Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường h...

Tài liệu Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường học

.PDF
213
529
107

Mô tả:

LÊ THI CHINH B Í ■■V -y ù (CHỦ BIỀN) TT TT-TV * ĐHQGHN 02030 ÍẢT BAN GIÀO DỤC LÊ THỊ CHINH (Chủ biên) LÊ THỊ THANH HỔNG - NGUYỄN THỊ KIM PHƯƠNG - TRẨN THỊ NGỌC THANH 1 9 1 9 PHƯƠNG PHÁP VÀ KINH NGHIỆM ■ TUYẾN TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRƯÒNG HỌC ■ ■ * m (Tái bản lần thứ hai) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Công ty cổ phần Sách dân tộc - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyén cõng bố tác phẩm 39-2010/CXB/365-11/GD Mã số : 8I698tO-CDT Lời nói dầu Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư viện, đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện trường phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện một cách hĩru hiệu nhất. Đây cũng là hoạt động nghiệp vụ đặc thù của các thư viện trường học. Tuyên truyền, giới thiệu sách đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức, trình bày của cán bộ, giáo viên thư viện về sách. Những năm gần đáy, công tác tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện đã được chú trọng nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Giới thiệu sách đã trở thành hoạt động thường xuyên của các thư viện trường học và trở thành nội dung chính trong các Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi các cấp từ cơ sở đến toàn quốc trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào hướng dẫn nghiệp vụ và cung cấp kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, giới thiệu sách. Nhằm đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện trường học, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản cuốn sách “Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường học” . Sách gồm ba chương và một phụ lục: Chươiig I: Các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường học Chương II: Phương pháp, kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách Chương HI: Một s ố bài tuyên truyền, giới thiệu, điểm sách tiêu biểu Phụ lục: Một s ố hình ảnh về hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách Chương I nêu cách thức tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền tài liệu trong thư viện trường học như: điểm sách, giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, đọc to nghe chung, vẽ tranh theo sách, diễn kịch theo sách, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách, nói chuyện về sách,... Chương II tuyển chọn những bài viết đặc sắc về cách lựa chọn sách, viết và trình bày bài tuyên truvền, giới thiệu cho các thể loại sách khác nhau như sách Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, khoa học tự nhiên, sách 3 Đạo đức,... cùng với việc sử dụng kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất. Chương III tập hợp những bài giới thiệu, điểm sách đặc trưng, tiêu biểu của các cán bộ, giáo viên thư viện đã được giải cao trong các hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi toàn quốc và của các nhà văn, nhà báo. Cán bộ, giáo viên thư viện có thể tham khảo những bài viết này trong quá trình tác nghiệp và tham dự các Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi các cấp. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã rất cố găng khi xử lí tư liệu, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để bổ sung, hoàn chỉnh cho những lần xuất bản sau. Các tác gia 4 Chương I CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN SÁCH TRONG THƯVÍỆN TRƯỜNG HỌC A. ĐẶC ĐIỂM Củ a h o ạ t đ ộ n g t u y ê n t r u y ề n TRONG CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC 1. Khái niệm Tuyên truyền là hoạt động phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Hoạt động tuyên truvển dược áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vãn hoá và xã hội. Hoạt động tuyên truyền là phương thức tác động tới tâm lí của con người nhằm điều khiển ý thức, quan điểm và hành động của con người theo mục tiêu dược đặt ra từ trước. Trong công tác thư viện, hoạt động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trong công tác đưa sách tới bạn đọc. Đây là tổ hợp các hoạt động tác động tới tâm lí của người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của sách với bạn đọc. 2. Đặc điểm của hoạt động tuyên truyền Là một dạng hoạt động xã hội, tuyên truyền có đối tượng nhất định. Đối tượng ở đây là người tiếp nhận hoạt động này. Trong hoạt động tuyên truyền, người truyền dạt thông tin luôn có ý thức tác động vào khách thể nhàm thay đổi hành vi, thái độ và cách ứng xử của họ. - Hoạt động tuyên truyền là một hệ thống bao gồm ba yếu tố chính: người tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền và người tiếp nhận tuyên truyền. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền phụ thuộc rất nhiều vào nội dung, phương pháp, tính chất, đặc điểm của tuyên truyền, sự phối hợp, tác động và ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố này. Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường văn hoá, xã hội, lịch sử cộng đồng cũng tác động tới hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. 5 - Hoạt động tuyên truyền như một hiện tượng văn hoá, kinh tế, xã hội. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt đông này trên nhiều phương diện khác nhau dựa theo tính chất chuyên ngành của họ. Hoạt động tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh xã hội loài người. - v ể phương diện thông tin học, tuyên truyền là một trong các hình thức thông tin đại chúng. Trong lĩnh vực thương mại, tuyên truyền quảng cáo nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm như hình dáng, giá cả, mẫu mã, chất liệu, đặc tính kĩ thuật,... của sản phẩm. Trong lĩnh vực chính trị, tuyên truyền thường sử dụng các quy luật tâm lí của con người để truyền đạt, quảng bá, giáo dục và thuyết phục xã hội (hoặc một cộng đồng, một nhóm người,...) thuận theo các quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước hoặc một tổ chức chính trị nào đó. 3. Các hình thức tuyên truyền Trên cơ sở các tiêu chí khác nhau, người ta chia hoạt động tuyên truyền thành nhiều loại: - Theo cách thức sử dụng ngôn Rgữ và các phương tiện trực quan trong hoạt động tuyên truyền, người ta chia hoạt động này thành hai loại: tuyên truyền bằng lời nói và tuyên truyền bằng hình ảnh, phương tiện trực quan. - Dựa theo mục đích của hoạt động tuyên truyền, người ta chia ra hai loại: tuyên truyền quảng cáo thương mại và tuyên truyền chính trị. - Dựa vào các lĩnh vực hoạt động của tuyên truyền, người ta phân định ra các loại: tuyên truyền quảng cáo kinh tế; tuyên truyền giáo dục; tuyên truyền y tế; tuyên truyền chính sách;... Dựa trên cách thức sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện trực quan trong tuyên truyền, hoạt động tuyên truyền trong các thư viện dược phàn chiathành các loại hình chủ yếu: tuyên truyền bằng lời nói (hay còn gọi là tuyên truyền miộng) và tuyên truyền trực quan. Trong điều kiện thực tế, các thư viện có thể phối hợp cả hai hình thức tuyên truyền này. Công tác tuyên truyền sách của thư viện là tổ hợp tất cả các hình thức và phương pháp tuyên truyền miệng và trực quan về các tài liệu, sách cho bạn đọc. Bên cạnh đó, hình thức và phương pháp tuyên truyền (miệng và trực quan) lại có những đặc điếm, biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tuyên truyền cụ thể, dành cho tất cả bạn đọc hoặc chỉ dành cho một số bạn đọc nhất định. Ví dụ: Khi tổ chức một buổi tuyên truyền, giới thiệu sách trong trường học, đối tượng giới thiệu sách có thể là toàn thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh của nhà trường. Nhưng cũng có những buổi tuyên truyền, đối tượr.g tuyên truyền chỉ bao gồm học sinh (hoặc giáo viên và học sinh, hoặc giáo viên) của một khối lớp, một lớp. Thậm chí, có những buổi tuyên truyền đối tượng chỉ gồm một nhóm giáo viên hoặc nhóm học sinh theo một tiêu chí nào đó, chẳng hạn như: những học sinh giỏi vãn, những học sinh giỏi toán, những học sinh yêu thích môn Lịch sử,... Chính vì đặc thù này mà công tác tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trườniì học vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn. B. TUYÊN TRUYỀN MIỆNG t I. NHỬNG VẤN ĐỀ CHUNG CỬA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Khái niêm Tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến nhất trong hoạt động tuyên truyền. Đây là một hình thức tuyên truyền được tiến hành thông qua ngôn ngữ sống động để thuyết phục người nghe. Tuyên truyền miệng được loài người sử dụng từ xa xưa. Ngay trong xã hội phong kiến, ông cha chúng ta đã sử dụng hình thức tuyên truyền này để động viên người dân tham gia chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Từ xa xưa, người sản xuất dã biết quảng bá cho các sản phẩm của mình. Khi khoa học kĩ thuật phát triển, các hình thức tuyên truyền, quảng cáo cũng phát triển theo với nhiều hình thức đa dạng thông qua báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet,... Tuỵ nhiên, hình thức tuyên truyền miệng vẫn được sử dụng một cách rất phổ biến bởi tính hiệu quả và sự tiện ích của nó. 7 2. Đặc điểm, vai trò của tuyên truyền miệng - Tuyên truyền miệng sử dụng ngôn ngữ sống động nên đòi hỏi mức độ linh hoạt tư duy ngôn ngữ cao. Hiệu quả tuyên truyền miệng phụ thuộc vào khả năng tư duy ngôn ngữ không chỉ của người tuyên truyền mà cả người tiếp nhận. Vì vậy, người tuyên truyền phải xây dựng được các thông điệp inột cách dễ hiểu và phù hợp với đối tượng lĩnh hội. Nội dung tuyên truyền phải kịp thời, ngắn gọn, súc tích và chính xác giúp cho bạn đọc lĩnh hội nhanh nhất. - Giao tiếp ngôn ngữ là cơ sở chính trong hoạt động tuyên truyền miệng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tương tác giữa người tuyên truyền và ngưởi tiếp nhận. Vì vậy, các hành vi phi ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng. Người tuyên truyền có thể quan sát trực tiếp tâm trạng và phản ứng của người nghe, từ đó có thể thay đổi tốc độ, cách thức tuyên truyền nhằm nàng cao hiệu quả của hoạt động nàv - Tuyên truyền miệng rất dễ áp dụng trong các thư viện trường học. Chúng ta có thể áp dụng hình thức này theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với đối tượng lĩnh hội (giáo viên, học sinh tiểu học, học sinh trung học, học sinh từng khối lớp,...). - Hiệu quả và chất lượng của hoạt động tuvên truyền miệng phụ thuiộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết, đối với người tuyên truyền sách, đây là nghệ thuật chiếm lĩnh đối tượng. Người tuyên truyền sách cần có kiến thức, sự hiểu biết vể tâm lí của người nghe. Muốn hoạt động tuyên truyền sách trong thư viện trường học hiệu quả, cán bộ, giáo viên thư viện cần nẵm bắt được tâm lí lứa tuổi của các đối tượng tuyên truyền, của học sinh từng cấp h(Ọc. Từ việc nắm bắt này, cán bộ, giáo viên thư viện có thể đề ra cho mình biện pháp tuyên truyền phù hợp. Tuy nhiên, cho dù là cùng tuyên truyền cho một đối tượn;g nhất định thì việc sử dụng các biện pháp tuyên truyền cũng cần mểm dẻo, linh hoạt đôi với từng loại sách, từng cuốn sách cụ thể. Người lĩnh hội cũng cần có hứng tihú với nội dung tuyên truyền, đồng thời môi trường tuyên truyền cũng cần phảii được chuẩn bị tốt. 8 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuyên truyền miệng a) Ngôn ngữ tuyên truyền Ngôn ngữ là yếu tố chủ đạo quyết định tính hiệu quả của tuyên truyền miệng. Muốn đạt được hiệu quả cao của ngôn ngữ, trong tuyên truyền, người cán bộ, giáo viên thư viện cần đám bảo: tính đúng đắn của ngữ pháp; tính dễ hiểu, dễ nắm bắt của ngỏn ngữ; khả năng truyền đạt và các cảm xúc, tình cảm gắn liền với sách của ngôn ngữ. Ví dụ: Hiệu quả của việc tuyên truyền cuốn sách M ẹ oi hãy yêu con lần nữa, của nhiều tác giả do NXB Giáo dục xuất bản nãm 2005 sẽ đạt hiệu quá cao nếu giáo viên thư viện có khả năng diễn đạí ngón ngữ mộl cách có cảm xúc về tình mẹ con, về tình cảm gia đình, điều đó sẽ tác động tích cực tới học sinh và chắc chắc sẽ nhiều học sinh tìm tới cuốn sách này. - Tính đúng đắn cúa ngôn ngữ nói: Tiếng nói phải chuẩn hoá, đúng về ngữ pháp và vãn phong sử dựng. Người tuyên truyền sách cần chú ý tới các kĩ nâng ngôn ngữ và đặc điểm môi trường xã hội của nhóm bạn đọc mà chúng ta hướng tới. Tiếng nói là phương tiện giao tiếp hằng ngày và như vậy cũng cần thích ứng vói môi trường xung quanh. Ngôn ngữ được sử dụng đúng là nói với bạn đọc bằng tiếng mẹ đẻ, tuân theo đúng ngữ pháp và tránh các từ ngoại lai. Hiếu được ngôn ngữ trước hết thể hiện ớ sự sử dụng nó một cách trôi chảy. Người tuyên truyền cần cố gắng sử dụng ngôn ngữ nói khi tuyên truyền sách với khả nãng sấp xếp các câu đúng, thuần thục. Ngôn ngữ sử dụng không đúng của người tuyên truyền sẽ ảnh hướng không tốt tới việc lĩnh hội của người nghe. Sự không phù hợp giữa điệu bộ và ý nghĩa của từ ngữ sẽ gây nẽn sự không hiểu, khó hiểu thậm chí khó chịu ở người nghe. Sử dụng không dúng ngón ngữ nói khi tuyên truyền sách nhiều khi còn làm cho người nghe chỉ chú ý tới hình thức diễn đạt mà không chú ý tới nội dung tuyên truyền. Tất nhiên trường hợp này sẽ làm giám hiệu quả của hoạt động tuyên truyền sách. - Tính dễ hiểu của ngôn ngữ và nội dung tuyên truyền: Một trong những yêu cầu của tuyên truyền là tính dễ hiểu. Tính dễ hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tô như: ý nghĩa của từ, độ dài, tính phức tạp, ý nghĩa trừu tượng của câu. Điều này đặc biệt quan trọng khi tổ chức các hình thức tuyên truyền sách cho đối tượng là học sinh nhỏ tuổi. Đối 9 với lứa tuổi này cần dùng những cáu ngắn, cụ thể, dễ hiểu, gần gũi đế giúp các em lĩnh hội nội dung tuyên truyền một cách dề dàng và hứno thú với sách. - Tính chất xúc cảm trong quá trình tuyên truvền miệng: Tuyên truyền miệng không chí truyền đạt về sách (nội dung sách, hình thức sách,...) mà phải tạo ra được cảm xúc và tình cảm phù hợp ớ bạn đọc. Muốn tạo ra dược xúc cảm tốt ở bạn đọc, người tuyên truyền phải sử dụng ngôn ngữ ngữ giàu hình tượng. Vai trò đặc biệt của xúc cảm ngôn ngữ trong luyên truyển sách sẽ tãng lén gấp bội khi bạn đọc có phản ứng tích cực về sách, lôi kéo được bạn đọc đến với sách. Lời nói trở nên vô cùng quan trọng và là phương tiện duy nhất để hướng tới xúc cảm, tình cảm và ý thức của bạn đọc. b) Thiết kế bài tuyên truyền Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền miệng không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn các yếu tố, phương ỉhức thể hiện mà còn phụ thuộc vào cách thức thiết kế bài tuyên truyền. Trong quá trình thiết kế bài nói cần đặc biệt chú ý tới dung lượng về nội dung, nghệ thuật của sách sao cho vừa phải. Thiết kế bài tuyên truyển trước hết cần căn cứ vào mục đích, thành phần của đổi tượng bạn đọc. c) Diễn đạt trong bài tuyên truyền Có nhiều cách diễn đạt khác nhau để tuyên truyền, nhưng vấn để đặt ra là làm thế nào để việc tuyên truyền sách có hiệu quả nhất. Hoạt động tuyên truy ền sách không chỉ phụ thuộc vào nội dung, ngôn ngữ tuyên truyền mà còn phụ thiưộc vào các yếu tố như giọng nói, ngữ điệu và các hành vi phi ngôn ngữ của người cán bộ, giáo viên thư viện. Các yếu tô trên tác động tới bạn đọc nhiều khi khỏng phụ thuộc vào n<ội dung tuyên truyền mà hoàn toàn mang tính chất tâm lí, bởi chúng tạo ra sự phù h'Ợp giữa các trạng thái xúc cảm và thái độ của bạn đọc đối với sách và người tuyên tiruyền. Diễn đạt khi tuyên truyền sách cần đặc biệt chú ý tới nhịp độ ngôn n:gữ, ngữ điệu, các phương tiện biếu cảm và cách thức kết luận. Đế tạo ra sự chú ý của bạn đọc thì người cán bộ, giáo viên thư viện inên nói với nhịp độ phù hợp. Nếu nói quá nhanh thì người đọc sẽ khó lĩnh hội và ghi nhớ. 10 Hơn nữa khi tiếp nhận thông tin truyền đạt nhanh thì người nghe luón ở trạng thái cáng thẳng, do đó chóng mệt mỏi. Nếu người tuyên truyền sách chỉ dùng một nhịp điệu truyền đạt thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của sự chú ý ớ người nghe. Người tuyên truyền sách có thể dùng cách tăng hoặc giảm nhịp điệu truyền đạt hoặc nhấn mạnh một đoạn nào đó trcng bài nói (một cách phù hợp với nội dung) thì sẽ lôi cuốn được bạn đọc hơn. Ngữ điệu là sự biểu hiện về cao độ, trường độ của giọng nói. Giọng nói phù hợp mà thực ch?t là kĩ năng sử dụng ngữ điệu và thay đổi cường độ ngôn ngữ của người tuyên tru /ển là một công cụ quan trọng trong tuyên truyền miệng. Nếu chúng ta nói dài. đơn điệu sẽ làm mất đi sự chú ý của người nghe, nhất là đối với các em học sinl nhỏ tuổi cấp Tiểu học. Vì thế, cần cân nhắc để chia bài tuyên truyền thành tùi g đoạn hợp lí, sử dụng ngữ điệu khác nhau nhằm đạt hiệu quả truyền đạt cao ri. lất. Làm chủ gi )ng nói, truyền đạt với một tình cảm và xúc cảm phù hợp với nội dung của sách 1 yếu tố rất quan trọng trong tuyên truyền miệng. Ngữ điệu nhất thiết phải phù hợ ’với nội dung của sách và kết hợp vói việc nhấn mạnh các ý chính. d) Ảnh hưởng của người tuyên íruyển, giới thiệu sách Đặc điểm cd bản của tuyên truyền miệng là có sự tiếp xúc trực tiếp của người tuyên truyền và bạn đọc. Vì thế, kết quả của hoạt động này không chỉ phụ thuộc vào nội dung bà; nói mà còn phụ thuộc vào năng lực của người tuyên truyền (cán bộ, giáo viên thu viện,...). Muốn tuyên truyền một cách thuyết phục thì người ĩuyên truyền phải nắm được nghệ thuật truyền đạt. Một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng của người tuyên truyên sách là phải có tư duy mềm dẻo, biết cách làm cho việc tuyên truyền sách của mình phù hợp với tình huống, hoàn cảnh và đối tượng bạn đọc. Cán bộ, giáo viên thư viện phải am hiểu về sách và sử dụng một cách hiệu quả hệ thống hành vi phi ngôn ngữ sao cho phù hợp với nội dung cùa sách và nội dung bài tuyên truyền. Người tuyên :ruyển sách phải chú ý tới giọng nói. Giọng nói phải có cường độ phù hợp. Tuyên >ruyền sách trong môi trường sư phạm nên sử dụng giọng nói 11 mềm mại, dịu dàng, truyền cảm, không mạnh quá hay đồu quá, nhẹ quá gây sự khó chịu của người nghe, cần phải biết sử dụng ngữ điệu lên, xuống phù hợp. Sự chú ý cúa người nghe như là một yếu tố tâm lí quan trọng trong tuyên truyền miệng. Khi tuyên truvền sách cần tạo ra được sự chú ý của bạn đọc ngay từ đầu và duy trì sự chú ý đó trong suốt quá trình truyền đạt. Tuyên truvền miệng nên bắt đẩu bằng sự độc đáo, mới mẻ với sự trình bày một cách lí thú về vấn đề có liên quan tới cả nội dung, hình thức và một số nét đặc thù cùa sách. Duy trì sự chú ý của người nghe trong quá trình tuyên truyền miệng là việc làm rất cần thiết. Đâv là việc làm rất khó bới chính sự hưng phân hay ức chế của quá trình nhận thức sẽ quyết định trạng thái của người nghe. Nếu tuyên truyền về sách quá đơn điệu, tác động liên tục, kéo dài tới người nghe thì quá trình ức chế tất yếu sẽ xảy ra. từ đó không duy trì được chú ý của họ, nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi. Cán bộ, giáo viên thư viện có thể sử dụng một số cách thức sau để duy trì sự chú ý cúa người nghe như: - Gọi tên một học sinh dự buổi giới thiệu sách và hỏi vềmột vấn đề nào đó đang trình bày để hiểu thêm về sự nhận thức của học sinh. - Sử dụng các ngữ đoạn, các câu hỏi ngỏ, tạo ra tình huống có vấn để để thúc đấy tư duy của người nghe. - Làm chủ tốc độ và nhịp điệu truyền đạt phù hợp với quy luật tri giác, lĩnh hội của bạn đọc từng lứa tuổi. - Bao quát lớp học, hội trường, phòng đọc bằng mắt. - Dần chứng bằng những sự kiện, chi tiết tiêu biểu, độc đáo về sách. - Sử dụng một vài câu hỏi, câu nói hài hước nhằm tạo thư giãn cho người nghe... 12 II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYÊN MĨỆNG TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC 1. Kể chuyện theo sách Con người thường cảm thụ ngôn ngữ băng hai cách: đọc và nghe. Khi đọc, người ta có thê cảm thu trực tiếp tác phẩm, khi nghe con người sẽ cảm thụ tác phẩm gián tiếp qua trung gian là người kể, neười đọc. Mỗi hình thức cảm thu đều có tác dung và thế mạnh riêng. Kể chuyện theo sách là phương pháp tuyên truyên tác động tới neười nghe bằng âm thanh ngôn ngữ. Chính nhờ đặc thù này mà kể chuyện theo sách có sức truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Kể chuyện theo sách là một trong những hình thức tuyên truyền sách phổ biến nhất trong các thư viện. Đây là hình thức tuyên truyền miệng mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện, đặc biệt phù hợp với trường học, nhất là cấp Tiểu học. Tổ chức tốt hoạt động kể chuyện theo sách sẽ đạt được mục tiêu kép: xây dựng văn hoá đọc và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Đối với (hư viện trường học. kể chuyện theo sách là hoạt động giúp cho việc vận hành kho sách của thư viện, phát huy tác dụng của sách đối với bạn đọc. Chính hoạt động này góp phẩn giúp cho bạn đọc thoả mãn được nhu cầu về sách, khơi dậy phong trào đọc sách và rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Hoạt động kê chuyện theo sách còn giúp cho việc xây dựng thói quen đọc sách và làm theo sách của học sinh, góp phần xây dụng văn hoá đọc trong điều kiện các phương tiện nghe nhìn phát triển rầm rộ như hiện nay. Đối với học sinh, hoạt động kể chuyện theo sách sẽ giúp trẻ làm quen với sách, mớ rộng nhận thức cho các em về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho các em những tinh cảm lành mạnh, những ước mơ đẹp. giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp trong các mối quan hê xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ. Hoạt động kể chuyện theo sách góp phần phát triển ngôn ngữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Chính hoạt động này giúp cho trẻ phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, rõ ràng cho các em, hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với đối tựợng và hoàn cảnh giao tiếp. Kể chuyện theo sách rèn luyện kĩ năng đọc, kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau. Có hai hình thức kể chuyện theo sách: tổ chức kể chuyện thường xuyên và tổ chức các cuộc thi kể chuyện. a) Kể chuyện theo sách thường xuyên Kể chuyện theo sách thường xuyên được tiến hành bình thường trong hoạt động cửa thư viện trường học. Hằng ngày, thư viện tổ chức cho các em học sinh đọc và kể chuyện theo sách, hoặc tiến hành lồng ghếp trong các buổi sinh hoạt lớp, giải lao giữa các giờ học, trong các buổi sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền ph-ong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần,... Khi tiến hành kể chuyện theo sách như một hoạt động độc lập, các thư viện có thể lựa chọn những câu chuyện theo hoặc không theo một đề tài cụ thể. N ếu kể chuyện theo sách được tổ chức nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các đợt tuyên truyền cho một phong trào thì phải chọn những câu chuyện có nội dung phù hợp với ý nghĩa của các ngày lễ, đợt kỉ niệm đó. Với mỗi đề tài, ngày lễ người tổ c hức cần lựa chọn những câu chuyện phù hợp, tiêu biểu, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ví dụ: Kể chuyện về gương các anh hùng, thương binh, liệt sĩ nhân Ngày Thương binh, liệt sĩ 27 - 7; Kể chuyện về các mẹ, các chị nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3; Kể chuyện về các gương thiếu nhi dũng cảm, vươn lên trong học tập nhân ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Kể chuyệm về những gương người tốt, việc tốt, gương học sinh nghèo vượt khó nhân Ngàỵ vì người nghèo 17 - 10;... Kể chuyện có đặc thù là dùng ngôn ngữ của mình để kể lại nội dung của tác phẩm, nghĩa là trong khi tiến hành, người kể có thể thêm bớt những chi tiết khiông làm ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung câu chuyện. Người kể phải dùng nghệ thuật của mình để truyền đạt một cách sinh động nội dung của tác phẩm đến với ng^ười nghe. Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là tuv tiện thêm bớt hoặc cắt xén Hàm tác phẩm không còn trọn vẹn, không đảm bảo tính khoa học. Nếu người kể khiône có vốn ngôn ngữ cần thiết và thiếu linh hoạt thì khi kể cần bám sát, nắm chắc n;gôn ngữ của tác phẩm, đặc biệt ở những đoạn đối thoại sinh động và ở những đioạn ngôn từ có tính nghệ thuật cao. 14 Khi tiến hành buổi kể chuyện theo sách có nhiều người tham gia, người tổ chức (thường là cán bộ thư viện hoặc giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội,...) phải nêu được ý nghĩa đề tài của ngày kể chuyện theo sách. Sau đó, có thể điểm các sách vể đề tài kể chuyện. Nếu có nhiéu học sinh tham gia kể chuyện theo sách thì có thể bố trí theo thứ tự của nội dung các càu chuyện hoặc theo thời gian,... b) Tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách * Chủ đê thỉ kẻ chuyện theo sách Cuộc thi kể chuvện theo sách thường có đề tài, chủ đề, chủ điểm ấn định trước. Ví dụ: Em yêu quê hương em; Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy; Uống nước nhớ nguồn; Kể chuyện đạo đức; Kể chuyện lịch sử;... Một cuộc thi kể chuyện theo sách muốn đạt hiệu quả cao phải có sự hội tụ của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng của các cuộc thi kể chuyện theo sách là chọn người kể chuyện. Thư viện cần chọn những học sinh có khả năng kể và diễn đạt nội dung câu chuyện một cách mạch lạc, lôi cuốn và hấp dẫn. Người kể chuyện muốn đạt được hiệu quả cao, cần chú ý các điểm sau: - Chọn câu chuyện tiêu biểu, sát hợp nhất với đề tài cuộc thi. Có thể chọn những câu chuyện vừa phù hợp đề tài vừa mang dấu ấn, đặc điểm của địa phương, có dung lượng vừa phải. - Có sáng tạo khi kể chuyện, biết cách sắp xếp câu chuyện một cách hợp lí, khóng nhất thiết phải tuân thủ đúng thứ tự của câu chuyện được kể trong sách, miễn sao lôgic, chặt chẽ. - Biết liên hệ với bản thân, với tình hình đất nước, địa phương, nhà trường, lớp học khi kể chuyện. Điều này mang lại cho câu chuyện ý nghĩa giáo dục sâu sắc. - Hiểu rõ nội dung, tính tư tưởng của câu chuyện, phát hiện được ẩn ý trong câu chuyện. - Về nghệ thuật kể chuyện: phải biết khai thác những tình tiết lí thú, hay của câu chuyện; có cách kể thích hợp với nội dung câu chuyện; có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa giọng nói, động tác, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Nắm được tâm lí người nghe và ước lượng thời gian kể chính xác. 15 Trong các thư viện ớ nước ta hiện nay. ngoài hình thức kê chuyện truyền thông, đã xuất hiện hình thức mới - tập thể hoá, sân khấu hoá việc kể chuyện theo sách. Tuv nhiên, việc chọn những càu chuyện, trích đoạn đế thể hiện, minh hoạ cho các nhân vật đòi hỏi phải chính xác, tinh tế. Đó có thê là những điểm nút của câu chuyện, những đoạn có kịch tính cao,... Hình thức sân khấu hoá kê chuyện theo sách lôi cuốn, hấp dẫn được nhiều người xem nhưng cũng tốn nhiều côn,g sức tập luyện và kinh phí cho đầu tư trang phục, minh hoạ,... * Phương pháp tổ chức thi k ể chuyện theo sách - Chuẩn bị tác phẩm : + Muốn hoạt động kể chuyện theo sách đạt hiệu quả, cán bộ, giáo viêm thư viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng về tác phẩm. Trong quá trình chuẩn bị, ngươi kể chuvện phải nghiên cứu kĩ tác phẩm, hiểu thấu chủ ý của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu sâu về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong câu chiuyện đó. Chuẩn bị kĩ về nội dung sẽ giúp người kể truyền đạt tác phẩm một cách imạch lạc, say mê tựa hồ như đang chứng kiến về những sự kiện đang diễn ra trong s.ách. + Để chiếm được sự chứ ý và lòng tin của người nghe, giọng kể phải Ció sức thuyết phục. Điều đó chỉ có được khi đã chuẩn bị kĩ lưỡng về tác phẩm. Trong quá trình chuẩn bị, người kể chuyện cần có sự nhập tám vào tác phẩm tới mức đ ộ có thể truyền đạt cả thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm, nhân vật và mhững tình huống diễn biến của câu chuyện. Như vậy, mới tạo được sự hứng thú của người nghe và ngày càng thu hút họ đến với sách, say mê sách. - Luyện cách k ể chuyện theo sách cho học sinh : + Muốn kể lại được tác phẩm, người đọc phải nắm chắc nội dung của sách. Có thể tổ chức trong thư viện hai cách như sau nhằm giúp học sinh kê’ chuyện theo sách đạt hiệu quả: * Cách thứ nhất là giáo viên thư viện đọc cho các em nghe tác phẩm, sau đó yêu cầu học sinh kê lại. * Cách thứ hai là cho các em đọc sách sau đó yêu cầu các em kể lại câu chuyên. - Đôi với học sinh các lớp 4, 5, 6, giáo viên thư viện có thể áp dụng hình thức thứ hai. Đối với những học sinh nhỏ cấp Tiểu học. từ lớp 1 tới lớp 3, chúng ta có thể áp dụng hình thức thứ nhất. Các bước tiến hành kể chuyện như sau: 16 Bước 1: Cán bộ, máo viên thư viện kể lại câu chuyện học sinh đã đọc trước trong sách cho các em nghe. Giáo viên có thể kê từ hai đến ba lần. Tốc độ kè chậm, sau đó nhanh dần. Bước kê nàv sẽ giúp các em tri giác trọn vẹn câu chuyên và giúp các em nhớ kĩ các (ình tiết. Bước 2: Đàm thoại với học sinh đ ể giúp các em hiểu tác phẩm Giáo viên nên kết hợp giữa diễn giải cùng với việc đàin thoại với học sinh để các em hiểu được nội dung chính của câu chuyện, nắm được giọng điệu của các nhân vật trong truyện. Chúng ta có thể đàm thoại với các em về tên các nhân vật trong truyện, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Đàm thoại với học sinh về hành động, tâm trạng, tính cách của nhân vật, giúp các em hiểu và có khả năng biểu hiện được hành động, cử chỉ, lời nói, sắc mật, giọng điệu phù hợp với từng nhân vật. Phương pháp đàm thoại với các em về tác phẩm cần mang tính sư phạm cao và phải phù hợp với lư duy, nhận thức của trẻ. Có nhiều cách đặt câu hỏi để giúp các em nắm vững và tái hiện tác phẩm, giáo viên có thể đặt cho các em những câu hòi tù dễ tới khó, lừ câu hỏi có thể trả lời ngấn, đơn giản tới câu hỏi có yêu cầu trả lời có dẫn chứng, lí giải. Muốn tái hiện tác phẩm, khi đàm thoại với học sinh, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hòi dựa theo diễn biến câu chuyện để tạo thành dàn bài kê chuyện. Câu hỏi dặt ra cần có yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung một đoạn nào đó của câu chuyện hoặc sử dụng những câu văn, câu nói của nhân vật trong tác phẩm, nhằm tái hiện lại tác phẩm, nhớ lại ngữ điệu, giọng nói của nhân vật. Ví dụ: Tổ chức cho các em kể câu chuyện Một cuộc đi xa (in trong sách Thỏ Trắng và Thỏ N áu Cao Văn Tư. NXB Giáo dục. 2005), sau khi cho các em đọc kĩ câu chuyện, giáo viên thư viện cùng đàm thoại với hoc sinh từ một số câu hỏi như: - Trong câu chuvộn M ột cuộc di xa có những nhân vật nào? (Có bốn nhân vật là Mèo Mun, Cún Con, Gà Cồ và Bồ Câu.) - Công việc hằng ngày của Mèo Mun là gì? (Chăm lo việc bắt chuột.) - Công việc hằng ngày của Cún Con là gì? (Đảm nhân việc giữ nhà ban đêm.) ĐAI HỌC QUỐC GiA HA NÓI TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIỆN - Công việc hằng ngày của Gà Cồ là gì? (Đánh thức mọi người vào buổi sáng và buổi trưa.) - Mèo Mun, Cún Con và Gà Cồ sống ớ đâu? (Đều sống ở trên cạn.) - Vì sao Mèo Mun, Cún Con. Gà Cồ lại quvết đinh thực hiện một chuyến đi xa? (Vì nhàm chán với công việc hằng ngày ở trên mặt đất và muôn có một cuộc du ngoạn trên mặt nước xem có diều gì hấp dẫn không.) - Ba nhân vật của chúng ta đã đi đâu và bằng cách nào? (Chu du trên dòng suối bằng một chiếc mảng nhỏ.) - Khi chu du trên dòng suối Mèo Mun, Cún Con, Gà Cổ đã gặp sự cô' gì? (Bị mắc cạn và quên đường về.) - Ai đã đưa Mèo Mun. Cún Con, Gà Cồ trờ về nhà? (Chú Bồ Câu.) Bước 3: Học sinh k ể lại lác phẩm Các em có thể kê lại nguyên vẹn tác phẩm bằng cách dùng chính ngôn ngữ của mình. Giáo viên nên yêu cầu các em kể lại bằng ngôn ngữ ngắn gọn, mạchi lạc. Trong khi các em kể, giáo viên theo dõi, lắng nghe và giúp đỡ các em khi cần thiết. Giáo viên có thể nhắc nếu các em quên và sửa những đoạn các em k ể sai, nhầm lẫn. Trone lúc một em kể chuyện, giáo viên yêu cầu các học sinh khác cùng nghe và có thể yêu cầu kể tiếp hoặc kể lại câu chuyện. Sau khi học sinh kể xong câu chuyện, giáo viên cần có lời nhận xét. Tuy nhiên, lời nhận xét của giáo viên phái nhẹ nhàng, có tính dộng viên đê các em phấn khởi và thích thúi với hoạt động kê chuyện. Hình thức kể lại cáu chuyện khá phong phú. Giáo viên có thể yêu cầu một học sinh kế lại toàn bộ câu chuyện, hoặc giáo viên kể chuyện cùng các em. iGiáo viên có thê là người dẫn chuyện và mỗi học sinh thể hiện một nhân vật, kê chiuyện theo cách phân vai,... 2. Điểm sách theo chủ để Điểm sách là một hình thức tuvên truyền đậc biệt của thư viện bởi sự plhong phú và đa dạng của nó. Điểm sách là một cuộc nói chuyên ngán gọn, trình bà^y nội dung một số cuốn sách theo dàn bài được chuẩn bị kĩ càng, có phân tích và (đánh 18 giá tác phẩm vổ mặt tư tưởng, khoa học, nghệ thuật,... Điểm sách không phải là việc kể lại đầy đủ nội dung cuốn sách mà chỉ gợi ra những vấn đề quan trọng và chủ vếu nhằm gợi hứng thú để bạn đọc tìm đọc sách. Điểm sách có những điểm giống với giới thiệu sách nhưng khác nhau về mức độ 'à sự bao quát các tác phẩm. Nếu giới thiệu sách được áp dụng đối với một CUỐI sách thì điểm sách được đề cập tới nhiều ấn phẩm. Khi điểm sách ngoài việc đề cập tới nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, còn phải nêu được khái quát nội dung của nhóm tác phẩm và điều quan trọng là nêu được sự khác nhau, nét đặc trưng của mỗi tác phẩm để bạn đọc có thể lựa chọn theo đúng nhu cầu của mình. Trong các thư viện trường học thường tổ chức ba hình thức điểm sách: - Điểm sách như một hoạt động độc lập, khi nó không kèm theo các hoạt độrụ khác. Đâv là hình thức điểm sách được tiến hành định kì của thư viện. - Điểm sách kết hợp với các hoạt động tuyên truyền khác như: nói chuyện, trưng bày sách, thảo luận sách,... Hình thức này thường được áp dụng khi thư viện tổ cìức kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc với nhiều hoạt động khác nhau. - Thi điểm sách: hoạt động trong các cuộc thi về tuyên truyền sách, tài liệu của hư viện. Khi tiến hành hoạt động điểm sách, cán bộ, giáo viên thư viện thực hiện qua các >ước: - Chọn chủ đề điểm sách; - Chọn sách theo chủ đề; - Chuẩn bị bài điểm sách; - Lập kế hoạch, trình Ban Giám hiệu duyệt; - Chuẩn bị phần minh hoạ cho buổi điểm sách (máy tính, trang thiết bị nghe nhìn các hình ảnh minh hoạ,...). a) Chọn chủ để điểm sách Chủ đề của các buổi điểm sách rất đa dạng, phong phú. Tuỳ theo dối tượng bạn lọc, chương trình giảng dạy cũng như các chương trình ngoại khoá của nhà trườig mà giáo viên thư viện chọn chủ đề điểm sách cho thiết thực, hiệu quả. Một số d ủ đề điểm sách thường được tổ chức trong nhà trường là: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan