Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác phõng chống bạo lực học đường tại trường tiểu học...

Tài liệu Quản lý công tác phõng chống bạo lực học đường tại trường tiểu học

.PDF
34
1
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM _____________________ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƢỠNG CBQL TRƢỜNG MẦM NON + PHỔ THÔNG K27 Tên tiểu luận: QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG TiH NGUYỄN VIỆT HỒNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Học viên: ĐỖ THỊ HIẾU THẢO Đơn vị công tác: Trƣờng TiH Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9/2021 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non và Phổ thông K27 do Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, các thầy, cô giáo đã luôn tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ và trang bị cho tôi nhiều kiến thức về lý luận cũng như những kỹ năng nghiệp vụ quản lý trường học. Trong thời gian học tập, làm việc, khảo sát thực tế tại đơn vị để viết tiểu luận cuối khóa, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm bài, để tôi hoàn thành tiểu luận cuối khóa với đề tài: “Quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021 - 2022”. Vì thời gian và nhận thức có hạn nên tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các ban ngành đã tạo điều kiện mở lớp bồi dưỡng này để tôi được tham gia khóa học; cảm ơn Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP. Hồ Chí Minh; cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy rất nhiệt tình, tận tâm chia sẻ những kinh nghiệm và liên hệ thực tế rất nhiều trong giảng dạy. Lớp học này đã giúp bản thân tôi mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích vận dụng tốt hơn trong công tác sau này và cũng giúp tôi hoàn thành được đề tài này! Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN ................................................................. 1 1.1. Lý do pháp lý ....................................................................................................... 1 1.2. Lý do về lý luận ................................................................................................... 2 1.2.1. Khái niệm bạo lực học đường .......................................................................... 2 1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường .................................................. 3 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................................... 3 Nguyên nhân khách quan ........................................................................................... 3 1.2.3. Ý nghĩa của việc quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường .............. 4 1.3. Lý do thực tiễn..................................................................................................... 4 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIỆT HỒNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: 6 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 6 2.2. Thực trạng quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 8 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để thực hiện quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường .................................................. 10 2.3.1 Điểm mạnh ...................................................................................................... 10 2.3.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 11 2.3.3. Thời cơ............................................................................................................ 12 2.3.4. Thách thức ...................................................................................................... 12 2.4. Những kinh nghiệm thực tế để thực hiện quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường của nhà trường. ....................................................................................... 12 2.4.1. Bài học kinh nghiệm....................................................................................... 12 2.4.2. Nguyên nhân thành công ................................................................................ 14 2.4.3. Nguyên nhân chưa thành công ....................................................................... 14 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DỰ KIẾN THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN 9 THÁNG .................................................................................................................... 15 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 25 4.1. Kết luận ............................................................................................................. 25 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 27 4.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 .................................................. 27 4.2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Phường 10 Quận 3 .............................................. 27 4.2.3. Đối với nhà trường ........................................................................................ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1.1. Lý do pháp lý Nghị quyết hội nghị lần II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.” Tại Điều 2, chương I Luật Giáo dục của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Thực hiện công văn số 1241/BGDĐT kí ngày 12/3/2010 về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học sinh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã chủ trì Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường Tiểu học kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, tại Điều 38, Chương IV nêu rõ các hành vi giáo viên không được làm: “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp”. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/12/2017 về “Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học [1] đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021”. Chỉ thị số 993/CT - BGDĐT ngày 12/04/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.” Nghị định số 80/2017/NĐ – CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại đơn vị. Thực hiện công văn số 3441/GDĐT-CTTT kí ngày 03/10/2018 về việc triển khai phòng ngừa bạo lực học đường tại đơn vị, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì Hội thảo “Triển khai phòng ngừa bạo lực học đường”. Công văn số 2487/GDĐT - HSSV của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/07/2016 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trường học. Kế hoạch số 437/KH - GDĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 ngày 19/09/2016 về “Thực hiện đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”. Công văn số 07/PGDĐT-HĐNG của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 ngày 08/01/2019 về việc “Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn quận” đã nêu rõ: Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; chấn chỉnh lại những bất ổn về tình hình đạo đức, lối sống không lành mạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong một bộ phận học sinh hiện nay; xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề “Học sinh nói không với bạo lực học đường”;“Nhà trường thường xuyên phối hợp với gia đình tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhằm phòng ngừa không để xảy ra bạo lực học đường tại nhà trường hoặc ngoài khuôn viên nhà trướng.” 1.2. Lý do về lý luận 1.2.1. Khái niệm bạo lực học đƣờng Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. [2] Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. 1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đƣờng Nguyên nhân chủ quan Theo như nhận định của những chuyên gia về tâm lý, nét tính cách của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học đang dần được hình thành. Đặc biệt đối với trẻ lớp Một, trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn... Sau 5 năm học ở trường Tiểu học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhân cách của trẻ lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên. Trong quá trình phát triển, trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng, chúng sẽ bộc lộ và phát triển. Nhân cách của trẻ sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Nếu trẻ không được hướng dẫn và dạy dỗ đàng hoàng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ trong tương lai. Bởi sự phát triển không hoàn thiện và sụt giảm về nhân cách, khả năng ứng xử sẽ dẫn đến sự lệch lạc về cách sống và thái độ của trẻ, cũng như hành động thô bạo của trẻ. Nguyên nhân khách quan Sự lơ là và thiếu quan tâm từ phía gia đình cũng là một nguyên nhân của bạo lực học đường. Hầu hết hiện nay các bậc phụ huynh của học sinh thường quá quan tâm đến việc làm ăn, mà không hề để ý đến tâm lý và tình hình học tập của con cái mình. Ngoài ra thì có một số trường hợp hành vi bạo lực còn xuất hiện trực tiếp ở trong gia đình. Ví dụ như: vợ chồng đánh nhau, cha mẹ đánh con… Những hành vi đó đã in đậm vào trong đầu óc của trẻ và cũng gieo rắc hành vi bạo lực. Ngoài nguyên nhân từ gia đình thì sức ảnh hưởng của xã hội cũng là một nguyên nhân của bạo lực học đường. Ví dụ như: ẩu đả giữa các băng nhóm, hàng xóm đánh nhau, bạo lực từ trò chơi điện tử… đều ảnh hưởng đến đầu óc của trẻ nhỏ. [3] 1.2.3. Ý nghĩa của việc quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng : Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ / ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường ở Việt Nam đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên nói chung và học sinh trong trường phổ thông nói riêng. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bởi vậy, đứng từ góc độ quản lý công tác giáo dục, việc xây dựng cơ chế quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả là vấn đề vô cùng cấp bách và cần phải được tiến hành ngay. 1.3. Lý do thực tiễn Tập thể sư phạm nhà trường luôn nhận thức rằng công tác giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Công tác giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành được tổ chức thực hiện và tiến hành đạt kết quả tốt nhất có thể. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ đơn thuần trên lý thuyết truyền thụ cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. Đó là sự thống nhất giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực như Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc giáo dục đạo đức học sinh nói chung và công tác phòng chống bạo lực học đường nói riêng trong nhà trường có phần giảm sút, bởi nhiều nguyên nhân như: giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy chữ ít quan tâm đến việc dạy làm người; ở gia đình cha mẹ chỉ lo việc làm ăn buôn bán cũng ít quan tâm đến các em… Mặt khác, mặt trái của cơ chế mới đã ảnh hưởng [4] tiêu cực đến giới trẻ học đường. Sự thâm nhập văn hóa không lành mạnh qua các phương tiện mạng, phim ảnh và trò chơi bạo lực trực tuyến... đã tác động đến một số học sinh có biểu hiện chán học, học yếu kém, thiếu chăm lo của gia đình làm cho các em bị lôi kéo và có những suy nghĩ lệch lạc. Đánh giá thực trạng về giáo dục – đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng đã nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của đất nước …Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện.” Về phía giáo viên, có giáo viên còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh làm cho đạo đức học đường xuống cấp, tạo cơ hội cho bạo lực học đường nảy sinh. Đây là mối quan tâm trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ, của các thầy cô giáo và của toàn xã hội chúng ta. Tuy nhiên, trước hết, trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục và đào tạo con người từ khi mới cắp sách đi học cho đến khi bước chân vào đời. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, phòng chống bạo lực học đường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời, việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ phận môn văn hóa là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn các em. Có thể khẳng định giáo dục đạo đức cùng công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm – nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm cách nào, giải pháp nào để việc giáo dục đạo đức cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả. Vì thế, đối với nhà quản lý, phải tìm kiếm nguyên nhân và kết hợp thêm nhiều biện pháp để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021 - 2022”. [5] 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIỆT HỒNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: 2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh: Về điều kiện kinh tế - xã hội của Phƣờng 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh – nơi trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng trực thuộc: Phường 10, Quận 3 có diện tích 15,6 ha (chiếm 3,17% diện tích của toàn quận). Phường có 03 tôn giáo là Phật giáo, Thiên giáo và Hồi giáo (số còn lại thờ cúng ông bà). Về dân tộc, người Kinh chiếm 95%, người Hoa và Chăm khoảng 5%. Toàn phường có 4 khu phố, 44 tổ dân phố với 2.555 hộ, 9.024 nhân khẩu đa phần là người dân lao động buôn bán nhỏ. Vì điều kiện lao động như thế nên các bậc cha mẹ lo làm ăn, không quản lí được con cái ở nhà. Các em dễ sa vào các trò chơi trực tuyến, tạo điều kiện những luồng văn hóa độc hại, phim ảnh không lành mạnh, bạo lực .... từ bên ngoài xã hội tác động, ảnh hưởng ghê gớm đến tư tưởng nhận thức của các em. Phía Nam có trục đường Cách Mạng Tháng Tám kéo dài từ hẻm 130 đến hẻm 390 giáp ranh với Phường 12, 13 của Quận 10, phía Bắc có tuyến đường Nguyễn Phúc Nguyên giáp với Phường 9, Quận 3, một đoạn tiếp giáp Ga Sài Gòn, phía Đông giáp với công trường Dân chủ, phía Tây tiếp giáp với Phường 11, Quận 3, có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ; thu hút số lượng lớn người lao động đến cư trú tại phường. Con em họ cũng theo học ở trường, nên nhà trường còn khó khăn trong việc tiếp xúc phụ huynh. Công tác quản lý những người dân này của địa phương đôi lúc còn hạn chế. Đây cũng chính là vấn đề nhà trường rất quan tâm về những yếu tố ảnh hưởng nhất định đến công tác giáo dục; trong đó có công tác giáo dục đạo đức, phòng chống bạo lực học đường cho các em. Về đặc điểm nổi bật của trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh: Từ trước năm 1978 đến năm 1992, trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng mang tên Trường tư thục Thánh Mẫu. Ngày 27 tháng 8 năm 1992, trường được Ủy ban nhân dân Quận 3 ra Quyết định thành lập Trường Phổ thông cấp 1 Nguyễn Việt [6] Hồng. Năm 1999, trường được đổi tên là trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng. Trường tọa lạc tại số 292/9 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có tổng diện tích 690,2 m2 gồm một trệt, năm tầng lầu với 31 phòng học, 1 phòng thư viện, thiết bị, 1 phòng sinh hoạt hội đồng, 1 phòng tư vấn cha mẹ học sinh, 1 phòng ăn, 1 nhà bếp và một số phòng chức năng khác. Mỗi tầng lầu có 7 phòng học, phòng chức năng đủ ánh sáng tự nhiên, được trang bị đèn quạt, bàn ghế đúng quy cách. Hai cầu thang được bố trí ở đầu và cuối mỗi dãy phục vụ tốt cho việc đi lại, thoát hiểm. Diện tích còn lại dành cho việc trồng cây xanh, sân chơi, phục vụ cho hoạt động thư viện. Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên của trường là 73 người, cụ thể: Trong diện ngân sách có ban giám hiệu là 02 người; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tiếng Anh và giáo viên bộ môn là 39 người; văn phòng là 10 người. Trong diện hợp đồng trường có bảo mẫu là 22 người. Bảng số liệu Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên: Trình độ đào tạo Chức danh Tổng số Nữ Dân tộc Đạt Trên chuẩn chuẩn Chưa đạt Ghi chú chuẩn Hiệu trưởng 1 0 0 0 01 0 Phó hiệu trưởng 1 1 0 0 01 0 Giáo viên 39 32 0 0 39 0 Nhân viên 10 9 0 9 1 0 Bảo mẫu 22 22 0 22 0 0 Cộng 73 64 0 31 42 0 Trường Tiểu học Nguyễn Việt Hồng có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trình độ chuyên môn giáo viên đạt trên chuẩn; năng lực công tác tốt và luôn có sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chính tại đơn vị. Cán bộ quản lý nhà trường có năng lực quản lý, năng lực chuyên [7] môn, năng động trong công việc; có sự đoàn kết, thống nhất cao, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Giáo viên nhiệt tình, nắm vững chuyên môn, hết lòng vì học sinh, tham gia tích cực các hoạt động nhà trường. Đội ngũ nhân viên có ý thức cao trong công việc. Trường có 28 lớp với tổng số 865 học sinh. Trong đó có 6 lớp Một, 6 lớp Hai, 6 lớp Ba, 5 lớp Bốn và 5 lớp Năm. Từ năm học 1999 - 2000 đến nay, trường giảng dạy chương trình 2 buổi/ngày có bán trú. Nhà trường luôn tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng học tập của học sinh ổn định, không có học sinh bỏ học hay ngồi nhầm lớp. Mỗi học sinh được phát triển tùy theo khả năng. Các em nắm vững các kiến thức, kĩ năng đã được rèn luyện theo mức độ chuẩn và có nâng cao, đảm bảo tính vững chắc theo yêu cầu chung của Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm phát triển của cả nước. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường quyết tâm tạo dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng tiên tiến, chất lượng cao, chú trọng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, dạy chữ song song với dạy người, rèn nhân cách học sinh, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bằng mọi hình thức giáo dục hữu hiệu, nhà trường thiết lập và cổ vũ cho một môi trường giáo dục mang tính nhân văn, giúp các em học sinh phát huy hết những năng lực tiềm ẩn của chính mình, với một khả năng ứng xử văn hoá giáo dục hiện đại, với những cách thức giao tiếp lịch sự văn minh, tiếp thu nhanh chóng kiến thức mới mẻ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn phát triển bền vững, tạo được niềm tin trong cộng đồng và xã hội. Trong quá trình thành lập và phát triển, nhà trường đạt thành tích: “Tập thể lao động tiên tiến” nhiều năm liền. 2.2. Thực trạng quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo và Ban tư vấn phòng chống bạo lực học đường gồm: Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và trưởng [8] ban đại diện cha mẹ học sinh, do Hiệu trưởng làm trưởng ban, đưa ra kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực. Tiếp theo, Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn có giáo viên, công nhân viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức gìn giữ của công, ứng xử văn hóa … Do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa cho học sinh và phòng chống bạo lực học đường của nhà trường. Sau đó, Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng thực hiện triển khai để giáo viên chủ nhiệm cùng các ban ngành đoàn thể trong nhà trường tổ chức cho học sinh sinh hoạt về phòng chống bạo lực học đường, các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giao tiếp ứng xử... Qua đó, hầu hết học sinh cho rằng những hoạt động đó giúp khơi gợi ở các em tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm cũng trao đổi thống nhất với cha mẹ học sinh trong việc quản lý giáo dục học sinh. Gia đình nhắc nhở học sinh hàng ngày về việc thực hiện luật giao thông, tránh đánh nhau, đi học phải “Đi đến nơi, về đến chốn”, thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Cha mẹ học sinh ký cam kết phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh. Tuy phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng công tác phòng chống bạo lực học đường cho học sinh nhưng điều kiện kinh tế, thời gian không đảm bảo để họ có thể quan tâm đến con em mình. Đó cũng là khó khăn cho công tác phòng chống bạo lực học đường của nhà trường. Cuối cùng, Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác phòng chống bạo lực học đường với những hoạt động như: Trong các buổi học, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra các hoạt động của học sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hành vi, vi phạm nội quy của trường. Sáng thứ hai sơ kết đầu tuần [9] trong tiết chào cờ: khen, biểu dương kịp thời các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua và phòng chống bạo lực học đường; đồng thời nhắc nhở những học sinh vi phạm kỷ luật, có biểu hiện mâu thuẫn đánh nhau. Cuối học kì và cuối năm học, nhà trường thực hiện đánh giá tổng kết các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học, học sinh và giáo viên, công nhân viên có thành tích tốt trong các phong trào (trong đó có thực hiện tốt phong trào phòng chống bạo lực học đường) được đề nghị khen thưởng. Chính hoạt động này đã tạo động lực khuyến khích toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường, toàn thể học sinh có tinh thần tham gia các phong trào nói chung cũng như phong trào phòng chống bạo lực học đường nói riêng. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để thực hiện quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng trong nhà trƣờng 2.3.1. Điểm mạnh - Nhà trường có một tập thể sư phạm đoàn kết, hội đồng giáo dục nhà trường luôn quán triệt sâu sắc công tác giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng. - Các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường phối hợp đồng bộ trong công tác giáo dục học sinh. - Tập thể đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có ý thức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, có tinh thần học hỏi phấn đấu vươn lên. Với đội ngũ giáo viên trẻ năng động, những đoàn viên, đảng viên trẻ đang sinh hoạt trong các tổ chức Chi bộ, Đoàn trường, Công đoàn luôn nhiệt tình, năng nổ trong công tác Đoàn thể, công tác chủ nhiệm. - Cán bộ quản lí của nhà trường với hơn 20 năm thâm niên trong công tác giảng dạy và quản lí, gắn bó với trường từ những năm đầu mới thành lập đến nay nên hiểu khá rõ những đặc điểm, những đổi thay của nhà trường; đặc điểm đối tượng học sinh của nhà trường cũng như đặc điểm, hoàn cảnh sống của từng giáo viên. - Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết hợp phân công nhiệm vụ giáo viên có kinh nghiệm tham gia thành viên của Ban chỉ đạo và Ban tư vấn phòng chống bạo lực học đường. [10] - Lãnh đạo nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng trong những năm qua đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ngoại khoá sinh động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh. - Phần lớn học sinh chăm ngoan, có động cơ học tập đúng đắn, tham gia tích cực các phong trào. Có thể nói: Công tác giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành được tổ chức thực hiện và tiến hành đạt kết quả tốt. Số lượng học sinh khá, giỏi về học lực, xếp loại hạnh kiểm tốt tăng dần. Nhiều giáo viên dạy giỏi, đạt thành tích cao trong hoạt động giảng dạy và công tác phong trào được nhà trường, cấp trên công nhận khen thưởng. Hình ảnh nhà trường được khẳng định về chất lượng giáo dục trong Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và địa bàn Quận 3 nói riêng. Những yếu tố nội lực, những điểm mạnh này tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian tới. 2.3.2. Điểm yếu - Một số giáo viên chưa quan tâm việc giáo dục học sinh, chỉ mới chú trọng đến việc truyền thụ những kiến thức của lớp học; còn thờ ơ vô trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức. - Giáo viên chủ nhiệm thiếu sự phối hợp với gia đình để nắm rõ hoàn cảnh gia đình học sinh nên vẫn còn học sinh vi phạm nội quy trường, lớp. Hay nói cách khác, việc phối hợp ba môi trường trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh chưa được thực hiện tốt. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu giảng dạy, diện tích đất chưa đủ, sân chơi bãi tập còn hẹp; các phòng học chức năng còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo chương trình. - Một số ít học sinh chưa nắm được kiến thức cơ bản, còn lười học, chưa ngoan. [11] 2.3.3. Thời cơ - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 3, sự giúp đỡ phối hợp của các ban ngành đoàn thể Quận về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho giáo viên, công nhân viên và học sinh. - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy - Ủy ban Nhân dân phường 10, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể địa phương, nhất là sự tham gia nhiệt tình, hoạt động hiệu quả của Hội Cha mẹ học sinh trong trường, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. - Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học ở các môn đã tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục Bảo vệ môi trường, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh,… thông qua giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa cho các em. - Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác phòng chống giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. 2.3.4. Thách thức - Một số phụ huynh thiếu quan tâm tới con em mình, còn phó thác cho nhà trường và xã hội. - Điều kiện kinh tế - xã hội ở nơi trường cư ngụ còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân còn thấp, nhiều học sinh có cha mẹ phải đi làm xa nhà, không quản lí được con cái. Các em lợi dụng không có cha mẹ ở nhà nên thiếu tập trung vào việc học, vi phạm nội quy nhà trường. - Xã hội còn tiềm ẩn nhiều tệ nạn, làm ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức, ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh. Đặc biệt là gần trường có các tụ điểm trò chơi điện tử,… cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em rất nhiều và gây mất trật tự an toàn giao thông,… gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý của trường. 2.4. Những kinh nghiệm thực tế để thực hiện quản lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng của nhà trƣờng 2.4.1. Bài học kinh nghiệm Muốn làm tốt công tác quản lý phòng chống bạo lực học đường thì người làm công tác giáo dục, trước hết là hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững vị trí và vai [12] trò của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường. Nhà trường đã thực hiện được một số công tác sau cùng với những kinh nghiệm được rút ra như sau: Hiệu trƣởng chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện công tác phòng chống bạo lực học đƣờng của nhà trƣờng: Đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch cụ thể từng tháng, phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch riêng từng hoạt động theo chủ điểm từng tháng với những hình thức hoạt động phù hợp, với chủ đề lôi cuốn, được mọi học sinh tham gia. Những học sinh chưa ngoan được giáo viên chủ nhiệm giao việc nhằm động viên khuyến khích các em, tập trung học sinh theo lớp. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh học tập về nội quy, quy định của nhà trường và nắm thông tin những học sinh có những biểu hiện chưa ngoan, có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay hoàn cảnh gia đình phức tạp và tìm hiểu để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ và giáo dục có hiệu quả. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, văn hóa trong công tác phòng chống bạo lực học đƣờng: Đây là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết. Vì có nhận thức đúng mới có hành động, là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện. Hiệu trưởng phải là người quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Công văn của Ngành về công tác phòng chống bạo lực học đường; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng giáo dục (Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh… đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật cho học sinh. Hiệu trƣởng tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực học đƣờng: Tổ chức tốt việc triển khai kế hoạch về phòng chống bạo lực học đường. Nội dung của kế hoạch phải có ý nghĩa quyết định thành công trong công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường. Các thành viên tham gia công tác phòng chống bạo lực học đường cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình. Hiệu trƣởng kiểm tra đánh giá, xử lý công tác phòng chống bạo lực học đƣờng: Hiệu trưởng cần đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến [13] khích học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những hành vi sai trái, vi phạm. Quá trình kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin: Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm… Giáo viên cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với cha mẹ học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời; cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp đỡ các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt. 2.4.2. Nguyên nhân thành công - Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt trong công tác quản lý và công tác phòng chống bạo lực học đường tại nhà trường. - Triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến công tác quản lý và công tác phòng chống bạo lực học đường trong việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. - Hiệu trưởng là người trực tiếp “Lên kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo thực hiện giám sát kiểm tra kết quả” trong công tác phòng chống bạo lực học đường. 2.4.3. Nguyên nhân chƣa thành công Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường và Ban Tư vấn cho học sinh nếu sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những học sinh có những biểu hiện của dấu hiệu bạo lực như: sa sút học kém, lêu lỏng, gây gỗ, có hành vi đe doạ, trấn lột… thì vấn đề bạo lực học đường sẽ kịp thời được ngăn chặn. Các thành viên của Ban chỉ đạo và Ban tư vấn cần là những giáo viên giàu kinh nghiệm trong cuộc sống và nhiệt tình công tác giáo dục, đồng thời am hiểu nhiều về sự thay đổi tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh này, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho các em thì công tác phòng chống bạo lực học đường sẽ có hiệu quả hơn. Tóm lại, những công việc làm như trên trong công tác quản lý khi được thực hiện đã giảm được vấn đề bạo lực học đường trong nhà trường. Đây là những hoạt động có ý nghĩa giáo dục lớn, các em nhận thấy rằng mình còn được thầy cô và xã [14] hội quan tâm nên bớt những suy nghĩ lệch lạc, trở nên tự tin hơn. Nếu làm tốt những công việc trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong học sinh và cũng là góp phần cho phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DỰ KIẾN THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN 9 THÁNG (Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022) Số công Kết quả mục tiêu - Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tư vấn. Tên thứ việc cần đạt Các thành viên Ban chỉ đạo và Ban tư vấn có đủ năng lực và nhiệt tình, tâm tự huyết thực hiện hiện nhiệm vụ. - Phân công nhiệm vụ cụ thể mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo và Ban tư vấn phòng. 1 Thành lập Ngƣời đơn vị thực Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ban chỉ đạo hiện và Ban tƣ Ngƣời đơn vị phối Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh vấn phòng h p chống bạo lực học Điều đƣờng thực nếu có hiện kiện hiện niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Giáo viên chủ nhiệm lớp. thực - Thời gian: tháng 9/2021. - Các công văn liên quan: Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều lệ trường Tiểu học; Thông tư 08/TT BGDĐT; Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Cách thức thực - Trưởng Ban thông qua các công văn hiện liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường và thành lập Ban chỉ đạo và Ban Tư vấn. - Họp Ban chỉ đạo và các đơn vị phối [15]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất