Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường tiểu học...

Tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường tiểu học

.PDF
26
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục Trường Tiểu học Xóm Chiếu Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiểu luận: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XÓM CHIẾU QUẬN 4 - TPHCM NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: Lê Thị Kim Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xóm Chiếu Quận 4 – TP.HCM TPHCM, tháng 9 năm 2021 LỜI CẢM ƠN Kính thưa Thầy, cô! Qua thời gian nghiên cứu, trao đổi học tập và đặc biệt được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của tấ cả các thầy cô ở trường CBQL giáo dục TP Hố Chí Minh. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đền thầy cô trường CBQL giáo dục TP Hố Chí Minh. Nhờ vào kinh nghiệm giảng dạy và sự chỉ dẫn về công tác quản lý các hoạt động ở trường vô cùng quan trọng đã cho tôi biết bao kiến thức quý báu và thiết thực để tôi vận dụng vào thực tiễn tại cơ sở, từ đó tôi có đủ tự tin và bản lĩnh góp phần đưa Trường Tiểu học Xóm Chiếu từng bước phát triển đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến tập thể, cán bộ lãnh đạo trường CBQL giáo dục TP Hố Chí Minh. Đặc biệt tôi xin khắc ghi và cảm ơn chân thành đến thầy cô trực tiếp giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn. Tp HCM, ngày 19 tháng 9 năm 2021 Người thực hiện Lê Thị Kim Hương MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 1.1 Lý do pháp lý .................................................................................. 1 1.2 Lý do về lý luận .............................................................................. 2 1.3 Lý do thực tiễn ................................................................................ 2 2. Phân tích tình hình hình thực tế về việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu ........................................................ 3 2.1 Giới thiệu khái quát tình hình nhà trường .......................................... 3 2.2 Thực trạng việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Tiểu học Xóm Chiếu quận 4 ............................................................................ 5 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Tiểu học Xóm quận 4 ......... 9 2.4 Những việc đã làm trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Tiểu học Xóm Chiếu quận 4 ............................................................. 11 3. Kế hoạch hành động để quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường Tiểu học Xóm Chiếu quận 4 năm học 2021-2022.................................................... 15 4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 20 4.1 Kết luận ........................................................................................... 20 4.2 Kiến nghị ........................................................................................ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 22 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB, GV, CNV : Cán bộ, giáo viên, công nhân viên GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo TTCM : Tổ trưởng chuyên môn HT : Hiệu trưởng PHT : Phó Hiệu trưởng GVBM : Giáo viên bộ môn CCG : Cần cố gắng 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý Có thể nói, hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn. Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường nói chung, nhà trường tiểu học nói riêng. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở gắn bó với người giáo viên giảng dạy. Ở đây diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến toàn bộ hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Tổ chuyên môn cũng là nơi người giáo viên có thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của mình. Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường có vai trò quyết định cho sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung. Có thể nói hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học của các trường tiểu học. Do đó, quản lí hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quá trình quản lí của người hiệu trưởng. Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm Thông tư 41/2010/TTBGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo) Điều 18: Điều lệ Trường Tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: 1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. 2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác 1 khi có nhu cầu công việc. 1.2. Lý do lý luận Theo tài liệu học tập ( Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phồ thông, Modul 4, chuyên đề 9a): Khối chuyên môn là hình thức tổ chức nghề nghiệp đã có từ lâu trong nhà trường. Đây là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất với các hoạt động của giáo viên. Tổ chuyên môn là một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên có cùng chuyên môn giúp họ hành động theo mục tiêu thống nhất. Hoạt động của tổ chuyên môn là tạo điều kiên cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Thông qua tổ chuyên môn Hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của giáo viên, phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể sư phạm. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả là động lực động lực thúc đẩy chất lượng giáo dục. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là những tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (Tổ chuyên môn) nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục trong nhà trường. Tổ chuyên môn có vai trò cực kì quan trọng trong các hoạt động dạy- học trong nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi thực hiện những chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục như: thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Do đó, tăng cường công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tổ chuyên môn là để nâng cao hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn cũng như xây dựng tập thể nhà trường ngày càng vững mạnh, góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục và đào tạo căn bản, toàn diện . 1.3. Lý do thực tiễn Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu đã đi vào nề nếp. Sinh hoạt của tổ định kì đúng theo quy định 2 tuần /lần, xây dựng được kế hoạch môn học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, thống nhất nội dung giảng dạy, thống nhất ma trận đề và kiểm tra theo ma trận, dự giờ thao giảng đúng quy định, tham mưu để Hiệu trưởng phân công chuyên môn 2 hợp lý , thực hiện quản lý và đánh giá giáo viên đúng theo chuẩn nghề nghiệp và quy định của đơn vị,… Bên cạnh những việc đã làm thì hoạt động của các tổ chuyên môn của trường Tiểu học Xóm Chiếu vẫn còn một số hạn chế nhất định sau: - Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp. Tổ trưởng chưa phân công cụ thể nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học .Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. - Về công tác thao giảng dự giờ phần lớn mang tính thủ tục, khi nhận xét còn nể nang, chưa mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp. Vì vậy tăng cường chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trong nhà trường là vấn đề cấp thiết và đáng quan tâm nhất. Nếu làm tốt công tác này thì chất lượng giảng dạy - giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên. Từ thực tế nêu trên tôi đã chọn đề tài: “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại Trường Tiểu học Xóm Chiếu Quận 4 – TP Hồ Chí Minh năm học 2021-2022” 2. Phân tích tình hình thực tế về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu : 2.1. Giới thiệu khái quát tình hình nhà trường 2.1.1. Khái quát chung: Trường Tiểu học Xóm Chiếu gồm 2 cơ sở. Cơ sở 1 được xây dựng mới từ năm 2013, tọa lạc tại số 09 đường Tôn Đản, Phường 13, Quận 4. Cơ sở 2 tọa lạc tại số 204/91 đường Đoàn Văn Bơ, Phường 14, Quận 4. Trong những năm qua trường luôn phấn đấu không ngừng vượt mọi khó khăn từng bước đi lên và ngày càng trưởng thành. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày 3 càng trưởng thành, trường đã giữ vững, đang phấn đấu và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh phường 14. 2.1.2. Tình hình đội ngũ CB, GV, CNV, HS : *Tổng số CB,GV,CNV của trường là: 38, trong đó: + Lãnh đạo 02 (Hiệu trưởng 01; Phó hiệu trưởng 01); + Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 28 + Công nhân viên: 08 (kế toán 01; Văn thư 01; Bảo vệ 05; phục vụ 02). + Xếp loại thi đua cuối năm học 2020 – 2021: 100% CB,GV,CNV hoàn thành nhiệm vụ và đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 5/38. *Trình độ đào tạo: + Thạc sĩ: 01 người (Giáo viên 01). + Đại học: 23 người ( Hiệu trưởng 01, Phó hiệu trưởng 01; Giáo viên 20). + Cao Đẳng: 07 người (Giáo viên 04; kế toán 1, Văn thư 1, Chuyên trách :1 ). + THCS: 07 người (Bảo vệ 05; phục vụ 02). + 02 cán bộ quản lý đã được học qua các lớp bồi dưỡng chính trị. + Hiện tại có 01 GV đang theo học cao học và 03 GV đang theo học Đại học. Trường có 01 chi bộ gồm 14 Đảng viên, cuối năm chi bộ đạt cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường. * Số liệu học sinh: Tổng số HS toàn trường năm học 2020 - 2021: 756 HS (5 khối) Có 23lớp/756 HS (368 nữ) được phân bố cụ thể như sau: + Khối 1: 05 lớp/170 HS (74 nữ). + Khối 2: 05 lớp/149 HS (65 nữ). + Khối 3: 06 lớp/198 HS (100 nữ). + Khối 4: 06 lớp/140 HS (72 nữ). + Khối 5: 03 lớp/99 HS (52 nữ). 4 2.1.3 Cơ sở vật chất: - Tổng số phòng học: 23 phòng học .Tổng số phòng chức năng: 01 phòng Tin học với 48 máy có kết nối internet - Tivi tương tác: 5 ,Bảng tương tác: 8 - Máy chiếu: 1, Tivi: 2 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu : 2.2.1 Chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường: Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao. Đại bộ phận giáo viên đã chuyên tâm nghiên cứu và tìm tòi những phương pháp giáo dục hiệu quả. Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có ý thức tự học ,tự rèn. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn coi nhẹ công tác BDCM của tổ khối, chưa nắm được vị trí, chức trách nhiệm vụ của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. 2.2.2 Công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn Vào đầu năm học, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn họp đưa ra dự kiến phân công bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Sau đó đưa ra lấy ý kiến chung trong tập thể. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm của tổ. Các tổ chuyên môn sau khi xây dựng xong kế hoạch năm của tổ sẽ trình hiệu trưởng duyệt. Sau khi được phê duyệt các tổ sẽ tiến hành triển khai thực hiện. Hiệu trưởng quy định lịch sinh họat tổ chuyên môn định kì 2 tuần / lần và các hoạt động khác khi có công việc phát sinh trong năm học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung chủ yếu cho việc thảo luận chuyên môn: phương pháp giảng dạy bài khó, cách thức kiểm tra đánh giá, những nội dung dạy tích hợp, ma trận đề kiểm tra,.....Thế nhưng một vài tổ chỉ thực hiện mang tính hình thức, đối phó nên chưa thu hút được sự chú ý của giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn thực hiện đúng kế hoạch dạy học, thực hiện nội dung chương trình bám theo chuẩn kiến thức kĩ năng, mỗi giáo viên 5 phải đăng kí thực hiện một nội dung đổi mới trong giảng dạy theo hướng dẫn của ngành. Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Hàng năm đều phát động phong trào thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thi viết sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Các tổ chuyên môn báo cáo tình hình hoạt động của tổ cho hiệu trưởng thường xuyên hàng tháng vào sổ theo dõi giáo viên. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng thỉnh thoảng cũng dự giờ để đánh giá tay nghề của giáo viên nếu thấy chưa ổn thì góp ý với tổ trưởng để có biện pháp hỗ trợ. 2.2.3 Các hoạt động của tổ chuyên môn a) Việc thực hiện chương trình: Tổ trưởng tổ chức cho giáo viên thảo luận những khó khăn trong việc thực hiện chương trình, thống nhất kế hoạch dạy học, lập và trình phó hiệu trưởng duyệt. Hàng tháng tổ trưởng theo dõi viêc thực hiện chương trình của các giáo viên trong tổ và báo cáo với hiệu trưởng. Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện chương trình ít nhất 1 giáo viên /1 lượt/ 1 học kì. * Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên ( Năm học 2020-2021) Số GVđược Số lượt kiểm tra kiểm tra Tốt Khá TB Yếu 1 05 25 10 9 6 0 2 05 15 7 5 3 0 3 06 18 10 5 3 0 4 04 12 6 4 2 0 5 03 9 5 3 1 0 Bộ môn 05 15 6 5 4 0 Tổng 28 94 44 31 19 0 Khối Kết quả kiểm tra b) Công tác soạn giảng của giáo viên: Các tổ trưởng thống nhất với giáo viên trong tổ về quy cách soạn giảng ngay từ đầu năm học. Mỗi tháng nộp kế hoạch bài dạy 2 lần. Nộp trước 2 tuần cho tổ trưởng kiểm. Đồng thời tổ chức cho giáo viên 6 trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường. Các tổ trưởng phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên. Sau khi kiểm tra cần công bố kết quả, có nhận xét và góp ý để giúp giáo viên soạn bài tốt; ghi lại kết quả kiểm tra trong sổ quản lý, cuối tháng tổng hợp báo cáo về Phó hiệu trưởng chuyên môn. Tuy nhiên thực tế vẫn có một vài tổ trưởng không thường xuyên thực hiện việc kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra nhưng không nhận xét góp ý. Điều đó khiến cho một số giáo viên thờ ơ, không quan tâm nhiều đến việc soạn giảng hoặc sử dụng lại những giáo án đã lâu nhưng không bổ sung điều chỉnh. * Kết quả kiểm tra kế hoạch bài dạy của giáo viên ( Năm học 2020-2021) Khối Số GVđược Số lượt Kết quả kiểm tra kiểm tra kiểm tra Tốt Khá TB Yếu 1 05 90 25 54 11 0 2 05 90 30 56 4 0 3 06 108 34 57 17 0 4 04 72 32 15 25 0 5 03 54 23 17 14 0 Bộ môn 05 90 36 29 25 0 Tổng 28 468 180 228 60 0 c) Các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp: Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong từng học kì; tổ chức việc dự giờ và thảo luận đánh giá, xếp loại giờ dạy. Trong năm học mỗi giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 8 tiết, dạy thao giảng ít nhất 2 tiết. Tổ trưởng tổ chức các tiết thảo luận chuyên đề, thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học cho giáo viên trong tổ. Tổ trưởng theo dõi và báo cáo với hiệu trưởng hàng tháng. Nhìn chung các tổ chuyên môn đều thực hiện đúng những quy định trên. Tuy nhiên việc nhận xét, đánh giá xếp loại giờ dạy ở vài tổ chưa thật sự sâu sát, còn nể nang nhau, chưa mạnh dạn trao đổi và góp ý cho đồng nghiệp. 7 *Kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên ( Năm học 2020-2021) Khối Số GVđược Số lượt Kết quả kiểm tra kiểm tra kiểm tra Tốt Khá TB Yếu 1 05 25 11 9 5 0 2 05 15 7 5 3 0 3 06 18 10 5 3 0 4 04 12 6 4 2 0 5 03 9 5 3 1 0 Bộ môn 05 15 6 5 4 0 TỔNG 28 94 45 31 18 0 d) Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tổ trưởng triển khai các quy định về kiểm tra (các hình thức kiểm tra, số lượt kiểm tra). Cách đánh giá, xếp loại học tập của học sinh theo đúng thông tư 27 (đối với lớp 1) và thông tư 22 ( đối với lớp 2,3,4,5) . Tập huấn kĩ năng biên soạn đề kiểm tra Theo đúng ma trận và các thông tư 27 và 22. Đối với học sinh lớp 1 thì có 3 mức độ còn đố với học sinh lớp 2,3,4,5 thì có 4 mức độ. Lập ngân hàng đề kiểm tra để giáo viên tham khảo. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên ra đề không đúng ma trận, cho điểm theo cảm tính nhưng tổ trưởng lại không chỉ dẫn rõ ràng cho giáo viên thưc hiện đúng. *Kết quả đánh giá xếp loại học lực của học sinh ( năm học 2020-2021) Khối Tổng số học sinh HSHTCT Tỉ lệ HS thi lại Tỉ lệ 1 170 166 97,7% 4 2,3% 2 149 148 99,4% 1 0,6% 3 198 196 99% 2 1% 4 140 136 97,2% 4 2,8% 5 99 99 100% 0 0 Tồng 756 745 98,9% 11 6,7 % 8 *Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh ( năm học 2020-2021) Khối Tổng số Năng lực Phẩm chất học sinh Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG 1 170 130 40 0 130 40 0 2 149 101 48 0 109 40 0 3 198 148 50 0 169 29 0 4 140 104 36 0 118 22 0 5 99 90 9 0 94 5 0 Tồng 756 573 183 0 620 136 0 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu : 2.3.1. Điểm mạnh - Đội ngũ Cán bộ quản lí và giáo viên có trình độ đạt chuẩn, năng lực sư phạm tốt, năng động, sáng tạo, có nề nếp trong việc xây dựng môi trường thân thiện. Ý thức trách nhiệm của các thành viên được nâng cao. - Hiệu trưởng thực hiện tốt trình tự quản lý của tổ chuyên môn. Có kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra nhắc nhở trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Hiệu trưởng làm việc có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng. Công tác chỉ đạo và phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đúng thẩm quyền và trách nhiệm. - Giáo viên chủ động, sáng tạo trong giảng dạy và các hoạt động của nhà trường, được tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. - Học sinh được tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập ở nhà cũng như ở trường. Các em thích đến trường, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào và công tác xã hội. - Phụ huynh tin tưởng và đồng hành với nhà trường trong mọi hoạt động và nhất là công tác xã hội hóa giáo dục. 9 2.3.2. Điểm yếu: - Việc lập kế hoạch hành động quản lý của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn chủ yếu dựa vào cơ bản những năm trước chỉnh sửa lại chứ chưa thực sự nghiên cứu đổi mới theo từng năm học cho phù hợp nên việc áp dụng chưa mang lại hiệu quả cao. - Hiệu trưởng ít tham gia dự giờ, dự thao giảng, dự chuyên đề nên chưa nắm được trình độ chuyên môn của các tổ chuyên môn để đưa ra biện pháp quản lý cho phù hợp. - Đa số các thành viên trong tổ chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, ít đóng góp ý kiến của mình về hoạt động chuyên môn nên chưa đề ra được những giải pháp tốt. 2.3.3. Cơ hội: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân, Phòng Giáo dục và Đào tạo dân Quận 4, chính quyền địa phương Phường 14 và cha mẹ học sinh. - Giáo dục tiểu học bước vào giai đoạn quan trọng đó là việc triển khai thực hiện đổi mới theo Chương trình GDPT 2018 cùng với nhiều chính sách mới được thay đổi theo. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học. - Nhu cầu về chất lượng giáo dục cùng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sự tin tưởng của phụ huynh về ngôi trường là động lực để đội ngũ không ngừng phấn đấu vươn lên. 2.3.4. Thách thức: - Đây cũng là năm học mà học sinh đến trường trong tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các cơ sở giáo dục vừa đảm bảo tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường vừa nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ đặc ra là tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đảm bảo chất lượng và kiến thức cho các em trong các buổi học trực tuyến. -Việc đổi mới sách giáo khoa lớp 1,2 và áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Chương trình bồi dưỡng trực 10 tuyến, trực tiếp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện hiện nay. Việc thực hiện chương trình nhiều bộ sách cũng làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và truyền tải kiến thức đạt chất lượng. Thiếu sách hướng dẫn cũng như những tài liệu liên quan đến chuẩn kiến thưc kĩ năng. - Kinh phí hoạt động còn thấp, chưa tạo điều kiện tốt cho các phong trào, cũng như các hoạt động chuyên môn cho chuyên đề, thao giảng. - Một vài giáo viên còn e ngại trong việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. - Một số phụ huynh tập trung cho công việc kinh tế, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. - Trường có hai cơ sở cho nên việc tuyển học sinh còn hạn chế. Đa số phụ huynh thích con em mình học ở cơ sở 1 hơn nên khi đến lớp 2 vào cơ sở 2 thì phụ huynh xin chuyển trường. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cũng hạn chế khi giáo viên phải di chuyển ở hai cơ sở, khó khăn nhất là giờ tan tầm. 2.4. Những việc đã làm trong quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu 2.4.1 Những việc đã làm a) Lập kế hoạch chỉ đạo - Hiệu trưởng luôn lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời. - Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt. - Chỉ đạo lên kế hoạch dạy trực tuyến, ra nội dung ôn tập tại nhà cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch Covid 19. b ) Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội họp. - Phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. 11 - Lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chuyên môn triển khai học tập chuyên đề. Sau đó có thao giảng minh họa. c) Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn: -Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/3 thời gian họp tổ, 2/3 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra ... - Nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn bao gồm: xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt nhóm. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần. d) Quản lý chất lượng dạy học của tổ chuyên môn. - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. - Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các kì kiểm tra qua từng giai đoạn: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. e) Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học : - Căn cứ tình hình thực tế, Hiệu trưởng chỉ đạo làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo văn bản tập soạn giáo án điện tử, thảo luận, khai thác mạng tìm tư liệu phục vụ giảng dạy. g) Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng kì. Kết quả: Qua thời gian áp dụng những biện pháp đã nêu trên chuyên môn của giáo viên có những chuyển biến rõ rệt, giáo viên hăng hái với các giờ sinh hoạt chuyên môn. Hình thức và phương pháp quản lý tổ chuyên môn có hiệu quả hơn. Cụ thể như sau: *Thống kế chất lượng GV năm học 2020- 2021. (Thời điểm tháng 5/2021) 12 Xếp loại CM TT TổCM Xếp loại về phẩm chất đạo đức lối sống TSGV Tốt Khá TB Y Tốt Khá TB Yếu 1 1 5 4 1 0 0 5 0 0 0 2 2 5 5 0 0 0 5 0 0 0 3 3 6 5 1 0 0 6 0 0 0 4 4 4 3 1 0 0 4 0 0 0 5 5 3 3 0 0 0 3 0 0 0 6 Bộ môn 5 3 2 0 0 5 0 0 0 28 23 5 0 0 28 0 0 0 Cộng * Thống kê công tác BDCM của tổ khối Năm học: 2020 – 2021. (Thời điểm tháng 5/2021) TT Nội dung bồi dưỡng Tổng số GV Đạt Chưa đạt 1 BDCM qua hội giảng 28 28 0 2 BDCM qua viết SKKN 28 28 0 3 BD năng lực dạy học 28 28 0 2.4.2 Những việc chưa làm được: - Việc chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa khoa học còn sơ sài. Tổ trưởng chỉ đánh giá tình hình hoạt động tháng qua và đưa ra kế hoạch hoạt động tháng tới. Cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn chưa rõ ràng còn theo vụ việc, chưa sáng tạo, đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn nên tạo sự nhàm chán cho các thành viên trong tổ. - Đa số thành viên trong tổ chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, ít đóng góp ý kiến của mình về hoạt động chuyên môn. - Sự chuẩn bị về nội dung của các thành viên trước buổi họp còn hạn chế. - Minh chứng cho buổi họp chỉ được cô đọng bằng biên bản của tổ nên những giải pháp tốt, những ý kiến hay của các thành viên chưa được nhân rộng hoặc áp dụng thí điểm. 2.4.3 Những việc cần làm trong thời gian tới 13 -Bồi dưỡng cho tổ trưởng của tổ chuyên môn: Hiệu trưởng bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời. -Hiệu trưởng tiếp tục tích cực tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng kì. Từ những thông tin thu thập được sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, hiệu trưởng góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn thiếu còn yếu, phát huy thế mạnh, năng lực sở trường của giáo viên để có thể nghiên cứu sâu hơn. 3. Kế hoạch hành động để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu năm học 2021-2022 Vận dụng kiến thức đã học tại lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục với chuyên đề 9a: Quản lý hoạt động dạy học trong trường phổ thông, để công tác quản lý quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Xóm Chiếu năm học 2021-2022 đạt hiệu quả cao hơn năm học trước tôi xin xây dựng kế hoạch hành động dự kiến thực hiện trong năm học ở trường Tiểu học Xóm Chiếu cụ thể như sau: 14 Người Tên công việc Mục tiêu kết thực hiện/ quả cần đạt phối hợp thực hiện Điều kiện, phương tiên, thời gian thực Biện pháp thực hiện hiện Dự kiến rủi ra Biện pháp khắc phục rủi ro -K1 gồm 5 gv 1/Thành lập tổ Thành lập 6 tổ Hiệu chuyên môn chuyên môn trưởng -K2 gồm 5gv Ra quyết định bổ Chọnkhối trưởng Dưa vào các tiêu -K3 gồm 6 gv nhiệm -K4 gồm 4 Gv không đạt tiêu chí chọn tổ trưởng chuẩn vưa học -K5gồm 3 GV -K6 gồm 5 GVBM 2/Tập huấn Nâng cao kĩ năng Hiệu -Máy tính Mở chuyên đề cấp -Nội dung - Sử dụng tài liệu chuyên môn hoạt động tổ và trưởng/ -Máy chiếu trường chuyên đề không đã được nghiên nghiệp vụ cho ra đề kiểm tra phó hiệu -Tài liệu nghiên cứu tổ trưởng theo thông tư 22, trưởng đáp ứng sự mong cứu công bố. 27 đợi của giáo viên -Tổ chức dưới -Gv không tích hình thức thảo cực tham gia. luận để tìm ra hướng giải quyết. 3/Giúp tổ Lập được kế Hiệu Sau khi nhận quyết Tổ trưởng họp các Kế hoạch sơ sài trưởng xây hoạch hoạt động trưởng/ định bổ nhiệm tổ thành viên bàn không đẩy đủ nội trình và yêu cầu 15 Hướng dẫn quy dựng kế hoạch chung cả năm và hoạt động tổ kế hoạch cụ thể phó hiệu trưởng thống nhất kế hoạch dung, biện pháp trưởng lập kế hoạch thực hiện chưa từng tháng cụ thể -Một số tổ 4/Chỉ đạo tổ Nội dung phải chức thực hiện bám sát nội dung Hiệu TTCM căn cứ vào -Phó hiệu trưởng trưởng nộp kế -Thường xuyên trưởng/ kế hoạch năm học, duyệt kế của tổ hoạch không đôn đốc nhắc nhở kế hoạch kế hoạch năm Phó hiệu kế hoạch chuyên chuyên môn, điều đúng thời gian thời gian nộp. chuyên môn học của trường trưởng môn tình hình thực chỉnh bổ sung của quy định -Hiệu trưởng của tổ và phù hợp với TTCM tế của tổ các tổ mỗi tháng - Kế hoạch tổ hướng dẫn điều tình hình thực tế -Photo kế hoạch không phù hợp chỉnh để tổ trưởng của tổ năm học với kế hoạch điều chỉnh cho trường phù hợp. - Kế hoạch tổ không phù hợp với tình hình thực tế trong tổ 5/Chỉ đạo -Tổ chức kiểm TCM triển tra đánh giá khai tổ chức -Đề kiểm tra -Căn cứ thông tư 22 - Triển khia thông -Đề chưa phù -Hướng dẫn GV HT ( hs lớp 3,4,5) hợp với đối soạn theo đúng PHT thông tư 27 (HS lớp 3,4,5 tương HS mức độ phù hợp tư 22 đối với lớp 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất