Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình trong trường trung học cơ sở...

Tài liệu Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình trong trường trung học cơ sở

.DOCX
21
4
70

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đã từ lâu, phương pháp dạy Văn học trong nhà trường phổ thông các cấp nói chung, trong nhà trường cấp II nói riêng đã là một vấn đề nóng bỏng, được nhiều người quan tâm. Người ta bàn về những con đường đến với tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau. Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình cũng là một trong những điều mà người ta luôn bàn cãi nhiều hơn cả. Làm thơ đã khó, phân tích thơ càng khó gấp bội. - Tính cấp thiết: Giảng thơ ca trữ tình giúp học sinh thấy được vẻ đẹp nhân sinh quan được phản ánh đầy đủ trong thơ ca. Từ đó có năng lực cảm thụ và phân tích thơ đạt hiệu quả cao hơn. - Căn cứ vào giảng dạy trong nhà trường, căn cứ vào những bàn luận xung quanh vấn đề dạy thơ, tôi cũng muốn góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình về vấn đề: “ Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình trong trường Trung học cơ sở ” 2. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình trong trường Trung học cơ sở. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Hạnh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên Trường THCS Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0352.043.032. Gmail: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hạnh - Giáo viên Trường THCS Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Xoay quanh một số nội dung về Phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình trong trường Trung học cơ sở. - Có cách đánh giá đúng đắn về một tác phẩm thơ trữ tình. - Thời gian tiến hành trong năm học 2018-2019 - Học sinh lớp 9A, 9B Trường Trung học cơ sở Kim Long. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Thời gian nghiên cứu và áp dụng thử: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018. - Thời gian tiến hành áp dụng từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến I. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài 1 Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Bởi vậy dạy văn là dạy chất văn trong bài văn, chất văn trong bài văn là ngôn ngữ nghệ thuật, là hình ảnh hình tượng văn học mà tác giả xây dựng để phản ánh hiện thực, qua đó gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình. Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con” giá trị ? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất. Hơn nữa dạy thơ ca trữ tình giúp học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm, thấy được thơ là những rung động đặc biệt, độc đáo, là kết tinh của trí tưởng tượng phong phú. Như vậy khoa học về phương pháp giảng dạy thơ ca trữ tình là một quá trình tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm qua lý truyết và thực tiễn. Đó chính là cơ sở khoa học để giúp người giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học được xem là chủ thể số một của hoạt động dạy học là quan niệm cơ bản của lý luận và phương pháp dạy học hiện đại. Trong phương pháp mới người giáo viên phải biết định hướng cho học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua tổ chức hướng dẫn hoạt động của một giờ dạy. Đó là sự thay đổi căn bản trong quan niệm về vai trò của người dạy và người học theo tinh thần đổi mới. 2. Một giờ dạy văn thực sự có hiệu quả và chất lượng là giờ văn gây hứng thú say mê cho học sinh, đặc biệt trong giờ cảm thụ thơ là giờ học rất quan trọng. Muốn vậy, giáo viên phải khéo léo đưa ra những vấn đề, những tình huống thú vị để dẫn dắt học sinh. Các tình huống ấy, các vấn đề ấy được thể hiện chủ yếu dưới dạng các câu hỏi. Bằng hệ thông câu hỏi, giáo viên sẽ tạo được một hệ thống việc làm giúp học sinh thi công bài học của mình đồng thời khi học sinh làm việc theo hệ thống câu hỏi các em tự mình bày tỏ chủ kiến, cảm xúc của mình. Do đó đây là yêu cầu có tính hai mặt: Vừa là hoạt động thiết kế cụ thể của thầy, lấy đó làm phương tiện để tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm vừa là hoạt động của trò lấy đó để học, để tự bộc lộ năng lực cảm xúc và tư duy của mình trong tiếp cận tác phẩm. Hệ thống câu hỏi này là cách đề cao vai trò thiết kế của giáo viên trong việc sáng tạo hệ thống câu hỏi và chức năng tự học của học trò. Vì vậy, thiết kế hệ thống câu hỏi là điều kiện tiên quyết, cơ bản để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, làm cho giáo án môn Văn 2 có cấu trúc song hành - hô ứng giữa hoạt động của hai chủ thể trong một bài học, tránh được tình trạng đọc - chép và thuyết giảng một chiều của lối dạy theo phương pháp truyền thống. 3. Học sinh không biết cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thơ. III. Mô tả phân tích các giải pháp 1. Khái quát về thơ ca Lần đầu tiên khi đứng trước một tác phẩm thơ trữ tình trước hết ta phải giúp học sinh hình thành khái niệm: Thơ là gì? Nói về khái niệm thơ ca có rất nhiều cách định nghĩa. - Thơ là một loại thể văn học nảy sinh sớm nhất trong đời sống con người với hình thức sơ khai là những lời cầu nguyện (trong ngày lễ) và nó thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện vẻ đẹp của mình trong quá trình lao động. - Có khái niệm còn nói: Thơ ca là một hiện tượng phong phú phức tạp, có hàm nghĩa rộng, bản chất thơ ca rất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc khác nhau. Nó tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống và khả năng gợi cảm. Trong thơ tác giả có thể nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình hoặc gián tiếp nói lên suy nghĩ thông qua sự liên tưởng về một vấn đề nào đó. Thơ gợi cho người đọc thông qua cảm nhận ngôn từ và nhạc điệu. Từ những khái niệm về thơ ca đó, chúng ta đi đến một khái niệm chung của thơ ca là: Xét về bản chất thơ là phản ánh cái đẹp của cuộc sống, sứ mệnh của thơ ca gắn liền với xã hội và sự nghiệp đấu tranh, ý nghĩa cao đẹp của thơ ca là sự thể hiện một cách đầy đủ những chức năng xã hội của nó. Nhà thơ là một chiến sĩ với vũ khí thơ trong tay, luôn luôn ở tư thế tấn công. Thơ ca là một thể loại của văn học, thơ ca mang những đặc tính chung của văn học, đồng thời nó cũng bộc lộ những đặc điểm riêng. Nó là một thể loại dễ đi sâu vào lòng người đọc. Về mặt hình thức thơ ca là ý lớn tính sâu trong lời hay ý đẹp. Xuất phát từ những đặc điểm của thơ ca mà ta có phương pháp giảng dạy khác với thể loại truyện. 2. Đặc điểm của thơ ca a. Thơ ca tiếng nói của tình cảm mãnh liệt là sản phẩm của những rung động đặc biệt độc đáo, là kết tinh của trí tưởng tượng phong phú. - Thơ là sản phẩm của những rung động đặc biệt là kết tinh của trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ có thể mở rộng thế giới thực để cảm nhận đến phạm vi rộng rãi hơn, nó giúp nhà thơ tiếp cận với cuộc sống bằng nhiều khả năng và với trí tưởng tượng để khái quát được một cách sâu sắc những vấn đề lớn lao của xã hội. b. Thơ là phản ánh tập trung cô đọng đời sống xã hội, trong thơ phản ánh một vấn đề nào đó. Bao giờ nhà thơ cũng tìm đến một cách nói gọn nhất, tập 3 trung nhất, khái quát nhất. Khi phản ánh nhà thơ không dừng lại phản ánh chi tiết tỉ mỉ những vấn đề của hiện thực mà chỉ chọn những gì tiêu biểu nhất để bộc lộ cảm xúc của mình. Trong thơ thường có khoảng trống, đó là sự sáng tạo của nhà thơ. - Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ “ Đục mờ”. Tức là ngôn từ bình thường trong suốt trở thành ngôn ngữ thơ: Ví dụ: “ Trời mưa ướt bụi ướt bờ Ướt cây, ướt lá Ai ngờ ướt em” (Ca dao) Cái phi lý ở đây là mưa ướt khắp cả, nhưng nhân vật trữ tình người con trai không chấp nhận “em ướt” em đi đâu cũng toả hào quang, điều đó làm cho người con trai xót xa, thương em, không chấp nhận phũ phàng. Đây là cơn mưa của tâm tưởng, của cảm xúc. - Ngôn ngữ thơ có thể thay thế được hội hoạ, âm nhạc: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái” (Phạm Tiến Duật- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ) Hay : “ Đưa người ta không đưa qua sông Sao thấy tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong” (Thâm Tâm - Tống Biệt Hành) Tuy nhiên cũng cần lưu ý cho học sinh có những từ ngữ đọc có vần, dễ đọc dễ nhớ nhưng không phải là thơ. Ví dụ: “ Con cóc trong hang Con cóc nhảy ra Con cóc nhảy ra Con cóc ngồi đó Con cóc nhảy đi”. - Có những bài thơ không có vần điệu nhưng lại làm ta nhớ lâu. “ Chăn trâu đốt cỏ trên đồng 4 Lửa rơm thì ít gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro” ( Quang Huy - Hư vô) Từ những tín hiệu trong thơ, giúp học sinh tìm hiểu những chi tiết hay trong bài thơ. Hình ảnh “con diều” là biểu tượng cho tuổi thơ, cho tự do và ước mơ. Chân trời “thành tro”ấy như một sự tiếc nuối. Chỉ với 4 dòng thơ nhưng gửi gắm nhiều ý vị sâu xa. Từ những phân tích giúp học sinh tìm ra nhãn tự của bài thơ, sau đó đi phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. Vì thế mà P.Valeli từng nhận xét: “Thơ là sự phân vân giữa âm và nghĩa, văn xuôi thuộc phía con người, thơ thuộc phe thượng đế, thơ là gán ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác và là một đặc tính của nhi đồng. Làm thơ là để nói được thú nghe lời mình nói. Yêu thơ là yêu những cái đẹp, thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh.” Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó, cái hay của bài thơ là cái hay của ngôn từ: “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Lưu Trọng Lư - Tiếng thu) 3. Phương pháp giảng dạy 3.1: Đọc Gồm có o Đọc cảm nhận o Đọc phân tích o Đọc luyện tập. Có thể nói lao động trong quá trình đọc là một dạng lao động đặc thù, nhất là với những tác phẩm nghệ thuật. Tiếp cận với tác phẩm người đọc dù muốn hay không cũng phải làm quen với thế giới ngôn ngữ, cảm xúc, nhân vật mà nhà văn thể hiện. Chủ đề mà nhà văn đề cập tới trên những bối cảnh và thể loại cụ thể được cấu trúc và biểu đạt theo những khuynh hướng và trường phái nghệ thuật khác nhau. Mà như Mai-a-cốp-xki nhận xét: “Toàn bộ sức tưởng tượng vĩ đại ấy được huy động trong quá trình miêu tả - “nạp” thế giới khách quan vào tác phẩm, có thể tác động trên những cung bậc khác nhau vào nhận 5 thức của người đọc, song tất cả đều tồn tại trên cái nền hiện thực. Bằng chính tác phẩm của mình mỗi nhà văn có một cách khách quan vào tác phẩm, có thể tác động trên những cung bậc khác nhau vào nhận thức của người đọc, song tất cả đều tồn tại trên cái nền hiện thực”. Bằng chính tác phẩm của mình mỗi nhà văn có một cách riêng để đến với người đọc. Trong thơ trữ tình thì đọc lại càng quan trọng vì đọc diễn cảm sẽ diễn tả được cái hồn của bài thơ. Vì vậy điều kiện thứ nhất, như một nhu cầu tất yếu khách quan để việc đọc một tác phẩm diễn ra theo đúng quy luật của sự thưởng thức nghệ thuật, là sự tái hiện và sắp xếp kí ức, ấn tượng hoàn toàn mang dấu ấn cá thể của tư duy người đọc, có thể diễn ra trong mọi khoảnh khắc của toàn bộ quá trình thẩm định tác phẩm. - Điều kiện thứ hai của quá trình đọc sẽ diễn ra có thể trái lại, người đọc trong cùng một lúc phải đồng thời cảm nhận thấy và phân biệt được sự biểu hiện của cái thật và cái như thật. - Nhìn chung khi đọc một tác phẩm văn học, hay tác phẩm thơ trữ tình người ta thường nhấn mạnh các bước quan trọng sau:  Đọc lướt tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mĩ được trình bày trong tác phẩm.  Đọc tập trung vào “ điểm sáng thẩm mĩ ” hoặc tình huống then chốt để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật .  Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đoán khuynh hướng phát triển của tác phẩm tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật  Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo tạo nên sự thống nhất về tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của tác giả. - Đặc biệt trong thơ trữ tình đọc diễn cảm tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Liên tưởng mở rộng so sánh … Như vậy ở phương pháp đọc giáo viên cần cung cấp cho học sinh cách đọc đúng và có hiệu quả, sao cho cánh tiếp cận ban đầu vào tác phẩm có hiệu quả nhất. 3.2: Phân tích: (Đi từ khái quát đến cụ thể) Phân loại thơ ca được chia ra làm nhiều loại: Chia theo đề tài: Có thơ tình yêu, thơ triết học. Chia dựa vào nội dung: Thơ châm biếm đả kích, tụng ca. Chia dựa vào hình thức ngôn ngữ: Thơ thất ngôn, thơ ngũ ngôn … Chia dựa vào phương pháp phản ánh: Có thơ tự sự, thơ trữ tình. Ở đây chúng ta chỉ phân tích loại thơ ca chia theo phương thức phản ánh. a. Thơ trữ tình 6 - Đặc điểm của thơ trữ tình: Là tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện một cách trực tiếp. Nhân vật thường không được khắc hoạ một cách hoàn chỉnh mà nhà thơ thiên về bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: Bài “Vườn xưa” của Tế Hanh. “Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc Hai ta ở hai đầu công tác Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa? Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa Như mặt trăng mặt trời cách trở Như sao hôm sao mai không cùng ở Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa” Hình ảnh mảnh vườn xưa và người mẹ như một bến đợi, ấm áp như một gợi nhớ nhắc nhở tuổi trẻ yêu nhau trở về. Nhưng bao nhiêu công việc trách nhiệm đặt ra và tuổi trẻ mãi còn xa cách. Cho nên mong ước bao giờ “cùng trở lại vườn xưa?” vẫn là khắc khoải mong ước. Bài thơ hay cả về ý, tứ, cả về câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Tư tưởng tình cảm trong thơ trữ tình được thể hiện một cách cụ thể qua nhân vật trữ tình, nhân vật trữ tình có khi là tác giả, cũng có khi không phải là tác giả. Trong thơ trữ tình sắc thái tình cảm riêng của nhà thơ được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ phù hợp. Dấu ấn phong cách riêng của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua việc chọn lựa hình ảnh, xây dựng kết cấu, nhịp điệu. Ví dụ: Tư thế người thợ mộc liệt sĩ Nguyễn Thế Tư hi sinh trong một chiến hào được tạo dựng bằng những nét khoẻ gân guốc: “Kì lạ quá trong chiến hào nóng bỏng Anh Tư ơi, ngỡ như anh còn sống Đào anh lên, anh vẫn đứng vai vươn Đôi mắt nheo ngắm súng trường Sống Cầm cưa Xẻ gỗ dựng quê hương Chết Cầm súng Anh thành người cộng sản” (Minh Huệ – Người thợ mộc trông chiến hào) 7 - Trong thơ Tố Hữu giàu âm điệu, tình cảm trong sáng mượt mà, nhẹ nhàng. Bài Việt Bắc đọc gần như ca dao: “Mình về mình có nhớ Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ắnh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” (Tố Hữu – Việt Bắc) - Thơ Huy Cận chất suy nghĩ ở đây mạnh hơn cảm xúc. “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lặng sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Huy Cận – Tràng Giang) b. Thơ tự sự Thơ trữ tình khác với thơ tự sự. Thơ tự sự– Tư tưởng tình cảm của tác giả không bộc lộ trực tiếp mà chìm trong hình tượng nhân vật, thấm vào cách mô tả trực tiếp, chi tiết ẩn trong toàn bộ. Trong thơ tự sự có những bài thơ dài, truyện thơ thơ ngụ ngôn. Với hai thể loại chính đó mà ta có phương pháp giảng dạy đúng với từng thể loại. Thơ trữ tình đi sâu vào cảm xúc tâm trạng nói chung không mô tả trực tiếp hình ảnh và đời sống nhân vật, mà đòi hỏi người đọc phải từ cảm xúc thái độ của tác giả. 3.3 : Hình thức chung của một bài thơ Trữ tình đi sâu vào cảm xúc tâm trạng nói chung không mô tả trực tiếp hình ảnh và đời sống, nhân vật mà đòi hỏi người đọc phải từ cảm xúc thái độ của người viết mà tưởng tượng suy ra hình ảnh của đối tượng khách quan kết cấu của thơ trữ tình có nhiều hình thức.  Kết cấu song song ví dụ : “ Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm - Chinh phụ ngâm)  Kết cấu vòng tròn: Ví dụ : “Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu 8 . Gặp nhau Hàng Bè X X X Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh…” (Tố Hữu - Lượm)  Kết cấu theo biểu tượng, tượng trưng, có nghĩa là các hình ảnh các chi tiết trong bài thơ nhằm mô tả những chi tiết ngoài đời: “ Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ …Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” ( Nguyễn Duy - Ánh trăng)  Kết cấu trùng điệp: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: Cục...cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Xuân Quỳnh - Tiếng gà trưa)  Kết cấu đối lập: Có 2 mảng đời đối lập nhau về ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm. Ví dụ: Cô gái Sông Hương (Tố Hữu) “ Trên dòng Hương Giang Em buông mái trèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái trèo Trên dòng Hương Giang…” (Tố Hữu - Cô gái Sông Hương) 3.4 : Kết cấu trong một bài thơ trữ tình - Theo thể loại: 9  Đường luật. Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).  Thơ tự do. Ví dụ: Nhớ rừng (Thế Lữ).  Truyện thơ. Ví dụ: Lục Vân Tiên ( Nguyễn Đình Chiểu). - Ý và Tứ thơ. - Vần (tuỳ loại thơ) cách gieo vần của từng thể loại. - Nhạc tính của thơ ca ( do từ và cách phối hợp âm tạo nên). - Ngôn ngữ trong thơ ca là thứ ngôn ngữ chọn lọc. Điểm nổi bật là tính hình tượng thể hiện tập trung nhất trên khía cạnh ngôn ngữ thơ ca là loại ngôn ngữ có tác dụng gợi cảm đặc biệt thực hiện thông qua 2 hình thức. Chuyển nghĩa tuỳ theo từng hoàn cảnh, văn cảnh. Hai là vận dụng linh hoạt và tập trung các màu sắc thanh tiết tấu. - Ngôn ngữ có tính chất cô đọng và hàm xúc một cách sâu sắc. Nói tóm lại ngôn ngữ trong thơ ca là một thứ ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu âm thanh, nhịp điệu. Khác ngôn ngữ của truyện (kịch): Nó gần gũi với tiếng nói thông thường của nhân dân. Là sự tái hiện một cách trực tiếp nhất vì ngôn ngữ các nhân vật được tổ chức thông qua hệ thống đối thoại, thể hiện tính điển hình riêng biệt, không được đồng nhất, khắc họa được tính cách nhân vật điển hình. Khác với hình thức kết cấu của bài thơ, hình thức kết cấu của truyện có cốt truyện, nhân vật, kết cấu trình tự thời gian kể sự việc liên tục đi từ đầu đến cuối hoặc kết cấu theo lối đi thẳng vào truyện. 3.5 : Soạn giảng Ví dụ: Bài Đồng chí (Chính Hữu) Hoàn cảnh ra đời: Vào mùa xuân năm 1948 sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Bài thơ Đồng chí ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Thể thơ tự do: Thể hiện sự khoáng đạt giàu chất thơ. Hai câu đầu có cấu trúc song hành đối xứng làm hiện lên 2 gương mặt chiến sĩ rất trẻ như đang tâm sự cùng nhau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến từ: “Đôi người xa lạ” rồi “thành đôi tri kỉ”, về sau kết thành “đồng chí”. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ 10 Đồng chí” Súng bên súng là cách nói hàm xúc hình tượng cùng chung lý tưởng chiến đấu. Câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” là câu thơ hay và cảm động đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: Bên, sát, chung thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri kỉ, tình đồng chí. Ba câu thơ tiếp theo nói lên hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: Nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính” Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu rất khó khăn, thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiêú lương thực, thuốc men: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Đến đây ta nhấn mạnh vào“mắt chữ ” của đoạn thơ. Chữ “biết” trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ : “anh với tôi” “áo anh… quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao đẹp. Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ - đồng chí trong chiến đấu Họ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Cảnh tượng chiến trường là “rừng hoang sương muối”, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoanh vu giữa núi rừng chiến khu. Một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhâu chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” Người chiến sĩ trên đường ra trận thì “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông “ rừng hoang sương muối” thì có “ đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực vừa mộng. Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy đặt tên cho tập thơ - đoá hoa đầu mùa của mình. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh “ chờ 11 giặc tới”. Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền, thơ mộng của vầng trăng và chính đó cũng là vể đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu. Bài thơ: “Đồng chí ” vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến. Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tình. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn hun đúc nên hồn thơ chiến sĩ. “Đồng chí” là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính. Bài thơ như một tượng dài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng. IV. Giải pháp mới 1. Từ phân tích trên cần tạo hứng thú cho các em tìm hiểu phân tích một tác phẩm thơ trữ tình, tôi duy trì và tiếp tục rèn luyện thêm với yêu cầu cao hơn khi học tập bộ môn. 2. Đưa ra những giải pháp mới để áp dụng: 2.1: Giúp học sinh nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khái quát. 2.2: Dạy cách tư duy trừu tượng cho học sinh 2.3: Cách phân tích trình bày một tác phẩm thơ trữ tình. 2.4: Cho học sinh thực hành làm các đề văn cụ thể. Ví dụ làm đề số 2Chương trình Ngữ văn 9: Câu 1. (1,0 điểm) Câu văn “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Việc sử dụng những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn? Câu 2. (3,0 điểm) Trong bài thơ Con Cò, Chế Lan Viên viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. Lời thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử. Viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày suy nghĩ đó. Câu 3. (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm) 12 b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm) c.Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. (4 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung Điểm - Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: + So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì 0,5 giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả. + Nhân hóa: chặt, quét. - Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này. 0,5 Câu 2. (3,0 điểm) Nội dung * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các nội dung sau: - Giải thích: Hai câu thơ nhắc tới tình yêu thương vô cùng của người mẹ đối với con. Cuộc sống dẫu có nhiều thay đổi, con dẫu đã lớn khôn nhưng tình mẹ yêu con thì bất biến…Đó là tình mẫu tử sâu nặng, thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở; là đức hi sinh; là sự bao dung, độ lượng….mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. - Bàn luận: Có tình yêu thương của mẹ, con người có một thế giới an toàn và bình yên để trở về, để nương tựa và có sức mạnh, động lự để vượt lên khó khăn; có nguồn an ủi, vỗ về khi ta vấp ngã và đau buồn trong cuộc sống… Người không may mắn trong cuộc sống thiếu tình yêu thương của mẹ không chỉ thua thiệt vì thiếu sự săn sóc, quan tâm mà còn thua thiệt nhiều điều quý báu trong đời sống tinh thần cá nhân. Nhưng thực tế, vẫn có những đứa con chối từ tình yêu thương của người mẹ, thậm chí chà đạp lên tình cảm thiêng liêng ấy. Muốn tận hưởng trọn vẹn tình mẫu tử trong cuộc đời, cần biết nâng niu, trân trọng; cần biết cách đón nhận và cũng biết cách đáp lại. - Dẫn chứng thực tế. - Bài học: Cần hiểu được ý nghĩa, vai trò của tình mẫu tử 13 Điểm 0,5 2,0 0,5 trong cuộc sống, từ đó cần hoàn thiện bản thân để xứng đáng với tình cảm bao la, thiêng liêng đó. Câu 3. (6,0 điểm) Phần Nội dung Điểm a 0,5 Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải. b - Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó: + Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. 0,5 + Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử. 0,5 + Điệp từ “đất nước”: cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về 0,5 hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. c * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng nghị 1,25 luận về một đoạn thơ trong tác phẩm văn học; Bố cục rõ ràng, diễn tả chân thực cảm xúc của nhà thơ. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các ý sau: Mở bài Thân bài Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, nêu sơ lược về tác giả tác phẩm, nội dung đoạn thơ, trích dẫn. - Nêu vị trí đoạn thơ - Từ những cảm nhận về sức sống của mùa xuân đất nước, tác giả suy ngẫm về đất nước Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. + Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh 14 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử. + Điệp từ “đất nước”: cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. Kết bài - Khẳng định vấn đề nghị luận. - Nêu suy nghĩ của bản thân. 0,5 3. Quá trình áp dụng của bản thân - Giảng văn khác với môn học khác ở chỗ học sinh không những biết trước bài sắp học mà còn thâm nhập khá sâu vào bài qua sự chuẩn bị ở nhà. Nên trong phần giới thiệu bài giáo viên đưa ra hai cách: Một là nêu tình huống có vấn đề, hoặc chuyển từ bài cũ sang bài mới. - Hai là gọi học sinh tự giới thiệu bằng lời văn của mình qua sự chuẩn bị ở nhà. Chú ý cho các em khâu đọc diễn cảm. Đọc thơ là lúc tạo âm vang, rung động thơ. Trong khi phân tích tôi luôn hướng cho các em tìm ra nghệ thuật để đi đến nội dung chú ý vào diễn biến tâm trạng của nhà thơ. - Tìm ra “nhãn tự ”của bài thơ, đoạn thơ. Liên tưởng so sánh và nâng bình. - Rèn luyện cách đọc thơ và cách ghi vở. Có sự động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em khi bình thơ. 4. Hiệu quả khi áp dụng Qua việc làm trên thu được hiệu quả đáng kể khi giảng dạy thơ trữ tình. - Hiện nay với việc đổi mới chương trình các biện pháp trên đã phát huy tích tích cực của học sinh khi tiếp thu tác phẩm văn học mới. - Hiệu quả của việc phân tích thơ trữ tình trong trường THCS giúp cho các em có cái nhìn mới về tác phẩm thơ trữ tình. 5. Bài học kinh nghiệm Từ đề tài trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: - Khi đứng trước một tác phẩm thơ trữ tình, nhiệm vụ của người thầy là nhóm lên lòng nhiệt huyết, ngọn lửa tâm hồn chứ không phải truyền ngôn ngữ khô khan. - Khởi động hoạt động tâm lý và hoạt động trí tuệ để các em tham gia khám phá hình tượng. Từ đó tự giác tiếp thu bài học nhân sinh và tự rèn luyện cách phân tích thơ trữ tình. V. Kết quả thực hiện *. Áp dụng phương pháp trên tôi thu được hiệu quả rõ rệt: - Học sinh có cái nhìn toàn diện và hứng thú học văn hơn, đặc biệt là có kĩ năng phân tích khi đứng trước một tác phẩm thơ trữ tình. 15 - Học sinh yêu thích bộ môn. - Từ tháng 09/2017 đến tháng 12/2017 (Áp dụng thử lần 1 phương pháp mới trong giảng dạy) Lớp Sĩ số 8A 8B 36 38 Loại giỏi SL % 1 3 0 0 Loại Khá SL % 9 25 5 13 Trung Bình SL % 17 47 21 55 Loại Yếu SL % 9 25 12 32 Từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2018 - Sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy lần 2. Lớp Sĩ số 8A 8B 36 38 Loại giỏi SL % 3 8 1 3 Loại Khá SL % 11 31 8 21 Trung Bình SL % 14 39 18 47 Loại Yếu SL % 8 22 11 29 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Địa điểm: Tại trường THCS Kim Long. - Giáo viên có sự tìm tòi sáng tạo. - Học sinh say mê, hứng thú trong học tập. - Nhà đã trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Qua việc làm trên thu được hiệu quả đáng kể khi giảng dạy thơ trữ tình: - Hiện nay với việc đổi mới chương trình các biện pháp trên đã phát huy tích tích cực của học sinh khi tiếp thu tác phẩm Văn học mới. - Hiệu quả của việc phân tích thơ trữ tình trong trường THCS giúp cho các em có cái nhìn mới về tác phẩm thơ trữ tình. - Học sinh hứng thú và say mê học Văn. *. Kết quả thu được cụ thể - Năm học: 2016-2017 (chưa sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy) Lớp Sĩ số Loại giỏi SL % Loại Khá SL % 16 Trung Bình SL % Loại Yếu SL % 7A 7B 36 38 1 0 3 0 5 3 14 8 19 21 53 55 11 14 30 37 Năm học 2017-2018 (Từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2018) - Sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy và qua khảo sát lần 2. Lớp Sĩ số 8A 8B 36 38 Loại giỏi SL % 3 8 1 3 Loại Khá SL % 11 31 8 21 Trung Bình SL % 14 39 18 47 Loại Yếu SL % 8 22 11 29 Năm học: 2018-2019 (Tính đến đầu tháng 01 năm 2019) Sau khi sử dụng phương pháp mới và qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Loại giỏi Loại Khá Trung Bình Loại Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 9A 36 7 16 17 51 11 30 1 3 9B 38 3 8 14 37 17 45 4 10 Có thể thấy, với việc áp dụng phương pháp dạy học mới như đã nêu trên vào thực tế giảng dạy thì kết quả được cao hơn nhiều. Điều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả tốt hơn nữa. Cùng với việc áp dụng phương pháp này vào tiết dạy cụ thể. Tôi đã thành công trong giờ thao giảng cấp trường, kiểm tra toàn diện của Phòng GD - ĐT huyện Tam Dương trong năm học này và kết quả đạt loại giỏi. 17 Lễ trao thưởng cho các Chi đội có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2017-2018. 18 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận * Khẳng định mục đích, ý nghĩa thực tiễn lý luận của đề tài. - Có thể nói giảng dạy thơ ở trường Trung học cơ sở phải bám chắc đặc trưng của bài, phải hiểu, phải thấm bài thơ, phải tìm được điểm sáng trong bài thơ. - Phải liên hệ giữa người giảng và đối tượng nghe, vận dụng một cách linh hoạt giữa đọc diễn cảm, giảng và bình. Chú ý đến thể thơ để định hướng phân tích. - Khi phân tích phải khai thác một cách triệt để phạm vi không gian tưởng tượng trong thơ. Chú ý sự chuyển đổi âm điệu bài thơ. - Sau khi phân tích phải có sự tổng hợp để cho hình tượng trở thành sự toàn vẹn trong một chỉnh thể. 2. Kiến nghị a. Về phía nhà trường, lãnh đạo Phòng giáo dục - Cần đầu tư cho giáo viên tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo. - Phổ biến những kinh nghiệm dạy tốt ở những trường điểm, trường chất lượng cao để học tập lẫn nhau. - Tổ chức được những buổi ngoại khoá văn học để mở rộng kiến thức. - Có những buổi nói chuyện chuyên đề để nâng cao kiến thức văn học. - Đầu tư thêm phòng học bộ môn, trang thiết bị phục vụ môn học. b. Về phía giáo viên - Trau dồi kiến thức chuyên môn thường xuyên, học tập nhiều cách làm hay trên mạng internet. - Đầu tư nhiều thời gian vào sử dụng phương pháp mới trong dạy học. - Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tạo hưng phấn mới cho học sinh, vì thông qua bài giảng điện tử giáo viên sẽ đưa được nhiều kênh hình thông tin về tác giả, chân dung các nhà thơ, văn giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu. c. Về phía phụ huynh học sinh - Quan tâm đến con em mình trong các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các em học và làm bài tập đầy đủ mỗi khi đến lớp. - Đầu tư cho con em mình nhiều tài liệu tham khảo, đặc biệt trong môn Ngữ Văn để các em được đọc tham khảo và học tập cách viết văn hay. Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ Văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm với môn Văn từ phía học sinh. Để đạt được những điều vô cùng quí giá đó mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất. 19 Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số phương pháp giảng dạy thơ trữ tình nhưng do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài vẫn còn một số điểm sơ sài. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. * Vấn đề mới của sáng kiến kinh nghiệm đặt ra và giải quyết so với sáng kiến kinh nghiệm trước đây ở trong nhà trường là tính cấp thiết, để môn Ngữ văn thực sự là môn học yêu thích của người học. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Học sinh lớp 9A, Trường THCS Kim Long - Học sinh lớp 9A, B. 1 9B của trường Tam Dương - Vĩnh Phúc. THCS Kim Long. Kim Long, ngày 18 tháng 01 năm 2019 Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu) Kim Long, ngày 17 tháng 01 năm 2019 Tác giả sáng kiến Đỗ Thị Minh Phượng Nguyễn Thị Hạnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan