Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường thcs...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường thcs

.PDF
28
1
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG THCS BÀN CỜ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS BÀN CỜ, QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: ĐOÀN THANH SƠN Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS BÀN CỜ, QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9/2021 LỜI CÁM ƠN Kính thưa Quý thầy cô giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh Ban giám hiệu trường trung học cơ sở Bàn Cờ Qua quá trình học tập, quý thầy cô giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý giáo dục. Bản thân tôi đã tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích về bồi dưỡng quản lí cán bộ trường phổ thông và những kỹ năng cần thiết của một cán bộ làm công tác quản lí giáo dục. Tôi xin cám ơn lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo Quận 3, trường trung học sơ sở Bàn Cờ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được theo học lớp bồi dưỡng cán bộ quản ly1 và hoàn thành tiểu luận cuối khóa này. Trong quá trình hoàn thành tiểu luận cuối khóa sẽ không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của quý thầy cô để tôi có thể bổ sung, hoàn chỉnh hơn cho tiểu luận cuối khóa này. Tôi kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống. Xin trân trọng cám ơn. MỤC LỤC Trang 1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1. Lý do pháp lý .............................................................................. 1 1.2. Lý do lý luận ............................................................................... 1 1.3. Lý do thực tiễn............................................................................. 2 2 – TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS BÀN CỜ................ 3 2.1. Khái quát đặc điểm trường ........................................................ 3 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động ...................................... 5 2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức . ................................ 10 2.3.1. Điểm mạnh....................................................................... 10 2.3.2. Điểm yếu .......................................................................... 11 2.3.3. Cơ hội .............................................................................. 11 2.3.4. Thách thức ....................................................................... 11 2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THCS Bàn Cờ ..................................... 12 3 - KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS BÀN CỜ NĂM HỌC 2021-2022 .............................................................................................. 13 4 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 24 4.1. Kết luận ...................................................................................... 24 4.2. Kiến nghị .................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 24 1 1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do pháp lý Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển như hiện nay, việc quan tâm, chăm lo cho giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo được xem là lĩnh vực rất quan trọng, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Hiện nay, nền giáo dục ngày càng chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho học sinh. Trong hoạt động quản lí của lãnh đạo nhà trường, quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống là một phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Căn cứ thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh,quan tâm bồi dỡng học sinh giỏi, kèm cặp giúp học sinh trung bình tiếp thu chậm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, Động viên học sinh tích cực,tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, rèn thói quen, hành vi tốt, giáo dục kỹ năng sống cho các con ở mọi lúc, mọi nơi. Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Việc triển khai thực hiện hương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã xây dựng mô hình sáng tạo nhằm hướng hoạt động trải nghiệm theo hương trình giáo dục phổ thông 2018 đi vào thực chất, hiệu quả bằng những cách làm phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ sở, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, các hoạt động giáo dục thực hiện theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, được tổ chức trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngoài khuôn viên nhà trường nhằm thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ giáo dục đào tạo ban hành. 1.2. Lý do lý luận Kỹ năng sống là sự vận dụng nhũng kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân đã được tích lũy qua lý thuyết và hoạt động trải nghiệm để làm chủ bản thân, 2 giải quyết, xử lý hiệu quả những vấn đề, những tình huống xảy ra trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng sống là khả năng để mỗi người có thể ứng phó một cách thích hợp, chắc chắn với từng điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống thường được thiết lập với một nền tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành. Kỹ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành giúp học sinh trả lời những câu hỏi như là: Cần làm gì để có thái độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì?... Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý, xã hội giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý, xã hội giúp cho cá nhân vữngvàng trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết và điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ khi xin việc làm và thích ứng trong cuộc sống.Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Các em càng cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động giáo dục được thực hiện qua một quá trình lâu dài nhằm giúp học sinh có khả năng thích nghi tốt nhất với cuộc sống. Đồng thời, hoạt động giáo dục này sẽ cung cấp cho các em những tri thức thực tiễn, cập nhật, những kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lí mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất giúp các em có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội và có cơ hội hoà nhập toàn cầu. 1.3. Lý do thực tiễn Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, việc thiếu kỹ năng sống, thiếu tự tin, tự lập và lối sống khép kín với thực tại, mải mê chơi trò chơi 3 điện tử trên mạng Intenet đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của một bộ phận thanh, thiếu niên khiến không ít phụ huynh, các thầy, cô giáo phải phiền lòng. Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được nhà trường đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của HS nên hiệu quả lồng ghép chưa cao, kết quả mang lại chưa khả quan. Cùng với việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học hằng tháng, nhà trường vẫn dành thời lượng trong các tiết sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ để định hướng, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, để tổ chức một hoạt động ngoại khóa trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng sống là việc làm không đơn giản, khi nguồn kinh phí không cho phép, thời gian có hạn. Cùng với đó, không phải giáo viên nào cũng có kỹ năng, năng lực điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xuất phát từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tại trường THCS Bàn Cờ, bản thân tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Sau thời gian tham gia học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tôi được quý Thầy, Cô trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trang bị rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo và quản lý. Đồng thời qua nội dung chuyên đề 9b: Quản lý hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, tôi nhận thấy hiện nay cho thấy học sinh vẫn còn thiếu các kỹ năng sống cần thiết, chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường thcs bàn cờ, quận 3, Tp Hồ Chí Minh năm học 2021-2022” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường THCS Bàn Cờ. 2 – TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS BÀN CỜ 2.1. Khái quát đặc điểm trường Trường THCS Bàn Cờ tọa lạc tại số 16 đường số 3 Cư xá Đô Thành – Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập từ năm 1946. Trường học 2 buổi/ngày, có tổ chức lớp bán trú cho học sinh khối 6,7,8, Tình hình nhân sự: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 89. Trong đó: Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên: 60; Công nhân viên: 11. 4 Qui mô trường lớp: Tổng số lớp là 34 Tình hình học sinh: Khối Loại hình Số trườn g Số lớp Công lập 1 9 Tổng cộng 1 9 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Số học Số học Số học Số học sinh sinh sinh sinh Số Số Số Tổ Tổ Tổ Tổ lớp lớp lớp ng Nữ ng Nữ ng Nữ ng Nữ số số số số 37 16 8 37 17 9 38 18 8 33 16 6 3 6 4 7 7 5 4 37 16 8 37 17 9 38 18 8 33 16 6 3 6 4 7 7 5 4 Cơ sở vật chất: - 34 phòng học có diện tích chuẩn 56m2 (7m x 8m) - 02 phòng Vi tính và phòng Lab có diện tích 84m2/phòng (7m x 12m) - Có đầy đủ phòng Thực hành thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh, Âm nhạc. - Phòng Thực hành thí nghiệm Vật lý có diện tích 176,32m2 (11,6m x 15,2m). - Phòng Thực hành thí nghiệm Sinh học, Hóa học có diện tích 156m2 (10m x 15,6m). - Phòng Âm nhạc có diện tích 56m2 (7m x 8m). - Phòng Thư viện có đầy đủ các loại sách tham khảo dành cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh. Có diện tích 205,92m2 (13,2m x 15,6m). Có 70 chỗ phục vụ đọc sách – Đạt chuẩn Thư viện Xuất sắc. - Phòng Thiết bị - Đồ dùng dạy học diện tích 36,4m2 (7m x 5,2m). Có đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy- học tập. - Phòng Đoàn-Đội diện tích 28m2 (7m x 4m). - Phòng Y tế diện tích 36,4m2 (7m x 5,2m). Được công nhận đạt chuẩn liên tục nhiều năm. Trường có Cán bộ Y tế chuyên trách - 04 Phòng Quản sinh gồm : + Khối 6 diện tích 14m2 (7m x 2m) + Khối 7 diện tích 19,6m2 (7m x 2,8m), + Khối 8 diện tích 19,2m2 (4,8m x 4m) + Khối 9 diện tích 19,6m2 (7m x 2,8m) 5 Với quy mô trường lớp như hiện nay thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm. 2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động: Nhà trường đã triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy thông qua thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép, tích hợp các nội dung vào một số môn học (Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý). Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện qua các buổi ngoại khóa, lồng ghép, tích hợp trong các môn học, qua các cuộc thi với các chuyên đề nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức và kĩ năng sống. Báo cáo kết quả học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh toàn trường : XẾP LOẠI HỌC LỰC 0 Lớp TS HS Giỏi SL TOÀN TRƯỜNG KHỐI 6 Khá % SL Yếu TB % SL % 1474 465 31.55 501 33.99 406 27.54 376 136 36.17 116 30.85 1 6/1 50 38 2 6/2 26 15 57.69 3 6/3 43 4 6/4 5 10 20 2 % TB trở lên SL % SL 92 6.24 10 0.68 1372 93.08 32 8.51 8 2.13 SL % 336 89.36 4 50 100 8 30.77 3 11.54 26 100 14 32.56 14 32.56 10 23.26 44 14 31.82 20 45.45 9 20.45 6/5 44 12 27.27 13 29.55 14 31.82 5 11.36 6 6/6 41 11 26.83 16 39.02 11 26.83 2 7 6/7 43 10 23.26 6 13.95 8 6/8 44 10 22.73 9 6/9 41 12 29.27 KHỐI 7 76 84 22.34 Kém 4 9.3 1 2.33 38 88.37 1 2.27 43 97.73 39 88.64 4.88 1 2.44 38 92.68 16 37.21 10 23.26 1 2.33 32 74.42 16 36.36 9 20.45 7 15.91 2 4.55 35 79.55 13 31.71 10 24.39 4 9.76 2 4.88 35 85.37 376 136 36.17 137 36.44 82 21.81 20 5.32 1 0.27 355 94.41 1 7/1 50 34 2 7/2 48 3 7/3 46 68 12 24 4 8 15 31.25 25 52.08 6 12.5 13 28.26 21 45.65 7 15.22 50 2 100 4.17 46 95.83 5 10.87 41 89.13 6 4 7/4 45 8 17.78 21 46.67 5 7/5 45 17 37.78 17 37.78 6 7/6 48 19 39.58 12 7 7/7 48 18 8 7/8 46 KHỐI 8 387 3 6.67 20 1 2.22 25 15 31.25 2 4.17 46 95.83 37.5 17 35.42 11 22.92 2 4.17 46 95.83 12 26.09 12 26.09 17 36.96 5 10.87 41 89.13 94 24.29 116 29.97 136 35.14 40 10.34 1 8/1 41 14 34.15 16 39.02 2 8/2 43 25 58.14 14 32.56 3 8/3 44 9 20.45 4 8/4 41 3 5 8/5 6 13 28.89 9 1 2.22 1 0.26 43 95.56 346 89.41 1 2.44 40 97.56 6.98 1 2.33 42 97.67 10 22.73 21 47.73 4 9.09 40 90.91 7.32 11 26.83 21 51.22 6 14.63 35 85.37 44 6 13.64 16 36.36 13 29.55 9 20.45 35 79.55 8/6 44 12 27.27 12 27.27 17 38.64 3 6.82 41 93.18 7 8/7 43 9 20.93 11 25.58 17 39.53 6 13.95 37 86.05 8 8/8 43 10 23.26 10 23.26 18 41.86 5 11.63 38 88.37 9 8/9 44 6 13.64 16 36.36 16 36.36 5 11.36 KHỐI 9 335 99 29.55 132 55 10 10 24.39 42 93.33 3 39.4 104 31.04 25 8 1 2.27 38 86.36 335 100 20 40 100 1 9/1 40 22 2 9/2 44 14 31.82 18 40.91 12 27.27 44 100 3 9/3 44 17 38.64 14 31.82 13 29.55 44 100 4 9/4 41 11 26.83 16 39.02 14 34.15 41 100 5 9/5 40 11 27.5 16 40 13 32.5 40 100 6 9/6 42 7 16.67 21 50 14 33.33 42 100 7 9/7 41 6 14.63 21 51.22 14 34.15 41 100 8 9/8 43 11 25.58 16 37.21 16 37.21 43 100 7 XẾP LOẠI HẠNH KIỂM 0 Lớp TS HS Tốt SL TOÀN TRƯỜNG KHỐI 6 Khá % SL % SL 15.2 51 13.56 1474 1238 83.99 224 376 318 84.57 Yếu TB % SL % 12 0.81 1474 100 7 1.86 376 100 50 100 26 100 43 100 100 SL TB trở lên % 1 6/1 50 50 2 6/2 26 24 92.31 2 3 6/3 43 35 81.4 7 16.28 4 6/4 44 38 86.36 6 13.64 44 100 5 6/5 44 34 77.27 10 22.73 44 100 6 6/6 41 37 90.24 3 7.32 1 2.44 41 100 7 6/7 43 32 74.42 9 20.93 2 4.65 43 100 8 6/8 44 33 75 11 25 44 100 9 6/9 41 35 85.37 3 7.32 3 7.32 41 100 KHỐI 7 376 320 85.11 54 14.36 2 0.53 376 100 50 100 48 100 46 100 7.69 1 2.33 1 7/1 50 50 100 2 7/2 48 38 79.17 10 20.83 3 7/3 46 38 82.61 7 15.22 4 7/4 45 37 82.22 8 17.78 45 100 5 7/5 45 41 91.11 4 45 100 6 7/6 48 40 83.33 7 14.58 48 100 7 7/7 48 42 6 12.5 48 100 8 7/8 46 34 73.91 12 26.09 46 100 KHỐI 8 387 294 75.97 90 23.26 387 100 87.5 1 2.17 8.89 1 2.08 3 0.78 1 8/1 41 37 90.24 4 9.76 41 100 2 8/2 43 42 97.67 1 2.33 43 100 3 8/3 44 30 68.18 13 29.55 44 100 4 8/4 41 30 73.17 11 26.83 41 100 5 8/5 44 29 65.91 15 34.09 44 100 1 2.27 8 6 8/6 44 33 7 8/7 43 8 8/8 9 75 11 25 44 100 36 83.72 7 16.28 43 100 43 25 58.14 16 37.21 43 100 8/9 44 32 72.73 12 27.27 44 100 KHỐI 9 335 306 91.34 2 4.65 29 8.66 335 100 1 9/1 40 39 97.5 1 2.5 40 100 2 9/2 44 42 95.45 2 4.55 44 100 3 9/3 44 40 90.91 4 9.09 44 100 4 9/4 41 37 90.24 4 9.76 41 100 5 9/5 40 30 75 10 25 40 100 6 9/6 42 38 90.48 4 9.52 42 100 7 9/7 41 41 100 41 100 8 9/8 43 39 90.7 43 100 4 9.3 Nhà trường chỉ đạo và tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp quận, cấp thành phố và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp; Giáo dục kỹ năng sống, thành lập câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh: * Phong trào thể dục thể thao: + Cấp Quận: Đạt 29 huy chương vàng, 45 huy chương bạc, 16 huy chương đồng. + Cấp Thành phố: Đạt 12 huy chương vàng, 10 bạc, 21 huy chương đồng. + Cấp Toàn quốc năm học 2020-2021: Đạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. - Tham gia “Nét vẽ xanh” cấp quận và đạt được: + Học sinh đạt 2 giải hội thi “Nét vẽ xanh” cấp quận: 01 giải nhì và 1 giải khuyến khích; + Học sinh đạt giải trong hội thi “Thiết kế bìa sách THCS” cấp quận: 03 giải khuyến khích. - Tham gia “Nét vẽ xanh” cấp Thành phố và đạt được: 9 + Học sinh đạt 01 giải Ba hội thi Vẽ Tranh giấy; + Học sinh đạt giải Ba trong hội thi “Thiết kế bìa sách THCS”. * Hoạt động Đội: - Tham gia các hoạt động Stem cấp quận và đạt giải như: + Giải Nhất Bảng B-Phần thi thử thách cùng Stem; + Giải Ba phần thi kiến thức; + Giải Khuyến khích phần thi bắn tên lửa. - Liên hoan các Câu lạc bộ, nhóm nhảy hiện đại chủ đề “Vũ điệu mùa xuân”: giải phong trào. - Hội thi Nghi thức Đội Quận 3”: giải phong trào. - Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm "Em yêu khoa học": + Giải Ba phần thi "Tổ chức gian hàng với chủ đề "Giờ ra chơi sáng tạo", + Giải Khuyến khích phần thi "Sáng tạo cùng Steam", + Giải Khuyến khích Chung cuộc Khối THCS; + Liên đội còn nhận được Giấy khen của Phòng Giáo dục và Đào tạo tham gia tích cực và đạt nhiều thành tích trong phong trào sáng tạo trẻ Quận 3. - Nhà trường tuyên truyền theo chuyên đề dưới hình thức bảng tin tại trường về an toàn giao thông đường bộ và phòng tránh các tai nạn thương tích, phòng chống Covid 19, phòng ngừa bệnh tật học đường, sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên, cảnh báo loại ma túy, dinh dưỡng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống bệnh HIV/AIDS. - Nhà trường chú trọng và đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. - Nhà trường tăng cường công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền nội dung về biển, hải đảo và trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng, toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. - Nhà trường triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, không còn hiện tượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa trong học sinh. - Nhà trường đã mời Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ về báo cáo, tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường,... đến toàn thể học sinh trong nhà trường vào ngày 19/3/2021. 10 - Nhà trường tuyên truyền theo chuyên đề dưới hình thức bảng tin về an toàn giao thông đường bộ và phòng tránh các tai nạn thương tích, phòng ngừa bệnh tật học đường, sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên, cảnh báo loại ma túy, dinh dưỡng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống bệnh HIV/AIDS; - Nhà trường chú trọng và đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. - Nhà trường tăng cường công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền nội dung về biển đảo và trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. - Nhà trường thực hiện tốt nội dung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, đảm bảo hai tiết/ tháng, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên chủ nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và làm tốt việc hướng nghiệp cho học sinh. Tích hợp 4 bài về an toàn giao thông, quyền trẻ em, bảo vệ động vật hoang dã vào trong chương trình hoạt động tạo sự đa dạng phong phú, thu hút các em học sinh tham gia. - Nhà trường chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tích hợp các môn học vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi tham quan ngoại khóa để bổ sung vào hệ thống kiến thức của các môn Sinh học, môn Lịch sử, môn địa lý địa phương và kiến thức trong xã hội cho các em học sinh; - Nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 với 9 chuyên đề theo quy định. Nhà trường mời trường Trung cấp Vạn Tường, Nghề Nhân Đạo Quận 3, Cao đẳng Lý Tự Trọng,...về tư vấn cho các em, thông qua các chuyên đề làm tốt công tác tư vấn, định hướng bước đầu cho các em học sinh khối 9 chọn hướng đi sau Tốt nghiệp THCS một cách hợp lý. 2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 2.3.1 Điểm mạnh Nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhà trường tổ chức dạy học hai buổi. Tổ chức tiết học giáo dục kỹ năng sống 1 tiết/tuần, thực hiện khối lớp 6,7. 11 Kết hợp hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động kỹ năng sống lồng ghép giáo dục ngoại khóa vào các buổi sinh hoạt chào cờ, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về luật pháp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, môi trường, giáo dục giới tính, phòng chống ma tuý, phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội, về môi trường biển, đảo của Việt Nam, .. .; thực hiện lồng ghép một số nội dung: Giáo dục quyền trẻ em. Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội. Tiếp tục phát động trong học sinh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” qua việc thực hiện phong trào “Ba không” của nhà trường (Không xả rác, không nói tục chửi thề, không sử dụng bạo lực). Tổ chức các hoạt động, tham quan ngoại khóa cho học sinh, các hoạt động học tập trải nghiệm thông qua hình thức hoạt động ngoại khóa của bộ môn, tiết học ngoài nhà trường. 2.3.2. Điểm yếu Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa tìm hiểu và nắm bắt tâm lí học sinh, chưa thực sự tâm huyết hoạt động giáo dục kỹ năng. Thời gian dạy một tiết ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp vì vậy giáo viên khó kết hợp được nếu không khéo léo. Một số học sinh của trường có hoàn cảnh khó khăn nên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống. 2.3.3. Cơ hội Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, phòng giáo dục và đào tạo quận 3, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương. Nhà trường nhận được sự hỗ trợ của ban đại diện Cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp đỡ cho giáo viên, học sinh tiếp cận được nhiều tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 12 2.3.4. Thách thức Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các lực lượng bên ngoài nhà trường, của một số các bậc cha mẹ chưa rõ ràng để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đời sống của một số cha mẹ học sinh còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp, do đó việc quan tâm về vật chất, tinh thần đến một số học sinh còn hạn chế. Một số cha mẹ học sinh còn nuông chiều, không để học sinh lao động tay chân nên chưa tạo điều kiện cho học sinh rè luyện kỹ năng sống. Một số học sinh có môi trường sống phức tạp riêng, dễ bị cuốn hút vào các trò chơi điện tử, các văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh. 2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THCS Bàn Cờ Cùng với điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức được trình bày ở trên, để công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có cơ sở đánh giá và phát triển một cách lâu dài, tôi xin nêu ra một số bước tiến hành nhằm “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THCS Bàn Cờ, quận 3, TP Hồ Chí Minh năm học 2021-2022” trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường như sau: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xác định các căn cứ pháp lí, thực trạng nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống của nhà trường, kiến thức của đội ngũ giáo viên về vấn đề giáo dục kỹ năng sống, các cơ sở vật chất cần thiết. Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, xác định nguồn kinh phí huy động. Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Hiệu trưởng tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Xác định các bộ phận trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận, từng lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống. Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các lực lượng trong nhà trường và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực 13 hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình. Giải thích, tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Nhận các thông tin ngược để từng bước đánh giá hiệu quả của kế hoạch, có sự điều chỉnh hợp lí. Đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy trong các giờ thao giảng. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào vấn đề giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động chuyên đề có tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Dự giờ các tiết giáo dục kỹ năng sống để kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Dự giờ các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để đánh giá việc thực hiện của giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời đánh giá nội dung chương trình. Kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá nền nếp hoạt động thường của giáo viên, việc thực hiện quy chế chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Trên cơ sở kiểm tra, người quản lí đánh giá và điều chỉnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp. 3 - KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THCS BÀN CỜ NĂM HỌC 2021-2022 STT CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN TÊN CÔNG VIỆC 1 Đánh giá các Mục tiêu cần đạt. - Nắm bắt những hoạt động do nhà trường hoạt động tổ chức. giáo dục kỹ - Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong thời năng gian qua. sống cho học sinh Người thực hiện. Hiệu trưởng. trong năm Người phối hợp. học 2020 – 2021. Phó hiệu trưởng, bí thư chi Đoàn, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm. Điều kiện thực - Báo cáo tổng kết năm học của trường. hiện. - Các báo cáo đánh giá học lực, hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm. - Các báo cáo về hoạt động phong trào của Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên. 14 - Các báo cáo tiết dạy kỹ năng sống khối 6,7 của giáo viên bộ môn. - Thời gian: từ 01/8/2021 đến 14/8/2021. Cách thực hiện. - Hiệu trưởng ghi nhận, thống kê các báo cáo, nghiên cứu thực tế. - Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá các nội dung thực hiện tốt, các nội dung thực hiện chưa tốt. Khó khăn rủi ro. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo nội dung chưa đầy đủ thông tin. Hướng khắc Thu thập thông tin giáo dục kỹ năng sống phục. cho học sinh từ giáo viên bộ môn, học sinh khác, cha mẹ học sinh. 2 Xây dựng kế Mục tiêu cần đạt. - Làm cơ sở pháp lý để Ban giám hiệu chỉ hoạch giáo đạo, thực hiện. dục kỹ năng - Làm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sống vận hành một cách thống nhất, đồng sinh của nhà bộ, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao trường. chất lượng giáo toàn diện cho học sinh. Người thực hiện. Hiệu trưởng. Người phối hợp. Phó hiệu trưởng, ban chấp hành công đoàn,bí thư chi Đoàn, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm. Điều kiện thực - Xác định mục tiêu, nội dung các công hiện. việc trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Xác định các hình thức tổ chức giáo dục, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia. - Dự trù cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu, thời gian, không gian thực hiện. - Thời gian: từ 01/8/2021 đến 14/8/2021. 15 Cách thực hiện. - Soạn dự thảo kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường. - Gởi dự thảo kế hoạch đến hiệu phó, ban chấp hành công đoàn, các tổ chuyên môn, tổ chức Đoàn, Đội để góp ý. - Hoàn chỉnh kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường. Khó khăn rủi ro. Nội dung của kế hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Chỉ tiêu kế hoạch đưa ra không khả thi. Hướng khắc - Xác định chính xác đối tượng tham gia phục. thực hiện, công việc cần thực hiện, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. - Tham khảo ý kiến, thống nhất các chỉ tiêu. 3 Thành lập Mục tiêu cần đạt. Thành lập Ban chỉ đạo có uy tín, năng lực Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai, thực hiện, chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả giáo dục kỹ công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. năng sống cho học sinh. Người thực hiện. Hiệu trưởng. Người phối hợp. Phó hiệu trưởng, ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, bí thư chi Đoàn, kế toán. Điều kiện thực - Dựa vào các văn bản, yêu cầu về thực tế hiện. về nhân sự trong công tác giáo dục kỹ năng sống ở trường. - Thời gian: từ 16/8/2021 đến 31/8/2021. Cách thực hiện. - Hiệu trưởng dự kiến nhân sự trong Ban chỉ đạo. - Tiến hành họp để thống nhất thành phần của Ban chỉ đạo. 16 - Qui định nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo. - Thông báo quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống. Khó khăn rủi ro. Một số giáo viên không đồng ý tham gia vì kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong trường. Hướng khắc Thuyết phục, động viên, tạo điều kiện phục. trong công tác để một số giao viên đó hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4 Tổ chức Mục tiêu cần đạt. - Triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng triển khai, sống cho tập thể sư phạm nhà trường. thực hiện kế - Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận hoạch tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học giáo dục kỹ năng sinh. sống - Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Người thực hiện. Hiệu trưởng. Người phối hợp. Phó hiệu trưởng, tất cả các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Điều kiện thực - Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học hiện. sinh của nhà trường. - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống. - Thời gian: từ 01/9/2021 đến 14/9/2021. Cách thực hiện. - Công bố Ban chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống. - Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, giáo viên ghi nhận và đóng góp. 17 - Chỉ đạo tổ chuyên môn, tổ chức Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh. Khó khăn rủi ro. Giáo viên không nắm rõ kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường. Hướng khắc Nắm vững văn bản, kế hoạch giáo dục kỹ phục. năng sống cho học sinh trước khi triển khai. 5 Tập huấn Mục tiêu cần đạt. - Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên có các nội dung trình độ năng lực, có kỹ năng thiết kế cơ bản về chương trình và kỹ năng tổ chức giáo dục giáo dục kỹ kỹ năng sống cho học sinh. năng sống. - Giúp giáo viên chủ động, tự tin và tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy về kỹ năng sống. Người thực hiện. Hiệu trưởng. Người phối hợp. Tất cả các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Điều kiện thực - Văn bản, kế hoạch, tài liệu giáo dục kỹ hiện. năng sống. - Thời gian: buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm học. Cách thực hiện. - Hiệu trưởng thông báo, phổ biến đến trong tập thể sư phạm nhà trường các văn bản, kế hoạch của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Triển khai mục tiêu, nội dung, đối tượng của buổi tập huấn. - Hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất