Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh tại trường thpt...

Tài liệu Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh tại trường thpt

.PDF
29
1
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC TỈNH LONG AN NĂM 2021 QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN Người thực hiện: PHAN THỊ THANH VÂN Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Huyện Bến Lức, tỉnh Long An Long An, tháng 11 năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Lời Bác Hồ dạy vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay và mãi mãi về sau. Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà thì công tác phối họp giữa nhà trường, xã hội, gia đình là các yếu tố có nhiều tác động đến sự hình thành nhân cách của học sinh, trong đó yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng đối với hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của học sinh. Do vậy, công tác giáo dục luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình góp phần nên sự thành công của giáo dục trong nhà trường hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng trong “ Công tác phối hợp giữa nhà trường và Cha mẹ học sinh” Hiệu trưởng đã tập trung xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với chi hội cha mẹ học sinh lớp, nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm học. MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................1 1.1 Lý do pháp lý ...........................................................................................................1 1.2 Lý do lý luận ............................................................................................................2 1.3 Lý do thực tiễn..........................................................................................................3 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ ..........................................................................3 2.1 Khái quát đặc điểm trường ..........................................................................................4 2.2 Thực trạng công tác quản lý .......................................................................................4 2.2.1 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh ……………………………4 2.2.2 Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh…………………………………………………………………5 2.2.3 Hiệu trưởng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm………………………………….…5 2.2.4 Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá việc phối hợp với cha mẹ học ………………………6 2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức…………………………………………………………6 2.3.1 Điểm mạnh....................................................................................................... 7 2.3.2 Điểm yếu ............................................................................................................8 2.3.3 Cơ hội ...............................................................................................................8 2.3.4 Thách thức................................................................................................. …...9 2.4 Kinh nghiệm thực tế công tác phối hợp với cha mẹ học sinh. ...................................... 2.4.1 Những việc nhà trường đã làm được trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh………………………………………………………………………………………………….10 2.4.2 Biện pháp thực hiện và đạt được thành công............................................................11 2.4.3 Một số tồn tại và hạn chế trong công tác phối hợp của nhà trường và cha mẹ học sinh ………………………………………………………………………….....11 2.4.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế………………………………………………..12 III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NẲNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCPHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNGTHPT NGUYỄN HỮU THỌ TRONG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 -2022 ………………………………………..Từ trang 12 đến trang 21 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 22 4.1 Kết luận ……………………………………………………………………………………….......22 4.2 Kiến nghị ………………………………………………………………………………………….23 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………24 1 TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2021 – 2022 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Lý do pháp lí: Luật giáo dục số 43/2019/QH ngày 14/6/2019 từ điều 89 đến 94 đã xác định rõ “ Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Cha mẹ học sinh có nhiệm vụ : “Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.” Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. ( Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/ TT- BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để qui định trách nhiệm của nhà trường, cụ thể là Điều 45 Chương VII của Điều lệ này ghi rõ: “ Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã xội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục”. Điều 44 Chương VII của điều lệ ban hành kèm thông tư số 32/2020/ TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 cũng xác định trách nhiệm của cha mẹ học sinh “ Mỗi lớp có một ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học gồm các thành viên do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh và mỗi trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ 2 học sinh của từng lớp cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục”. Từ những qui định trên cho thấy nếu nhà trường , gia đình học sinh làm đúng trách nhiệm của mình thì sẽ xây dựng được mối quan hệ mật thiết, thắt chặt giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần to lớn vào phát triển sự nghiệp giáo dục. 1.2 Lý do lí luận: Để thực hiện được những điều nêu trên cần có sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình- xã hội. Trong đó sự phối hợp giaó dục nhà trường và giáo dục gia đình có một vai trò hết sức quan trọng để đưa nhà trường phát triển toàn diện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân tổ chức để hổ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. Khi nói đến nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục là ta nói đến hoạt động của Hiệu trưởng, của nhà trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội thực hiện xã hội hóa giáo dục, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động, tích cực của nhà trường trong hoạt động này. Phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hay huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục Ban đại diện cha mẹ học sinh là tập hợp một nhóm thành viên của những bậc cha mẹ có con em đang theo học tại trường. là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường với mục đích là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn của nhà trường. tổ chức và hoạt động theo điều lệ của hội cha mẹ học sinh, điều lệ nhà trường. Mặt khác, về gia đình thường xuyên liên hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời tình hình con em mình nhằm phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh. 1.3 Lý do thực tiễn: Trong những năm qua vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp nói riêng và Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường nói chung có sự đóng góp lớn về 3 cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt hơn hoạt động giáo dục của nhà trường theo đúng mục tiêu đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đầu tiên, một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh làm công nhân trong các nhà máy thường xuyên tăng ca và sống tạm trú trong địa bàn nên chưa thật quan tâm đến việc học của con em mình còn khoáng trắng cho nhà trường và cho rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô giáo. Một số bộ phận con em công nhân lao động thiếu sự quan tâm của gia đình nên các em không xem trọng việc học, thường xuyên tụ tập vào các quán trò chơi điện tử, đánh nhau, đua xe vi phạm an toàn giao thông, quá xa đà vào trang mạng xã hội, nói xấu bạn bè trên zalo, facebook …. Ban đại diện cha mẹ học sinh của một số lớp được thành lập từ đầu năm học chưa hoạt động hiệu quả trong công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. Từ những khó khăn và tồn tại trên tại đơn vị mình đang công tác, tôi thấy vai trò phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Do vậy tôi chọn đề tài “ Quản lí công tác phối hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An năm học 2021 – 2022” để nghiên cứu. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ: 2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình nhà trường: Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ được thành lập theo quyết định số 2755/2002/ QĐ – UBND ngày 23 tháng 8 năm 2002 của ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, tại ấp Phước Tú, xã Thanh Phú , Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Năm học 2021 -2022 trường có 81 lớp gồm 70 lớp hệ giáo dục phổ thông và 11 lớp hệ giáo dục thường xuyên với tổng số 3371 học sinh. Trong đó khối 12 gồm 24 lớp GDPT và 4 lớp GDTX, khối 11 gồm 23 GDPT và 4 lớp GDTX, khối 10 gồm 23 4 lớp GDPT và 3 lớp GDTX. Đội ngũ cán bộ quản lí : 3 (1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng); 156 giáo viên dạy lớp, phòng hành chánh, văn thư, thư viện, y tế… gồm 14 người, giáo viên có trình độ thạc sĩ gồm 16. Đảng bộ nhà trường có 7 chi bộ trực thuộc gồm 64 đảng viên. Năm học 2020 -2021 có trường có 32 em học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt các giải cao trong các phong trào TDTT, hội khỏe phù đổng và các phong trào khác. Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ tọa lạc tại khu trung tâm của Huyện Bến Lức là một huyện có nhiều khu công nghiệp phát triển trọng điểm của tỉnh Long An nên thu hút nhiều lao động nhập cư từ các tỉnh về làm việc. Do đó có nhiều học sinh là con em công nhân lao động nhập cư, cha mẹ hầu như làm việc trong nhà máy ít có thời gian quan tâm đến học tập của con em mình mà giao phó cho nhà trường, một số học sinh do ham chơi không chú trọng vào việc học, không xác định mục tiêu học tập nên tham gia vào các trò chơi điện tử … nhất là các em thuộc lớp giáo dục thường xuyên. 2.2. Thực trạng công tác quản lý: 2.2.1 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh ở trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm học 2021 - 2022: Đầu năm học mới Hiệu trưởng xác định chi hội cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường là một trong những hoạt động phối hợp với nhà trường cực kỳ quan trọng. Sau khi ổn định nhân sự đầu năm, phân công chuyên môn và phân công chủ nhiệm lớp , hiệu trưởng tự xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh gửi thư điện tử cho các thành viên trong hội đồng liên tịch nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch những nội dung và phương pháp phối hợp với cha mẹ học sinh đạt hiệu quả. Hiệu trưởng tổng hợp các ý kiến và tiến hành xây dựng bản dự thảo kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. 5 2.2.2 Hiệu trưởng tổ chức đại hội cha mẹ học sinh : Năm học 2021 – 2022 do tình hình dịch covid -19 diễn biến phức tạp xảy ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước trong đó tỉnh Long An cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Bắt đầu khai giảng năm học vào ngày 20/9/2021 nhưng đến 7/11/2021 Hiệu trưởng mới tiến hành tổ chức đại hội cha mẹ học sinh toàn trường theo hình thức trực tuyến. Hiệu trưởng chuẩn bị nội dung cuộc họp, chương trình đại hội chi hội cha mẹ học sinh các lớp, báo cáo hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh năm 2020-2021, công khai các hoạt động thu chi, kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong điều kiện học online, triển khai nội qui học online và trao đổi công tác phối hợp của cha mẹ học sinh cùng nhà trường giúp cho các em học sinh học tập tốt, kí cam kết giữa cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm bằng thư điện tử. Lớp tiến hành bầu chọn ban đại diện chi hội của lớp và gửi danh sách về phòng hành chánh nhà trường . Sau đó giáo viên chủ nhiệm gửi biên bản cuộc họp cho nhà trường tại phòng hành chánh. Văn thư có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh trình Hiệu trưởng. Hiệu trưởng tiến hành xem các biên bản, đóng góp ý kiến đóng góp để giải đáp thắc mắc cho cha mẹ học sinh vào cuộc họp đại diện cha mẹ học sinh các lớp vào ngày 14/11/2021 bằng trực tuyến để bầu ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường năm học 2021 -2022. 2.2.3 Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm khi bắt đầu nhận lớp sẽ được cung cấp danh sách học sinh lớp mình và thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước lấy thông tin số điện thoại để liên lạc học sinh do tình hình dịch bệnh covid – 19 nên tập trung học sinh thành lập nhóm zalo, facebook để liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và báo cáo nhà trường những trường họp không liên lạc được hoặc không ra lớp. Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp với chính quyền địa phương tìm hiểu nguyên nhân học sinh không ra lớp. Giáo viên chủ nhiệm thông qua zalo hoặc facebook lấy thông tin lý lịch học sinh, bầu ban cán sự lớp hình thành phòng học trực tuyến trên google 6 meet hoặc zoom. Thông qua lý lịch học sinh giáo viên chủ nhiệm thành lập nhóm zalo cha mẹ học sinh lớp mình để vận động cha mẹ học sinh cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt các chủ trương đã đề ra trong kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục năm học. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua kênh quản lí giáo dục của sở GD và ĐT Long An cung cấp thông tin kết quả học tập, mức độ chuyên cần của học sinh. Những trường hợp đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải liên lạc riêng bằng điện thoại để trao đổi về học tập, chuyên cần của học sinh khi tham gia học trực tuyến. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm học sinh từng tháng và báo cáo cho cha mẹ học sinh vào tuần đầu tiên của tháng sau. Nhiệm vụ này được nhà trường đưa vào thang điểm thi đua đối với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ từng đối tượng học sinh lớp mình đảm trách thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, lớp trưởng, giáo viên bộ môn đã từng tham gia dạy lớp ở năm trước để phân loại học sinh. 2.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá việc phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh: Hiệu trưởng nêu bậc mục đích kiểm tra công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ được qui định trong điều lệ nhà trường và cần thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, các yêu cầu và qui định trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục học sinh tốt hơn. Giáo viên khi trao đổi với cha mẹ học sinh trực tiếp tại nhà trường luôn phải có biên bản phối hợp và làm thành hai bản (một bản gửi cho phó hiệu trưởng phụ trách quản sinh để theo dõi, một bản được lưu vào hồ sơ chủ nhiệm lớp) đồng thời chỉ đạo phó hiệu trưởng quản sinh nhà trường, đoàn thanh niên phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong công tác phối hợp. Hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng phụ trách quản sinh thường xuyên kiểm tra nhắc nhỡ giáo viên chủ nhiệm thiếu kinh nghiệm trao dồi thêm kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh báo cáo kịp thời những vướng mắc về Hiệu trưởng giải quyết. 7 2.2.3 Điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức để đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh: 2.3.1 Điểm mạnh: Hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết cùng hướng đến mục tiêu chung trong công tác giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục nhà trường những năm gần đây luôn giữ vững tạo nên lòng tin của nhân dân địa phương. Trường có số lớp giáo dục thường xuyên lớn nhất tỉnh Long An nhưng mỗi năm hiệu quả đào tạo luôn được ổn định , giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học. Hiệu trưởng và giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng đã xây dựng được qui chế làm việc với cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học. Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình tâm huyết với nghề đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm các lớp giáo dục thường xuyên. Giáo viên chủ nhiệm luôn xây dựng mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh và sẳn sàng đến gia đình học sinh nếu cần thiết. Hệ thống thông tin liên lạc nhà trường với cha mẹ học sinh luôn được nhà trường quan tâm trang bị tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất nhà trường tốt đảm bảo tối đa công tác phối hợp giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - giáo viên chủ nhiệm. 2.3.2. Điểm yếu: Hiệu trưởng chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng đặc biệt là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện công tác phối hợp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm khi trao đổi với cha mẹ học sinh về 8 nội dung, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của trường, lớp. Nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh chỉ mời cha mẹ học sinh đến trường khi có phát sinh xãy ra như đánh nhau, vô lễ với giáo viên. Hiệu trưởng chưa khen thưởng kịp thời những giáo viên xây dựng mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp giáo dục học sinh. Số lớp đông, số lượng học sinh lớn đặc biệt có 11 lớp giáo dục thường xuyên do tỉ lệ đầu vào thấp, đa số có rất nhiều học sinh chưa ngoan, chưa nhận thức đúng đắn trong học tập mà còn ham chơi, nghiện game…. Trường chia làm hai cơ sở nhưng đội ngũ quản lí nhà trường ít (1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng) nên công tác theo dõi , kiểm tra, đánh giá đôi khi còn chậm, cập nhật chưa kịp thời. 2.3.3. Cơ hội: Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của sở GD và ĐT Long An, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là hội khuyến học của Huyện, được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động. Nhà trường cập nhật đầy đủ các văn bản chỉ đạo về công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là cơ sở pháp lí giúp nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đời sống dân trí ngày càng cao nên cha mẹ học sinh am hiểu pháp luật, công nghệ thông tin phát triển cha mẹ học sinh nắm rõ các thông tư liên quan đến công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, quan tâm giáo dục con cái. Cha mẹ học sinh đa số chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập của con em mình. Đa số cha mẹ học sinh có số con ít , điều kiện kinh tế tốt muốn con em mình được giáo dục tốt nhất nên thường xuyên tiếp cân nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục con em mình, hỗ trợ đắt lực về cơ sở vật chất giúp học sinh nghèo vượt khó, học sinh mồ côi, hộ nghèo biết vươn lên trong học tập. 9 2.3.4. Thách thức: Do tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp đầu năm đến nay các em chủ yếu học trực tuyến nên ngay từ đầu năm học công tác phối hợp với cha mẹ học sinh chủ yếu qua các kênh zalo, facebook, quản lí giáo dục…Giáo viên chủ nhiệm chưa thể tiếp xúc trực tiếp với học sinh, cha mẹ học sinh nên chưa thể hiểu rõ hết tâm tư nguyện vọng từng đối tượng học sinh là một thách thức vô cùng lớn trong công tác phối hợp trao đổi với cha mẹ học sinh. Huyện Bến Lức là một vùng công nghiệp phát triển, có nhiều công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn và phần đông cha mẹ học sinh là công nhân, một số cha mẹ học sinh là dân nhập cư sống nhà trọ đến làm việc ở các công ty và con em theo cha mẹ tạm trú và học tập tại trường nên đa phần không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình mà khoán trắng cho nhà trường. Công tác phối hợp còn hạn chế hầu như ít tham gia vào các cuộc ban chấp hành chi hội của lớp và từ chối tham gia vào ban chấp hành chi hội lớp và ban chấp hành cha mẹ học sinh toàn trường. Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự hiểu rõ lợi ích khi phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái nên ít quan tâm đến các cuộc họp của ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp . Một số gia đình học sinh có cha mẹ ly hôn, đi làm ăn xa từ các tỉnh khác con cái phó mặt cho ông bà, các em sống cùng ông bà nên việc học tập đều không có sự quan tâm từ gia đình. 2.4. Kinh nghiệm thực tế trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh: 2.4.1 Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm được tại đơn vị: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp ngay từ đầu năm học, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngay công tác phối hợp với cha mẹ học sinh từ khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm. 10 Hiệu trưởng đã thành lập được ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường có năng lực, uy tín, trách nhiệm, tâm huyết với công tác giáo dục dù khó khăn khi tham gia bằng trực tuyến vì dịch bệnh Hiệu trưởng đã vận động được nguồn kinh phí lớn từ cha mẹ học sinh đầu tư cho hoạt động giáo dục cụ thể tháng 10 năm 2021 nhà trường nhận được 500.000.000 ( năm trăm triệu đồng) của nhà tài trợ là cha mẹ học sinh mua trang thiết bị phục vụ học tập cho học sinh và công tác giảng dạy trong nhà trường. Điều này là động lực rất lớn giúp cho giáo viên và học sinh tham gia tốt học tập trực tuyến, thực hiện chương trình “máy tính cho em” đã cung cấp đến tay các em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo gồm 40 máy tính từ nguồn tài trợ. Mỗi năm Hiệu trưởng vận động được hằng trăm xuất học bổng từ các nhà tài trợ, các công ty, ngân hàng nhất là ngân hàng Vietcombank đóng trên địa bàn huyện từ tiền mặt, tập, sách, quần áo đồng phục … Hiệu trưởng họp chủ nhiệm mỗi tháng 1 lần để kiểm tra đôn đốc và lắng nghe ý kiến từ giáo viên chủ nhiệm phản hồi kịp thời các vướng mắc. 2.4.2. Nguyên nhân thành công trong công tác phối hợp tại đơn vị: Hiệu trưởng dựa trên các văn bản pháp lý của luật giáo dục và các thông tư hướng dẫn nên đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng ngay từ đầu năm học, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh luôn căn cứ vào thông tư hướng dẫn. Trong các cuộc họp đưa ra nội dung cụ thể định hướng cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh và lắng nghe ý kiến đóng góp từ giáo viên chủ nhiệm và kịp thời chỉ đạo những vướng mắc của giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường luôn đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu cho mọi sự phối hợp nên cha mẹ học sinh thấy được quyền lợi của con em được thụ hưởng tạo niềm tin cho cha mẹ cùng phối hợp tốt với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Ngay từ đầu năm học công tác phân công chuyên môn Hiệu trưởng cân nhắc, lựa chọn những giáo viên đủ năng lực tham gia vào công tác chủ nhiệm nhất là các 11 lớp cuối cấp, các lớp thuộc hệ giáo dục thường xuyên. Hiệu trưởng luôn đánh giá cao vai trò chủ nhiệm của các giáo viên này. Trong công tác thi đua không đánh đồng giữa lớp thường xuyên và lớp giáo dục phổ thông đây là động lực rất lớn để giáo viên chủ nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Hiệu trưởng công khai minh bạch các nguồn tài trợ và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường luôn công khai các quỹ đóng góp cho nhà trường và cha mẹ học sinh qua các cuộc họp cha mẹ học sinh để cho cha mẹ học sinh thấy rõ việc hỗ trợ của họ là đúng mục đích đem lại hiệu quả cao. 2.4.3.Một số tồn tại và hạn chế khi thực hiện công tác phối hợp của nhà trường và cha mẹ học sinh: Hiệu trưởng chưa tổ chức được lớp tập huấn kỹ năng công tác phối hợp cho giáo viên toàn trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp trong đó có nhiều giáo viên trẻ. Hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra sâu sát quá trình thực hiện công tác phối hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm các lớp mà giao nhiệm vụ về phó hiệu trưởng quản sinh kết hợp với đoàn thanh niên nên đôi khi công tác thông báo kết quả học tập, rèn luyện chuyên cần của học sinh đến cha mẹ học sinh còn chậm trể. Công tác phối hợp giữa các bên trong nhà trường (phó hiệu trưởng quản sinhđoàn thanh niên – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn) chưa nhịp nhàng, đôi khi còn chậm trễ. Hiệu trưởng chưa khen thưởng kịp thời những giáo viên phối hợp tốt với cha mẹ học sinh đặc biệt là các nhà tài trợ đem lại lợi ích cho hoạt động nhà trường nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho giáo viên mở rộng công tác phối hợp nhất là những giáo viên có quan hệ rộng ở ngoài xã hội. 2.4.4. Nguyên nhân hạn chế: 12 Việc kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm các lớp chỉ diễn ra ở giữa kì và cuối kì. Quá trình này do các tổ trưởng chuyên môn đảm nhận, tổng kết báo cáo về Hiệu trưởng, Hiệu trưởng chỉ kiểm tra xác suất nên cũng mang tính chất hình thức, qua loa. Hiệu trưởng có quá nhiều việc nên chỉ tiếp xúc chủ yếu ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường mà không đủ thời gian tiếp xúc trực tiếp các ban chi hội các lớp nên không thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác phối hợp. Nhà trường chia làm hai cơ sở nên Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách quản sinh phải chia nhiệm vụ ra 2 nơi khác nhau để quản lí và theo dõi hoạt động của nhà trường nên nhiều lúc giải quyết chưa kịp thời. Hoạt động của Đoàn thanh niên, Ban tư vấn học đường, Hội liên hiệp thanh niên chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm vừa thực hiện công tác giảng dạy ,vừa tham gia công tác hội, đoàn nên công tác phối hợp giữa các bên đôi khi chưa nhịp nhàng, hiệu quả. III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – CHA MẸ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 -2022: TÊN CÔNG CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN VIỆC 1.Điều chỉnh Định hướng Ban đại diện cha mẹ học Kết quả/mục tiêu cần đạt; kế hoạch phối sinh hoạt động có hiệu quả hơn theo cơ sở pháp lý hợp với Ban đại diện cha Người/đơn vị thực hiện; mẹ học sinh vào đầu năm Người/đơn vị phối hợp thực học hiện (nếu có); Hiệu trưởng Hội đồng liên tịch gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, 13 Đoàn thanh niên, Thư kí, Tổ trưởng chuyên môn các tổ Điều kiện:Dựa vào các thông tư, điều lệ trường phổ thông, điều lệ Ban đại Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực diện cha mẹ học sinh. Thời gian: 12/2021 hiện); Kinh phí: không Họp liên tịch thảo luận điều chỉnh Cách thực hiện; những tồn tại để phù hợp tình hình mới khi học sinh đi học trực tiếp Khó khăn: Hiệu trưởng bận lịch họp Dự kiến những rủi ro, khó khăn khi thực hiện; biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro… với lãnh đạo cấp trên Khắc phục: Dựa vào kế hoạch tuần để điều chỉnh ngày họp liên tịch phù hợp Hội nghị thành công, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của trường Kết quả/mục tiêu cần đạt; đóng góp ý kiến và hoạt động hiệu quả hơn. 2. Tổ chức họp cha mẹ học sinh lần 2 Người/đơn vị thực hiện; Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm các lớp 14 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ Người/đơn vị phối hợp thực trách quản sinh, đoàn thanh niên, giáo hiện (nếu có); viên chủ nhiệm của 81 lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường Điều kiện: chuẩn bị các văn bản pháp Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện); lí, kết quả học tập của học sinh ở học kì 1, bản phương hướng hoạt động, âm thanh, ánh sáng, nước uống, bánh ngọt -Thời gian: tháng 1/2022 -Họp toàn thể giáo viên chủ nhiệm để hiệu trưởng triển khai nội dung, phương thức Cách thực hiện; họp cha mẹ học sinh lần 2 - Tổ chức họp cha mẹ học sinh toàn trường lần 2 -Khó khăn: dịch bệnh có thể chưa kết thúc. Cha mẹ học sinh không tham gia đầy đủ. Giáo viên chủ nhiệm các lớp Dự kiến những rủi ro, khó khăn khi thực hiện; biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro… triển khai không hết nội dung. - Biện pháp: Nếu dịch bệnh vẫn phức tạp tiến hành họp trực tuyến, gửi thư mời trước 1 tuần, triển khai nội dung cuộc họp ngắn gọn dễ hiểu và yêu cầu giáo viên triển khai đầy đủ Giáo viên hiểu được tầm quan trọng Kết quả/mục tiêu cần đạt; trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh 15 Người/đơn vị thực hiện; Hiệu trưởng Người/đơn vị phối hợp thực Phó hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh hiện (nếu có); niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp. - Họp Hội đồng sư phạm nhà 3. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban đại diện trường triển khai Điều kiện thực hiện (kinh phí, cho toàn thể giáo viên. phương tiện, thời gian thực - Họp giáo viên chủ nhiệm chỉ hiện); đạo thêm cho giáo viên. cha mẹ học Thời gian: 10 /01/2022 sinh Thuyết phục tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đã thống nhất Hội đồng sư phạm nhà trường triển khai cho toàn thể giáo viên, họp giáo Cách thực hiện; viên chủ nhiệm chỉ đạo công tác phối hợp theo đúng mục tiê Triển khai nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm kế hoạch đã điều chỉnh phối hợp với cha mẹ học sinh liên tục bằng cách liên lạc qua điện thoại, gửi thư mời trực tiếp u đề ra trong kế hoạch -Khó khăn: Giáo viên chủ nhiệm làm cảm tính, chủ quan. Cha mẹ học sinh Dự kiến những rủi ro, khó không hợp tác với giáo viên chủ khăn khi thực hiện; biện pháp nhiệm khắc phục khó khăn, rủi ro… - Biện pháp: Giáo viên chủ nhiệm báo cáo những gia đình không họp tác với 16 giáo viên chủ nhiệm nhà trường liên hệ ban đại diên cha mẹ học sinh nhà trường can thiệp hoặc chính quyền địa phương. Ban đại diện cha mẹ học sinh nắm Kết quả/mục tiêu cần đạt; được qui chế hoạt động để chủ động các kế hoạch theo hướng có hiệu quả. Người/đơn vị thực hiện; Hiệu trưởng Người/đơn vị phối hợp thực Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà hiện (nếu có); trường. Điều kiện thực hiện (kinh phí, 4. Định hướng phương tiện, thời gian thực cho Ban đại hiện); diện cha mẹ học sinh hoạt -Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kế hoạch phối hợp đã điều chỉnh Thời gian: 10 /01/2022 Họp với Ban đại diện cha mẹ học Cách thực hiện; động trong học sinh, định hướng các nội dung hoạt động theo kế hoạch đề ra kì 2 năm học -Khó khăn: Cha mẹ học sinh chủ quan 2021 -2022 trong quản lí và cách thức tổ chức hoạt động. Dự kiến những rủi ro, khó khăn khi thực hiện; biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro… - Biện pháp:Tuyên truyền các văn bản rõ ràng để cha mẹ học sinh trong Ban đại diện làm đúng theo qui định đảm bảo tính hợp pháp, có thể nhà trường cung cấp các văn bản nếu Ban đại diện có nhu cầu Giáo viên hiểu được các nguyên 5. Mời Kết quả/mục tiêu cần đạt; tắc làm việc với cha mẹ học sinh, các em học sinh, tránh những xung 17 đột, mâu thuẫn, xây dựng mối chuyên gia quan hệ tốt với cha mẹ học sinh. tâm lý có Người/đơn vị thực hiện; kinh Người/đơn vị phối hợp thực nghiệm hiện (nếu có); hợp với Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn,tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Phương tiện: Gửi thư mời chuyên trong công tác phối Hiệu trưởng, chuyên gia tư vấn. gia, chuẩn bị hội trường, âm Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện); cha mẹ thanh, ánh sáng, nước uống. Thời gian:17/02/2022 Kinh phí: từ nguồn quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp. học sinh. Tổ chức nói chuyện chuyên đề, trao đổi trực tiếp các khó khăn, vướng Cách thực hiện; mắc trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, làm rõ các xung đột mâu thuẫn có thể xảy ra, cách tránh xung đột. -Khó khăn : Chuyên gia thuyết trình không thuyết phục tập thể sư Dự kiến những rủi ro, khó khăn khi thực hiện; biện pháp khắc phục khó khăn, rủi ro… phạm của nhà trường. -Biện pháp:Tham khảo nhiều trường đã thực hiện, có thể sắp xếp thời gia để đi dự thử trước khi mời về trường. Kết quả/mục tiêu cần đạt; Giáo viên chủ nhiệm thực hiện có hiệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất