Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của nam cao...

Tài liệu Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của nam cao

.DOCX
93
1
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VĂN THỊ THU TRANG PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NAM CAO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8229020 Người hướng dẫn: PGS. TS Võ Xuân Hào LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Xuân Hào. Nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn Văn Thị Thu Trang LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và khoa Khoa học xã hội và Nhân văn Trường Đại học Quy Nhơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc đến quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Cám ơn tất cả bạn bè đã dành cho tôi những tình cảm quý báu và luôn khích lệ, động viên tinh thần giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến PGS.TS Võ Xuân Hào, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Văn Thị Thu Trang MỤC LỤC •• LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài................................................................................6 7. Bố cục của luận văn: .............................................................................. 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 7 1.1. Khái lược về ngữ dụng học..................................................................7 1.1.1. Ngữ dụng học ............................................................................... 7 1.1.2. Phân biệt ngữ dụng học với cú pháp học và ngữ nghĩa học.......... 8 1.2. Ngữ cảnh ............................................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm..................................................................................... 10 1.2.2. Các bộ phận của ngữ cảnh ............................................................ 12 1.3. Chiếu vật .................................................................................................. 13 1.3.1. Khái niệm..................................................................................... 13 1.3.2. Các phương thức chiếu vật ........................................................... 14 1.4. Nam Cao và tiểu thuyết “Sống mòn” ...................................................... 24 1.4.1. Vài nét về tác giả Nam Cao .......................................................... 24 1.4.2. Vài nét về tiểu thuyết Sống mòn................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 28 Chương 2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “SỐNG MÒN” CỦA NAM CAO ................................................................. 30 2.1. Chiếu vật bằng tên riêng .................................................................... 30 2.1.1. Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc ..................................... 31 2.1.2. Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc kèm với danh từ chung .. 34 2.1.3. Chiếu vật bằng tên riêng ở nghĩa chuyển .................................... 36 2.2. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả............................................................ 37 2.2.1. Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm phần phụ trước và danh từ trung tâm.................................................................................................. 37 2.2.2. Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm danh từ trung tâm và phần phụ sau...................................................................................................... 38 2.2.3. Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm phần phụ trước, danh từ trung tâm và phần phụ sau........................................................................39 2.3. Chiếu vật bằng chỉ xuất ..................................................................... 40 2.3.1. Chỉ xuất xưng hô ......................................................................... 40 2.3.2. Chỉ xuất không gian .................................................................... 48 2.3.3. Chỉ xuất thời gian ........................................................................ 51 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 54 Chương 3. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO................................................................................................................ 56 3.1. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức chiếu vật bằng tên riêng .. 56 3.1.1. Giá trị ngữ nghĩa .......................................................................... 56 3.1.2. Giá trị ngữ dụng .......................................................................... 57 3.2. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả ................................................................................................... 61 3.2.1. Giá trị ngữ nghĩa .......................................................................... 61 3.2.2. Giá trị ngữ dụng .......................................................................... 62 3.3. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất 68 3.3.1. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất xưng hô ...................................................................................... 68 3.3.2. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất không gian, thời gian ....................................................................... 74 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 78 KẾT LUẬN.....................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 84 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao......................................................................... 30 Bảng 2.2: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong tiểu thuyết Sống mòn theo các phạm trù được biểu thị.................. 31 Bảng 2.3: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong tiểu thuyết Sống mòn theo hình thức cấu tạo...................31 Bảng 2.4: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc kèm với danh từ chung .......................................................................................... 34 Bảng 2.5: Thống kê phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả.............. 37 Bảng 2.6: Thống kê phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất ............................ 40 Bảng 2.7: Thống kê phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất xưng hô .............. 41 Bảng 2.8: Thống kê phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất không gian ......... 48 Bảng 2.9: Thống kê phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất thời gian ............. 51 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động có vai trò rất quan trọng và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Dù trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay trong công việc, giao tiếp đều là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Bởi vì, bằng việc sử dụng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào. Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Do đó, có thể nói hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đóng vai trò duy trì sự tồn tại và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển “là lẽ sống còn của xã hội”. Tuy nhiên, ngôn ngữ chỉ thực sự bộc lộ những thuộc tính, những đặc điểm bản chất nhất, sinh động nhất thông qua quá trình giao tiếp hằng ngày. Quá trình ấy lại có sự tham gia và chi phối của nhiều nhân tố như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, hiện thực được nói tới, hệ quy chiếu... Do đó, việc nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn ngữ dụng học thực sự là cần thiết. Đây là một ngành khoa học khá mới mẻ. Charles William Morris, người đề xướng thuật ngữ dụng học đã định nghĩa: “dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng”. Và A.G.Smith nói rõ hơn: “... dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”. Vì vậy mà cuộc giao tiếp thành công hay thất bại là tùy thuộc vào người giao tiếp có ứng xử phù hợp với các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp ấy không. Mỗi một vấn đề của ngữ dụng học đều ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng ngôn ngữ. Chiếu vật là phương diện đầu tiên của diễn ngôn. Muốn hiểu được diễn ngôn, người sử dụng phải quan tâm đến chiếu vật, bởi không xác định được nghĩa chiếu vật thì không hiểu được nghĩa, đích của 2 phát ngôn, và do đó sẽ không tiếp lời của người nghe, không đạt được mục đích giao tiếp. Hiện tượng chiếu vật là hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng phổ biến không chỉ trong sinh hoạt hằng ngày mà còn sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn chương. Vì vậy việc tìm hiểu các phương thức chiếu vật trong tác phẩm văn chương sẽ giúp cho người đọc lĩnh hội các văn bản văn học một cách đầy đủ và thấu đáo hơn. Thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy rằng: để học sinh có thể tìm thấy hết được giá trị nghệ thuật ngôn từ trong văn chương thì giáo viên không chỉ trang bị cho các em những hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc các bình diện của ngôn ngữ học hệ thống như ngữ âm, từ vựng, ngữ pluíp... mà còn phải trang bị cho các em cả những tri thức về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để có thể khám phá hết được giá trị nghệ thuật của ngôn từ trong văn chương nói chung và trong sáng tác của các nhà văn được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Đó là lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của Nam Cao”. Qua luận văn này, người viết muốn cung cấp một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về các phương thức chiếu vật, làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và việc sử dụng các phương thức chiếu vật, từ đó làm nổi bật sự đóng góp trên phương diện ngôn ngữ và dấu ấn riêng trên góc độ sáng tạo văn học của nhà văn Nam Cao. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu về chiếu vật trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất (từ 1882 đến khoảng 1950) - chiếu vật ngữ nghĩa, giai đoạn thứ hai (từ khoảng 1950 đến cuối thế kỉ XX) - chiếu vật của người nói; giai đoạn thứ ba (khoảng từ cuối thế kỉ XX đến nay) - chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên ngành. Chiếu vật là vấn đề dụng học đầu tiên mà các nhà lôgic học quan tâm, 3 do đó cũng là vấn đề thứ nhất của dụng học. Ở Việt Nam, dụng học thực sự được quan tâm từ những năm 70 của thế kỉ XX. Đỗ Hữu Châu là người có công giới thuyết lý thuyết ngữ dụng học một cách hệ thống đầy đủ nhất và tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”, năm 2001, tập 2 [5], Đỗ Hữu Châu đã viết riêng cho phần Ngữ dụng học, bàn về những vấn đề liên quan đến chiếu vật bằng các biểu thức miêu tả như: các loại sự vật - nghĩa chiếu vật được tạo ra từ các biểu thức miêu tả đó là chiếu vật loại, chiếu vật cá thể; hay phân biệt biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật và biểu thức miêu tả có chức năng thuộc ngữ. Đến cuốn “Cơ sở Ngữ dụng học” năm 2003, tập 1 [6], nội dung biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật được Đỗ Hữu Châu xem xét cụ thể hơn. Tác giả đã chỉ ra cấu tạo của biểu thức miêu tả nói chung và cấu tạo của biểu thức có chức năng chiếu vật loại, chiếu vật cá thể nói riêng. Đặc biệt với công trình này, Đỗ Hữu Châu đã có những nhận xét mang tính định hướng quý báu cho người đi sau nghiên cứu đầy đủ hơn về chiếu vật, về nội dung, chức năng và đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả. Nguyễn Đức Dân với công trình “Ngữ dụng học” [9] năm 1998 đã trình bày vấn đề một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt như: chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và tường minh. Điểm nổi bật của công trình này là tác giả đã khảo sát về ngữ cảnh và hoạt động giao tiếp. Năm 2000, Nguyễn Thiện Giáp cho ra đời công trình nghiên cứu về chiếu vật với cuốn “Dụng học Việt ngữ” [11] nhưng với cách dùng thuật ngữ “quy chiếu”. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm đó tương ứng với nội hàm của khái niệm chiếu vật của Đỗ Hữu Châu. Tác giả viết, quy chiếu được hiểu là hành động trong đó người nói và người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện một cái gì đó. Đây cũng là một cách 4 hiểu khác về hiện tượng quy chiếu trong diễn ngôn. Giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên (2005) [19] là sự kế thừa các công trình nghiên cứu dụng học của các tác giả Việt ngữ học đi trước. Tác giả cũng nêu ra một vấn đề rất quan trọng trong giao tiếp: phát ngôn trong sự quy chiếu, các phương thức quy chiếu cũng như chỉ ra các mặt ngữ nghĩa trong lời, gồm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái, các phương thức biểu hiện hàm ngôn trong hội thoại, nhờ đó nhân vật giao tiếp có cách sử dụng và tiếp nhận nghĩa đích thực của một phát ngôn. Cuốn “Ngữ dụng học” năm 2011 của Đỗ Việt Hùng [16] đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng lý thuyết ngữ dụng học vào việc thực hành diễn ngôn, cuốn sách đạt được tính thiết thực tinh gọn khi trình bày các vấn đề như: Chiếu vật, Hành động nói, Lập luận, Hội thoại, Nghĩa hàm ẩn và tường minh - một cách mạch lạc, sáng rõ. Ngoài ra, còn có các bài viết và luận văn được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ đề cập đến những vấn đề liên quan đến chiếu vật và các phương thức chiếu vật như: luận văn của Bùi Thị phương thức liên kết văn bản”; luận văn của Đỗ Xuân Quỳnh về “Sự chiếu vật và phương thức chiếu vật”; luận văn của Nguyễn Thị Mỹ Lệ về “Phương thức chiếu vật trong tác phẩm The old Man and the sea của Ernest Hemingway”; luận văn của Nguyễn Thị Mỹ Luyện về “Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố”... Kế thừa thành tựu của người đi trước, với đề tài “Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của Nam Cao” chúng tôi mong muốn góp phần vào việc khảo sát các phương thức chiếu vật trong sáng tác của Nam Cao ở thể loại tiểu thuyết để một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của Nam Cao đối với dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về các phương thức chiếu vật và giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng trong tiểu thuyết của nhà văn Nam Cao. Qua đó, cung cấp một cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn về đặc điểm cấu tạo các phương thức chiếu vật, làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và giá trị của việc sử dụng phương thức chiếu vật trong phản ánh đời sống hiện thực. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, chúng tôi xác định cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: khảo sát, thống kê, phân loại đặc điểm cấu tạo của các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết Nam Cao. Từ đó phân tích giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng của các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của Nam Cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của Nam Cao 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu các phương thức chiếu vật trong phạm vi tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập và phân loại các cứ liệu về các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Phương pháp này nhằm nâng cao tính khách quan cho việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong luận văn. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích những ý nghĩa chiếu vật cụ thể gắn liền với ngữ cảnh sử dụng trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, liên quan đến các nhân tố giao tiếp: nhân vật, cốt truyện, tư tưởng nghệ thuật... trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. 6. Đóng góp của đề tài - Về lý luận: Luận văn sẽ cụ thể hóa những lý thuyết về các phương 6 thức chiếu vật: hoàn thiện lý thuyết về mối quan hệ giữa hình thức của các phương thức chiếu vật với hoàn cảnh giao tiếp bằng những cứ liệu cụ thể, sinh động; chứng minh được mối quan hệ qua lại giữa các phương thức chiếu vật với các nội dung khác của ngữ dụng học. - Về thực tiễn: Nghiên cứu “Phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của Nam Cao” sẽ góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và ngữ dụng học nói riêng. Giúp người đọc thấy được giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật. Từ đó biết vận dụng lý thuyết ngữ dụng học vào việc khám phá vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái lược về ngữ dụng học 1.1.1. Ngữ dụng học Ngữ dụng học là một chuyên ngành khoa học còn non trẻ so với các chuyên ngành khác của Ngôn ngữ học. Ngữ dụng học ra đời khoảng những năm giữa của thế kỉ trước và thực sự được giới ngôn ngữ học quan tâm vào những năm 70 - 80 của thế kỉ XX. Đây là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học và tín hiệu học nghiên cứu về sự đóng góp của ngữ cảnh tới nghĩa. Ngữ dụng học bao hàm cả lý thuyết hành vi ngôn từ, hàm ngôn hội thoại, tương tác lời nói và cả những cách tiếp cận khác tới hành vi ngôn ngữ trong triết học, xã hội học và nhân học. Khác với Ngữ nghĩa học nghiên cứu về nghĩa qui ước hoặc "mã hóa" trong một ngôn ngữ, Ngữ dụng học nghiên cứu về cách làm sao nghĩa lại được chuyển tải qua không chỉ cấu trúc và hiểu biết ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng,...) của người nói và người nghe, mà còn qua cả ngữ cảnh của phát ngôn, cùng với những hiểu biết có từ trước đó liên quan tới chủ đề, ý đồ được suy ra của người nói, và các yếu tố khác nữa. Theo cách nhìn này, Ngữ dụng học giải thích vì sao người sử dụng ngôn ngữ lại có thể vượt qua những rào cản rõ ràng về sự mơ hồ nghĩa (hay lưỡng nghĩa), vì nghĩa phụ thuộc vào cách thức, vị trí, thời gian,. của một phát ngôn. Thuật ngữ Ngữ dụng học được hiểu là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học và tín hiệu học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người sử dụng và gắn liền với ngữ cảnh. Khác với các quan niệm về nghĩa được các nhà ngôn ngữ học truyền thống sử dụng chỉ bó hẹp trong phạm vi từ, cụm từ, câu một cách tách rời người dùng với ngữ cảnh nên đã không thấy hết nghĩa tình thái, nghĩa xuyên ngôn, nghĩa ngôn trung mà những nghĩa này đều gắn bó chặt chẽ với người dùng. Thuật ngữ người dùng ở đây có thể là người nói (hay người phát), người nghe (hay người nhận). Giữa họ có mối quan hệ mật thiết và thường xuyên tác động qua lại. Họ có vốn sống, vốn kinh nghiệm, nhận thức, hành động, cách ứng xử riêng gắn với xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về ngữ dụng học, ở đây chúng tôi thống nhất theo định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Dụng học là lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp thực sự của ngôn ngữ trong xã hội.” [5, tr.12] 1.1.2. Phân biệt ngữ dụng học với cú pháp học và ngữ nghĩa học Trong phân tích ngôn ngữ, người ta thường đối lập ngữ dụng học với cú pháp học và ngữ nghĩa học. Cú pháp học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ, các hình thức ngôn ngữ được sắp xếp thành chuỗi như thế nào, và những chuỗi như thế nào được coi là chuẩn theo quy tắc. Ngữ nghĩa học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ và những thực thể trong thế giới, tức là nghiên cứu xem các từ liên hệ với các sự vật như thế nào. Sự phân tích ngữ nghĩa cũng cố gắng chứng minh những quan hệ giữa các diễn ngôn và các trạng thái sự việc trong thế giới là đúng (chính xác) hay không đúng mà không chú ý đến người đã tạo ra diễn ngôn đó. Ngữ dụng học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ và những người sử dụng các hình thức ấy. Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” Nguyễn Thiện Giáp đã dẫn quan điểm của George Yule phân biệt ngữ dụng học với cú pháp học về những mặt sau đây: - Cú pháp học nghiên cứu các câu với tư cách là những đơn vị của một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng còn ngữ dụng học nghiên cứu các phát ngôn với tư cách là những ví dụ của hệ thống. - Cú pháp học dừng lại ở bậc câu, ngữ dụng học xem xét các phát ngôn trong một văn bản, một diễn ngôn; tức là xem xét những cấu trúc trên câu, xem xét quan hệ giữa các phát ngôn trong một bài văn, đoạn văn. - Cú pháp coi các câu là những sản phẩm ổn định, ngữ dụng học đối xử với các phát ngôn như những quá trình năng động. Giao tiếp ngôn ngữ là quá trình tương tác lẫn nhau giữa người nói và người nghe, giữa lời nói này với lời nói kia. Các phát ngôn lệ thuộc vào niềm tin và ý định của người nói, vào sự chờ đợi, sự suy luận của người nghe, vào vốn hiểu biết chung giữa người nói và người nghe. - Cú pháp học phân tích các câu một cách biệt lập, ngữ dụng học phân tích các phát ngôn trong sự gắn bó chặt chẽ với các ngữ cảnh tình huống của chúng. Tùy theo ngữ cảnh mà cùng một phát ngôn có thể được lĩnh hội một cách khác nhau. Ngữ dụng học phân biệt với ngữ nghĩa học về các mặt sau: - Ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa với tư cách là cái được thông báo bởi người nói (người viết) và là cái được giải thích bởi người nghe (người đọc). Do đó, nó phải được chú ý phân tích cái mà người ta muốn nói qua phát ngôn của họ hơn là cái mà tự thân ý nghĩa các từ và các cú đoạn trong phát ngôn đó có thể có. Ngữ dụng học phải nghiên cứu những ý nghĩa trong dự định của con người, những điều mà họ cho là đúng, mục đích hoặc ý định của họ và các kiểu hành động của họ khi nói. Như thế ngữ dụng học nghiên cứu ý nghĩa của người nói. - Nghiên cứu ngữ dụng học đòi hỏi phải giải thích người ta muốn nói gì trong một ngữ cảnh đặc biệt và ngữ cảnh có ảnh hưởng như thế nào với cái được nói. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu xem người nói tổ chức cái họ muốn nói như thế nào cho phù hợp với ngữ cảnh: nói với ai, ở đâu, bao giờ, và trong hoàn cảnh nào. Như thế ngữ dụng học nghiên cứu cái nghĩa ngữ cảnh. - Ngữ dụng học đòi hỏi phải thăm dò người nghe xem họ suy luận như thế nào về cái được nói để có thể giải thích được ý định của người nói. Kiểu nghiên cứu này khảo sát rất nhiều cái không được nói, nhưng lại thừa nhận là một phần của những điều được thông báo. Có thể nói đó là sự nghiên cứu cái nghĩa vô hình. Ngữ dụng học nghiên cứu hiện tượng cái được thông báo lớn hơn là cái được nói như thế nào. - Khi tìm hiểu những nhân tố quy định cái được nói và cái không được nói, ngữ dụng học đụng chạm đến khái niệm khoảng cách. Người nói quyết định cần phải nói như thế nào là tùy thuộc vào nhận thức người nghe là gần gũi hay xa cách đối với mình. Như thế ngữ dụng học nghiên cứu sự thể hiện của khoảng cách tương đối giữa người nói và người nghe. Tóm lại: Ngữ dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể. Những vấn đề thuộc ngữ dụng học như ngữ cảnh, chiếu vật, chỉ xuất liên quan đến nội dung của đề tài sẽ là những cơ sở lí luận để triển khai luận văn này. 1.2. Ngữ cảnh 1.2.1. Khái niệm Muốn biết một câu nói ra phản ánh sự tình cụ thể nào, đúng hay sai thì phải biết chiếu vật của các thành tố của nó. Muốn xác định chiếu vật của các thành tố cũng như chiếu vật của câu phải đặt câu vào tình huống khi nó phát ra. Có như vậy thì chúng ta mới hiểu đúng nghĩa của các phát ngôn và khi đó hoạt động giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn, đột nhiên nghe được câu: “Cậu hỏi cha mẹ chúng nó, chứ hỏi chúng nó thì chúng nó biết gì?” [2, tr.188], ta sẽ không thể có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi sau xoay quanh phát ngôn đó: - Cậu, chúng nó, cha mẹ chúng nó là những ai? - Người nói ra câu đó là ai? Có quan hệ như thế nào với “cậu”? - “Hỏi cha mẹ chúng nó” là hỏi về vấn đề gì? - Câu nói này được nói ra ở đâu, vào lúc nào? Đặt ra những câu hỏi như vậy để tìm hiểu chính xác, thấu đáo một phát ngôn chính là chúng ta đang làm công việc tái lập ngữ cảnh của phát ngôn ấy. Trả lời được các câu hỏi trên cũng có nghĩa là chúng ta đã giải mã thành công. Điều đó chứng tỏ, chúng ta sẽ không hiểu được nội dung của một câu nói nếu chỉ dựa vào các yếu tố ngôn ngữ. Muốn hiểu được thì chúng ta cần phải biết những yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể hơn. Những yếu tố đó gọi là ngữ cảnh. Vậy ngữ cảnh là gì? Về khái niệm ngữ cảnh, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp (2000) phân biệt ngữ cảnh với hoàn cảnh nói năng. Ông cho rằng, “ngữ cảnh là những từ bao quanh, hay đi kèm theo một từ, tạo cho nó tính xác định về nghĩa”. Còn hoàn cảnh nói năng là “cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói bao giờ, nói ở đâu, nói với ai, vì sao nói”. Trong giáo trình Cơ sở ngữ dụng học - Tập I của Đỗ Hữu Châu (2003), ngữ cảnh được xếp vào một trong các nhân tố giao tiếp, bao gồm: đối ngôn (những người tham gia giao tiếp), hiện thực ngoài ngôn ngữ (hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, hiện thực được nói đến và hệ quy chiếu) nên đây là một yếu tố ngôn ngữ nhạy cảm ngữ cảnh đến mức tối đa. Nói cách khác, những hiểu biết về ngữ cảnh sẽ là thước đo cho sự xác định chính xác nghĩa chiếu vật của các phương thức chiếu vật. Theo Đỗ Hữu Châu, “ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn”. [6, tr.15] Tóm lại: Ngữ cảnh là một loại môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng, là những nhân tố của hoạt động giao tiếp, trừ diễn ngôn. 1.2.2. Các bộ phận của ngữ cảnh + Đối ngôn (nhân vật giao tiếp/ người tham gia giao tiếp): không có đối ngôn không có giao tiếp. Giao tiếp ít ra phải có hai đối ngôn. Giữa các đối ngôn trong một cuộc giao tiếp có những quan hệ, những quan hệ này chi phối giao tiếp cả nội dung, cả hình thức. Đó là các quan hệ: quan hệ tương tác và quan hệ liên cá nhân. + Hiện thực ngoài ngôn ngữ: - Hoàn cảnh giao tiếp (bối cảnh giao tiếp rộng/ bối cảnh văn hóa): là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế các công trình, các tổ chức... tương ứng tạo nên cái gọi là môi trường xã hội - văn hóa - địa lí cho các cuộc giao tiếp. Đối với văn bản văn học đó chính là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Thoại trường (bối cảnh giao tiếp hẹp/bối cảnh tình huống): đó là không gian, thời gian cụ thể của cuộc giao tiếp. Tiêu biểu cho mỗi kiểu loại không gian đòi hỏi phải có một cách ứng xử tương thích. Và thời gian thoại trường của một không gian thoại trường cũng đòi hỏi phải có những cách thức nói năng tương thích. Thời gian, không gian thoại trường không tách nhau. - Hiện thực được nói tới: là hiện thực bên ngoài các đối ngôn gồm các sự kiện, các biến cố, các sự việc, hoạt động. diễn ra trong thực tế đời sống. Cũng có thể là hiện thực bên trong (hiện thực nội tâm) các nhân vật giao tiếp. Các hiện thực này không chỉ làm nên “thông tin miêu tả” mà quan trọng hơn là còn làm nên “thông tin bộc lộ”. + Hệ quy chiếu và thế giới khả hữu: - Hệ quy chiếu: là địa bàn để thực hiện sự chiếu vật, vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học. - Thế giới khả hữu: Sự vật có thể tồn tại trong những thế giới rất khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện quy chiếu bằng các biểu thức chiếu vật trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, sẽ có một thế giới khả hữu mà ở đó sự vật - chiếu vật tồn tại mới được người nói lựa chọn làm “hệ quy chiếu” cho biểu thức chiếu vật của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn. 1.3. Chiếu vật 1.3.1. Khái niệm Khái niệm chiếu vật được sử dụng trong luận văn này tương ứng với khái niệm “nghĩa chiếu vật hay vật được chiếu” của tác giả Đỗ Hữu Châu và khái niệm “sở chỉ” (theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp), hoặc cái sở chỉ (theo tác giả Cao Xuân Hạo), hay “yếu tố được quy chiếu” (theo tác giả Diệp Quang Ban). Đây được coi là vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học. - Theo John Lyons (1996), “chiếu vật là mối quan hệ giữa từ với các sự vật mà chúng thay thế”. Vì vậy, chúng ta không thể nắm bắt nghĩa đích thực của một diễn ngôn nếu không xác định được từ quy chiếu với sự vật nào đang được nói tới trong một ngữ cảnh nhất định. - Nguyễn Thiện Giáp trong “Giáo trình ngôn ngữ học” khẳng định: “Thuật ngữ quy chiếu (reference) được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, biến cố, hành động và tính chất mà chúng thay thế” [12, tr.372] - Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Cơ sở ngữ dụng học” năm 2003, định nghĩa: “Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu) trong diễn ngôn với các sự vật hiện tượng đang được nói đến trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Nó là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh) với diễn ngôn”. [6, tr.61] Theo đó, chiếu vật được hiểu là đối tượng hay thực thể cụ thể của thực tế khách quan được các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thông qua việc thực hiện quy chiếu của người sử dụng, trong ngữ cảnh cụ thể, giúp người nghe nhận ra được một cách đúng đắn sự vật, hiện tượng nào đang được nói tới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan