Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn tiếng anh cho học sinh thcs...

Tài liệu Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn tiếng anh cho học sinh thcs

.DOC
24
8
66

Mô tả:

“Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao trong học tập, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Hiện nay môn học tiếng Anh đang được quan tâm và phát triển ở nhiều địa phương. Trên thực tế các em đều yêu thích môn học, tự giác tích cực học tập tốt môn tiếng Anh. Bên cạnh đó một số em chưa thực sự tích cực trong giờ học, các em rất thụ động, không tiếp thu được bài học, thậm chí chán nản, căng thẳng và có cảm giác như “vịt nghe sấm” trong giờ học. Phải chăng nội dung chưa lôi cuốn? phương pháp chưa phù hợp? đồ dùng dạy học (đddh) chưa đáp ứng? hay giáo viên chưa có những giải phát tốt nhằm tạo hứng thú giúp phát huy tính tích cực của các em khi học tiếng Anh. Việc nâng cao chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi giáo viên phải có trách nhiệm, nhiệt tình. Đặc biệt là giúp các em tiếp cận với phương pháp học tiếng Anh mới, tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, đơn giản hóa nội dung bài học, tạo hứng thú, và động viên khích lệ các em trong giờ học. Để thực hiện được điều này trước hết các em phải có lòng đam mê quyết tâm học tập bộ môn. Nhằm giúp các em thực sự có hứng thú, đam mê, yêu thích bộ môn đòi hỏi người giáo viên dạy Tiếng Anh phải đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyện môn, đồng thời mỗi giáo viên phải có những giải pháp tốt để áp dụng cho từng đối tượng học sinh khi dạy Tiếng Anh. Tiết học sinh động nhẹ nhàng, giáo viên thực hiện tiết dạy lôi cuốn thu hút học sinh. Những năm học trước đây bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng một số sáng kiến, kinh nghiệm của bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh như: “Vận dụng trò chơi ngôn ngữ mới vào trong dạy học tiếng Anh cho học sinh THCS” “Tạo cơ hội luyện tập nói và rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp8, 9” “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm ở trên lớp trong dạy học tiếng Anh THCS” đã đạt được hiệu quả khá tốt. Trong năm học này 1 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” sau khi tham khảo một số tài liệu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh như một tiếng nước ngoài ( EFL) (ELT) tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh chính là chìa khóa kì diệu nhất mang đến thành công cho việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh. Từ nhận thức trên, tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” mà bản thân đã nghiên cứu và thực hiện trong thực tế giảng dạy trong những năm qua, nhằm phát huy tối đa năng lực sử dụng tiếng Anh của mỗi cá nhân học sinh cũng như nâng cao hiệu quả học tập của học sinh tại nhà trường. 2. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Qua tìm hiểu thực tế đã có khá nhiều giáo viên áp dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập bộ môn vào trong dạy học nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng và tôi đã được tiếp xúc với một số tài liệu và một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp về đề tài này, cũng đã có một số bài học hay, thú vị tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, song vẫn còn lặp đi lặp lại ở một số hoạt động nhỏ, một số sơ đồ lại chưa thật khoa học, chưa mang lại hiệu quả cao hoặc chưa phù hợp với từng giai đoạn của tiết học. Ở phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này ngoài việc thừa kế và phát triển những phương pháp bản thân đã nghiên cứu trong những năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp khoa học hơn từ khâu thiết kế bài giảng, phong cách giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động, một số thủ thuật giảng dạy và phương pháp áp dụng trò chơi, bài hát, và sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Đó chính là những điểm mới của đề tài này. Quá trình vận dụng có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học đã sôi nổi hơn, hiệu quả hơn nhiều, học sinh tích cực và chủ động lĩnh hội kiến thức hơn. Các em gác lại hẳn những dư âm của môn học trước đó và sẵn sàng vào môn học mới trong môi trường mới – môi trường học ngoại ngữ một cách thích thú, hăng say. 3. Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài được thực hiện bám theo nội dung chương trình được biên soạn trong sách tiếng giáo khoa Tiếng Anh THCS - chương trình chuẩn của Bộ giáo dục, giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, nắm bắt nội dung bài học làm tăng hiệu quả của các giờ dạy. 2 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Đề tài được thực hiện để áp dụng giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THCS theo chương trình chuẩn. Đề tài được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy học Tiếng Anh ở trường THCS. Trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường trung học cơ sở (THCS) tôi nhận thấy năng lực của hầu hết học sinh đang theo học tại nhà trường là rất thấp so với chương trình chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo biên soạn trong sách giáo khoa tiếng Anh 6,7,8,9. Phần lớn các em học sinh cảm thấy “sợ” tiếng Anh dẫn đến kết quả là các tiết học tiếng Anh thường diễn ra một cách chán nản với sự độc diễn của giáo viên và việc ghi chép sơ sài các đáp án của các bài tập. Nội dung bài học của chương trình chưa được khắc sâu và vận dụng chưa tốt. 1.1. Về phía giáo viên a. Trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ còn hạn chế Rõ ràng, người giáo viên cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Rõ ràng những tiêu chí trên dành cho giáo viên là luôn luôn cần trong mọi thời đại. Tuy nhiên hiện nay năng lực giáo viên ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc, nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe, nói. Có lẽ xuất phát từ thực tế đó mà Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã từng chia sẻ rằng: “khó khăn lớn nhất của đề án ngoại ngữ quốc gia là thiếu giáo viên có chất lượng và mỗi giáo viên phải nhận thức được rằng yếu về năng lực là còn nợ với học sinh”. (Nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-vien) b. Chưa có phương pháp dạy học phù hợp Xét trên một phương diện nào đó có thể thấy rằng mọi phương pháp dạy học đều có chung mục đích là làm sao cho người thầy và người học thấy được ngôi trường mình đang học và giảng dạy chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thấy được sự ấm áp trong quan hệ thầy trò, không có sự áp đặt và là nơi để học sinh phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của mình. Ở đó học sinh thấy được sự hứng khởi để tìm tòi cái 3 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” mới, nhận được sự đồng thuận và khuyến khích nơi giáo viên cũng như tập thể nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường mỗi giáo viên đều tự xây dựng cho mình một chiến lược giảng dạy đặc trưng gắn liền với các phương pháp tiên tiến, hợp lý với đối tượng học sinh nhằm đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên để thực hiện thành công chiến lược của mình thì giáo viên phải lấy phương pháp giảng dạy tích cực có sự hợp tác giữa học sinh và giáo viên làm đầu. Trên thực tế điều này còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống theo kiểu thầy giảng, trò chép. Hiện nay vẫn còn một bộ phận giáo viên còn hạn chế về vận phương pháp tạo hứng thú học tập cho hoc sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là làm sao giúp các em vừa ngày càng tự tin, yêu thích và học tốt môn học này. Từ thực tế này bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều và áp dụng nhiều giải pháp để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất. 1.2. Về phía học sinh Không có đủ lượng kiến thức nền để bắt kịp chương trình: Đa số các em học sinh có khối lượng kiến thức về từ vựng và ngữ pháp rất hạn chế không đủ để thực hiện các yêu cầu của các bài tập đề ra. Hầu hết các em được hỏi đều có một câu trả lời như nhau là “Em bị mất gốc tiếng Anh nên khó học và không hứng thú để học” Khi tìm hiểu về vấn đề liên quan đến hứng thú học tập tôi nhận thấy rằng nguyên nhân cơ bản là các em còn rất thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, trong việc ghi chép các nội dung bài học kể cả từ vựng và cấu trúc ngữ pháp vốn là hai lĩnh vực cơ bản trong quá trình học tiếng. Hầu hết học sinh vẫn có thói quen viết lại những gì giáo viết trên bảng hoặc đọc cho viết rồi về học thuộc theo kiểu học vẹt để rồi kết quả nhận được là học trước quên sau. Thiếu vốn từ vựng, không nắm được các cấu trúc ngữ pháp khiến cho học sinh cảm thấy chán khi học tiếng Anh do không thể hiểu được nội dung bài học vốn được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng cũng không thể sử dụng tiếng Anh để thực hành các kỹ năng giao tiếp trong giờ học tiếng Anh. Điều này đi ngược lại với mục tiêu chính của một lớp học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp là học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Mà tiếng Anh không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, với đối tượng học sinh “mất gốc” như đã nêu trên thì việc thực hiện mục tiêu chính này gần như là bất khả thi nếu chúng ta tiếp tục phương 4 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” pháp dạy và học tiếng theo kiểu truyền thống-nghe viết hay nhìn viết. Vì vậy việc tạo ra một môi trường có sự hợp tác cùng xây dựng bài học, hiểu và ghi nhớ tại lớp trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn hỗ trợ, tạo được hứng thú để học sinh tự giác, tích cực, thích thú tư duy và sáng tạo là giải pháp then chốt. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài: C.löôïng Gioûi SL TL Khaù SL TL TB SL Yeáu SL TL Keùm SL TL TL Lôùp 7.1 (32) 7 21.9 4 12.5 13 40.6 7 21.9 1 3.1 Các chỉ số trên cho thấy vẫn còn nhiều học sinh yếu kém vì chưa có hứng thú với môn học, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, và có thể các giải pháp của người dạy chưa thật hợp lý, đó cũng là nguyên nhân khiến bản thân tôi phải tìm tòi, sáng tạo các giải pháp mới trong giảng dạy. 2. Các giải pháp. 2.1: Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò. Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. 2.2: Tạo hứng thú học tập bằng phương pháp tổ chức hoạt động học theo nhóm. Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ học Tiếng Anh, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn. 5 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” 2.3: Tạo hứng thú học tập bằng phương pháp thiết kế các trò chơi ngôn ngữ để HS tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, thú vị. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em Để phát huy tối hiệu quả của việc tổ chức trò chơi ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Anh nhằm tạo được hứng thú học tập cho học sinh, mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) đó là: Trò chơi ngôn ngữ tạo ra môi trường học tập vui vẻ. Trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm. Trò chơi ngôn ngữ làm tăng động cơ học tập cho người học. Trò chơi tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh. Trò chơi cung cấp sự phản hồi ngay tức thì và thông qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách không chính thức. 2.3.1: Những yêu cầu đối với người tổ chức trò chơi. Người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ chính là người quản trò, người đó có thể là giáo viên hoặc học sinh. Người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt của mọi người. Quản trò biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở cách sống để có thể gần gũi, tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng. Chính vì thế khi trò chơi diễn ra thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người làm quản trò. Người quản trò cần có những đặc tính sau: - Tính sư phạm: trò chơi là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra còn có tính công minh, thuyết phục mọi người qua từng cử chỉ, hành vi của mình cũng như cách mời gọi sự tham gia nhiệt tình. 6 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” - Tính phán đoán và quan sát nhanh: để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi diễn ra thành công. - Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi. - Hoạt động rèn luyện thường xuyên. - Một số đặc điểm khác như: giọng nói to, rõ, biết nói ngắn gọn, biết nói đùa, tự chủ, kiên nhẫn, hoạt bát… - Luôn nhớ: Nắm vững kiến thức Tiếng Anh, tránh nhầm lẫn. - Tổ chức trò chơi từ dễ đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó. - Sử dụng hình phạt hợp lí. Phạt là cách nhắc nhở nhau đồng thời động viên người chơi cố gắng hơn nên hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị…tránh trở thành nhục hình. - Đảm bảo bình đẳng, không thiên vị hoặc cố tình bắt phạt một ai. - Tránh tổ chức những trò chơi khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung trò chơi đó. - Tổ chức đúng quy trình 2.3.2: Quy trình tổ chức trò chơi. Bước 1: Ổn định - Tạo sự tập trung, chú ý. Bước 2: Giới thiệu trò chơi. Bước 3: Hướng dẫn cách chơi – Luật chơi Linh động hướng dẫn làm sao cho dễ hiểu. Bước 4: Chơi thử Bước 5: Tiến hành chơi. - Linh hoạt, khéo léo, không quá nguyên tắc cứng nhắc làm mất không khí sinh hoạt. - Không bắt ép, động viên sự tham gia của mọi người. Bước 6: Kết thúc đúng lúc -Không gây sự nhàm chán, ngán chơi. Tạo sự luyến tiếc để học sinh trong chờ vào tiết học tiếp theo. Bước 7: Thực hiện hình phạt -Nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tránh sự thô bạo hay kéo dài thời gian phạt. Bước 8: Tổ chức rút kinh nghiệm 7 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” -Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi, về luật lệ hay cách chơi để rút ra kinh nghiệm cho bản thân và mọi người. 2.3.3: Một số trò chơi ngôn ngữ phù hợp với học sinh THCS. Bản thân tôi thường sử dụng các trò chơi khác nhau cho từng giai đoạn của bài giảng, thay đổi hình thức chơi nột cách thường xuyên tránh sự nhàm chán đơn điệu. Chúng ta có thể tổ chức theo nhóm, cá nhân, tập thể với các thủ thuật như: Hangman, Shark attack, Matching , Network , Kim’games, Bingo, Lucky animal, Puzzle, Taboo, what disappears, follow me, IF I…, repeat, Wolf, who is faster, Who are you?, Ready to complete, What’s the job?, Make other words…… Ví dụ: + VD1 Luyện từ: Giáo viên cho các mảng từ ghép về các thiên tai (Unit 9 English 9), giao thời gian 1 phút cho 2 nhóm (hoặc cá nhân) ghép các mảnh ghép thành các từ, nhóm (hoặc cá nhân) nào ghép được nhiều từ thì nhóm (hoặc cá nhân) đó chiến thắng. ty earth ca no quake hurri tor vol tidal na do quake cane wave phoon * Key: Typhoon, earthquake, hurricane, volcano, tornado, tidal wave + VD 2 Luyện câu: Tương tự như VD 1 nhưng mảnh ghép ở đây là các từ của một mẫu câu nào đó. GV cho các mảnh ghép là các từ của 1 câu bị động (Unit 13 English 8). Giao thời gian 1 phút cho 2 nhóm (hoặc cá nhân) ghép các mảnh ghép thành các câu- mỗi màu hiển thi cho mỗi câu, nhóm (hoặc cá nhân) nào ghép được nhiều câu thì nhóm (hoặc cá nhân) đó chiến thắng. 8 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” tree This Christmas Her the him was decorated yesterday was by in the by room card to written friend living Her The Christmas tree was decorated in the living room by him * Key: This card was written to her friend by her yesterday. Với cách làm này chúng ta có thể kiểm tra được sự chuẩn bị bài mới và việc học bài ở nhà của học sinh để có giải pháp điều chỉnh và hướng dẫn cho các em đặc biệt là các em yếu kém. Lưu ý. Giáo viên phải biết vận dụng trò chơi một cách khéo léo sao cho gây được sự hào hứng của học sinh mà không tốn nhiều thời gian mới là hiệu quả. 2.4: Tạo hứng thú học tập bằng phương pháp dạy học Tiếng Anh qua bài hát Đây là hoạt động không chỉ bản thân tôi mà tất cả các đồng nghiệp dạy môn tiếng Anh đều rất tâm đắc. Nhu cầu giải trí, ca hát không thể thiếu được trong các sinh hoạt. Ngôn ngữ sẽ trở nên dễ nhớ hơn, dễ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người hơn. Lẽ dĩ nhiên học một bài hát sẽ dễ thuộc hơn và nhớ lâu hơn một bài văn xuôi. Chúng ta biết rằng trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình bằng cách bố mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ để chúng lắng nghe, sau đó, chúng sẽ từ từ phát âm lại thành từng tiếng, sau đó là cụm từ và cuối cùng là câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn có một phương pháp khác mà bố mẹ thường sử dụng đó là cho con nghe nhạc. Những bài hát giúp trẻ quen dần với ngôn ngữ một cách tự nhiên và rất dễ nhớ. Và học tiếng anh qua bài hát cũng là một phương pháp hiệu quả giúp học sinh làm quen với tiếng anh một cách tự nhiên, tự giác và dễ dàng và các em có hứng thú học tập 9 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” nhất. Hơn thế nữa, học tiếng anh qua bài hát còn giúp các em làm quen linh hoạt với: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống trong tiếng anh. Để giúp học sinh học tiếng anh qua bài hát một cách hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn cho các em chọn những bài hát yêu thích, nhẹ nhàng dễ hát theo, nghe mô ̣t cách tự nhiên nhất, các em cứ nghe nhạc mà chưa cần xem lời bài hát, chưa cần cố để hiểu hết lời bài hát, việc nghe nhạc như vậy sẽ giúp các làm quen với bài hát một cách tự nhiên nhất, không áp lực và hoàn toàn như đang thư giãn vậy. Các em có thể nghe bất cứ khi nào trước giờ nghĩ trưa, trước giờ đi ngủ, sau những giờ học căng thẳng hoă ̣c trong thời gian chờ ai đó…Sau khi quen thuô ̣c giai điê ̣u và lời bài hát, thì các em bắt đầu luyê ̣n kỹ năng listening và speaking thông qua viê ̣c học tiếng anh qua bài hát. Để ghi nhớ tốt được bài hát và có hiệu quả, các em cần phải hiểu nội dung của bài hát và cách phát âm của từng từ. Do đó trước khi luyện hát, giáo viên nên yêu cầu học sinh tra từ điển để nắm rõ được nghĩa của tất cả các từ và cách phát âm của những từ đó. Bài hát càng khó, càng nhiều từ mới mà các em không biết, thì sau khi hát được bài đó các sẽ học được càng nhiều từ. Đây là một cách tuyệt vời để học từ vựng và cách áp dụng từ đó vào thực tế. Tuy nhiên dạy bài hát Tiếng Anh cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn, tìm tòi và thậm chí mỗi một giáo viên phải đồng thời là một “nhạc sĩ”. Ví dụ 1: Khi dạy Unit 5: Vietnamese food and drink (Tiếng Anh 7- Thí điểm) tôi đã cho các em luyện nghe qua bài hát “Fun food” đồng thời xem video về bài hát đó, học nghe và điền tên các thức ăn đồ uống vào chổ trống. Học sinh rất hứng thú và hào hứng để học. Nội dung bài hát: Fun food I like (1)…………………………………. and I can a lot I like (2)…………………………………… and I can a lot I like(3)………………………………… and I can a lot I like French fries and I can a lot I’m a big kid, a big kid, a big kid . Look at me! I’m a big kid, a big kid, a big kid . Look at me! I like cereal and I can a lot I like (4)………………………………….. and I can a lot I like (5)……………………………….… and I can a lot 10 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” I like (6)………………………………….…and I can a lot I’m a big kid, a big kid a big kid . Look at me! I’m a big kid, a big kid a big kid . Look at me! Are you a big kid? Ví dụ 2: Unit 8: Film (Tiếng Anh 7- Thí điểm) Khi dạy phần Skills 1 nói về bộ phim “Titanic” nổi tiếng, giáo viên chỉ cần giới thiệu và cho học sinh nghe bài hát “My heart will go on” sau đó yêu cầu các em về nhà tìm hiểu và tập bài hát. Kết quả là đến giờ học tiếp theo rất nhiều học sinh hào hứng thể hiện bài hát và những hiểu hiểu biết của mình về bài hát đó cũng như kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh thông qua bài hát. Từ đó các em rất có hứng thú, có động lực để tiếp tục bài học. 11 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” 2.5. Kích thích, tạo sự đam mê cho học sinh qua việc hướng dẫn các em phương pháp tự học ở nhà. Như chúng ta đều biết hoạt động học tập của học sinh là sự kết hợp sự tích cực hoạt động xây dựng bài trên lớp và việc tự học chuẩn bị bài ở nhà. Nếu sự chuẩn bị bài ở nhà tốt thì việc tiếp thu bài trên lớp dễ dàng và ngược lại. Do đó giáo viên phải nắm bắt được những điểm kiến thức mà học sinh cần học bài cũ và chuẩn bị bài mới một cách cụ thể để hướng dẫn các em một cách thật tốt . Học sinh phải thực hiện nghiêm túc việc học ở nhà, tham gia bài giảng ở trường.Tuy nhiên các em sẽ rất khó khăn nếu không biết nên học cái gì, làm bài tập nào, phát triển vốn từ vựng, ngữ pháp làm sao…..Lúc này vai trò của giáo viên là rất quan trọng không chỉ hướng dẫn giảng dạy bài trên lớp mà còn hướng dẫn về nhà cụ thể, và hướng dẫn phương pháp tự học ở nhà. Lưu ý: Không phải chỉ hướng dẫn sơ sài cuối tiết học mà hoạt động này cần phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình tiết học và phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở tiết sau. + Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài và học bài cũ: hướng dẫn cách học từ vựng, cách phát âm, phương pháp làm một số dạng bài tập. + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới bằng những yêu cầu hay câu hỏi cụ thể và yêu cầu các em ghi vào vở những nội dung cần chuẩn bị để tránh tình trạng học sinh quên chuẩn bị bài . Ví dụ: Unit 1 Skills 1(Tiếng Anh 7 thí điểm) giáo viên hướng dẫn HS về nhà sáng tạo vẻ 1 bức tranh về sở thích của mình có minh họa bằng lời. Đầu tiết học sau sẽ tổ chức trưng bày tranh và miêu tả sở thích của từng người. Những việc làm này tạo cho các em hứng thú, lo lắng ôn bài, chuẩn bị bài cho tiết tới. 2.6. Tạo hứng thú học tập bằng cách khen chê kịp thời , hợp lí. Đây là gải pháp mà bất kỳ giáo viên dạy Tiếng Anh nào cũng thực hiện và thực hiện được. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết khen kịp thời trước những tiến bộ dù rất nhỏ, nhằm khích lệ thúc đẩy động viên các em tiến bộ. Một điều mà giáo viên hay mắc phải đó là khen chê thái quá. Tránh dùng những từ như “Very bad”, “You are very bad”, “No”. Nếu chê bai như thế sẽ làm các em cảm thấy “cụt hứng”, dễ sinh tự 12 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” ái và không tập trung phát biểu xây dựng bài nữa. Ta nên thay bằng những từ nhẹ nhàng hơn như “I’m afraid /sorrry…You are wrong. Try again, .Vả lại nếu khen không đúng đối tượng sự việc sẽ làm các em ngượng với bạn. Chúng ta phải biết khen chê kịp thời khéo léo sẽ gây cho các em cảm thấy tự tin, phấn chấn hơn, từ đó sẽ có động lực yêu thích môn học. Giải pháp này chúng ta nên áp dụng ở tất cả và xuyên suốt các tiết dạy. 2.7: Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng phương pháp vẻ sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học. Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh: Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. (Nguồn : www.lamdong.edu.vn/?ArticleId=19da3a04-42d5-4d25-b219...) 13 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Não bộ và sự tư duy (ảnh minh họa) 2.7.1: Các yêu cầu trước khi xây dựng một sơ đồ tư duy. Đối với giáo viên - Xác định mục tiêu cho sơ đồ tư duy sắp thực hiện. - Chuẩn bị kỹ nội dung cần trình bày. - Nắm được các kỹ thuật vẽ một sơ đồ tư duy (có thể vẽ bằng tay hoặc một phần mềm iMindMap). Đối với học sinh - Chuẩn bị giấy A3, A4 hay lớn hơn tùy theo nội dung bài học, bút chì màu, các mẫu giấy nhỏ, bút dạ quang (để vẽ trên giấy tại lớp), hình ảnh mẫu vật; hoặc có thể sử dụng phần mềm iMindMap. - Chuẩn bị nội dung kiến thức của bài học theo yêu cầu của giáo viên. 2.7.2 Phương pháp tạo một sơ đồ tư duy. Khi tạo một sơ đồ tư duy (vẽ tay và dùng phần mềm iMindMap) cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: - Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính. - Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ. - Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. - Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. - Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Lưu ý: Khi tiến hành một sơ đồ tư duy nên sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một hoặc cụm từ khóa ngắn gọn. Một cách điển hình, một sơ đồ tư duy có cấu trúc như sau: 14 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Nguồn: http://trandangkhoa.vn/ttgbcy-c7-so-do-tu-duy-mindmap/# * Tùy theo nội dung của bài và lượng thời gian, giáo viên có thể linh hoạt chọn một vài bài tập để hướng dẫn học sinh làm giúp học sinh hiểu được nội dung của bài học. Sau khi học sinh hoàn tất các bài tập hoặc một vài bài tập trong sách giáo khoa theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể áp dụng Sơ Đồ Tư Duy cho phần “After you …..” trong thời gian khoảng 5 đến 10 phút và cho phần “While you …..” trong khoảng thời gian 20 đến 25 phút thay thế các dạng bài tập đã được thiết kế trong sách giáo khoa để tránh đi sự nhàm chán và nhằm giúp học sinh có thể nhớ, tóm tắt lại nội dung bài học một cách sáng tạo và giúp học sinh phát triển khả năng tư duy bằng nhiều hoạt động, hoặc cũng có thể sử dụng cho phần “Before you …..” trong 3 đến 5 phút. Hơn nữa, chúng ta có thể lồng ghép một số hoạt động như “hỏi- đáp, thảo luận nhóm, thảo luận cặp, phỏng vấn,…giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe, nói một cách tự nhiên và hiệu quả qua việc sử dụng vốn từ và nội dung kiến thức vừa mới học. Để áp dụng Sơ Đồ Tư Duy vào từng bài học một cách hiệu quả, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cần chuẩn bị nội dung và thiết bị dạy học chu đáo. * Học sinh hiểu và tóm tắt được nội dung của bài học bằng Sơ Đồ Tư Duy với các từ, cụm từ khóa. * Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý từ những từ và cụm từ khóa để giúp cho học sinh tóm tắt nội dung bài học bằng Sơ Đồ Tư Duy Ví dụ: Unit 2: CLOTHING (READ: JEANS) (Áp dụng Sơ Đồ Tư Duy cho phần “ While you read” để tóm tắt nội dung bài đọc hiểu về đồ Jeans) 15 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Mục đích yêu cầu: - Học sinh nên có ý thức về tầm quan trọng của trang phục. - Học sinh hiểu được nội dung bài đọc về sự ra đời và phát triển của trang phục đồ Jeans. - Học sinh sử dụng từ vựng trong bài hiệu quả. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * Học sinh: - Chuẩn bị bảng phụ theo nhóm 4 em. - Tìm nghĩa của những từ và cụm từ sau: (material, wear out, embroider, style, out of fashion, sale, generation, label). - Đọc bài và trả lời câu hỏi: 1. What’s the reading about? 2. What were the 1960s’ fashions? 3 .Why did more and more people begin wearing jeans in the 1970s ? 4. When did jeans at last become high fashion clothing? 5. Why did the sale of jeans stop growing? 6. Why was jean named after sailors from Genoa in Italy? 7. Where does the word jeans come from ? * Giáo viên: Sử dụng từ, cụm từ và các câu hỏi trên để giúp học sinh tóm tắt bài đọc. Phương pháp thực hiện: - Sau khi hoàn thành bài tập a (trang 17-sgk) và trả lời các câu hỏi trên giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài đọc trong 5 phút. *Áp dụng đối với học sinh lớp chọn hoặc học sinh khá giỏi - Học sinh đọc xong bài đọc, thảo luận những câu hỏi đã cho và tóm tắt nội dung câu trả lời bằng Sơ Đồ Tư duy trong 10 phút. - Giáo viên giám sát và giúp đỡ, hướng dẫn nếu cần. - Gọi đại diện học sinh của 2 nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình lên bảng. - Giáo viên gọi học sinh các nhóm còn lại nhận xét và sửa sai theo gợi ý và hướng dẫn của giáo viên. *Áp dụng đối với học sinh lớp chọn hoặc học sinh trung bình, yếu - Giáo viên đặt câu hỏi đã cho học sinh chuẩn bị . - Đại diện học sinh của mỗi nhóm sẽ trả lời và yêu cầu những học sinh còn lại cho ý kiến. - Giáo viên tóm tắt lại câu trả lời của học sinh lên bảng bằng Sơ Đồ Tư Duy. 16 The National Curriculum “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Sơ đồ mẫu: 2.8: Tạo hứng thú học tập bằng phương pháp áp dụng thủ thuật vào bài lôi cuốn hấp dẫn (Warm up/ Lead in ) Với kinh nghiệm giảng dạy thực tế đã cho tôi thấy được rằng việc vào bài mới là một hoạt động vô cùng quan trọng trong một tiết dạy. Tạo tiền đề cho sự thành công của tiết dạy đó. Những hoạt động vào bài thường chiếm một khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học, song vô cùng quan trọng, đây là công việc đầu tiên mà người thầy thực hiện khi bước vào lớp, mở đầu cho một giờ học. Những hoạt động này có mục đích chung như sau: -Ổn định lớp: Cho phép một thời gian để học sinh có thể thích nghi với bài học mới. -Chuẩn bị về tâm lý, kiến thức cho bài học mới. -Khơi dậy những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan, cần thiết cho bài học mới. -Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới. -Gây hứng thú cho bài học mới. Ngoài ra với tính chất của một bài học ngoại ngữ, những hoạt động vào bài còn có ý nghĩa như một phần của bài học mà nếu không có nó sẽ làm cho những bước tiếp theo khó hoặc không thực hiện được. Cụ thể những hoạt động này thường có vai trò tạo tình huống bối cảnh cho phần giới thiệu, hoặc tạo nhu cầu cho một hoạt 17 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” động nào đó của bài là những điều kiện rất cần thiết để bài học mang tính giao tiếp cao như vậy các hoạt động vào bài không phải chỉ để cho vui, cho màu sắc và tuỳ thích và ngược lại, chúng cần được nhìn nhận như những việc làm không thể thiếu cho một bài học ngoại ngữ. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể chọn lựa cách thức thể hiện cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ, warm up hoặc khi vừa dạy từ vựng xong. Sau đây là một số hoạt động mà bản thân tôi thường áp dụng qua các tiết dạy nhằm giúp học sinh ôn tập và kiểm tra từ vựng: Matching - Mục đích: Giúp học sinh ôn tập từ vựng khi kết hợp từ mới với các định nghĩa, ngữ nghĩa. - Tùy vào mục đích về từ của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể là kết hợp từ với định nghĩa trong những tiết có từ trừu tượng hoặc kết hợp từ với nghĩa tiếng Việt đối với bài có từ khó giải thích, hoặc với tranh khi những từ cần có trực quan mà giải thích khó thay thế được. - Ví dụ: Nối từ với các định nghĩa Unit 6- Section Read- English 9 Match each word in column A to its definition in column B A 1. junk-yard 2. end up 3. treasure 4. foam 5.stream 6. hedge 7. folk B a. a row of things forming a fence b. people c. a piece of land full of rubbish d. a flow of water e. mass of bubbles of air or gas f. valuable or precious things g. reach a state of Answer: 1- c 2- g 3- f 4- e 5- d 6- a 7- b Ví dụ 2: Để ôn lại thì quá khứ đơn đã học, giáo viên có thể hỏi một số câu hỏi quan tâm đến học sinh. Teacher: Nhung! Did you sleep well last night? 18 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Hoa! Did you watch TV last night? Thu! What did you do yesterday afternoon? Bằng những cách như trên giáo viên đã tạo một môi trường thuận lợi, một cách ôn bài và vào bài mới nhưng lại khiến cho học sinh có cảm giác tự tin thoải mái hơn. Tập trung sự chú ý, ổn định lớp, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó. Ví dụ 3: Unit 8/English 9- Celebrations (part:-Getting started-Listen and read). Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm, yêu cầu học sinh liệt kê ra tất cả những ngày lễ hội ở Việt Nam và thế giới mà em biết (có thể sử dụng bằng tiếng Việt, tùy theo trình độ của từng lớp). Sau 3 phút nhóm nào tìm ra nhiều phương án nhất nhóm ấy sẽ thắng. Từ trò chơi này giáo viên có thể vào bài mới bằng cách giới thiệu đầu bài “Celebrations”: Lễ hội, ngày hội có rất nhiều ngày lễ lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 19 “Phương pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS” Sau đó giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học luôn đó là ngày tết ở Việt Nam, ngày lễ phục sinh ở một số nước và lễ Quá hải của người Do Thái. Now, let’s begin Unit 8: Celebrations. Tạo ngữ cảnh, tình huống, các nhu cầu giao tiếp cho các hoạt động tiếp theo của bài mới có thể dùng các hình thức như: -Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh…) -Các mẫu chuyện vui có thật hoặc tự tạo. -Các bài tập hoặc câu hỏi…. Ví dụ 1: Unit 2/ English 9- Clothing (Part: Getting started- Listen and Read). Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh về trang phục truyền thống của một số nước và tên của một số nước. Giáo viên yêu cầu học sinh ghép bức tranh về quần áo truyền thống hợp với tên nước đó. Qua đó, giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu rõ hơn về trang phục quần áo truyền thống Việt Nam “Áo dài’. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở bài này “Clothing”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan