Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Phương pháp nghiê cứu kinh tế kiến thức cơ bản...

Tài liệu Phương pháp nghiê cứu kinh tế kiến thức cơ bản

.PDF
343
1
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. H ồ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRẦN TIẾN KHAI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN KINH TẾ KIẾN THỨC 1^1 cứu cơ BẢN NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Mục lục MỤC LỤC LỜI NÓ I Đ Ầ U _____________________________ CH ƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH T Ê _________ ______________ 11 1.1 CÁC KHÁI NIỆM C ơ BẢN VỀ NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC_ 12 1.1.1 Định nghĩa_______ ____________________________________12 1.1.2 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa h ọ c _________________ 14 1.1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa h ọ c_______________________ 15 1.2 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN c ú u KHOA HỌC______________ 16 1.2.1 Phân loại theo OECD__________________________________ 16 1.2.2 Phân loại theo tính ứng dụng, mục tiêu và phương thức điều t r a ______________________________________________ 1.2.3 Các cách phân loại k h á c ______________________________ 19 4 .3 NGHIÊN CỨU KINH T Ế __________________________________ 21 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KHOA H Ọ C _______________ 24 1.4.1 Tư duy diễn dịch _____________________________________ 25 1.4.2 Tư duy quy nạp__________________________________ _ 27 *•1.5 NGHIÊN c ừ u ĐỊNH LƯỢNG, NGHIÊN CƯU ĐỊNH TÍNH VÀ PHỐI HỢP_________ '_______ !________________________________ 29 1.5.1 Nghiên cứu định tín h __________________________________30 1.5.2 Nghiên cứu định lượng_________________________________35 1.5.3 Nghiên cứu phối hợp___________________________________35 1.5.4 Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng______36 1.6 CÁC HÌNH THỬC T ổ CHỬC NGHIÊN C Ư U ______________ 40 1.6.1 Đề tài nghiên cứ u ____________________________________ 40 1.6.2 Dự án khoa h ọ c _______________________________________41 1.6.3 Chương trình khoa học________________________________ 42 1.6.4 Đề án khoa h ọ c _______________________________________43 1.7 QUY TRÌNH NGHIÊN c ử u _______________________________43 1.7.1 Quy trình nghiên cứu là gì? ___________________________ 43 1.7.2 Các bước của quy trình nghiên cứu______________________47 CHƯƠNG 2 XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ VẤN ĐỀ n g h i ê n c ứ u __________61 2.1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CƯU______________________ 62 1 17 Mục lục 2 1.1 Vấn đề nghiên cứu là g ì? ______________________________.62 2.1.2 Làm sao tìm được vấn đề nghiên cứu? __________________ 63 2.1.3 Như thế nào là một vấn đề nghiên cứu tố t ? _____________ 68 2.1.4 Cách thức xác định và chọn lựa vấn đề nghiên c ứ u ______ 70 2.1.5 .Các tiêu chí đánh giá vấn đề nghiên cứu________________.76 2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u ____________________ .77 2.2.1 Định n gh ĩa_______ _____________________________________.77 2.2.2 Tại sao cần phải phát triển mục tiêu nghiên cứu?________79 2.2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như th ế n à o ? ____________.79 2.3 XÁC LẬP CÂU HỎI NGHIÊN c ú u ________________________ 80 2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu là gì?_____________________________ .80 2.3.2 Làm sao để xác lập được câu hỏi nghiên cứu?____________.81 2.4 XÁC LẬP GIẢ THUYẾT NGHIÊN c ú u ____________________ 85 2.4.1 Định nghĩa về giả thuyết nghiên cứ u ___________________ 85 2.4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu86 2.4.3 Làm sao xây dựng giả thuyết nghiên cứu________________ 90 2.4.4 Phân loại giả th u y ế t___________ _______________________ 90 2.4.5 Vai trò của giả th u y ết_________________________________ 92 2.5 ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI_________ ______________________________ 92 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÀI L IỆ U _______ _ 99 3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU_________________100 3.1.1 Khái niệm _________________________________________ __100 3.1.2 Mục đích của tổng quan tài liệu _______________________ 102 3.1.3 Một sô lưu ý ____________________________ _____________ 102 3.2 VAI TRÒ CỦA TổN G QUAN TÀI LIỆU_______ ____________102 3.3 THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG QUAN TÀI LIỆU T Ố T_________103 3.4 CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU________104 3.5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH G IÁ __________106 3.5.1 Các cấp độ của thông tin dữ liệu ______________________ 107 3.5.2 Các dạng nguồn thông t i n ______ _____________________108 3.5.3 Các căn cứ để đánh giá giá trị của các nguồn và nội dung của tài liệu tham khảo_____________________________________ 110 3.6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 3.6.1 Các hình thức trích dẫn _____________________________ 113 ii Mục lục 3.6.2 Cách ghi tài liệu tham khảo (theo ISO 690, APA và thông lệ quốc tế )___________________________________________________ 117 iCH ƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH__________ ______________ 127 4.1 VÀ 4.2 4.3 4.4 GIỚI THIỆU VỀ KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM KHUNG PHÂN TÍC H ____________________________________ 128 KHUNG LÝ THUYẾT____________________________________ 128 KHUNG KHÁI N IỆ M ____________________________________ 130 KHUNG PHÂN T ÍC H ____________________________________ 134 CHƯƠNG 5 ĐO LƯỜNG VÀ THANG Đ O _ _ ________________________ 141 5.1 BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐO LƯỠNG______________________ 142 5.2 THANG Đ O _____________________________________________ 145 5.2.1 Thang đo danh nghĩa _________________________________ 146 5.2.2 Thang đo thứ bậc_____________________________________ 148 5.2.3 Thang đo khoảng_____________________________________ 149 5.2.4 Thang đo tỷ số _______________________________________150 5.3 ÁP DỤNG THANG ĐO TRONG NGHIÊN c ư u KINH T Ế _ 150 5.3.1 Mục tiêu nghiên cứu___________________________ _ 151 5.3.2 Các kiểu trả l ờ i ____________________________________ _ 152 5.3.3 Tính chất của dữ liệ u ________________________________ 152 5.3.4 Số lượng hướng đo___________________________ ________ 153 5.3.5 Cân xứng hoặc bất cân xứng__________________________ 153 5.3.6 Bắt buộc hay không bắt buộc_________________________ 154 5.3.7 Số lượng điểm đo_____________________________________ 154 5.3.8 Sai số do người đánh giá gây r a ______________________ 155 5.4 ÚNG DỤNG CÁC THANG ĐO CHO ĐIỂM KHI THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐIỀU TR A ________________________________________ 156 5.4.1 Thang đo thái độ giản đ ơ n ___________________________ 156 5.4.2 Thang đo Likert ______________________________________157 5.4.3 Thang đo trắc biệt___________________________________ 160 5.4.4 Thang đo sôVThang đo danh sách cho đ iể m ____________162 5.4.5 Thang đo Stapel______________________________________ 163 iii Mục lục 5.4.6 Thang đo tổng-hằng s ố ______________________________ 184 5.4.7 Thang đo cho điểm đồ thị_____________________ _ _ _ _ l 6 5 / 5.5 ÚNG DỤNG CÁC THANG ĐO XẾP HẠNG KHI THIẾT KẾ 6 CAU HỎI ĐIỀU TRA___________________ ____________________ l 66 5.5.1. Thang đo so sánh c ặ p _______________________________ l 6 6 5.5.2 Thang đo xếp hạng bắt buộc_________________________ .I87 5.5.3 Thang đo so sá n h ______________________ _____________ .I87 5.6 SAI SỐ TRONG ĐO LƯỜNG VÀ NGUỒN SAI s ố ________ l 68 C.HĨỈƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MÂU VÀ XÁC ĐỊNH CỠ MAU _ 1 75 6.1 BẢN CHẤT CỦA VIẸC CHỌN MẪU_______________ - I 76 6.1.1 Tại sao phải chọn m ẫ u _______________________________ -l78 6.1.2 Thế nào là một mẫu t ố t _______________ ______________l 78 6.1.3 Các kiểu thiết kế chọn mẫu_________________ _________ 178 6.2 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ CHỌN MẪU______________________183 6.2.1 Tổng thể nghiên cứu là gì?___________________________ 183 6.2.2 Các chỉ tiêu cần quan tâm là gì? _________________ 184 6.2.3 Có khung mẫu hay không?___________________________ 185 6.2.4 Phương pháp chọn mẫu nào là phù hợp?______________ .186 6.2.5 Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?________________________ 187 6.3 CHỌN MẨU XÁC SU Ấ T _______________________________ _ 1 8 8 6.3.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên dơn giản______________ .188 6.3.2 Chọn mẫu hệ th ốn g_____________________ ____________ 180 6.3.3 Chọn mẫu phân tần g______________________________ _ 1 9 2 6.3.4 Chọn mẫu theo nhóm ________________________________ .187 6.3.5 Chọn mẫu nhiều giai đoạn______ _____________________200 6.4 CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT____________________________ 205 6.4.1 Chọn mẫu thuận tiện_________________________________207 6.4.2 Chọn mẫu theo phán đoán.___________________ _______ 208 6.4.3 Chọn mẫu hạn ngạch_____________________ 210 6.4.4 Chọn mẫu quả cầu tu yết_____________________________ .211 6.5 XÁC ĐỊNH CỠ M Ẩ U ____________________________________ 212 6.5.1 Các khái niệm căn bản liên quan đến chọn mẫu và xác định cỡ mẫu _____________________________ ____ _______________ 212 6.5.2 Xác định cỡ mẫu đối với giá trị trung b ìn h ___________ _ 2 1 4 iv 'T V'' Mục lục 6.5.3 Xác định cỡ mẫu theo tỷ l ệ __________________________ 217 CH Ư Ơ N G 7 V IẾT ĐỀ CƯƠNG N G H IÊN c ứ u ________________________ 225 7.1 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN c ú u LÀ G Ì? ______________________ 225 7.1.1 Đề cương nghiên cứu_________________________________ 226 7.1.2 Vai trò của đề cương nghiên cứ u______________________ 227 7.2 NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CƯU '_______________________________________________________ 228 7.2.1 Đặt vấn đề___________________________________________ 229 7.2.2 Mục tiêu nghiên cứu__________________________________ 233 7.2.3 Câu hỏi nghiên cứu___________________________________ 234 7.2.4 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu_________________________ 236 7.2.6 Phương pháp luận nghiên cứ u _________________________ 239 7.2.7 Cấu trúc dự kiến của báo cáo kết quả __________________245 7.2.8 Các nội dung khác_________;___________________________245 CHƯƠNG & THU THẬP D ữ L IỆ U _________________________________ 251 8.1 NGUỒN D ữ L IỆ U _______________________________________ 251 8.1.1 Dữ liệu thứ cấp_______________________________________ 252 8.1.2 Dữ liệu sơ cấp________________________________________ 255 8.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU s ơ C Ấ P __________255 8.2.1 Khác biệt trong thu thập dữ liệu giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng________________________ 255 8.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệ u ________________________ 258 8.3 BẢNG H Ỏ I______________________________________________ 263 8.3.1 Các cách khác nhau trong việc áp dụng bảng hỏi trong thu thập số liệu, thông t i n _____________________________________ 263 8.3.2 Các dạng câu h ỏ i_____________________________________ 264 8.3.3 Ưu nhược điểm của câu hỏi m ở ________________________266 8.3.4 Ưu nhược điểm của câu hỏi đóng_______________________266 8.3.5 Một số’ chú ý khi đặt câu h ỏ i__________________________ 266 8.3.6 Bốn bước cơ bản để đặt câu hỏi đúng___________________268 8.3.7 Trật tự của các câu hỏi________________________________ 271 8.3.8 Kiểm tra và điều chỉnh bảng câu h ỏ i_______________. 271 8.3.9 Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng h ỏ i_________________ 272 V Mục lục 8.4 TỔ CHÚC ĐIỀU TRA KHẢO S Á T _______________________ 273 8.4.1 Tập huần phỏng vấn viên_____________________________ 273 8.4.2 Tổ chức khảo sát_______________________________ _____ 274 8.4.3 Các côhg’ cụ khảo s á t_________________________________ 274 CHƯƠNGÀ n h ậ p và Xử l ý d ữ l i ệ u ____________________________279 9.1 NHẬP SỐ LIỆU _________________________________________ 280 9.1.1 Cách bố trí dữ liệu trên máy t í n h _____________________ .280 9.1.2 Cách nhập l i ệ u ______________________________________ 281 9.2 THANH LỌC DỮ L IỆ U __________________________________ 287 9.2.1 Phát hiện giá trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng E xcel____288 9.2.2 Phát hiện giá trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng S P S S ____290 9.3 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ_________________________ 294 9.3.1 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng_____296 9.3.2 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định tín h _______302 9.4 PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT s o SÁNH GIÁ TRỊ TRUNG B ÌN H ______________________________________________.305 9.4.1 Kiểm định giả thuyết so sánh giá trị trung bình________305 9.4.2 Quy trình kiểm định thống kê ________________________ 308 9.5 PHÂN TÍCH D ữ LIỆU s ơ KHỞI_________________________ 309 9.5.1 Các kiểm định tham số _______________________________ 310 9.5.2 Các kiểm định phi tham s ố ___________________________ 316 CHƯƠNG 10 VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN cứu _____________________326 10.1 CẤU TRÚC BÁO CÁO NGHIÊN c ú u ___________________ 326 10.1.1 Cấu trúc một bài báo khoa học_______________________ 327 10.1.2 Cấu trúc một luận văn hoặc báo cáo khoa h ọ c _________ 328 10.2 CÁCH VIẾT NỌI DUNG ________________________________ 330 10.2.1 Cách viết bài báo khoa h ọ c __________________________ 330 10.2.2 Cách viết luận văn, báo cáo khoa học_________________ 333 10.3 HINH THÚC V IẾ T __________________*__________________ 340 TÀI LIỆ U THAM K H Ả O _______________________________ 346 VI LỜI NÓI ĐẨU Trong chương trình đào tạo đại học của các chuyên ngành kinh tế, môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh T ế ngày càng được các trường đại học chú trọng. Môn học này không chỉ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần th iết để sinh viên có thể áp dụng để thực hiện luận văn tốt nghiệp, mà thực sự còn cung cấp các phương pháp tư duy mang tính khoa học để giúp sinh viên định hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng hoặc hàn lâm. Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh hết sức chú trọng đến chiến lược xây dựng đại học nghiên cứu, mà bắt đầu là đào tạo cho sinh viên tư duy nghiên cứu khoa học. Vì vậy, môn học Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh T ế dần được đưa vào các chương trình đào tạo chính quy, văn bằng hai ở cấp độ cử nhân, và là môn học bắt buộc ở bậc cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung các kiến thức căn bản cho sinh viên khối ngành kinh tế ở bậc cử nhân, cũng như bậc cao học đối với các học viên chưa từng học môn này, và làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành, Khoa Kinh tế Phát triển đã đặt ra yêu cầu biên soạn giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, dùng làm tài liệu nền để giảng dạy cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế trong phạm vi của Khoa và của Trường. Giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh T ế dược biên soạn trong bôi cảnh như trên. Giáo trình này được người biên soạn viết, dựa trên kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu khoa học mang tính cá nhân, kinh nghiệm giảng dạy môn học này, kinh nghiệm hướng dẫn và chấm luận văn đối với sinh viên cử nhân thực hiện khóa luận tốt nghiệp và học viên cao học thực hiện luận văn tốt nghiệp. Giáo trình 7 này cũng có một sô nội dung được tham khảo từ nhiều tài liệu quốc tê về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp nghiên cứu kinh doanh. Các tài liệu được tham khảo chủ yếu là các ấn phẩm của các tác giả Berg B.L. (2009), Cooper D.p" và SchindlẽrP. 's. (2006), Creswell J. w . (2003), và Kumar R. (2005). Giáo trình nhằm giúp cho sinh viên đạt được kiến thức căn bản và tổng quát về nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng cho khoa học kinh tế, với thời lượng 3 tín chỉ. Giáo trình cũng hướng đến phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá mang tính khoa học cho sinh viên. Vì vậy, giáo trình bao gồm một sô" nội dung cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong khoa học kinh tế, nhằm làm nền tảng cho sinh viên cử nhân kết hợp với các môn học về thống kê, và các môn học chuyên ngành kinh tế để có một tập hợp kiến thức và kỹ năng áp dụng được cho công việc nghiên cứu ở cấp độ sơ khởi. Giáo trình được viết theo lối ứng dụng, giúp sinh viên vừa hiểu được những kiến thức Ịý thuyết cơ bản nhất của nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu, vừa biết cách áp dụng cho các nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra, giáo trình cũng được viết cụ thể, dễ hiểu, và có minh họa cụ thể để người đọc tự học được. Giáo trình Phương Pháp Nghiền Cứu Kinh T ể được cấu trúc thành mười chương. Các chương bao gồm (1) Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế; (2) Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu; (3) Tổng quan tài liệu; (4) Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích; (5) Đo lường và thang đo; (6) Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu; 7) Viết đề cương nghiên cứu; 8) Thu thập dữ liệu; 9) Nhập và xử lý dữ liệu; và 10) Viêt báo cáo nghiên cứu. Cấu trúc và trình tự các chương nhằm giúp sinh 8 viên và người đọc nắm được tuần tự các kiến thức cơ bản được phát triển theo quy trình thực hiện một nghiên cứu khoa học. Mặc dù cá nhân người biên soạn giáo trình đã hết sức cố gắng biên soạn, chỉnh sửa nhiều lần nhưng chắc chắn là còn nhiều sai sót. Người biên soạn chịu trách nhiệm về các sai sót trong giáo trình này. Bản thảo của giáo trình này đã được Hội đồng thẩm định giáo trình của trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh thông qua. Người biên soạn xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, TS. Nguyễn Hoàng Bảo, PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh), TS. Phạm Ngọc Thúy (Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh), và TS. Nguyễn Minh Kiều (Đậi học Mở TP. Hồ Chí Minh) đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc cho người biên soạn để chỉnh sửa giáo trình được chính xác hơn và tốt hơn. Xin bạn đọc vui lòng gởi các góp ý chỉnh sửa đối với giáo trình này về Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh địa chỉ 1A Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Trân trọng Người biên soạn TS. Trần Tiến Khai • Khoa Kinh T ế Phát Triển, Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 1A Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 9 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế Chường 1 TổnG Qunn UỂ nGHiÊn cứu KHOA HỌC UÒPHinm6PHÁP nGHièncứOKinHTẾ M ỤC T IÊ U CHƯƠNG Chương này nhằm mục tiêu giới thiệu các vấn đề cơ bản của phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng của các kiến thức liên quan về phương pháp nghiên cứu vào việc học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện các khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên ở bậc đại học cũng như cao học trong phạm vi ngành khoa học kinh tế. 11 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế 1.1 CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN VE NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC 1.1.1 Đ ịn h n g h ĩa Từ điển Bach Khoa Toàn Thư Wikipedia định nghĩa: “N ghiên cứu (research) là sự tìm kiếm kiến thức, hoặc như là sự điêu tra mang tinh hệ thống, với suy nghĩ rộng mở, không thành kiến, đê xây dựng các sự kiện thực tế mới lạ, thường sử dụng một phương pháp khoa học. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là khám phá, giải thích, và phát triên các phương pháp, hệ thông, nhằm vào sự tiên bộ của kiến thức nhân loại về một phạm vi rộng lớn của các vấn đề khoa học của th ế giới chúng ta và vũ trụ.” Trong đời sống cũng như trong xử lý công việc hàng ngày, ta thường xuyên dặt ra nhưng câu hỏi cho những vấn đề mà ta chưa hiêu bản chất hoặc chưa hiểu một cách toàn vẹn về bản chất của chúng. Ta thường có thói quen tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm cách trả lời bằng cách tìm kiếm thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức liên quan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, ví dụ như trong thực tiễn đời sống, trong kho tàng tri thức sẵn có của nhân loại, từ kinh nghiệm của những người khác hoặc chính từ những quan sát và chiêm nghiệm của cá nhân ta. Theo Tố chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2002), nghiên cứu và phát triển (R&D) bao gồm các hoạt động sáng tạo được thực hiện dựa trên nền tảng mang tính hệ thống nhằm gia tăng nguồn kiên thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa và xă hội, và việc sử dụng nguồn kiến thức này nhằm tới mục tiêu ứng dụng. Kumar (2005) cho rằng: “Nghiên cứu là một trong những cách để tìm ra các câu trả lời cho những câu hỏi.” Cũng theo Kumar, khi nói đến khái niệm nghiên cứu, ta hàm ý dây là quá trình (1) được thực hiện trong một khuôn khổ của một bộ các triết lý; (2) sử dụng các quy trình, phương pháp và kỹ thuật đã được kiểm định về tính hiệu lực và 12 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế tin cậy; và (3) được th iết kế để tránh tình trạng thiên lệch và chủ quan. Nghiên cứu cũng được định nghĩa là “quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết của ta về một hiện tượng. Nghiên cứu là chức năng của nhà nghiên cứu nhằm đóng góp sự hiểu biết về hiện tượng và truyền bá sự hiểu biết đó cho người khác1”. Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm “nghiên cứu khoạ học” theo các khía cạnh sau: Mục tiêu: nhằm vào việc tìm kiếm kiến thức, sự hiểu biết về một sự vật, hiện tượng nào đó; để trả lời cho các câu hỏi chưa được'giải đáp; để khám phá, giải thích về bản chất của sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Hành động: là một quá trình thu thập thông tin, dữ liệu phù hợp và phân tích, đánh giá chúng. Kết quả phải dạt: là có được kiến thức, nhận thức và năng lực hiểu biết về sự vật, hiện tượng nghiên cứu và đề xuất các hành động phù hợp. Như vậy, nghiên cứu khoa học không phải luôn luôn là những hoạt động phức tạp, mang tính kỹ thuật, thống kê và tính toán bằng phương tiện máy tính. Nghiên cứu vẫn có thể là những hành động đơn giản được thiết kế đế trả lời những câu hỏi đơn giản liên quan đến các hoạt động hàng ngày của chính ta. 1 Theo Pearson Education, Inc,. Pearson Prentice Hall. h tt p://wps. p ren h a ll. com /chet_leedy_practical_8/0% 2C 9599% 2C 15695 7 2 -^ 2 C 0 0 .h t ml 13 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế 1.1.2 C ác d ặ c đ iể m c ủ a n g h iê n cứ u k h o a h ọ c Theo Kumar (2005), để nghiên cứu đạt được chất lượng tôt, quá trình nghiên, cứu phải có được các dặc điểm như: được kiểm soát, có tính nghiêm ngặt, có tính hệ thống, có tính hiệu lực và kiểm chứng được, có tính thực nghiệm và phê phán. Các đặc điểm này được giải thích cụ thế như sau: Được kiềm soát: trên thực tế, có rất nhiều yêu tô tác động đến một kết quả nào đó. Rất hiếm khi một kết quả xảy ra chỉ do tác động của một yếu tố đơn lẻ nào đó. Nhất là đối với khoa học xã hội và khoa học kinh tế, vốn nhằm giải thích mong muốn và hành vi của con người nói chung về các vấn đề kinh tế - xã hội, các yếu tố này là hết sức phức tạp. Mặc dù ta cần làm rõ bản chất quan hệ của các yếu tố nguyên nhân và kết quả nhưng các quan hệ này quá phức tạp và lại có thể tác động lẫn nhau, nên lại làm cho quan hệ nhân - quả càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, ta cần phải đơn giản hóa các quan hệ nhân - quả bằng cách xem xét tác động của một vài yếu tố cần nghiên cứu trong khi kiểm soát các yếu tố khác. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát các yếu tố này bằng cách thiêt lập các thí nghiệm có kiểm soát chặt chẽ đế bảo đảm chỉ có các yêu tô được nghiên cứu mới có thế tác động đến đối tượng nghiên cứu. Ngược lại, ta không thể kiểm soát chặt chẽ các yếu tố tác động đến kêt quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, và vì thế, cần đánh giá tác động của chúng đến kết quả nghiên cứu một cách cẩn thận. Có tính nghiêm ngặt: ta phải luôn luôn bảo đảm rằng các quy trình được áp dụng đế’ trả lời các câu hỏi phải thích dáng, phù hợp và kiếm chứng được. Vì tính chất phức tạp của các vấn đề khoa học kinh tế và xã hội so với khoa học tự nhiên, mức độ nghiêm ngặt trong nghiên cứu cũng thay đối rất nhiều giữa các loại hình này. 14 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế Có tính hệ thống-, tính chất này ngụ ý là quy trình nghiên cứu cần phải được bảo đảm thực thi theo một trình tự lô-gic. Ta không thể tùy tiện thay đổi trật tự các bước nghiên cứu. Có tính hiệu lực và hiểm chứng được: tính chất này ngụ ý là các kết luận của ta phải dựa trên các phát hiện trong quá trình nghiên cứu và đúng đắn, đồng thời có thể được người khác hay chính ta kiểm chứng lại. Có tính thực nghiệm: điều này có nghĩa là bất kỳ kết luận nào rút ra được từ nghiên cứu đều phải dựa trên các thông tin thu thập được từ kinh nghiệm và quan sát thực tiễn. Có tính phê phán: quy trình nghiên cứu và các phương pháp được sử dụng cũrrg phải được phê bình, chỉ trích. Vì vậy quy trình nghiên cứu phải chặt chẽ để bảo đảm đứng vững trước các phê bình, chỉ trích. 1.1.3 V ai trò c ủ a n g h iê n cứ u kh oa h ọ c Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu biết. Tuy nhiên, nếu ta có thể chia xẻ, phổ biến thông tin, kiến thức và sự hiểu biết mà ta có được thông qua nghiên cứu sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, bản chất của nghiên cứu khoa học là một quá trình vận dụng các các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nghiên cứu có nghĩa là trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn; làm hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các câu trả lời để giải quyết thực tiễn. Với cách nhìn như trên, nghiên cứu khoa học còn có vai trò làm thay đổi cách nhìn nhận vân đề của người đọc, thuyết phục người đọc tin vào bản chất khoa học và kết quả thực nghiệm nhằm đưa người 15 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế đọc đến quyết định và hành động phù hợp để cải thiện tình hình của các vấn đề đặt rạ theo chiều hướng tốt hơn. 1.2 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC Có nhiều cách phân loại các loại hình nghiên cứu khoa học theo các tiêu chí khác nhau. Phần dưới đây trình bày một vài cách phân loại mang tính chính thống, hoặc phổ biến về các loại hình nghiên cứu. 1.2.1 P h â n lo ạ i th e o OECD Theo OECD (2002), nghiên cứu và phát triển (Research and Expermental Development - R&D) bao gồm ba dạng hoạt động: nghiên cứu cơ bản (basic research, fundamental research, pure research), nghiên cứu ứng dụng (applied research) và phát triển thực nghiệm (experimental development). Nghiên cứu cơ bản là các công việc mang tính lý thuyết hoặc thực nghiệm được thực hiện chủ yếu để đạt được các kiến thức mới mang tính nền tảng của các hiện tượng và các sự kiện thực tê quan sát được, mà không nhằm đến bất kỳ ứng dụng cụ thể nào hoặc sử dụng theo dự*định nào. Nghiên cứu ứng dụng cũng là các nghiên cứu mang tính nguyên gốc (original) nhằm đạt các kiến thức mới, nhưng nó định hướng đến một mục tiêu thực tế cụ thể nào đó. Phát triển (experimental development) là công việc mang tính hệ thống, đươc rút ra từ kiến thức có dược từ nghiên cứu và / hoặc kinh nghiệm thực tiễn, định hướng đến việc sản xuất ra vật liệu mới, sản phẩm hay công cụ mới, để áp dụng các quy trình, hệ thống và dịch vụ 16 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế mới, hoặc để cải tiến một cách chắc chắn những gì đã được sản xuất và áp dụng. Hai cơ quan thông kê ú c (Australian Bureau of Statistics - ABS) và New Zealand (Statistics New Zealand - Statistics NZ) đã phát triển hệ thống phân loại nghiên cứu tiêu chuẩn ANZSRC (Australian and New Zealand Standard Research Classification, 2008) dựa trên phân loại của OECD. Theo hệ thống phân loại này, loại hình nghiên cứu co' bản được tách ra làm hai dạng là nghiên cứu cơ bản thuần túy (pure basic research) và nghiên cứu cơ bản chiến lược (strategic basic research). Nghiên cứu cơ bản thuần túy là các công việc mang tính thực nghiệm hoặc lý thuyết nhằm đạt được kiến thức mới mà không tìm kiếm các, lợi ích dài hạn nào khác hơn là phát triển kiến thức. Nghiên cứu cơ bản chiến lược là các công việc thực nghiệm hoặc lý thuyết được tiến hành nhằm đạt được kiến thức mới có định hướng vào những lĩnh vực cụ thể với kỳ vọng khám phá thực tiễn. 1.2.2 P h â n lo ạ i th e o tín h ứ n g d ụ n g, m ụ c tiê u v à p h ư ơ n g th ứ c đ iể u tra Kumar (2005) phân loại nghiên cứu theo ba cách khác nhau: 1) tính ứng dụng; 2) mục tiêu và 3) phương thức thu thập dữ liệu. Phân loại theo tinh ứng dụng Theo cách này, có hai hình thức nghiên cứu là nghiên cứu cơ bản (pure research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Nghiên cứu cơ bản cũng là loại hình nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển, thử nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu sử dụng các lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp, công cụ kỹ thuật, quy trình nghiên cứu đã được biết để thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhằm hình 17 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tê thành chính sách, .cách thức quản lý "mới hoặc cải thiện sự hiểu biêt đối với một sự vật-jíiện tượng. Phân loại theo mục tiểu nghiên cứu Theo cách phân loại này, có các hình thức nghiên cứu sau đây. Nghiên cứu mô tả (descriptive research) là loại hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng thông qua cách thức mô tả chi tiết một tình huống, một vấn đề. Nghiên cứu khám phá (exploratory research) được áp dụng khi nghiên cứu những vấn đề mới mẻ, chưa dược hiểu biêt sâu sắc, hoặc cần đánh giá khả năng nghiên cứu sâu. Đây cũng là dạng nghiên cứu khả thi (feasibility study)^ hoặc là nghiên cứu thử nghiệm (pilot study). Mục tiêu của loại hình nghiên cứu này là khám phá các đặc điểm cơ bản của đôi tượng nghiên cứu, từ đó xem xét tính cần thiêt và khả năng nghiên cứu sâu ở các giai đoạn kê tiêp. Nghiên cứu tương quan (correlational research) nhằm tìm hiểu mối quan hệ, sự phụ thuộc qua lại giữa các sự vật hiện tượng. Nghiên cứu giải thích (explanatory research) nhằm làm sáng tỏ bản chất của môi quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng. Phân loại theo phương thức thu thập dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin dữ liệu để phân tích và trả lời câu hỏi là một bước tất yếu phải được thực hiện. Khi thu thập thông tin, nhà nghiên cứu có thể chọn lựa một trong hai cách tiêp cận là có câu trúc (structured) hoặc là không có cấu trúc (unstructured). Với cách tiếp cận cấu trúc, ta có loại hình nghiên cứu định lượng (quantitative research), là cách thức mà toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ việc xác lập mục tiêu, thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu và định hình các câu hỏi thu thập thông tin đều được quyết định 18 * Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế trước. Ngược lại, nghiên cứu định tính (qualitative research) cho phép có sự linh động rất lớn trong mọi bước của quá trình nghiên cứu. Thông thường, nghiên cứu định tính cũng được coi như là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật, hiện tượng mà thông tin thu thập chủ yếu là thông tin dưới dạng thang do danh nghĩa (nominal scale) hay là thang đo thứ bậc (ordinal scale). Loại hình nghiên cứu này cũng không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm lượng hóa sự biến thiên này. Vì vậy, không nhất thiết phải áp dụng các công cụ thống kê trong nghiên cứu định tính. Trong khi đó, nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Vì thế, thống kê là công cụ được ứng dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng. Mặc dù phân loại theo hai hình thức định tính và định lượng như trên, trong thực tế ta vẫn thường phối hợp hai loại hình này với nhau theo các mức độ khác nhau tùy theo mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu. 1.2.3 C ác c á ch p h â n lo ạ i k h á c Còn có nhiều cách phân loại nghiên cứu khác ở các tài liệu khác nhau. Đầu tiên là cách phân loại dựa trên phương thức nghiên cứu, chú trọng đến phương thức mà nhà nghiên cứu áp dụng trong quá trình nghiên cứu. Theo cách phân loại này, có hai loại hình nghiên cứu là: Nghiên cứu thực nghiệm (empirical research) liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế. Loại hình nghiên cứu này chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ thực tê thông qua thực nghiệm hay quan sát thực tiễn. Nghiên cứu thực nghiệm có thể được tiến hành dưới dạng nghiên cứu hiện tượng thực tế (thông qua khảo sát thực tế) 19 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế hoặc là n gh iên 'cull hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát (thông qua tổ chức thí nghiệm). Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research) là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng. Có thể có hình thức nghiên cứu lý thuyết thuần túy, tức là các nghiên cứu để bác bỏ, ủng hộ, hay làm rõ một quan điểm hay lập luận lý thuyết nào đó; hoặc là nghiên cứu lý thuyết định hướng ứng dụng. Thông thường lý thuyết là co' sở cho hành động. Nghiên cứu loại này sẽ giúp tìm hiểu các lý thuyết được áp dụng như thế nào trong thực tế, các lý thuyết có ích như thế nào cho việc làm nận tảng cho nghiên cứu ứng dụng. Thông thường một nghiên cứu sẽ liên quan đến cả hai khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Cách thức phân loại này có tính tương tự khá cao so với cách phân loại theo khả năng ứng dụng của nghiên cứu. Ngoài ra, còn có một vài hình thức phân loại nghiên cứu khác như: Nghiên cứu quá trình: tìm hiểu lịch sử của một sự vật hiện tượng hoặc con người. Nghiên cứu đánh giá: tìm hiểu và đánh giá theo một hệ thông các tiêu chí. Nghiên cứu chuẩn tắc: đánh giá/dự đoán những việc sẽ xảy ra nêu thực hiện một sự thay đổi nào đó. Nghiên cứu mô phỏng: đây là kỹ thuật tạo ra một môi trường có kiểm soát để mô phỏng hành vi/sự vật hiện tượng trong thực tế. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan