Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008...

Tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

.DOC
131
15
74

Mô tả:

1 MỤC LỤC Trang Mục lục…………………………………………………………………… 1 A. Mở đầu …………………………………………………………….…. 4 B. Nội dung................................................................................................. 10 Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008……………........................... 10 1.1 Sự tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa QuảngTrị-Savanakhẹt….. 10 1.1.1 Sự tương đồng về địa lý…………………………………………….. 10 1.1.2 Sự tương đồng về lịch sử, văn hóa………………………………….. 14 1.2 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trước năm 1986……………………. 17 1.2.1 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trước 1954……………………….. 17 1.2.2 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn 1954- 1975……………. 22 1.2.3 Quan hệ Quảng Trị- Savanakkhẹt giai đoạn 1976- 1986…………... 28 1.3 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008………………………………... 43 1.4 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam- Lào…………………………………………………………… 47 Tiểu kết chương 1………………………………………………………. 53 Chương 2: Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa- giáo dục và an ninh quốc phòng Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986-2008……….................... 55 2.1 Quan hệ hợp tác kinh tế Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008… 55 2.1.1 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp và thủy lợi……. 55 2.1.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghhiệp và xây dựng cơ bản 61 2.1.3 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại………………............. 64 2.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục Quảng TrịSavanakhẹt từ 1986 đến 2008…………………………………………... 69 2 2.2.1 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội………………….. 69 2.2.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo…………………. 77 2.3 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh- quốc phòng Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008………………………………. 83 2.3.1 Quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng…………………………... 83 2.3.2 Quan hệ hợp tác về bảo vệ biên giới………………………………. 85 Tiểu kết chương 2………………………………………………………. 95 Chương 3: Một số nhận xét trong quan hệ hợp tác Quảng Trị-Savanakhẹt………………………………………………… 97 3.1 Những thành tựu trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………………………………………………….. 97 3.2 Những khó khăn, thách thức trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………………………………………………….. 103 3.3 Triển vọng trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………….. 108 C. KẾT LUẬN………………………………………………………….. 112 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 115 E. PHỤ LỤC…………………………………………………………….. 124 3 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ASEAN :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Association of Southeast Asian Nation AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – ASEAN Free Trade Area CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân ĐCS : Đảng Cộng sản NXB : Nhà xuất bản TTLT : Trung tâm lưu trữ UBCQ : Ủy ban chính quyền UBND : Ủy ban nhân dân. USD : United States of Dollas – Đô la Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Quảng Trị - Savanakhẹt là hai tỉnh thuộc hai nước Việt Nam và Lào, là hai tỉnh láng giềng “kết nghĩa anh em” gắn bó keo sơn, không chỉ gần gũi nhau về địa lý, lịch sử mà còn gần gũi nhau về văn hóa. Cho nên hai tỉnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau từ lâu đời. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhẹt đã phát huy được truyền thống yêu nước của mình. Qua những thăng trầm biến cố của lịch sử, quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt vẫn không ngừng củng cố và phát triển. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự phối hợp tác chiến của nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đã góp phần cùng nhân dân hai nước Việt Nam và Lào hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), cùng với sự chuyển biến giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào, mối quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt cũng gắn chặt hơn không chỉ về chính trị, đối ngoại, mà còn có bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị có vị trí quan trọng và là cơ sở chủ yếu của mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và Việt Nam- Lào nói chung đánh dấu tình hữu nghị, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau “chia ngọt sẽ bùi”, kết tình anh em của hai tỉnh Quảng TrịSavanakhẹt. Tất cả vì thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của hai dân tộc. Ngày nay với xu thế “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” đang diễn ra và phát 5 triển mạnh mẽ như vũ bão. Việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam- Lào nói chung cũng như hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách hoàn chỉnh có hệ thống về mối quan hệ hợp tác này hết sức cần thiết, mang tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Quan hệ Việt Nam- Lào nói chung và quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra, buộc các nước cùng nhau tham gia hội nhập, cùng nhau phát triển. Hòa chung với các quốc gia trên thế giới và khu vực, Việt Nam và Lào cũng đã tham gia vào hội nhập các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt ASEAN) và còn tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế, coi hợp tác kinh tế là chủ yếu, sự hợp tác và phát triển là yêu cầu của mỗi quốc gia. Hai bên tham gia trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, hiểu biết lẫn nhau. Qua đây cho thấy, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt là một phần nằm trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Lào. Do đó, việc đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh không những đem lại thành tựu thiết thực trong mọi lĩnh vực mà còn góp phần làm cho quan hệ hợp tác giữa hai nước được tăng cường hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để hai nước Việt Nam- Lào vững chắc hơn trên con đường hội nhập khu vực và thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008 nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác cũng như tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa hai tỉnh cũng như hai nước ngày càng bền vững. Xuất phát từ những lý luận thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ hợp tác Quảng Trị (Việt Nam) - Savanakhẹt (Lào) từ 1986 đến 2008” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình, nhằm góp phần thêm 6 trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. Thông qua đề tài chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp nhân dân hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhẹt hiểu rõ hơn về mối quan hệ hợp tác, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ và tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân dân Quảng Trị - Savanakhẹt, cũng như nhân dân hai nước Việt Nam- Lào ngày càng bền chặt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có nhiều công trình đã nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. Nhưng chưa có một công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh thuộc khu vực hành lang kinh tế Đông- Tây, là hai tỉnh giáp ranh thuộc tỉnh nghèo của Việt Nam và Lào. Cho nên việc nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị - Savanakhẹt nằm trong tổng thể của mối quan hệ Việt- Lào. Nghiên cứu về đề tài này đã có nhiều tác giả khai thác, nhưng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Trong cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” các tác giả: Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh Nxb giáo dục (2005), đã chỉ ra mối quan hệ của các nước trong khu vực, trong đó có nói đến quan hệ Viêt- Lào. Trong cuốn “Quan hệ Việt- Lào, Lào - Việt” của trường Đại học khoa học xã hội nhân văn - ĐHQGHN xuất bản năm 1993 đã đề cập đến vấn đề quan hệ hợp tác của hai quốc gia. Trong cuốn “ Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 - 2005 của Nguyễn Thị Phương Nam- Luận án tiến sĩ (2007) đã nêu lên một cách cụ thể về hợp tác giữa hai nước trên mọi phương diện. Trong cuốn “ Ngoại giao Việt Nam” Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành 2004, tác giả Lưu Văn Lợi đã trình bày khá rõ nét về ngoại giao Việt Nam. Trong đó có đề cập đến ngoại giao Việt – Lào. 7 Trong cuốn “ 25 năm hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật Việt Nam- Lào” của tác giả Vũ Công Quý, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, đã nêu nổi bật lên quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội giữa hai nước Việt Nam- Lào trong giai đoạn mới. Tạp chí “ Mối quan hệ giữa Việt Nam- Lào trong bối cảnh Đông Nam Á” Hội thảo khoa học 25 năm quan hệ hợp tác Việt - Lào và 40 năm quan hệ ngoại giao hai nước, cũng nêu lên mối quan hệ của hai nước. Tạp chí “Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh thời kỳ 1991 - 2001” của Nguyễn Hoàng Giáp cũng nêu rõ về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Những công trình nghiên cứu nêu trên, về cơ bản phản ánh mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Lào, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu đề cập đến quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt. Tuy nhiên, cũng có mọt số ít các công trình khai thác, khám phá về quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, nhưng đó chưa phải là những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau như: các báo cáo tổng kết, các văn kiện, nghị quyết, các văn bản thống kê, ngoài ra còn có các sách, báo, tạp chí có liên quan về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào nói chung và Quảng Trị - Savanakhẹt nói riêng, làm cho luận văn thêm sinh động phong phú. Từ những thực tiễn trên cho thấy, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt. Vì thế việc tìm hiểu về mối quan hệ hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008 là một vấn đề cấp thiết, còn khá mới mang tính khoa học. 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác Quảng Trị Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chủ yếu vào quan hệ hợp tác Quảng TrịSavanakhẹt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục và an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến quan hệ như về nhân tố địa lý, văn hóa lịch sử và những bước phát triển mới. Về mặt thời gian: Luận văn bao quát từ 1986 đến 2008. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của luận văn là hệ thống hóa toàn bộ tiến trình phát triển của quan hệ hợp tác Quảng Trị - Savanakhẹt trên các lĩnh vực. Từ đó đưa ra những nhận xét chung về chiều hướng và triển vọng của quan hệ hợp tác hai tỉnh. Nhiệm vụ của luận văn là giải quyết một cách có hệ thống các sự kiện, cố gắng dựng lại một cách chân thực, khách quan, khoa học và có hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau, nhưng chủ yếu là dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau: Các báo cáo tổng kết, các văn bản, các biên bản ghi nhớ quá trình hợp tác giữa hai tỉnh lưu tại trung tâm lưu trữ và một số trung tâm khác của Quảng Trị. Một số văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào, ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Lào 9 của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài này. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi còn tham khảo thêm một số các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án… có liên quan về quan hệ hợp tác Việt Nam- Lào nói chung và Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng, làm cho luận văn thêm sinh động, phong phú. Về mặt phương pháp: luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, là kim chỉ nam để chúng tôi xử lý những nguồn tư liệu, phân chia giai đoạn lịch sử. Trong luận văn này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp tổng hợp thống kê và các phương pháp khác có liên quan như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng kết kinh nghiệm sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của đề tài Theo ý kiến chủ quan của bản thân, luận văn có những đóng góp chủ yếu sau: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Quảng TrịSavanakhẹt giai đoạn từ 1986 đến 2008. Luận văn đã phác họa lại một cách tổng thể và khách quan về mối quan hệ giữa hai tỉnh. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt, luận văn đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá và một số kết luận chung, một số định hướng có tính tham khảo thiết thực cho quan hệ hợp tác giữa Quảng TrịSavanakhẹt trong giai đoạn mới. Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương giữa Quảng Trị- Savanakhẹt nói chung. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: 10 Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác Quảng TrịSavanakhẹt từ 1986 đến 2008. Chương 2: Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa- giáo dục và an ninh quốc phòng giữa Quảng Trị - Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ hợp tác Quảng Trị - Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 11 B. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC QUẢNG TRỊ - SAVANAKHẸT TỪ 1986 ĐẾN 2008 1.1 Sự tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa giữa hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhẹt 1.1.1 Sự tương đồng về địa lý Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng, gần gũi nhau về địa lý, lịch sử và văn hóa- xã hội. Thực tiễn đã khẳng định, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và nước nào cũng có đựợc mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng như mối quan hệ Việt Nam – Lào. Cùng với cả nước, Quảng Trị (Việt Nam)- Savanakhẹt (Lào) cũng không nằm ngoài truyền thống quý báu đó. Quảng Trị- Savanakhẹt là hai tỉnh láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong lao động sản xuất, hai tỉnh luôn luôn phối hợp giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Cùng chung đường biên giới, lại có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, đó là những yếu tố thúc đẩy để hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng một cách bền vững, lâu dài và tốt đẹp. Quảng Trị là một tỉnh có vị trí địa lý và lịch sử quan trọng trong lịch sử nước nhà. Ngày nay với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay, đường biên giới kéo dài với nước bạn Lào, cho nên Quảng Trị có nhiều cơ hội hội nhập, quan hệ với các tỉnh bạn. Là tỉnh thuộc Trung Trung Bộ của Việt Nam- khúc ruột của đất nước, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhẹt (CHDCND Lào), 12 phía đông giáp biển Đông. Với 206km đường biên giới, 86km chiều dài bờ biển. Diện tích tự nhiên 5120km², tính đến hết năm 2007 dân số Quảng Trị là 626.300người [31;14]. Đặc điểm cơ bản của lãnh thổ Quảng Trị là sự phân hóa rõ rệt về mặt tự nhiên từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây theo chiều thẳng đứng và các hợp phần tự nhiên trong hệ thống các bồn khu vực, được tạo ra do bởi những ngách núi của dải Trường Sơn đâm ngang ra biển. Bên cạnh đó, Quảng Trị còn có quốc lộ 1A, đường xe lửa xuyên Việt chạy qua, có đường 9 xuyên Á nằm trong hệ thống hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC), từ các tỉnh miền Trung Việt Nam qua Lào, Thái có khu kinh tế thương mại. Đặc biệt, trung tâm kinh tế thương mại Lao Bảo với những chính sách ưu đãi là những lợi thế cơ bản của Quảng Trị trong việc thực hiện các chương trình hội nhập kinh tế, quan hệ với các tỉnh của các nước trong khu vực và thế giới. Ở vị trí là khúc ruột của Việt Nam, Quảng Trị có địa hình tương đối đa dạng, có rừng núi chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, có đồng bằng trung du, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có nguồn nước và sinh vật đa dạng. Từ xa xưa Quảng Trị đã là một địa bàn có vị trí quân sự trọng yếu, một trung tâm kinh tế, văn hóa- xã hội phát triển. Nhân dân Quảng Trị đã đổ nhiều sương máu để đánh đuổi giặc ngoại xâm như: Nguyên, Minh, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giữ gìn độc lập của tổ quốc, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Đặc biệt, nhân dân Quảng Trị có truyền thống đoàn kết với nhân dân Savanakhẹt cùng nhau đấu tranh chống mọi kẻ thù. Hơn thế nữa, với tinh thần đoàn kết hữu nghị, nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đã chia sẽ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũng như trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Savanakhẹt là tỉnh miền núi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có 13 tổng diện tích tự nhiên là 21.774km², với số dân 824.662 người (số liệu điều tra năm 2005). Địa thế Savanakhẹt nằm thoai thoải theo dòng sông Mêkông, nhìn chung thuộc dạng đồng bằng, do đó từ thuở nào Savanakhẹt là vựa lúa quan trọng cho cả xứ Lào. Bên kia sông, phía tây giáp tỉnh Moukdahane của Thái Lan, phía đông giáp tỉnh Lao Bảo (Việt Nam), toàn tỉnh có 15 huyện và một thành phố lấy tên gọi là “thành phố Savanakhẹt”, đây là thành phố lớn thứ hai sau thủ đô Viêng Chăn của Lào, trong huyện có tổng số 1502 làng lớn nhỏ khác nhau. Trên địa bàn tỉnh có hai cửa khẩu chính là Đensavẳn- Lao Bảo (Quảng Trị) và Moukdahane (Thái Lan)- Savanakhẹt, có đường số 9 Việt- Lào. Cũng như các tỉnh khác của Trung Lào, Savanakhẹt là tỉnh có nhiều đồi núi và trung du chiếm trên 2/3 diện tích đất đai, Savanakhẹt có địa hình thoai thoải, giáp sông Mêkông nên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm từ 20- 34ºc, với hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 đến 7 tháng, mùa mưa kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng. Mùa mưa là mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, đặc biệt rất thuận lợi cho việc gieo trồng, sản xuất lúa. Đặc trưng của Savanakhẹt là lúa nếp, có thể nói, nơi đây là nguồn cung cấp gạo lớn không chỉ cho riêng Lào mà còn là vựa gạo xuất khẩu lớn ra bên ngoài. Bên cạnh đó, Savanakhẹt là tỉnh có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển nông- lâm nghiệp, có trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý hiếm có giá trị như lim, gỗ lát hoa, tràm và pơmu… ngoài ra còn có các loại động vật qúy hiếm như voi, gấu đen Á châu, méo vàng Á châu, bò tót Á châu, còn có đến 15 loài chim và các loại cây thơm quý khác. Rừng không chỉ là tài nguyên quý báu trong việc phát triển kinh tế- xã hội, mà còn là nơi ở của nhân dân các bộ tộc Lào. Bên cạnh tài nguyên rừng, 14 Savanakhẹt còn có thế mạnh về sông, nằm trên dòng sông Mêkông và sông Sêpôn rộng lớn, cùng với các con sông lớn nhỏ, hàng năm bồi đắp lượng phù sa lớn, đem lại nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho Savanakhẹt. Là tỉnh không có thế mạnh phát triển về đường bộ và đường sắt nên đường sông là đầu mối giao thông quan trong đối với Savanakhẹt trong quá trình luân vận chuyển, trao đổi giao lưu, quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tuy có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, nhưng Savanakhẹt cũng gặp nhiều khó khăn, đó là trình độ dân trí còn thấp, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và khai thác lâm sản. Là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hệ thống giao thông đi lại chưa hoàn chỉnh, khó khăn. Cho đến nay hệ thống đường sắt vẫn chưa có, hệ thống đường bộ mấy năm trở lại đây mới khai thông nhưng bị xuống cấp hư hỏng nghiêm trọng, việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài đang là rào cản rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của tỉnh Savanakhẹt. Với 206km đường biên giới chung, đã tạo thuận lợi cho hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nhiều tuyến giao thông quan trọng, mở ra những cơ hội, triển vọng lớn về hợp tác trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay, dọc đường biên giới của Quảng Trị- Savanakhẹt có nhiều tuyến đường giao thông qua lại, đặc biệt là cặp cửa khẩu Lao BảoĐensavẳn. Thực hiện thỏa thuận hợp tác tiểu vùng Mêkông (GMS) và chủ trương cải cách thủ tục hành chính giữa các nước trong khu vực, nhằm đẩy mạnh hệ thống hoạt động giao lưu, hợp tác hơn nữa với nước bạn Lào, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành ký kết với Đensavẳn (Savanakhẹt) về việc triển khai kiểm tra “một lần, một điểm dừng” tại cửa khẩu đầu tiên giữa việt Nam- Lào, tiên phong đi đầu trong 6 nước tiểu vùng cùng thực hiện thí điểm mô hình này và bước đầu có nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động 15 xuất nhập khẩu tại cặp cửa khẩu này. Đặc biệt, ngoài 206km đường biên giới chung, Quảng Trị còn có đường 9 dài 85km gắn với đường xuyên Á, là cửa ngõ giao thương quan trọng đối với Savanakhẹt, là mạch máu giao thông xuyên suốt. Ngoài ra, Quảng Trị còn có 5 cửa khẩu như: cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và 3 cửa khẩu phụ bản Thanh, bản Cheng, Tà Rung, là các cặp cửa khẩu quan trọng trong quá trình giao lưu, trao đổi với các tỉnh bạn. Ngoài những tuyến đường cơ bản, đường sông đóng một vai trò quan trọng trong giao thông giữa Quảng Trị- Savanakhẹt. Quảng Trị có nhiều thuận lợi cho hệ thống giao thông đường thủy, đặc biệt hai tuyến theo sông Mỹ Lệ và sông Bến Hải, quan trọng hơn cả là cảng Cửa Việt. Cảng này đã góp phần nâng cao hệ thống chuyên chở hàng hóa, giao thương với các tỉnh thành trong nước và quốc tế, trong đó có các tỉnh bạn Lào. Như vậy, đường thủy là tuyến đường giao thông quan trọng tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt. Như vậy, Quảng Trị- Savanakhẹt là hai tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực. Với xu thế của thời đại, những tiềm năng đó không thể quyết định sự phát triển quan hệ hợp tác của hai tỉnh mà yếu tố quan trọng là Quảng Trị- Savanakhẹt phải có một cơ chế quản lý, chính sách hợp tác cụ thể, đề ra mục tiêu có tính thiết thực nhằm thắt chặt mối quan hệ hợp tác với nhau về mọi mặt. Để thực hiện điều đó, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt phải biết phát huy khả năng sẵn có của mình, khắc phục những yếu kém, tận dụng sức mạnh ngoại lực có hiệu quả, thì sẽ tạo cơ hội cho quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa- xã hội của hai tỉnh phát triển tốt đẹp hơn. 1.1.2 Sự tương đồng về lịch sử, văn hóa 16 Từ sự tương đồng, gần gũi về điều kiện địa lý, trong quá trình hình thành và phát triển, Quảng Trị- Savanakhẹt còn có sự tương đồng, gần gũi về lịch sử, văn hóa. Xét về địa bàn cư dân của Quảng Trị- Savanakhẹt, có nhiều tộc người khác nhau, nhất là khu vực miền núi dọc biên giới giữa hai tỉnh. Nơi đây cư dân chủ yếu thuộc các nhóm bộ tộc Việt- Thái, Khơme, Môn, tuy nhiên lịch sử cư trú của các tộc người ở đây không đồng nhất, có tộc người di cư đến sớm nhưng cũng có tộc người di cư đến muộn. Theo số liệu khảo sát năm 2005, trong tổng số 82.662 người của Savanakhẹt thì người Lào Lùm (Thái) chiếm 72,85%, người Lào Thơng (Môn, Khơme) chiếm 19,63% và Lào Xủng chiếm 6,7%, ngoài ra người Việt có 2813 người [26;31]. Trong khi đó, trên địa bàn Quảng Trị, người kinh chiếm trên 90% dân số, rồi đến người Vân Kiều, Pakô và một số dân tộc khác như Hoa, Mường, Thái, Cà Tu, Nùng, Xêđăng, Dao. Họ chủ yếu định cư ở vùng rừng núi, nhất là dân tộc Vân Kiều. Mặc dù, các dân tộc cư trú trên đất Quảng Trị- Savanakhẹt có khác nhau, nhưng giữa các nhóm tộc người không có sự bài trừ, kỳ thị lẫn nhau, trái lại họ chung sống hòa bình, đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong lao động sản xuất cũng như chiến đấu chống ngoại xâm. Từ lâu nhân dân hai tỉnh đã “kết nghĩa anh em”, coi nhau như anh em một nhà. Chính điều này đã tạo nên nét tương đồng giữa Quảng Trị và Savanakhẹt, giống nhau về điều kiện tự nhiên và xã hội, cho nên về phương diện định canh, định cư cũng gần gũi, họ sống chủ yếu dựa vào nghề nông, có một ngành nông- lâm phong phú và đa dạng, ngoài việc trồng lúa họ còn biết phát rừng làm nương rẫy, làm ruộng bậc thang, biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải…Những nét tương đồng trong phương thức canh tác của nhân dân Quảng Trị- Savanakhẹt đã kéo họ xích lại gần nhau hơn trong các phong tục tập quán. Không chỉ có trong lao động sản xuất, mà 17 trong sinh hoạt vật chất thường ngày của nhân dân hai tỉnh cũng có nhiều điểm giống nhau, họ ở nhà sàn, ăn cơm gạo nếp, gạo tẻ, mặc váy đối với con gái, đóng khố cởi trần đối với con trai. Trong trang phục của con gái thường được trang trí bởi những hoa văn thẩm mỹ, giàu trí tưởng tượng, sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là những bộ váy áo của dân tộc Thái. Bên cạnh đời sống vật chất, quá trình giao lưu, tiếp xúc diễn ra thường xuyên giữa nhân dân các dân tộc hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt, đã tạo nên một bức tranh về đời sống văn hóa, tinh thần phong phú và đa dạng. Nhiều phong tục tập quán trong nghi lễ như cưới hỏi, ma chay, thờ cúng ông bà tổ tiên hay cúng thần linh…những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của nhân dân hai dân tộc Việt- Lào được nhân dân hai tỉnh Quảng TrịSavanakhẹt kế thừa lưu truyền và phát huy từ đời này sang đời khác. Cuộc sống của họ luôn vui vẻ, chan hòa, lạc quan yêu đời trước những thử thách khắc nghiệt của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những ngày lễ hội họ luôn tỏ ra yêu đời, thích được ca hát, vui chơi bởi trong môi trường này là cơ hội thuận lợi được giao tiếp, giao lưu với nhau sau những ngày lao động. Hiện nay, mặc dù Quảng Trị- Savanakhẹt có đường biên giới quốc gia, nhưng đôi khi đường biên giới chỉ có ý nghĩa tương đối. Do đặc thù của địa bàn định canh, định cư, do mối quan hệ mật thiết giữa các nhóm dân cư dọc biên giới, thậm chí là mối quan hệ thân tộc, đồng tộc. Nên trên thực tế, đường biên giới quốc gia không thể chia cắt được mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư vốn có từ lâu đời của nhân dân hai tỉnh sống dọc biên giới. Chính sự tương đồng của nền văn hóa này mà trong suốt chiều dài lịch sử các thế lực xâm lược đã không thể chia cắt, phá vỡ được tình đoàn kết gắn bó lâu đời của Quảng Trị- Savanakhẹt. Nói một cách tổng thể, nền văn hóa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt 18 không những đã kết tinh được những tinh hoa văn hóa của dân tộc hai nước Việt Nam- Lào, mà còn tiếp thu được những giá trị nền văn hóa nhân loại. Nét đặc trưng thể hiện trong văn hóa của hai tỉnh là phong phú về loại hình, đa dạng về màu sắc, vừa có tính độc lập lại vừa có tính thống nhất. Trong điều kiện hiện nay, nét đặc trưng, sự tương đồng gần gũi về văn hóa lịch sử là điều kiện tốt để tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau trong quá trình giao lưu, hợp tác phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh sự tương đồng tạo điều kiện trong quan hệ hợp tác, giữa hai tỉnh vẫn còn có những khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống của cư dân Quảng Trị- Savanakhẹt. Đó là nạn di dân, di cư tự do, vượt biên trái phép, các nhu cầu giao tiếp, đi lại giữa những người vốn cùng đồng tộc, cùng ngôn ngữ văn hóa, làm cho việc quản lý xã hội, an ninh, chính trị gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng cũng rất phức tạp, nếu không được giải quyết tốt sẽ để lại hậu quả khó lường và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và Việt Nam- Lào nói chung. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác để giải quyết có hiệu quả các khó khăn và gìn giữ phát huy được mối quan hệ đặc biệt này, đặc biệt là đối với các cấp lãnh đạo hai tỉnh cần phải đưa ra những biện pháp, chính sách và những hoạch định đúng đắn, thống nhất phù hợp với đường lối phát triển trên cơ sở hợp tác phát triển cùng có lợi. 1.2 Quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn trước năm 1986 1.2.1 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trước 1954 Là hai tỉnh “núi liền núi, sông liền sông”, Quảng Trị- Savanakhẹt luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Chính trong hoàn cảnh lịch sử đó mà hình thành nên truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giữa nhân dân 19 hai tỉnh trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Viêt- Lào. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây mở rộng quá trình tìm kiếm và cướp bóc thị trường thuộc địa ở các nước Á, Phi và Mĩ latinh, trong đó có Việt Nam và Lào. Thực dân Pháp, cũng như đế quốc Mỹ lần lượt nhảy vào Đông Dương, dùng lãnh thổ nước này làm bàn đạp đánh chiếm tấn công nước kia, ra sức chia rẽ khối đoàn kết ba dân tộc Đông Dương. Mối quan hệ chiến đấu của ba nước Đông Dương, liên minh chiến đấu Việt- Lào được hình thành một cách tự nhiên. Hòa chung vào không khí của nhân dân hai nước Việt- Lào, nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước chống thù trong giặc ngoài đã khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. Vào những năm phong trào Cần Vương phát triển (1855), sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trổi dậy, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang nhân dân đã nổ ra trên khắp địa bàn Quảng Trị như: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ và nam cảng Cửa Việt. Tháng 6/ 1886 nghĩa quân đã tiến công đốt phá nha phủ Triệu Phong, đặc biệt chúng tấn công vào các đồn Đệ Nhất ( Khe Cây Giang), đệ nhị (Khe Chử), đệ tam (Bến Me). Sau khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng bị đàn áp, phong trào Cần Vương chấm dứt, nhiều nhà yêu nước trong cả nước nói chung, ở Quảng Trị nói riêng vẫn tiếp tục nổi dậy chống Pháp, cứu nước [85;30]. Nhà ngục Lao Bảo do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để giam giữ các “quốc sự phạm” miền Trung, trong tổng số 200 tù nhân giam ở nhà đày Lao Bảo năm 1915, hầu hết đều bị bắt trong các phong trào văn thân, Cần Vương, Duy Tân Hội…Theo kế hoạch phá ngục, ngày 28/9/1915 đoàn tù khi trên đường về gần đến cổng nhà đày thì toàn thể anh em tù xông lên chém tên 20 cai ngục và 3 tên lính. Cùng lúc đó, 36 anh em tù chính trị còn lại tại nhà tù Lao Bảo kịp thời hưởng ứng nổi dậy giết lính gác, cướp 26 khẩu súng, 16 lưỡi lê, 5000 viên đạn, lập căn cứ ở vùng Ban Tạ Cha (Savanakhẹt). Đối diện với kẻ thù, nhân dân hai tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chống lại thực dân Pháp xâm lược. Ngày 28/9/1915 thực dân Pháp bắt đầu tấn công vào cửa khẩu, nhân dân cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị)- Đensavẳn (Savanakhẹt) một lần nữa, đoàn kết nổi dậy chống mọi kẻ thù và có tiếng vang lớn đối với nhân dân vùng Hướng Hóa- Quảng Trị và nhân dân tỉnh Savanakhẹt. Sang thế kỷ XX, khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), phong trào đấu tranh của nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt chống Pháp diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên địa bàn hai tỉnh cũng đã có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp với nhau, làm thất bại mọi âm mưu xâm lược, kế hoạch đen tối của địch nhằm chia rẽ truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời của nhân dân hai tỉnh. Tuy nhiên, cũng như phong trào chống Pháp của nhân dân Việt NamLào nói chung, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng đều bị thất bại, mà nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đó là thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn, thiếu sự phối hợp tác chiến chưa có quy mô rộng và lớn, nguyên nhân chính là chưa có một Đảng chân chính lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, với sự hợp tác chiến đấu lúc đầu của nhân dân hai tỉnh đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu đối với thời kỳ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ với hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và cả nhân dân hai nước Việt Nam- Lào nói chung. Ngoài ra, còn đặt cơ sở vững chắc cho sự tác chiến của nhân dân hai tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930) là một sự kiện to lớn đối với cách mạng hai nước Việt- Lào và tạo nên một bước chuyển biến trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan