng đã chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường tham gia giáo dục HS: nhân viên hành chánh, bảo vệ, ban quản lí KTX… là lực lượng duy trì kỉ cương nề nếp học sinh, góp phần GD kỹ năng sống cho HS nhà trường. Chỉ đạo bộ phận thư viện tạo điều kiện về tư liệu tham khảo cho việc tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống. Hiệu trưởng đã phối hợp với các lực lượng xã hội khác: phối hợp với công an phường 4-TP Tân An bảo đảm môi trường an ninh quanh trường để trường có điều kiện tổ chức các hoạt động GD an toàn; phối hợp với cảnh sát giao thông TP Tân An để tổ chức tuyên truyền, GD Luật giao thông đường bộ; phối hợp với bộ phận phòng chống tệ nạn ma túy của công an tỉnh Long An để tổ chức các hoạt động GD phòng 11 chống ma túy trong tiết sinh hoạt dưới cờ; phối hợp với Trung tâm y tế TP Tân An tổ chức GD dân số-kế hoạch hóa gia đình trong HS, GD sức khỏe sinh sản vị thành niên và GD lối sống lành mạnh cho HS nhà trường. Nhìn chung, khâu chỉ đạo và phối hợp của hiệu trưởng đối với các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS khá tốt và toàn diện. Tuy nhiên, hiệu trưởng còn chỉ đạo trực tiếp nhiều việc, chưa thành lập Ban chỉ đạo riêng để phụ trách hoạt động GD kỹ năng sống và chỉ đạo thông qua Ban này để việc chỉ đạo được kịp thời và hiệu trưởng giảm bớt việc để chăm lo cho các hoạt động khác. 2.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tại trường THPT chuyên Long An, hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá các hoạt động GD kỹ năng sống vào cuối học kì hoặc cuối năm học, thông qua sổ hoạt động của tổ chuyên môn (hoạt động câu lạc bộ các môn chuyên, các nội dung lồng ghép trong tiết dạy, hoạt động trải nghiệm), sổ theo dõi HS của GVCN (các nội dung lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp), báo cáo công tác 6 tháng đầu năm/cuối năm của Đoàn thanh niên, báo cáo cuối năm của GV phụ trách phòng tư vấn tâm lý học đường… Cuối năm học, hiệu trưởng lập Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 (số 62/BC-CLA ngày 29/7/2021) gửi toàn cơ quan và gửi về Phòng Trung học-Sở GD&ĐT Long An. Trong đó, hiệu trưởng nêu các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS nhưng chỉ mang tính chất liệt kê các hoạt động đã tổ chức trong năm học mà chưa đánh giá kết quả đạt được ở học sinh, chưa có phân tích nguyên nhân những mặt chưa được và chưa đề xuất giải pháp cải tiến cho các hoạt động này trong năm học mới. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT chuyên Long An 2.3.1. Điểm mạnh - Lãnh đạo nhà trường chú trọng và tạo điều kiện cho các hoạt động GD hình thành, phát triển kĩ năng sống cho HS, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân (kỹ năng xác định giá trị hay định vị bản thân). - Nhiều học sinh của trường năng động, sáng tạo, chủ động tham gia các hoạt động phong trào, các câu lạc bộ, qua đó hình thành và phát triển dần các kĩ năng sống như kỹ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hòa nhập. 2.3.2. Điểm yếu - Cơ sở vật chất của trường và kí túc xá chưa được hoàn trả lại như ban đầu sau đợt trưng dụng trường làm bệnh viện dã chiến (trong đợt dịch Covid bùng phát vừa qua). - Kinh phí đầu tư cho công tác GD kỹ năng sống còn hạn chế. 12 - Một số GV chỉ tập trung truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho HS. - Một bộ phận HS các lớp chuyên chưa nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động GD kỹ năng sống, chỉ lo học kiến thức các môn thi TN THPT, chỉ tham gia hoạt động GD vì điểm số. 2.3.3. Cơ hội - Hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng về công tác GD kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục: Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đây là những căn cứ pháp lí để nhà trường tổ chức thực hiện công tác GD kỹ năng sống cho HS trong năm học. - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Long An về công tác GD kỹ năng sống: Công văn số 2380/SGDĐT-GDTrH ngày 13/09/2021 của Sở GD và ĐT Long An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022. Trong đó có hướng dẫn xây dựng kế hoạch GD của nhà trường để chủ động, linh hoạt ứng phó với tình hình Covid-19, bảo đảm chương trình năm học. - Ban đại diện CMHS nhiệt tình, năng động, phối hợp và hỗ trợ một phần kinh phí với nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS. 2.3.4. Thách thức - Sở GD&ĐT Long An chưa tổ chức tập huấn cho GVCN về công tác GD kỹ năng sống cho HS nên GV thực hiện công tác này dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính. - Năm học 2020-2021, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đến thời điểm này, thầy và trò ở Long An vẫn đang dạy học trực tuyến. Do đó, các hoạt động GD kỹ năng sống cũng chỉ thực hiện trực tuyến và bị hạn chế, khó đánh giá được hiệu quả. 2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT chuyên Long An Trên cơ sở thông tư 32, kết hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay và kết quả hoạt động GD kỹ năng sống trong năm học trước, hiệu trưởng nhận thấy nhìn chung các khâu lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thì thực hiện khá tốt. Tuy nhiên khâu kiểm tra, đánh giá còn chưa kịp thời và chưa sâu sát. Nguyên nhân chủ yếu là hiệu trưởng bận quá nhiều việc mà lại trực tiếp quản lý các hoạt động GD này nên đôi khi chưa làm tốt như mong đợi. Để nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động giáo dục trong thời gian tới, hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây: 13 Thứ nhất là thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục (trong đó có tiểu ban GD kỹ năng sống). - Thành phần của Ban chỉ đạo có thể bao gồm: + Trưởng Ban: Phó Hiệu trưởng quản sinh + Các thành viên: Bí thư Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn giáo viên, khối trưởng chủ nhiệm, tổ trưởng tổ bộ môn, đại diện Ban chấp hành Công đoàn, đại diện Hội CMHS trường, một số GV có năng lực tổ chức hoạt động tập thể. - Nhiệm vụ cơ bản của Ban chỉ đạo là giúp hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo dục, cụ thể là: + Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó. + Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng GD khác ngoài nhà trường trong các hoạt động. + Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp và các cán bộ Đoàn, lớp tiến hành các hoạt động ở đơn vị mình đạt hiệu quả. + Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả GD của hoạt động: tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động GD của tháng trước; đề nghị khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong các hoạt động GD; đề nghị phê bình, nhắc nhở những cá nhân, tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng chủ đề, kế hoạch hoạt động trong tháng tới; phân công trách nhiệm cụ thể cho các tiểu ban phụ trách triển khai kế hoạch tháng. - Xây dựng nội dung công việc thực hiện: + Nội dung phải đầy đủ toàn diện các hoạt động GD kỹ năng sống theo chủ đề nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. + Nội dung công việc cần được hoạch định cụ thể và được phân loại theo phạm vi cấp trường/khối/lớp và được sắp xếp đảm bảo tính lôgic. + Nội dung công việc được phân bố hợp lí về thời gian từ đầu năm đến cuối năm cho các đối tượng được phân công: Tổ chuyên môn, khối, Tổ GVCN và các nhân viên cũng như các bộ phận khác trong nhà trường. - Xác định biện pháp và điều kiện thực hiện: + Biện pháp cần phong phú và được lựa chọn phù hợp với đặc trưng của trường. + Biện pháp phải có tính khả thi, được xây dựng phù hợp với tình hình nhà trường, khả năng của đội ngũ. + Biện pháp cần được nêu cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện dễ dàng. - Phân công thực hiện và phân bố thời gian: 14 + Sự phân công cần xác định cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào chịu trách nhiệm thực hiện công việc. + Yếu tố thời gian trong kế hoạch cần được nêu rõ, người thực hiện kế hoạch và nhà quản lý sẽ kiểm soát được tiến độ công việc tránh nguy cơ quá tải, trì trệ công việc và sự phù hợp với các hoạt động khác trong nhà trường. - Để Ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, các thành viên cần hoạt động đều tay, hiệu trưởng nên lập các tiểu ban, mỗi tiểu ban chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo một mảng hoạt động giáo dục (ví dụ tiểu ban phụ trách mảng GD kỹ năng sống). Thứ hai là hiệu trưởng theo dõi và giám sát việc thực hiện việc phân công công việc cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn Ban chỉ đạo phân công như thế nào để phát huy được năng lực của họ và không để xảy ra tình trạng người làm không hết việc, người thì có mặt cho đủ thành phần. Chú ý định hướng nội dung và hình thức hoạt động GD kỹ năng sống sao cho thu hút được HSG trong các đội tuyển tham gia vì các HS này đặc biệt rất ham học mà ít quan tâm các hoạt động GD KNS. Một nhóm đối tượng HS nữa rất cần được quan tâm là HS khối 10 đang ở nội trú, bán trú trong kí túc xá. Các em rất cần trang bị những kỹ năng tự lập, kỹ năng quản lý thời gian và thích nghi với cuộc sống tập thể với các bạn cùng phòng... đặc biệt trong tình hình dịch Covid như năm nay. Thứ ba là hiệu trưởng ưu tiên, tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên, Bí thư Đoàn trường/Ban thường vụ Đoàn thanh niên, Tổ trưởng tổ bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm đi dự lớp bồi dưỡng và tập huấn về các hoạt động GD do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai... nhất là những hoạt động GD kỹ năng sống trực tuyến phù hợp với tình hình dạy học online như hiện nay. Nhà trường cũng cần xây dựng chế độ bồi dưỡng cho giáo viên trong Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục (trong đó có tiểu ban GD kỹ năng sống), cụ thể hóa trong qui chế chi tiêu nội bộ để tạo thêm động lực cho những người thực hiện nhiệm vụ này. Thứ tư là hiệu trưởng cũng cần đưa ra qui định phối hợp trong đội ngũ và lực lượng bên ngoài nhà trường, trong đó xác định rõ yêu cầu về tinh thần phối hợp, phạm vi phối hợp và thời gian phối hợp. Thứ năm là hiệu trưởng tăng cường tổ chức xây dựng mẫu hoạt động, tiến hành dự hoạt động để đánh giá, góp ý và tiến đến phổ biến mẫu nhằm tăng hiệu quả giáo dục; xây dựng tiêu chí đánh giá theo từng hoạt động trên cơ sở mục tiêu của hoạt động; xác định thời gian kiểm tra, biện pháp kiểm tra; xử lý thông tin sau kiểm tra. Tóm lại, công tác quản lý các hoạt động GD kỹ năng sống trong nhà trường cũng không phải công tác mới mẻ nhưng cũng không hề đơn giản mà cần nhiều thời gian mới thấy được hiệu quả của nó. Nhà quản lý cần biết cân đối hài hòa việc quản lý 15 hoạt động GD kỹ năng sống với những hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường nhằm đào tạo các thế hệ học sinh vừa có kiến thức vừa có kỹ năng, thích ứng tốt nhất với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN NĂM HỌC 20212022 Tên Kết quả/ Người/ Người/ công mục tiêu đơn việc/Nội cần đạt thực hiện phối Điều kiện Cách vị đơn dung vị thực Dự kiến hiện thực hiện hợp (kinh phí, những rủi thực hiện phương khó (nếu có) khăn /Biện tiện, gian thời thực hiện) ro, pháp khắc phục 1. Xây Kế hoạch - Hiệu - Tổ GV - Biên chế Lập dựng kế cần đảm trưởng. chủ nhiệm. năm kế - Kế học hoạch GD hoạch hoạch tổ bảo cơ sở - Các phó - GV, nhân 2021-2022. KNS theo không chức hoạt pháp lý, Hiệu khoa học trưởng. động GD (có kỹ sống viên toàn - Văn bản đúng quy đầy đủ trường chỉ đạo các trình: các nội mục - Bí thư cấp, nhiệm - Tìm hiểu dung năng tiêu, nội đoàn vụ trọng cơ sở  dung hoạt trường. tâm và kế pháp lý động hoạch năm - và Nghiên địa điểm, Phân cứu kĩ học 2021- tích thực các văn 2022. trạng nhà bản chỉ phân - Máy tính, trường. thời gian, công tổ máy in… - đạo, các Mục hình chức thực - Thời gian tiêu, hiện, lực lượng phối hợp thực hiện từ nhiệm vụ tổ chức 6/09/2021 các hoạt trong đến động GD năm học ngoài nhà 6/11/2021 trường) (do 16 KNS. thức đã qua hình tình - Dự thảo hiệu dịch nội dung, quả. Covid nên hình thức và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất