Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Phương pháp dạy kỹ năng đọc tiếng anh ở trường thcs...

Tài liệu Phương pháp dạy kỹ năng đọc tiếng anh ở trường thcs

.DOC
34
111
122

Mô tả:

A- PHẦN MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận. Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu .Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo? Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: Nghe- Nói - Đọc - Viết.Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh đã được làm quen với bài học ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao kỹ năng đọc càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy, hơn nữa những bài đọc ở chương trình lớp 8,9 thường dài hơn và nhiều từ mới, nên rất khó cho học sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy. Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế để đạt kiết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ. Vì vậy cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích những giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là cải tiến về đồ dùng dạy học .v.v. 2.Cơ sở thực tiễn Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học. Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt 1 quan trọng nữa là do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh, điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh, học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc, kết quả các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra.Trong trường hợp này giáo viên cần phải dạy cho các em học sinh kỹ năng đọc phân tích lấy thông tin, từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được. Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến chất lượng dạy học được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kỹ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe- Nói và Viết.Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết qua, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao. Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kỹ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, càng bắt buộc phải thực hiện theo. Nhiều đề tài mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên. Học sinh cảm thấy quá tải, phương pháp cũ không còn phù hợp. Chính vì vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vừa nâng cao chất lượng học tập của các em. II.MỤC ĐÍCH CỦA KINH NGHIỆM Nhận thấy kết quả, hiệu quả của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS là một vấn đề, là một thực trạng cần thiết để bổ sung thêm vào các phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường T HCS nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp cho đề tài của mình đó là: "Phương pháp dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS " 2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng cuả kỹ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS, cải tiến phương phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. III. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A, 8B, 8C trường THCS Xuân Quan. - Phạm vi nghiên cứu: Các tiết đọc trong chương trình Tiếng Anh lớp 8 . IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Đề tài được áp dụng trong các giờ dạy đọc (Read) trong cả năm học tại trường THCS Xuân Quan. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải nung nấu trong một thời gian khá dài và đã lựa chọn ra một số phương pháp sau: - Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan. - Sử dụng phương pháp phân tích -tổng hợp – so sánh . - Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Rút kinh nghiệm. VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. - Tháng 11-2010 đăng ký đề tài . - Từ tháng 1-2010 đến tháng 1 - 2012 tìm tư liệu cho đề tài, khảo sát đối tượng học sinh qua bài giảng, phiếu điều tra bài kiểm tra. - Tháng 2-2012 hoàn thành đề tài . 3 B- NỘI DUNG I- NỘI DUNG LÍ LUẬN 1-Dạy kỹ năng đọc phải áp dụng vào thực tế. Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở trường THCS .Trong giờ học ngắn, học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số ván đề nào đó. Nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin lâu dài. Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh lưu trữ những quan trọng qua việc dạy chữ viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhắn qua quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc... Dạy đọc có nghĩa là người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của thông tin. Điều đáng mừng là người Việt Nam học Tiếng Anh thuận lợi hơn một số dân tộc khác như người Hoa, người Thái, người ả Rập... Bởi lẽ hệ thống chữ viết của Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít chữ cái khác nhau như W,J,Z. Tuỳ theo mục đích của bài học, giáo viên có thể dạy đọc theo một vài cách khác nhau. Người đọc thay phiên nhau đọc lớn (thường áp dụng cho những lớp mới bắt đầu học hoặc cho những người nhỏ tuổi ). Giáo viên đọc cho học sinh đọc nhìn theo trong sách. Học sinh đọc thầm. 4 Ở các lớp mới vừa học Tiếng Anh giáo viên cần cho học sinh làm quen với sự kết hợp các chữ cái cho hệ thống chữ viết dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được ngữ nghĩa của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh. Việc dạy đọc thành thạo một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc khó đối với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta không đồng đều vì từ Tiếng Anh không thể đánh vần như Tiếng Việt. Ngoài ra giáo viên nên đưa ra những hoạt động trước khi đọc. Những hoạt động này thường được tổ chức nhằm củng cố cho hoạt động đọc được rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe, nói chẳng hạn. Việc dạy đọc ở trong lớp theo phương pháp cũ thường mang tính ép buộc vì giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện. Để việc dạy đọc có hiệu quả và mang tính giao tiếp hơn, giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy áp dụng ngay vào việc thực hành các bài học, cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng về thể loại có nội dung liên quan và làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của học sinh, gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở rộng đề tài của bài đọc. 2. Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt. - Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes (1982), MeGee (1977) Thonis (1970) thì giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc cho những người mới bắt đầu học như: - Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu. -Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn. - Khả năng đọc một mình và với người khác. -Khả năng đọc tư trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới. -Khả năng xắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau). -Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài. -Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó vv... 5 Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc và viết mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Ngoài ra còn có 8 yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc Tiếng Anh như: a. Học sinh có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó khăn trong việc chuyển đi và khái quát hoá kiến thức, do đó họ cần phải được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các trang in để từ đó có thể tăng thêm sự quan tâm đến các trang in. b. Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang chữ in dày đặc. c. Học sinh có khuynh hướng tập trung các nỗ lực giải mã từng ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế đến việc giải mã một bài văn. d. Giáo viên có thể đoán trước rằng học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ. e. Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã một bài văn thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang học. f. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như cụm từ, câu, âm và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. g. Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học sinh đối với văn hoá và của dân tộc nói thứ tiếng đang được học. h. Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến phép ẩn dụ trong văn viết, các thành ngữ và những thông tin về văn hoá có thứ tiếng được học nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của mình. II.PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỌC 1.Các bước dạy bài đọc: Bài dạy tiếng Anh cho học sinh trong một giờ học được tiến hành theo 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Trước khi đọc (Pre- reading) Giai đoạn 2: Trong khi đọc (While- reading) 6 Giai đoạn 3: Sau khi đọc (Post- reading) 2. Kĩ năng dạy bài đọc: a. Giai đoạn chuẩn bị Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh đoán trước nội dung của bài đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại, giáo viên có thể nói đến địa điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa những người thân. Nếu là một trích đoạn trong một truyện ngắn, giáo viên có thể cho một hoặc vài em học sinh điểm lại những sự kiện chính trước đó. Trong một số sách giáo khoa thường có ít tranh ảnh kèm với bài đọc. Giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào một nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài. Theo tôi, giáo viên nên nêu vài câu hỏi gợi mở trong giai đoạn này các câu hỏi cần theo sát trình tự lí luận trong bài đọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh quan tâm đến chủ đề sắp được đọc, từ đó chuyển sang bài văn một cách tự nhiên hơn. Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế, giáo viên mới có thể gây hứng thú cho học sinh trong khi đọc và làm cho học sinh quan tâm về chủ đề sắp được học. Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động trong giai đoạn này. Ví dụ 1: Tiếng Anh 8 Unit 9 : First - Aid Course Giáo viên : You are going to read a text about first- aid. Look at the pictures. (Hang the illustrative pictures on the board ) - Can you guess what happened to the objects in each picture? - What do you call these cases in English? 7 -Can you give first aid instructions for each case? If not, ask your teacher to explain it to you then have a class discussion about it. Ví dụ 2: Tiếng Anh 8 Unit 10: Recycling Lesson 3: Read Giáo viên : You are going to read a text about recycling. Imagine that there are millions of tons of rubbish eliminating our environment each day. How can they damage to our lives if they aren't recycled? -What kind of rubbish can we recycle? - What kind of rubbish can we reuse or reduce? *The following words may help you : - Car tires, bottles, glass, drink cans, compost, refill, break up, melt . Use a dictionary or ask teacher about new words. Học sinh đánh dấu vào cột đúng sai, một số thông tin cho sẵn. Read the statements and tick True or False TRUE FALSE A- Nha Trang is the seaside resort. … … B- Da Lat is recognized as a world Heritage Site by UNESCO. … … C-You can visit tribal village in Sa Pa. … … D-There are flights from Da Lat to Ha Noi veryday. … … E-Ha Long Bay is known as the city of internal spring. … … (Tiếng Anh 8 - Unit : Traveling a round Viet Nam). Hoặc một ví dụ khác nữa ở Tiếng Anh 8 -Unit 2 có một bài đọc nói về một sự phát minh. Giáo viên có thể vào đề như sau: What do you know about Alexander-Graham Bell? Students can answer: He is a scientist . He is tall and thin. He is sociable & generous. He is from USA. He was born in Scostland. 8 He invented the Telephone. - Teacher sums up students' questions and gives the answer: He invented the Telephone. - And then teacher begins the text. Học sinh đoán và điền một số từ ngữ thích hợp vào chỗ trống của một đoạn văn cho sẵn . Ví dụ : Tiếng Anh 8 Unit 4 : Our past Little Pea 's father is……...After his wife …………. He married again . The step mother was very ………..to Little Pea .She had to dd chores all day . Her farther was very upset . He soon ……...of a broken heart .In the fall, the village held its harvest …………..The prince wanted to …………..his wife from the village . Little Pea didn't have new clothes . A fairy appeared and magically changed Little Pea's rags into …………….As running to the festival. ,she dropped her ………….The prince found her shoe and he wanted to ………...her. Học sinh thảo luận và cho ý kiến cá nhân về đề tài của bài đọc. Ví dụ : - You are going to read a text about the way to learn language. Look at the pictures. How do people learn language? - Which is the best way to learn? b. Giai đoạn đọc < While - Reading > Trong quá trình này hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kỹ năng học khác được kết hợp trong kỹ năng đọc hiểu . Các kỹ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn. Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài text mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý.Việc đọc tập trung sẽ giúp cho học 9 sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với những tài liệu khó hơn. Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng một vài đoạn và cho học sinh đọc ở một bài đọc khác. Nếu để học sinh đọc một bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc nhanh. Bài đọc trong sách giáo khoa cũ thường được chuẩn bị kỹ, có chọn lọc và giới hạn về ngôn ngữ để học sinh áp dụng lối đọc tập trung. Nhưng trong các sách giáo khoa mới hình thức bài học phong phú, đa dạng và chuẩn xác. Với cách đọc mở rộng, học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế, các em vẫn có thể hiểu một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ. Ở các lớp lớn, nên hạn chế việc cho học sinh đọc lớn các bài văn vì việc đọc như thế rất khó đối với họ. Bài văn có thể có nhiều từ mà học sinh chưa biết cách phát âm, các bài hội thoại có thể đòi hỏi sự thấu hiểu các cấu trúc, ngữ điệu đặc biệt mà học sinh chưa biết. Việc đọc một bài văn không chuẩn bị trước sẽ làm cho học sinh đọc kém tự nhiên, ngập ngừng hoặc phát âm sai làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. Trong khi đọc thành tiếng học sinh sẽ tập trung nhiều vào phần phát âm hơn là phần ý nghĩa của văn bản, do đó có thể học sinh đọc thành tiếng tốt nhưng lại hiểu ít hoặc không hiểu gì về điều đã đọc. Trước hết, tôi nhận thấy giáo viên đọc cả bài qua một lượt hoặc cho học sinh nghe băng sau đó giáo viên cho học sinh đọc thầm. Sau đó giáo viên sẽ giúp những em nào gặp khó khăn trong khi đọc.Việc cho học sinh đọc lớn bài đọc cần có sự chuẩn bị trước về việc đọc, không để mất thời gian và kém hiệu quả. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình thức đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể giới hạn thời gian đọc và sau đấy cho một số câu hỏi và mức độ đọc hiểu của học sinh. Phần lớn những bài đọc dài tốt nhất giáo viên nên cho học sinh đọc thầm tuy nhiên cũng cần phải nói rằng chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp là điều quan trọng nhất và có thể thay đổi theo một số cách như sau: 10 1- Đối với những lớp mới bắt đầu học, giáo viên đọc mẫu cả lớp đọc theo lặp lại từng câu. 2- Ở những lớp có trình độ thấp ngoài việc lặp lại theo giáo viên ,học sinh có thể nghe băng đọc qua một vài lần để làm quen với các giọng đọc của người bản ngữ. 3- Giáo viên đọc cả đoạn, sau đó học sinh đọc lại cả đoạn đó. Bên cạnh đó, lớp nên chia làm nhiều nhóm hai người hoặc nhiều người. Mỗi nhóm chuẩn bị một đoạn, sau đấy một đại diện của một nhóm sẽ đọc đoạn đó. Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị. Giáo viên thảo luận với những nhóm có khó khăn về phát âm (trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu...).Sau đó một nhóm nào đấy sẽ được chọn đọc để cả lớp theo dõi. Trong khi dạy đọc, giáo viên nên xen kẽ một số câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin của bài đồng thời cũng có thể biết được chất lượng học tập của học sinh mình phụ trách từ đó giáo viên cũng có thể giải thích thêm về các chi tiết còn chưa rõ.Vì vậy, nội dung các câu hỏi cần phải hướng đến sự chú ý của học sinh, đến những ý tưởng chính trong bài và giúp học sinh hiểu nghĩa của bài đọc, không nên đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh mà nên nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích là để giúp học sinh hiểu bài. Giáo viên cần khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt động trả lời các câu hỏi. Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu đúng sai. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức lớp thành nhiều hoạt động theo nhóm từ 2 học sinh trở lên thảo luận câu trả lời. Bằng cách này, tất cả các em học sinh trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và hoạt động này sẽ có cơ hội cho các em làm việc chung và có thể giúp đỡ lẫn nhau. Hình thức trả lời có thể viết hay nói.Việc trả lời nói sẽ ít mất thời gian hơn và được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát học sinh xem liệu tất cả các em có hiểu bài hay không. 11 Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ, dễ tổ chức và kiểm tra, dùng từ có hiệu quả trong một lớp có đông học sinh hay không nhưng hình thức này mất nhiều thời gian hơn. Giáo viên cần khuyến khích học sinh viết những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài đọc. Một trong số yêu cầu của hoạt động này có thể là: *Dạng một Hỏi và trả lời. * Dạng hai Đọc và điền vào chỗ trống thông tin trong một bảng. Ví dụ : Tiếng Anh 8 . Unit 13: Fastivals Lesson 3 : Reading - Christmas is an important fastival in many countries around the world. There are four things which are special in Chirstmas 'Eve. Use the information in the reading to complete the table. Special Christmas Place of orign Riga Date Mid- 19 th century Christmas Carols USA *Dạngba Đọc và sắp xếp Tranh theo đúng trật tự được mô tả trong bài đọc hay sắp xếp theo thứ tự những lời hướng dẫn. Ví dụ : Tiếng Anh 8 Unit 10 - Leson 5 : Language focus -Here are instructions to recycle glass . Read the instructions. -Put the pictrures in the corect order. a. Break the glass into small pieces. b. Then wash the glass with a detergent liquid. c. Dry the glass pieces completely. d .Mix them with certains pecific chemicals. 12 e .Melt the mixture until it become a liquid. f. Use a long pipe, dip it into the liquid, then blow the liquid into intended shapes. Note: The teacher can draw the pictures and hang on the board then require students to combine the sentences. * Dạng bốn Đọc và ghi lại những thông tin chính dưới một hình thức khác. Đọc tóm lại ý chính của bài đọc... Ngoài ra trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh có thể gặp những bài đọc dài nhưng dung lượng thời gian có hạn chỉ trong một tiết học 45'. Vởy làm thế nào để truyền thụ tất cả những kiến thức đến cho học sinh? Trong trường hợp này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc lướt để lấy thông tin trong bài đọc (tất nhiên cần phải giải thích từ mới cho học sinh ). Nhưng có khi bài đọc quá nhiều từ mới mà học sinh chưa bao giờ biết thì khi ấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh cách đoán nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh. Đặc biệt nếu gặp bài quá dài, một kinh nghiệm nữa mà tôi muốn trình bày ở đây là giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc câu trả lời trước, sau đó mới đối chiếu vào bài đọc để tìm thông tin trả lời. Đây là phương pháp nhanh nhất giúp giáo viên tận dụng hết thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu của bài học (Chỉ áp dụng cho những bài đọc quá dài ). Chẳng hạn ở lớp 8 có Unit 11: Travelling Around Viet Nam. Ví dụ : Check (v) the topics mentioned in the brochures about the resorts. Nha Trang Da Lat Sa Pa Ha Long Bay Caves … … … … Flights … … … … Ha Noi … … … … Hotels … … … … Hoặc một bài khác nữa Unit 15 : Computers 13 Lesson 5 : Read Đây cũng là bài đọc khá dài nên giáo viên cần cho học sinh đọc câu hỏi trước sau đó tìm thông tin trong bài đọc Chọn True or False (T/ F ): a. There is a new university without a liblary in T F … … the US A recently. b. User can send and receive message by using compters. … … c. First year students in many universities are required to … … have access to a computer. d. Students have to go to computer rooms to conect the. … … computer to the computer jacks. e .Computer bulletin boards are the same as the traditionnal ones. … … f. Not all people think positively about the new method … … of study off campus. Cách đọc lấy thông tin này cũng là một phương pháp mới mà tôi đã áp dụng thực hiện dạy nhiều năm trở lại đây và đạt hiệu quả rất tốt trong khi dạy. Một phần giúp học sinh hiểu bài, một phần giúp giáo viên có đủ thời gian để dạy hết bài học đọc. Mặt khác nếu chúng ta gặp những tài liệu dài, khó đọc thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài đọc trước, sau đó mới tìm vào bài để lấy thông tin. c. Sau khi đọc (Post- reading) Trong gian đoạn này, học sinh sẽ tham gia một số hoạt động nhằm mở rộng việc khai thác bài đọc và phát triển một số kĩ năng khác ngoài kĩ năng đọc. Bài tập có thể là: 14 *Dạng một Điền vào một bảng cho sẵn để giúp học sinh tập trung vào những điểm chính của bài đọc, đặc biệt là đối với những bài đọc có nhiều số thống kê và dữ kiện. Ví dụ: Tiếng Anh 7 Unit 16 : People and places in Asia Sau khi học sinh đọc và trả lời câu hỏi , giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập bảng thống kê. Kinds of tourist atraction Things to see Places * Dạng hai Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm, ý kiến tình cảm, thái độ của cá nhân hoặc kèm theo giải thích lí do. Ví dụ : Tiếng Anh 8 Unit 5 : Study habits Lesson : Read Sau khi học xong bài học đọc, giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi về kinh nghiệm học từ vựng của học sinh và yêu cầu các em trả lời: - Do you often learn words in one way? - Do you have any other ways to learn better? - In your opinion, what is the best way to learn words? * Dạng bốn Kể hoặc viết bài tóm tắt , bài phê bình có liên quan những thông tin của bài học đọc ... Giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh làm bài viết hoặc kể tóm tắt, tuỳ theo từng nội dung của bài học. III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KHI NGHIÊN CỨU. 15 Qua thực tế giảng dạy và qua việc đi dự giờ đống nghiệp, tôi thấy hầu hết giáo viên đều gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình dạy và rèn luyên kĩ năng đọc tiếng Anh cho học sinh đó là: 1. Trong giờ dạy đọc: *Về phía giáo viên: Giáo viên chưa phân loại được chủ điểm của bài đọc. Giáo viên chưa xác định được rõ hướng đi trong bài đọc. Giáo viên chưa xác định được phương pháp hay hoạt động phù hợp cho bài viết. Giáo viên chưa xác định được yêu cầu của từng giai đoạn trong giờ dạy viết để tiến hành có hiệu quả. Ở giai đoạn Pre- reading giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc dạy từ vựng cho học sinh mà chưa định hình được dạng bài đọc, chưa tổ chức được các hoat động gây hứng thú cho học sinh vào hoạt động đọc làm cho giờ học bắt đầu một cách căng thẳng, nặng nề . Ở giai đoạn While- Reading giáo viên chưa tổ chức tốt các hoạt động để phát huy tính độc lập, tự chủ sáng tạo của học sinh; các hoạt động làm việc theo cặp, theo nhóm một cách có hiệu quả nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh hỗ trợ bạn bè trong việc học tiếng Anh. Ngược lại, giáo viên chủ yếu buộc học sinh vào hoạt động đọc theo ý mình hoặc để mặc học sinh tự xoay sở với bài đọc làm cho giờ học trở lên tẻ nhạt, nặng nề; học sinh thiếu tự tin khi đọc tiếng Anh cũng như ngại trình bày ý kiến quan điểm của mình hoặc sợ học đọc. Nói cách khác, giáo viên chưa khuyến khích được các em chủ động, tự giác và hào hứng trong giờ đọc tiếng Anh. Chưa phát huy được sự làm việc của tất cả các đối tương học sinh, còn hiện tượng học sinh ngồi chơi trong giờ học. Ở giai đoạn Post- Reading hầu như giáo viên chưa thực hiện đầy đủ, có giáo viên thì làm qua loa, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua bước này, chưa khắc sâu được bài học cho học sinh. *Về phía học sinh. 16 Lực học của học sinh còn chậm đặc biệt là vốn từ vựng còn yếu, không lắm vững ngữ pháp nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh. Còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa tự giác học tập đặc biệt là khi làm việc theo cặp, theo nhóm. *Về chương trình và kiến thức: Trong chương trình tiếng Anh cũ, các tiết đọc được biên soạn không phong phú nhưng trong chương trình tiếng Anh mới các chủ điểm đọc cho mỗi bài học rất phong phú, gắn với thực tế đời sống hàng ngày. Ở chương trình lớp 6,7 (chương trình tiếng Anh mới), học sinh mới chỉ dừng lại ở việc học những bài đọc ngắn, ít từ vựng nhưng ở chương trình tiếng Anh lớp 8 thì bài đọc khó hơn,dài hơn và lượng từ mới nhiều hơn nên học sinh gặp không ít khó khăn trong quá trình học. 2. Ngoài giờ dạy Hầu hết giáo viên đều không có nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh lớp 7, lớp 8 và rút ra kinh nghiệm từ các giờ dạy của đồng nghiệp, tôi đã nhận thấy rõ những vấn đề khó khăn trong quá trình dạy tiếng Anh cũng như việc rèn kĩ năng nói đồng thời áp dụng những phương pháp mới vào rèn luyện các kĩ năng dạy tiếng Anh nói chung và dạy bài đọc tiếng anh nói riêng tôi đã rút được kinh nghiệm dạy bài đọc tiếng Anh cho học sinh lớp 7,8 đạt hiệu quả cao. IV.KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN 1.Chuẩn bị cho giờ dạy đọc tiếng Anh. Việc dạy và học kĩ năng đọc tiếng Anh tương đối khó. Bởi ngoài việc đảm bảo về nội dung kiến thức, yêu cầu người dạy phải có phương pháp tốt và người học phải có vốn từ nhất định, nắm vững các cấu trúc ngữ pháp và có vốn sống phong phú cũng như phải tích cực , chủ động, sáng tạo, tự giác làm việc.Vì vậy để bài đọc đạt hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị bài chu đáo. 17 *Về phía giáo viên Mỗi bài đọc là một chủ điểm khác nhau yêu cầu phương pháp dạy và tổ chức các hoạt động một cách khéo léo, linh hoạt. Vì vậy, tôi luôn nghiên cứu và chuẩn bị bài dạy đọc một cách kĩ càng, đặc biệt là phân loại bài đọc.Từ đó sẽ xác định được hướng đi cũng như lựa chọn phương pháp dạy và hoạt động cho phù hợp với nội dung chủ điểm của bài đọc. Để hỗ trợ cho bài dạy đạt kết quả cao và gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, tôi thường chuẩn bị các đồ dùng dạy học như tranh ảnh, posters và đặc biệt tôi thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử vào các tiết dạy. *Về phía học sinh: Để học sinh nắm được yêu cầu nhiệm vụ của bài học, tôi thường xuyên yêu cầu học sinh chuẩn cho bài đọc một cách chu đáo và co kiểm tra sự chuẩn bị. Để học sinh ghi nhớ và khắc sâu nội dung bài viết ,tôi luôn yêu cầu học sinh tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Để học sinh nâng cao kĩ năng đọc tôi cũng thường xuyên giao cho các em những bài đọc có liên quan đến chủ đề mà các em được học. 2. Những điều cần hỗ trợ cho bài đọc. Do yêu cầu hiệu quả trong việc dạy và học tiếng Anh và xuất phát từ yêu cầu của giờ dạy đọc tiếng Anh nên tôi thường xuyên sử dụng kết hợp các hoạt động cá nhân (individual), cặp (pairwork) và hoạt động nhóm (groupwork). Việc thường xuyên thực hiện hoạt động theo cặp và nhóm có nhiều ưu diểm: Phát huy được tối đa yêu cầu của phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm”- giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt độngcủa học sinh; học sinh chủ động, tích cực học tập, lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo. Học sinh thực sự bị cuốn hút vào hoạt động học tập, do mong muốn hoàn thành yêu cầu của bài học một cách nhanh chóng và có chất lượng cao. 18 Học sinh có điều kiện để giúp đỡ bạn bè trong học tập. Từ dó, các em sẽ đoàn kết và thông cảm thân ái hơn tạo nên hiệu quả học tập cao hơn. 3. Tổ chức sắp xếp chỗ ngồi. Do yêu cầu của bộ môn, hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của các em học sinh lớp 7,8 cũng như nắm bắt được học lực của các em, tôi cố gắng sắp xếp chỗ ngồi cho các em một cách hợp lí. Như vậy việc tổ chức hoạt động cặp, nhóm hay đội luôn thuận lợi và các em có cơ hội giúp đỡ học hỏi lẫn nhau. 4. Tiến trình một bài dạy cụ thể. 1.Warmer: Tổ chức một hoạt động (trò chơi) có nội dung liên quan đến chủ điểm của bài đọc nhằm lôi cuốn học sinh vào bài học một cánh hào hứng và thuận lợi. 2. Pre-reading. - Cung cấp hoặc ôn lại từ vựng và ngữ pháp. - Giới thiệu chủ điểm, nội dung của bài học. - Sử dụng các biện pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi bài đọc. 3.While-reading. - Học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để hoàn thành mục đích đọc đã đưa ra ở phần trước.Trong giai đoạn này, giáo viên nên tổ chức các trò chơi để giờ học sôi nổi hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn với hoạt động đọc. - Giáo viên bao quát, giám sát và giúp học sinh khi cần thiết. 4. Post- reading. Giáo viên khắc sâu bài học cho học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nội dung của mỗi chủ điểm của bài học. 5. Homework. Giao bài tập về nhà cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách làm bài. V.GIỜ DẠY MINH HỌA. Do điều kiện thời gian có hạn nên tôi không thể trình bày tất cả các bài dạy đọc trong trương trình tiếng Anh THCS mà tôi chỉ xin trình bày chi tiết tiến trình hai bài dạy đọc trong chương trình tiếng Anh lớp 8. 19 1.Giờ dạy minh họa thứ nhất: PERIOD 69 UNIT 11: (CONT’) LESSON 4 : READ I.Aims: Help Ss get the information from simple tourist advertisements and read to get information to give advices. II.Objectives: By the end of the lesson , Ss will be able to get the information from simple tourist advertisements and read to get information to give advices. III.Teaching aids: Pictures of cities , 2 posters , gap fill IV.Ways of working: Individual work, group work, pair work. V.Anticipated problems The lesson is rather long. VI.Procedure : 1.Warm up -Run throuhg - Matching ( one by one) (explaination) 2. Pre - reading *vocabulary : (picture) - accommodation (n) : a place to live , work or stay in (picture) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan