Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng...

Tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng

.DOCX
106
1
78

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên một đất nước thi ca như ở Việt Nam ta thì việc sáng tác thơ có thể ví như một mạch nước ngầm không bao giờ cạn kiệt. Mạch ngầm đó chứa đựng một lượng không nhỏ những khoáng chất giá trị làm nên sự giàu có của văn hóa - văn học dân tộc. Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Triết luận - thế sự về cái ngày hôm nay đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan và cõi nội tâm của con người cũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đi theo hướng này, nhà văn đã khước từ việc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có một cái nhìn tỉnh táo trước những mâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại và trong tâm tư tình cảm con người. Phương tiện biểu hiện của tư duy nghệ thuật là ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ người nghệ sĩ có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình, thông qua trí tưởng tưởng phong phú và sự liên tưởng tinh tế người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những hình tượng, biểu tượng mới. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén đời sống, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai. Vì vậy, tư duy nghệ thuật gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại. Đồng thời, nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực riêng của nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn. Ở một góc độ nào đó, tư duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái bản sắc riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nghệ sĩ đó đóng góp cho văn học, xác định cách nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt thể hiện trong các hệ thống cảm hứng, nhân vật, ngôn từ... Nghiên cứu phong cách nghệ thuật, còn là việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của tác giả trong tiến trình văn học nói chung. Qua đó, nó góp phần khẳng định 2 những tài năng nghệ thuật trên con đường phát triển vừa phong phú, vừa đa dạng của lịch sử văn học. Văn Công Hùng là một nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong phong trào thơ sau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên. Vượt qua những dòng thơ dễ dãi, “ngòn ngọt” của một thời, ông đã tìm được một chất thơ mới lạ với một bút pháp riêng, bằng một giọng điệu riêng. Cùng với sự thay đổi của đời sống, ta có thể thấy thơ Văn Công Hùng đã và đang định hình một phong cách viết mới lạ buộc người đọc phải thay đổi chính mình, trước hết là về cách đọc và cảm nhận thơ. Văn Công Hùng và phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng gây hứng thú cho nhiều bạn đọc yêu thơ và các nhà nghiên cứu thơ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ những bài phê bình ngắn về một phương diện hay những cảm nhận chung về một tập thơ hoặc một bài thơ trên các trang báo và mạng xã hội chứ chưa thành một hệ thống mang tính chất tổng hợp những vấn đề thi pháp hình thành phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng” là thử thách thú vị. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện sự đóng góp của nhà thơ cho thơ ca và cố gắng chỉ ra những thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật đặc sắc của ông, nhằm xác định, khẳng định những phương diện cơ bản nhất trong phong cách sáng tác của nhà thơ Văn Công Hùng. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về thơ Văn Công hùng không nhiều. Năm 2012, Nguyễn Thị Vân Dung với công trình Thế giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng, đã tập trung tìm hiểu trên các cấp độ: quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo, hình tượng cái tôi trữ tình và một số phương thức biểu hiện nổi trội trong thế giới thơ Văn Công Hùng ở giai đoạn 1992 - 2010. Công trình này đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện và khoa học về những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng. Từ đó, tác giả khẳng định những đóng góp tích cực của Văn Công Hùng trong quá trình 3 hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đến thời điểm này đã có trên dưới bốn mươi bài viết về thơ Văn Công Hùng trên các báo và tạp chí. Đó là những nghiên cứu có giá trị của Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn Trọng Tạo, Phan Duy Đồng, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Thị Anh Đào, Thuận Nghĩa, Chử Anh Đào, Thu Loan, Tạ Văn Sỹ... Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao thơ Văn Công Hùng, khẳng định giọng thơ và vị trí thơ rất riêng của ông. Thơ ông có nét giản dị của cuộc sống đời thường mà lại đậm chất suy nghĩ, chất trí tuệ. Để thấy rõ hơn quá trình phát triển và đánh giá thơ Văn Công Hùng, ở phần này chúng tôi lược khảo vấn đề theo các tiêu chí, phạm vi nghiên cứu sau đây: 2.1 Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về các tập thơ của Văn Công Hùng Trong lời tựa tập Bến đợi, Nguyễn Trọng Tạo đã viết: “Gặp gỡ thường tạo nên cảm hứng tức thì choáng ngợp. Biệt ly lại bàng hoàng trước bao kỷ niệm thân quen. Cả hai trạng huống này đều là cái nguyên thủy để khởi lên hồn thơ vốn ẩn chứa ở mỗi người. Hai trạng huống nên thơ ấy đều có ở Văn Công Hùng khi anh biệt xa quê hương Thừa Thiên Huế để đến với núi non Tây Nguyên hùng vĩ - quê hương mới của anh. Thật may mắn cho một người làm thơ có cả hai quê: có quê mới để thương, có quê cũ để nhớ” [39, 02]. Cũng đọc Bến đợi nhưng nhà lý luận phê bình Phạm Phú Phong lại có một đánh giá khác: “Văn Công Hùng đến với thơ như một lữ hành đơn độc, khó nhọc, lầm lũi ngày nào đến với núi rừng Tây Nguyên. Càng đi càng thấy xa, thấy mịt mù mưa bụi. Ở phía chân trời xa tắp kia còn có những giọt nắng vàng đọng lại, hắt sáng lên như thôi thúc gọi mời. Thơ anh là những giọt mưa rả rích rơi không hàng không lối, đọng lại trên trang giấy, đọc lên mới thành thơ, thành hơi thở của đời sống, tiếng nói của tri âm. Nếu không sợ nói quá lời, ở thế hệ những người làm thơ sau 1975 trên dải đất Tây Nguyên, Văn Công Hùng là một trong những người gây cho người đọc một ấn tượng khó quên. Người làm thơ vốn là người giàu có trong tâm hồn, cứ rút tỉa từng mảnh nhỏ dâng hiến cho đời 4 mà không thu lại được gì” [39, 49]. Nguyễn Thanh Mừng, đọc tập Hát rong đã khám phá ra một đặc điểm tiêu biểu cho sáng tác của Văn Công Hùng qua tập thơ này: “Tiếng hát rong trong thơ Văn Công Hùng dù thất ngôn hay ngũ ngôn, dù lục bát hay tự do đều chung một mạch nguồn, nhất quán cất lên, mặc sương mặc gió, mặc nắng mặc mưa. Ẩn sau tiếng hát là một trái tim nồng nàn, dù phiêu lãng trên áng mây cao, vẫn hôi hổi bầu máu trần gian tục lụy. Một trái tim ở tình thế nào vẫn căng đầy, roi rói: “Nước hồ đầy mà khát thì vẫn khát, cơn khát từ tiền kiếp đốt cháy mặt đường anh thập thững bên em. Những cơn gió xanh những cơn gió trắng, cơn gió nào mát ở phía sau lung, chỉ có đơn độc một con đường mà đi đi mãi... Trên con đường tìm tòi và khám phá, tôi tin người lữ hành hát rong ấy không bao giờ đơn độc”” (Nguyễn Thanh Mừng) [58, 35 - 49]. Sau Hát rong là Hoa tường vi trong mưa “Tập thơ đầy đặn và bề thế những chặng đường của đi và về, của nghĩ và cảm, của mê đắm và tỉnh thức, của tiễn đưa và sum họp, của ký ức và dự cảm, của khoảnh khắc và muôn trùng, của bất chợt và vĩnh viễn. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ Hoa tường vi trong mưa, bài thơ làm tựa cho cả tập 62 bài, nghe rất nhiều âm thanh vừa buốt xói vừa rộn rã, vừa ào ạt, vừa tinh nhạy” [59, 88 - 91]. Tiếp tục đến với Gõ chiều vào bàn phím, Nguyễn Thị Anh Đào viết: “Thơ Văn Công Hùng mang đậm nét tính cách của anh, có chút dí dỏm nhưng lại đằm sâu nỗi buồn. Gõ chiều vào bàn phím là tập thơ dày công sáng tạo và chắt lọc của Văn công Hùng. mang lại cho người đọc một cảm giác muốn được khám phá ngôn ngữ để đi đến tận cùng vẻ đẹp của văn chương”[15]. Nguyễn Thị Anh Đào trong bài viết Đọc tập thơ Gõ chiều vào bàn phím của Văn Công Hùng đã viết: “Văn Công Hùng lại chọn cho mình cách đi mà có thể không giống bất cứ ai. Đó là cách tự khẳng định mình bằng chính những năng lực nội tại và một tâm hồn giàu lòng nhân ái. Một số tác phẩm của ông để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc như những tập thơ: Bến đợi, Hoa tường vi trong mưa, Hát rong, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím, Lời Vĩnh cửu, tập tản văn và ký sự Mắt cao nguyên. Có một Văn Công Hùng đầy lãng mạn trong 5 những câu thơ như cứa ra từ máu anh như gọt giũa từ nhiều những lớp cắt thời gian để rồi một ngày từ đầu ngọn bút thơ cứ tuôn tràn với nhiều cung bậc. Anh đắm say với tình yêu quê hương với người một cảnh hai quê với hình ảnh mẹ em bạn bè con gái... Tất cả xâu chuỗi lại và hình thành nên một vòng cung số phận. Thơ và đời cứ khắc khoải trong thơ anh như có cái gì đó anh muốn mà chưa bao giờ với tới như những nỗi thất vọng mang vòng kim cố quấn chặt vào nghiệp văn của anh. Đôi khi tình cảm của anh cứ òa vỡ vào những khoảng lặng tâm hồn đằm sâu” [15]. Đánh giá một cách tổng quan nhất về thơ Văn Công Hùng, đó là bài viết “Văn Công Hùng - Những nẻo đường hát rong” của Hồ Thế Hà. Tác giả viết: “Có thể nói, đó là hành trình sáng tạo cần mẫn, không mệt mỏi của Hùng để kết tinh thành những hạt thi ca lấp lánh lời giải đáp về những điều lớn lao và vi diệu của cuộc sống và của chính cõi lòng thi nhân... Thơ Văn Công Hùng là sự hòa giải giữa chủ thể trữ tình và khách thể thẩm mỹh.Đọc thơ Văn Công Hùng, nhất là các tập về sau Hoa tường vi trong mưa, Gõ chiều vào bàn phím, tôi nhận ra sự kết tinh thi sĩ ấy. Chất triết lý và nghiệm sinh được tăng cường. Thể thơ và tư duy thơ Văn Công Hùng không thuộc loại cách tân chạy theo mode đáng tránh như một số các nhà thơ khác. Anh ưu tiên các thể thơ sở trường như lục bát, năm chữ hoặc thơ tự do được phân chia theo khổ 4 câu hoặc theo đoạn dài ngắn khác nhau, nhưng luôn tuân thủ theo nhịp cảm xúc và tâm trạng tự nhiên. Chính điều đó đã tạo ra tính nhạc đa dạng trong thơ Văn Công Hùng” [30]. Nhà thơ Thu Loan trong công trình )ề tài nghiên cứu lịch sử văn học Gia Lai giai đoạn 1945 - 2008 có viết: “Thơ Văn Công Hùng có giọng mềm mại, giàu nhạc điệu.Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ ở cấp độ cao, hình ảnh mới lạ, dồn dập, liên tiếp trong mỗi câu thơ, mỗi bài thơ.có sự lung linh, nhiều màu sắc, hình ảnh. Nhiều câu thơ trong trẻo, nhiều nỗi niềm khắc khoải ngân lên, thiết tha cháy, thiết tha gửi tới người đọc vô vàn sự cuống quýt, những đắm say thăm thẳm, những mỏng manh, nhẹ nhàng của một trái tim dễ rung rung, dễ bùng nổ, dễ say sưa đến tận cùng” [49, 122 - 123]. 6 Nhận xét về Đêm không màu, Thuận Nghĩa viết: “Cảm nhận đầu tiên của Đêm không màu là sự đằm thắm và độ chín của Văn Công Hùng. Chứng tỏ anh đã đi qua sự bồng bột và sôi nổi của thời trai trẻ... Sức cuốn hút của tập thơ là những đột phá ngôn ngữ và cấu tứ từ “sắc màu cuộc sống” hiện đại. Đọc bài nào cũng óng ả màu sắc rất hoành tráng” [61]. Với Lục bát Văn Công Hùng thì: “Văn Công Hùng trong thế giới Lục bát của riêng anh thường hay. “lơ ngơ”, cái lơ ngơ lạc ra khỏi nhưng toan tính bon chen. Có lẽ, lúc ấy con người ta mới tinh tường, mới gặp được những vẻ đẹp thuần khiết trong những điều dung giản như một vạt hoa mua. Anh lựa chọn giữ lại những cái cũ linh diệu chỉ ở mức độ “ôn cố” và chủ động kiềm chế cái chất đương đại vừa vặn ở mức độ “tri tân”. Cho nên, khi tôi viết bài trao đổi nhỏ này - dù thấy rõ mồn một màu thơ riêng chỉ có ở nét thơ của thi nhân họ Văn, dù rất muốn đặt tên cho phong thể “Lục bát Văn Công Hùng”. Nhưng rồi không thể gọi tên - chỉ còn biết níu vào một câu thơ của anh để mà tạm gọi: Lục Bát Văn Công Hùng - “rơi ngang một giọt không tên”. Trong cách cảm hiểu hời hợt của cá nhân tôi - lục bát Văn Công Hùng là. một nàng Lục bát mung miêng - không tên như thể có tên lâu rồi.” [09]. Tập thơ Vòm trời khác của Văn Công Hùng được đánh giá: “Đã mang lại nhiều nét mới với chiều sâu nội dung tạo ra sự ấn tượng, khẳng định những giá trị hiện hữu của thơ, đáng để người yêu thơ tìm đọc.Thơ Văn Công Hùng nhẹ nhàng nhưng để lại trong lòng người đọc nỗi xao xuyến ngay cả khi đã gấp sách lại. Thơ của Văn Công Hùng đa nghĩa, thoạt đọc có những bài không dễ hiểu nhưng càng ngẫm càng thấy thơ anh sâu và đầy ẩn ý. Những trang thơ mang nhiều nét trừu tượng không dễ hóa giải ngay từ đầu cũng vì thế càng đọc thơ anh càng thấy tò mò, thú vị. Hồn ta bị cuốn hút vào “ma trận chữ”, bắt buộc trí óc không ngừng phải phân tích, nhận định để khám phá hồn thơ anh” [41]. Nguyễn Thị Vân Dung trong công trình Thế giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng đã đánh giá: “Trong suốt hành trình nghệ thuật, thơ ông đã định hình và thể hiện sự tìm tòi rất rõ. Đó là sự kết tinh những cảm xúc và những ấn tượng trong cuộc đời. Tất cả, hội tụ và từng bước thăng hoa, tạo cho thơ ông ngày 7 càng có chiều sâu. Trải qua thời gian, ông đã tạo cho thơ mình một chỗ đứng vững vàng trong lòng bạn đọc. Có được thành tựu nghệ thuật đó, chính bởi ông đã xác lập cho mình một quan niệm đúng đắn về sứ mệnh của thi ca và vai trò của thi sĩ. Hành trình cuộc sống và hành trình sáng tạo của Văn Công Hùng luôn tuân thủ những quan niệm nói trên, thông qua việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ để tạo nên cá tính sáng tạo và cao hơn là thi pháp cá nhân” [13, 63 ]. 2.2 Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về những bài thơ của Văn Công Hùng Nhà lý luận phê bình Hồ Thế Hà đọc bài thơ Mùa thu như thể nắng vàng trôi qua của Văn Công Hùng, đã nhận xét: “Bài thơ theo thể lục bát, nhịp điệu quen thuộc, có vài chỗ phá cách để tránh đơn điệu; có ngắt, xuống dòng, chỗ dừng (césur), có đồng hiện, hoài vãng, có hiện thực... để tạo ra những phức điệu, phức cảm làm đẹp hồn thơ và hấp dẫn quá trình tiếp nhận của người đọc” [49, 53]. Còn Phạm Phú Phong khi đọc Thơ tiễn mùa thu của Văn Công Hùng đã viết: “Có những câu thơ hay, tạo nên những hình tượng thơ đẹp, mang dấu ấn phát hiện của tác giả như “chiếc thuyền neo chênh chếch giữa trăng vàng”. Cả bài thơ, chỉ có một chữ đầu của câu là viết hoa, các câu khác viết thường, tạo cho cảm xúc liền mạch từ đầu đến cuối, câu thơ tám chữ, tạo nhịp thơ nhanh, khỏe khoắn, nâng cảm xúc tràn trề. Giọng điệu; tâm hồn anh vì thế luôn mới mẻ. Nếu được chọn một nhà thơ “top ten” các nhà thơ tiêu biểu cho Tây Nguyên hôm nay, trong đó có Văn Công Hùng” [70, 238]. Đọc bài thơ Có một thời lưu luyến, Chử Anh Đào viết: “Có lẽ xuất phát từ cảm xúc chân thành nhất từ một kỷ niệm luôn hôi hổi như một món nợ với bạn bè, với tuổi trẻ nên tác giả đã viết rất nhanh, bằng lời lẽ rất giản dị, không cần sự trợ giúp của các kỹ xảo, các từ ngữ bóng bẩy để viết nên bài thơ này. Bài thơ trữ tình như một câu chuyện ngắn gọn, súc tích, có sức dồn nén cao, có thể đem kể cho nhau nghe mỗi khi bạn bè gặp lại” [14, 07]. Với Trong mưa của Văn Công Hùng, Phan Duy Đồng khi đọc xong đã viết 8 những cảm nhận rất cô đọng: “Thơ Văn Công Hùng có sức ám ảnh bạn đọc. Và bạn đọc như muốn cùng anh đi về phía “dốc mong manh” [18, 05]. Ngoài ra trên mạng Iternet còn có nhiều nhận xét về thơ Văn Công Hùng như: “Văn Công Hùng có cái duyên của dòng máu cha Thừa Thiên Huế, cái uy của dòng máu mẹ Ninh Bình, cái hài hước gân guốc của người làm thơ sống nơi miền nắng gió Tây Nguyên... Thơ anh lại trầm buồn và sâu lắng bởi nhiều chiêm nghiệm và ký ức” (Trần Hoàng Thiên Kim) [43]. Trong bài viết “Văn Công Hùng - nỗi buồn loãng cả cơn say”, Tạ Văn Sỹ đã khẳng định: “Như bao người khác, Văn Công Hùng cũng nhiều lần viết về những nỗi buồn muôn thuở của con người. Nhưng lạ lắm, tất cả những khi có dính dáng đến buồn bao giờ Văn Công Hùng cũng dùng ngay một câu, một từ hay một hình ảnh nào đó làm cho người đọc bị dội ngược lại, bị hắt toẹt ra ngoài cái cảm xúc ngỡ như đang trên đà đi đến độ buồn da diết, sâu sắc lắm!... Văn Công Hùng đang là cây bút sung sức của Gia Lai nói riêng và khu vực Tây nguyên nói chung, với tài lực, tiềm lực và bút lực ấy bạn đọc sẽ còn được đón đọc ở anh những sáng tạo khác bay bổng và đằm sâu hơn nữa” [77]. Ngoài ra, còn một số bài viết khác về thi ca của Văn Công Hùng như: “Có một người xa quê đi hát rong”, Hương Giang, báo Văn nghệ số 7/1993. “Hát rong”, báo Nhân dân, ngày 26/11/1999; “Mười tám với khoảnh khắc trái tim thi sĩ”, Vũ Thu Huế, báo Gia Lai 04/11/2000; “Có một thuở tường vi”, Nguyễn Thánh Ngã, báo Lâm Đồng, thứ 7, tháng 9/2003; “Nhà thơ Văn Công Hùng, người rong chơi phố núi”, Nguyễn Yên Thi, báo Người Lao động, 26/7/2003. Trong quá trình khảo sát và điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ Văn Công Hùng, chúng tôi nhận thấy: Việc xem xét đánh giá thơ Văn Công Hùng, hầu hết là những bài đánh giá mang tính tổng quan về thơ ông, đều có điểm chung là sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp và tư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời. Những bài nghiên cứu, đánh giá, bài viết này có quy mô vừa và nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo và phạm vi bao quát cũng rất hạn chế, chỉ mới đánh giá về một tập thơ hay một phẩm chất nào đó trong hồn thơ của ông, thường thiên về cảm xúc hay ở dạng 9 lời bạt, lời tựa. Đã có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ ông Thế giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng của Nguyễn Thị Vân Dung nhưng cũng chỉ tiếp cận theo hướng thi pháp học. Công trình nghiên cứu này cũng bước đầu hé lộ ra những chân trời trong thơ Văn Công Hùng. Đó là những ý kiến vô cùng quý giá mà người viết có được để làm tiền đề và mở đường trong việc triển khai các nội dung của đề tài luận văn này. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào khai thác phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng qua toàn bộ sáng tác thơ của ông từ trước đến nay. Vì vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng cho đến nay, vẫn là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với tất cả những ai yếu mến thơ ông trong suốt thời gian qua. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn là đặc điểm phong cách thơ Văn Công Hùng thông qua đặc điểm nổi bật về nội dung là triết luận về cái đẹp và bản sắc riêng về hình thức như ngôn từ, kết cấu, thể loại. Về phạm vi khảo sát, luận văn nghiên cứu thơ Văn Công Hùng qua các tập thơ đã được xuất bản.: - Bến đợi (1992), Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - Hát rong (1999), Nhà xuất bản Đà Nẵng - Hoa tường vi trong mưa (2003), Nhà xuất bản Đà Nẵng - Gõ chiều vào bàn phím (2007), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Đêm không màu (2009), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Lục bát Văn Công Hùng (2010), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Vòm trời khác (2012), Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Cầm nhau mà đi (2016) , Nhà xuất bản Hội Nhà văn Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo những tác phẩm của nhà thơ Văn Công Hùng ở thể loại khác như tiểu luận phê bình, chân dung văn học và thơ của một số nhà thơ khác để có sự so sánh, đối chiếu cần thiết. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, hệ thống Qua việc phân tích tác phẩm thơ cụ thể, phân tích những biểu hiện nghệ 10 thuật cụ thể chúng tôi tìm ra những nét đẹp đặc biệt, thường xuyên xuất hiện, có tính tương đối bền vững của thơ Văn Công Hùng. Từ đó, chúng tôi cố gắng gọi tên những nét riêng đó và đưa chúng vào một chỉnh thể lôgic, thống nhất. - Phương pháp so sánh Việc so sánh thơ Văn Công Hùng và các nhà thơ khác chắc chắn sẽ mang lại cái nhìn khách quan về tính độc đáo, riêng biệt của thơ ông. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Đặt thơ Văn Công Hùng trên nhiều bình diện khác nhau để nghiên cứu, chúng tôi mong nhìn thấy vẻ đẹp trọn vẹn của phong cách thơ ông. Cụ thể, ở luận văn này chúng tôi đặt thơ ông trong cái nhìn mang tính mỹ học (chủ yếu ở quan niệm về cái đẹp) và cái nhìn của văn hóa học (chủ yếu ở phương diện đời sống xã hội) để làm nổi bật tính triết lý trong thơ Văn Công Hùng. Ngoài ba phương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng bổ sung thêm thao tác thống kê, phân loại và áp dụng cách phân tích thi pháp học. 5. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu phong cách thơ Văn Công Hùng trên các phương diện nội dung và nghệ thuật, qua đó, chúng tôi xác định những đóng góp của nhà thơ đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng (20 trang) Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp và đời sống (36 trang) Chương 3: Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng nhìn từ góc độ ngôn ngữ, thể loại, kết cấu (30 trang) Chương 1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ •• PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG •• 1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi từ trước đến nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách. Ban đầu, khái niệm phong cách xuất hiện trong các từ ngữ của một số ngôn ngữ trên thế giới. Từ những nghĩa từ vựng cụ thể, dần dần khái niệm phong cách được hình thành trong các nghĩa chuyển của các từ đó, nhằm ám chỉ các đặc điểm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Thuật ngữ phong cách có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ. Người Hi Lạp dùng từ “Stylos” để chỉ một cái que đầu nhọn, đầu tù, người La Mã thì gọi là “Stylus” cũng là để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xáo trên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp. Về sau người Pháp dùng từ “Style” nhưng ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn thể. Riêng trong lý luận văn học, khái niệm phong cách thường được dùng để chỉ hai loại hiện tượng: nhà văn (phong cách Xuân Diệu, phong cách Hàn Mạc Tử...) hoặc một trào lưu văn học nào đó (phong cách hiện thực, phong cách cổ điển...). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn học thường hay nói đến phong cách nhà văn, nhà thơ. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu văn học đã trao cho khái niệm này một nội hàm khá rộng. Ví như Likhachop trong “Thi pháp văn học Nga cổ” đã quan niệm rằng phong cách nghệ thuật là sự thống nhất của cảm hứng chung về hiện thực, bản chất của nhà văn và phương pháp sáng tác. Trải qua một quá trình lâu dài của văn học và ngôn ngữ, khái niệm phong cách mới được hiểu và sử dụng như ngày nay. Còn Grigoorrian thì bảo rằng phong cách không phải mang trong mình nó thế giới quan, các thủ pháp nghệ thuật, khả năng nhận thức của nghệ sĩ về thời đại, dấu ấn của một dân tộc. Giáo sư G.N Pospalôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã đưa ra một cách nhìn hợp lý hơn về phong cách nghệ thuật. Ông viết “Sự thống nhất thẩm mỹ của mọi chi tiết hình tượng - biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [27, 176]. Sự xuất hiện của hàng loạt ý kiến về phong cách cá nhân nghệ sĩ trong lý luận Xô Viết những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ này nói lên rằng: phong cách là một khái niệm phức tạp. Trong số đó, người ta thường nhắc đến ý kiến của Viện sĩ Liên Xô M.B.Khrápchencô. Nhà nghiên cứu này xem xét phong cách trong mối tương quan giữa hình thức và nội dung tác phẩm. Giống như G.N Pospelôp cho rằng hình thức bao giờ cũng bộc lộ một nội dung tương ứng, hình thức không có giá trị tự phân, nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với nội dung tư tưởng của tác phẩm. M.B.Khrápchencô khẳng định: “Phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm, không thể đồng nhất với nội dung. Trong việc xây dựng phong cách nghệ thuật không chỉ thể hiện về đặc thù những mặt nhất định của nội dung. Cái mà người ta thường gọi là hình thức - ngôn ngữ nghệ thuật, cốt truyện, bố cục, nhịp điệu... tất cả những cái đó Irongý nghĩa chung của chúng là thuộc về phong cách. Nhưng ngoài cái đó ra, phong cách còn bao gồm cả những đặc điểm của sự thể hiện tư tưởng, đề tài, của sự khắc họa các nhân vật, những yếu tố âm điệu của tác phẩm nghệ thuật. Đặc trưng của phong cách không phải là những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự “kết hợp” giữa chúng” [52, 166 - 167]. Theo Khrápchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, có thể có trên dưới mười quan niệm khác nhau về phong cách. Tác giả đưa ra các quan niệm tiêu biểu của D.Likhachev, A.Grogorian, V.Turbin, V.Jirrmunxki, V.Kôvalép, L.Nôvichencô, V.Đnéprov, R.Yakobxưn... Tóm lại, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu: phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cách nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn. Với cách quan niệm này, ta thấy theo Khrápchencô, phong cách nghệ thuật liên quan rất sâu đậm với nội dung tư tưởng tác phẩm. Cái mà tác giả này luôn chú ý là sự “kết hợp” một cách đặc biệt giữa hình thức và nội dung tác phẩm. Bởi vì, phong cách không bao giờ được hình thành từ những yếu tố riêng lẻ, tách rời. Nghiên cứu về phong cách, M.B.Khrápchencô cũng đề cập đến khả năng “thuyết phục độc giả” của nhà văn. Phương diện này rất gần với phạm vi nghiên cứu của lý thuyết tiếp nhận đang rộ lên trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, khái niệm phong cách cũng được giới nghiên cứu văn học chú tâm giải thích và định nghĩa sao cho thỏa đáng. Trong Giáo trình lý luận dành cho sinh viên Đại học sư phạm, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Phong cách là tổng hòa những đặc điểm, cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu hiện, quy định bản sắc độc đáo của nghệ sĩ” [48, 120] . Giáo sư Phương Lựu cũng nhận thấy phong cách là “chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được tính trong sự sáng tạo của nhà văn” [51, 178]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh còn quan niệm: “Khái niệm phong cách thực chất là một khái niệm chỉ “quan hệ”. Nó trước hết được thể hiện ở hình thức nghệ thuật”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này chú ý nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong cách và tư tưởng nghệ thuật: “Nhưng nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm - ở đây là tư tưởng - nghệ thuật (Idéepoatstique) thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc” [48, 76 - 77]. Từ góc độ nghiên cứu của phong cách học, Phan Ngọc đã trình bày cách hiểu của mình trong một tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều. Ông cho rằng tìm hiểu phong cách là tìm hiểu những đóng góp riêng nghệ sĩ mà “trước đó không ai làm được và sau đó cũng khó ai làm được” [60, 9]. Khái niệm phong cách còn được đề cập qua các tài liệu lý luận thường dùng trong nhà trường như: Nhà văn - Tư tưởng - Phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Một số vấn đề thi pháp học của Trần Đình Sử, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ học của Hoàng Trinh, Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến... Tất nhiên khi đề cập tới khái niệm này các tác giả thể hiện những cách hiểu khác nhau về phong cách nghệ thuật. Chẳng hạn: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm phong cách chỉ thuần túy được biểu hiện ở hình thức, qua hình thức tác phẩm; hay Phan Ngọc thì cho rằng phong cách được biểu hiện cả ở nội dung lẫn hình thức: “Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất các yếu tố nội dung và hình thức”. Hay Từ điển văn học tập 2 cho rằng: Phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc từ trong ý thức nghệ thuật của nhà văn nghĩa là hình thức phải mang tính nội dung. Tuy mỗi người có các cách quan niệm khác nhau về phong cách nhưng nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: Phong cách là bản sắc riêng, là thước đo tài năng và bản lĩnh của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó... “Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo. Đây là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác. Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ (...) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [60, 356]. Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu văn học đều coi phong cách như là sự độc đáo riêng biệt của nghệ sĩ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật. Nói như vậy cũng có nghĩa là không phải bất cứ nhà văn nào cũng tạo được phong cách. Không hiếm những tác phẩm vừa mới ra đời đã bị quên lãng và tác giả của nó đã bị chìm khuất trong hàng triệu người bình thường khác. Thời gian là thước đo nghiêm ngặt nhất quy định sự tồn vong của tác phẩm. Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Phong cách và cá tính nhà văn không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng đề tài, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng” [79, 14]. Phong cách được hiểu đó là sự những khám phá nghệ thuật mang tính cá nhân được hình thành những nét chủ đạo, lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tác giả nào đó. Phong cách nghệ thuật trước hết là hình thành từ cá tính sáng tạo của tác giả nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách. Nhìn chung, khái niệm phong cách thường được định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả có đóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng. Và nó là “thước đo nghệ thuật” để khẳng định tài năng, vị trí nhà văn trên văn đàn. Chẳng hạn trong bài mở đầu có tựa đề Một thời đại trong thi ca, với con mắt tinh đời của nhà phê bình văn học tài hoa và xuất chúng, tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát về phong cách văn học của phong trào Thơ mới trong mười năm đầu (1932 - 1941) và phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ mới tiêu biểu như sau: “Một thời đại vừa chẵn mười năm... Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại nào phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [78, 25]. Ngày nay, phong cách không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhưng dù ở lĩnh vực nào, phong cách bao giờ cũng là hệ thống những đặc điểm tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng, khu biệt hiện tượng này với hiện tượng khác. Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy không phải ai cũng có phong cách, không phải nhà thơ nào cũng tạo dựng được một phong cách, một “khuôn mặt tinh thần” của riêng mình. Chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài năng, có bản lĩnh nghệ thuật, biết sử dụng các phương tiện hình thức theo một cách nào đó rất riêng mà vẫn tạo được thể thống nhất mang sức hấp dẫn, khơi gợi mỹ cảm nơi người khác mới được xem là có phong cách. Tuy phong cách có thể được xét ở nhiều cấp độ, trên nhiều bình diện nhưng trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu về phong cách của một nhà văn, một tác giả là quan trọng nhất. Bởi vì suy cho cùng, phong cách của nhà văn góp phần làm nên đặc điểm phong cách của thời đại và phong cách của nhà văn luôn luôn được thể hiện thông qua tác phẩm, làm nên phong cách của tác phẩm. Chúng tôi xem phong cách của nhà văn chính là phẩm chất sáng tạo cao nhất trong quá trình hiện thực hóa đời sống bằng phương tiện ngôn từ nghệ thuật. Nói như M. Gorki rằng: “người nghệ sĩ cần lấy cái gì là của riêng mình ... (bởi vì) một người không có cái gì của riêng mình thì người đó chẳng có cái gì hết. Người nghiên cứu phải đặc biệt chú ý những yếu tố được lặp đi lặp lại, những yếu tố nổi trội, những điểm-nhấn-sáng thường xuyên xuất hiện trong hệ thống tác phẩm với sự bền vững, nhất quán ở tất cả các yếu tố cấu thành nên nó khiến cho những sáng tác của nhà văn đó có diện mạo, cốt cách riêng biệt, độc đáo không thể trộn lẫn với bất kì ai khác” [19, 125]. Như vậy, từ việc điểm qua những ý kiến tiêu biểu về khái niệm phong cách đã cho phép chúng ta nhận diện một cách đầy đủ hơn khái niệm phong cách nghệ sĩ. Từ các ý kiến đó, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Phong cách thể hiện một cách nhìn mới mẻ, cách trình bày và kiến giải độc đáo những vấn đề mà nghệ sĩ quan tâm thông qua những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. 2. Nghiên cứu phong cách là nghiên cứu hình thức phù hợp với nội dung, hình thức bao giờ cũng phải mang tải, chứa đựng một nội dung tương ứng. 3. Dĩ nhiên, sự “phù hợp”, “kết hợp” trên đây phải làm hiện lên sự thống nhất tất cả mọi dáng vẻ độc đáo của nhà văn. Giữa phong cách và phương pháp sáng tác có sự khác biệt cần nhận thấy. Nói đến phương pháp sáng tác là nói đến chân lý nghệ thuật, chiều sâu nhận thức về chất lượng lí tưởng, nói đến những giai đoạn phát triển trong lịch sử văn nghệ; còn nói đến phong cách là nói đến đặc sắc riêng của nhà văn. Phong cách hiện ra như một phẩm chất, nó kết hợp một cách biện chứng hàng loạt những yếu tố khác nhau như thế giới quan, vốn sống, trình độ văn hóa, năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt là cá tính sáng tạo. Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách được thể hiện trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo của nhà văn. Phong cách có thể được hình thành ngay từ lúc nhà văn mới cầm bút và từ đây bắt đầu vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn mà họ yêu thích. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ khi bắt đầu cầm bút mới là lúc họ mày mò, lựa chọn và dần định hình phong cách của mình. Vì thế nên có rất nhiều ý kiến thống nhất rằng: phong cách một mặt do tài năng bẩm sinh của người nghệ sĩ nhưng mặt khác quan trọng hơn là kết quả của quá trình đào luyện lâu dài, quá trình lăn lộn trải nghiệm đời sống, quá trình tổng hợp và phát triển không ngừng nghỉ của tâm hồn, trí tuệ, học hỏi và rèn luyện của nhà văn. Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà văn không khổ công lao động nghệ thuật thì tài năng ấy cũng dừng lại ở dạng tiềm năng và đôi khi không được nhận ra hoặc đôi khi nhận ra nhưng lại không tránh khỏi sự mai một. Để khẳng định được phong cách, đòi hỏi nhà văn phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, bền bỉ và say mê. Do tiếp cận đề tài trên bình diện phong cách của một tác giả chứ không phải phong cách nghệ thuật nói chung hay phong cách của các trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách thời đại nên luận văn không đi sâu trình bày lịch sử những vấn đề lý luận về phong cách và những mối quan hệ đa dạng, phức tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Ở phần này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc lược thuật những quan niệm về phong cách nhà văn. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát, đối chiếu cụ thể vào văn bản nghệ thuật của Văn Công Hùng nhằm hệ thống hóa những nét độc đáo, tiêu biểu, nhất quán, có ý nghĩa thẩm mỹ cao trong sáng tác thơ ca của ông. Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của một số tác giả, chúng tôi nhận thấy: Các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở các định nghĩa đã có để từ đó thể hiện quan niệm về phong cách của mình tùy thuộc vào đặc trưng riêng của nhà văn, nhà thơ mà mình nghiên cứu. Bằng cách này, chúng tôi đã tổng hợp thành hệ thống những hiểu biết của mình về phong cách nhằm dùng nó để tiếp cận các tác phẩm thơ Văn Công Hùng với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của ông. 1.2. Một số yếu tố định hình phong cách thơ Văn Công Hùng 1.2.1. Hoàn cảnh xã hội - thời đại Mối quan hệ giữa nhà văn và thời đại là mối quan hệ khăng khít, khó tách rời. Điều này cũng giống như con người sống và hít thở bầu không khí ở miền đất nào, ăn hạt gạo, uống ngụm nước của vùng quê nào thì nói được cái giọng của vùng quê ấy mà thôi. Đối với Văn Công Hùng, sự ảnh hưởng của thời đại đến sự hình thành và phát triển phong cách nghệ thuật của ông là vô cùng lớn lao. Có lần tôi đã được nghe nhà thơ nói về sự may mắn của mình khi cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ đồng điệu với những vận động, đổi thay của thời đại. Theo Văn Công Hùng, nhờ sự đồng điệu đó mà thơ ông được chú ý. Cần phải nhắc đến những sự kiện tác động lớn lao đến đời sống văn học. Trước hết đó là năm 1986, cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn đổi mới toàn diện trên đất nước Việt Nam ta với Đại hội Đảng lần thứ VI do Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng. Từ đây, đất nước dần vượt qua thời kì khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Kế tiếp phải nhắc đến một sự kiện tác động trực tiếp đến đời sống văn học. Đó là cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987 để triển khai nghị quyết 05 của Bộ chính trị. Tất cả cho ta thấy một cuộc lột xác lớn lao trong đời sống dân tộc ta. Mọi phương diện xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa... đều phải tuân theo nhịp vận động mới của thời cuộc. Người nghệ sĩ vì vậy cũng cần thay đổi cách thức sáng tạo cũng như mở rộng biên độ tư duy nghệ thuật nhằm chuyển tải thành công những biến chuyển mới mẻ của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sự thay đổi quan niệm sáng tác từ hướng ngoại chuyển sang hướng nội, văn học thời kỳ này đề cập mạnh mẽ đến sự cách tân và hiện đại hóa, thể hiện rầm rộ và mạnh mẽ dưới nhiều hình thức biểu hiện đa dạng phong phú từ nội dung đến hình thức. Đó chính là sự thoát khỏi những quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng nghệ thuật thời trước 1975 để hòa nhập vào quỹ đạo văn học thế giới. Với một lực lượng sáng tác hùng hậu, thơ ca có sự bùng nổ về số lượng và sự đa sắc đa diện: mở rộng biên độ phản ánh (Có thể nói không có một địa hạt nào của đời sống là vùng cấm của thơ ca. Thơ đã tìm đến nhiều ngõ ngách của cuộc sống và con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế, tâm hồn và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lý tưởng, bổn phận đến những tình cảm riêng tư nhỏ bé, những khao khát bản năng); tính chất đa khuynh hướng (phân chia thành nhiều dòng, nhiều hướng thơ: thơ “dòng chữ”, thơ “dòng nghĩa”, thơ “âm bồi”, thơ “vụt hiện”, thơ đồ hình, thơ “Dơ”, thơ “Rác”, thơ Tân hình thức, thơ tình dục .); sự đa dạng về thi pháp (hiện đại chủ nghĩa, Tân hình thức, hậu hiện đại). Trong hoàn cảnh đó, có thể thấy Văn Công Hùng đã nắm bắt được những vận động còn rất nhỏ mà tinh vi của đời sống văn học, hòa mình vào dòng chảy sôi nổi, táo bạo, lạ lùng của một thời thơ mới. Vì thế, nhà thơ đã khẳng định được phong cách, giọng thơ riêng của mình, góp phần cùng những nhà thơ khác tạo nên một diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam giai đoạn sau 1986. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ đã tìm cho mình một lối đi riêng. Ông cố gắng vứt bỏ những “phụ tùng” không cần thiết và tìm cách thăng hoa trong cảm xúc. Vì vậy, thơ ông dễ ghim vào lòng bạn đọc. Ông là một trong số những thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy trắng làm lý do tồn tại trên đời. Nhà thơ đã có một cuộc hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông vẫn làm việc, vẫn suy nghĩ, vẫn giữ được sức trẻ cho ngòi bút của mình. Những đóng góp của Văn Công Hùng đối với nền thi ca dân tộc là không nhỏ. Nhà thơ đã tạo cho mình một chỗ đứng trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Có được thành tựu đó, bởi chính ông đã xác lập cho mình một quan niệm đúng đắn về sứ mệnh của thi ca và vai trò của thi sĩ. Ông đã khẳng định mình với một phong cách thơ độc đáo, mang đậm chất suy tưởng, triết lí. 1.1.2. Nền tảng quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ Nền tảng quê hương, gia đình là cội nguồn hình thành cá tính và là mầm mống của sự phát triển tài năng. Đó là lớp văn hóa nền xác lập nơi nhà văn những cảm thức đầu tiên và lâu bền về thế giới nghệ thuật, góp phần khơi dậy thiên hướng nghệ thuật cho nhà văn đồng thời cũng giúp nhà văn rèn giũa, tôi luyện, bổ sung xúc cảm và trí tuệ. Nhờ vậy phong cách nghệ thuật của họ được định hình và phát triển. Nhà thơ Văn Công Hùng sinh ngày 19 tháng 5 năm 1958, quê quán Điền Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981, xung phong lên Gia Lai - Kon Tum công tác. Từ Huế ra Thanh Hóa, trở về với Tây Nguyên là quãng đời lưu dấu nhiều kỉ niệm của nhà thơ Văn Công Hùng. Xứ Huế ban cho ông vẻ đẹp của sự thâm trầm, huyền bí trong nét văn hóa cung đình. Cả thời học sinh trải dài trên những con đường đi về ở vùng đất Thanh Hóa làm nên một Văn Công Hùng cởi mở và tràn trề sức sống. Bỏ lại thành phố Huế, khoác ba lô lên Pleiku giữa ngờm ngợp sắc vàng dã quỳ, hoà trong mờ mờ sương dáng phố... đã làm cho nhà thơ Văn Công Hùng nguyện gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất này. Phố núi là vườn ươm cho thơ ông và để bây giờ cái tên Văn Công Hùng đã quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ và người yêu thơ. Tây Nguyên đã ám vào Văn Công Hùng để thổ lộ cái cốt cách nghệ sĩ phát sáng rất tiềm tàng. Quả vậy, Văn Công Hùng là một trong những nhà thơ trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp thơ sau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là một vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jrai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua sử thi, qua y phục và nhạc cụ. Các lễ hội đặc sắc ở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, múa xoang... trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian và âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như tù và, đàn đá, cồng chiêng... Đến Tây Nguyên là đến với những khu nhà mồ dân tộc với những bức tượng đủ loại và những nghi lễ còn rất hoang sơ với tôn giáo đa thần (Tô Tem) còn nhiều nét nguyên thủy. Trong thơ Văn Công Hùng ta thường bắt gặp những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra ở những vùng đất thân quen đó. Nó vừa là kí ức, vừa là tiềm thức làm nên những hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ. Đến với thơ không chỉ là một cuộc gặp gỡ mà còn là duyên phận. Mà đã là duyên phận thì thường gắn với hên - xui, may - rủi.. Nặng nợ với thơ, xấp ngửa với chữ nghĩa, năm 1992, tập Bến đợi xuất hiện Văn Công Hùng đã khẳng định được bản thân và hình thành cho mình một phong cách. Với cảm quan nghệ thuật sắc sảo cùng với chất trí tuệ đã làm nên một cái gì rất riêng của tác giả. Ta thấy có điều gì nhẹ nhàng, giản dị mà sao cũng quá đỗi ưu tư, khắc khoải ở tập thơ này. Cái nét băn khoăn, lưỡng lự trong sự dồn đẩy, hối hả; cái sự phân vân, hoài nghi trong niềm nhiệt huyết đã làm nên chất thơ của ông. Quả là một làn gió mới thổi vào thi đàn. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống đam mê văn học nghệ thuật, Văn Công Hùng hiển nhiên hoặc may mắn mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ. Dù chưa phát tiết nhưng vẫn có phong vị của kẻ lãng du. Cha ông là người đam mê nghệ thuật dân gian. Được biết ông là người học chữ Nho, đọc nhiều thơ chữ Hán và cũng đam mê làm thơ từ rất sớm. Những câu thơ của ông được Văn Công Hùng đánh giá là mang đậm phong vị dân gian. Văn Công Hùng may mắn thừa hưởng từ cha và ông lối tư duy khúc chiết, mạch lạc. Phải chăng điều này làm nên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan