Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với ban đại diện và cha mẹ học sinh tại t...

Tài liệu Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với ban đại diện và cha mẹ học sinh tại trường thpt

.PDF
33
1
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Trung học Long An Tên tiểu luận: QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG THPT MỸ LẠC, HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN, NĂM HỌC 2021-2022 Học viên: NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đơn vị công tác : Trường THPT Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An LONG AN , THÁNG 11 /2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý vị lãnh đạo, toàn thể quý thầy cô Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, qua khóa học này đã trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong công tác quản lý giáo dục cũng như đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, trường THPT Mỹ Lạc đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học này. Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể học viên lớp cán bộ quản lý THCS THPT Long An 2021 đã cùng nhau hỗ trợ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian của khóa học. Mỹ Lạc, ngày 20 tháng 11 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Hoàng Hiệp MỤC LỤC Trang 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN.............................................................. 1 1.1. Lý do pháp lý ................................................................................................. 1 1.2. Lý do lý luận.................................................................................................. 3 1.3. Lý do thực tiễn .............................................................................................. 5 2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG THPT MỸ LẠC VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG .......................................................................................................... 6 2.1. Khái quát về trường THPT Mỹ Lạc .............................................................. 6 2.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng tại trường THPT Mỹ Lạc .................................................. 7 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng tại trường THPT Mỹ Lạc................................................................................................................ 10 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn ................................................................................. 13 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG THPT MỸ LẠC TRONG NĂM HỌC 2021-2022 ...... 15 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 26 4.1. Kết luận ....................................................................................................... 26 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1.1. Lý do pháp lý Theo Luật Giáo dục 2019, Điều 89 quy định trách nhiệm của nhà trường:” Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ” Trong Luật Giáo dục năm 2019 đồng thời cũng quy định trách nhiệm của gia đình và xã hội phải tham gia vào vấn đề xây dựng và phát triển mối quan hệ của nhà trường. Quy định cụ thể như sau đối với các gia đình có con cái đang tham gia học tập tại các đơn vị giáo dục. Điều 90 quy định trách nhiệm của gia đình: “1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo. 2. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.” Điều 91 về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh “1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ. 2. Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường. 1 3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.” Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội Điều 93 “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây: a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học; b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.” Điều 94 về quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Việc thành lập và hoạt động của quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật.” Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 45 về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: 2 “1. Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. 2. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: a) Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. b) Huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi” Quy định về tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 7, Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội “Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.” 1. Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh 2. Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 3. Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường” 1.2. Lý do lý luận 3 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Những đường lối chính sách sách của Đảng và nhà nước luôn nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục để góp phần nâng cao dân trí và đào tạo ra một lực lượng lao động có năng lực, có trí tuệ, có khả năng tư duy, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hoạt động giáo dục trong nhà trường phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục cộng đồng. Trong mối quan hệ nhà trường - Gia đình - Xã hội thì ngoài vai trò chủ đạo của nhà trường chúng ta cần phải khai thác tiềm năng giáo dục của toàn xã hội, sự hỗ trợ của gia đình và chính quyền địa phương nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường. Chính vì lẽ đó, Hiệu trưởng phải có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát sự phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình và cộng đồng nhằm hướng đến mục tiêu: Thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tạo điều kiện để học sinh vui chơi, hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi để phát triển một cách toàn diện. Để thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng thì phải huy động tất cả các nguồn lực trong nhà trường hiện có có tham gia trong đó đó lực lượng giáo viên chủ nhiệm là nguồn lực vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với lớp chủ nhiệm, nắm được đối tượng học sinh của lớp sẽ hiểu rõ tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh, khả năng của từng học sinh là điều kiện thuận lợi để giúp đỡ và giáo dục học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm còn là người thường xuyên có tiếp xúc trao đổi với PHHS, thảo luận và tìm ra các biện pháp phối hợp tối ưu với ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. 4 Ngoài ra, giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường là một lực lượng không thể thiếu có ảnh hưởng vô cùng to lớn góp phần vào sự thành công trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng nhằm chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường và địa phương góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Do đó việc nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như phương pháp phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng điều rất cần thiết để giúp cho người hiệu trưởng có thể thành công trong công tác quản lý và phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng nhằm phát triển nhà trường trong thời gian sắp tới. 1.3. Lý do thực tiễn Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương nói riêng, học sinh được chăm lo tốt các điều kiện học tập. Bên cạnh đó đó sự phát triển của kinh tế cũng đưa ra những mặt trái của nền kinh tế những ảnh hưởng tiêu cực đối với các em nhất là từ mạng xã hội và internet. Các em bị cuốn hút và các trò chơi online bạo lực, nghiện mạng xã hội, không có định hướng mục tiêu học tập và đặc biệt hơn tệ nạn ma túy có nguy cơ xâm nhập vào học đường dưới hình thức mới. Do đó, nhà trường rất cần sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như gia đình và toàn xã hội, nhằm quản lý và giáo dục các em nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi của sự phát triển xã hội đồng thời tránh xa các biểu hiện xấu không phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, trường THPT Mỹ lạc nằm trên địa bàn vùng kinh tế còn khó khăn. Trường mới được tách ra từ trường cấp 2-3 từ năm 2015 nên cơ sở vật chất , trang thiết bị vẫn chưa đầy đủ để đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy đạt hiệu quả. Một số số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần sự quan tâm hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, nhà trường rất cần sự quan tâm sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như toàn thể cộng đồng để hoàn thiện trang thiết bị nhà trường, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh. Sự phối hợp, động viên khích 5 lệ của xã hội chính là nguồn lực to lớn cho toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường tự tin trong công tác nhằm thực hiện tốt công việc của mình. Trong những năm qua, nhà trường luôn coi trọng công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương và cộng đồng và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Những kết quả đó đã góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, song bên cạnh đó còn không ít những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục. Trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Long An năm 2021, tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận của mình là “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng tại trường THPT Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, năm học 2020 – 2021” với mong muốn làm tốt hơn trong công tác quản lý cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong công tác phối hợp này để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng cũng như khắc phục những hạn chế trong thời gian tới. 2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG THPT MỸ LẠC VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG 2.1. Khái quát về trường THPT Mỹ Lạc Trường THPT Mỹ Lạc được thành lập theo Quyết định số 821/QĐ_UBND ngày 12 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Long An. Trường toạ lạc tại ấp Bà Mía, xã Mỹ Lạc – một xã phía bắc của huyện Thủ Thừa. Trường tiếp giáp với xã Long Thuận, Long Thạnh, Tân Long, Tân Thành của huyện Thủ Thừa; xã Tân Đông, xã Tân Tây, xã Thuận Nghĩa Hòa của huyện Thạnh Hóa và cách thành phố Tân An 18km. Diện tích toàn bộ khuôn viên trường khoảng 49.000 m2. Trường có quy mô nhỏ, số lượng học sinh hàng năm dao động 700 - 750 em. Đối tượng học sinh của trường phần lớn là con em địa phương, một số là con em người lao động ở tỉnh khác về đây lập nghiệp. Người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng và làm công nhân tại các 6 công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận nên nhìn chung mặt bằng dân trí không cao, điều kiện kinh tế còn thấp. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 54 người; trong đó: 1 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng, 40 giáo viên và 11 nhân viên. Tính đến đầu năm 2021-2022, trường có 04 giáo viên có trình độ thạc sĩ. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. Về tổ chức bộ máy quản lí, đảng, đoàn thể: 1 chi bộ đảng (27 đảng viên), Ban giám hiệu (03), 03 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng, Công đoàn cơ sở, và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đa sô giáo viên còn trẻ, thân thiện, nhiệt tình trong công tác. Trong năm học 2021-2022, trường có 19 lớp với 745 học sinh. Trường có 3 dãy nhà: 01 dãy khối hành chính với đầy đủ các phòng làm việc; 01 dãy phòng học lý thuyết; 01 dãy phòng thí nghiệm, thực hành. Ngoài ra, trường còn có 01 nhà thi đấu, 01 thư viện, 01 phòng lab, 02 phòng trang bị bảng tương tác, máy chiếu, 02 phòng máy vi tính. Khuôn viên trường rộng rãi có sân chơi, bãi tập thể thao, nhà để xe giáo viên, học sinh…Nhìn chung cơ sở vật chất căn bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập. Trong những năm gần chất lượng giáo dục được duy trì ở mức cao. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong hai năm gần đây đều đạt 100% . 2.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng tại trường THPT Mỹ Lạc Công tác phối hợp của trường THPT Mỹ lạc với chính quyền địa phương và cộng đồng luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục qua các năm học. và công tác này cũng đã đem lại được nhiều thành công nhất định trong những năm qua. Trong năm học 2021 – 2022, Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Lạc đã lập kế hoạch trong công tác chỉ đạo phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng với một số nội dung: - Xác định mục tiêu phối hợp: • Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục. 7 • Tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn, nền nếp - kỷ cương, đề cao chất lượng giáo dục toàn diện để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển bản thân. • Xây dựng CSVC, thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. • Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và cộng đồng. • Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục phát triển đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục. • Xây dựng phong trào học tập ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. • Tạo điều kiện để mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục. - Xác định nội dung phối hợp: • Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục. • Phối hợp thực hiện bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu. • Phối hợp hỗ trợ GV tham gia các hội thi chuyên môn. • Phối hợp hỗ trợ các điều kiện, các nguồn lực cần thiết cho học sinh tham dự kỳ thi KHKT, văn nghệ, các giải thể thao học đường, … • Phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm. • Phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa,… • Hướng trách nhiệm của nhà trường đối với cộng đồng; huy động CB, GV, NV tham gia vào các chương trình cộng đồng; • Phối hợp trong việc quản lý học sinh. • Phối hợp tham gia phổ biến trong cộng đồng về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục. - Tổ chức có hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Vào đầu mỗi năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường chỉ đạo tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp có nhiệm vụ tìm hiểu định hướng, giới thiệu, đề cử người những PHHS quan tâm đến sự phát triển của nhà trường. Đặc biệt là hiệu trưởng tìm hiểu và định 8 hướng lựa chọn Ban thường trực đại diện CMHS để cùng với hiệu trưởng phối hợp với phụ huynh giáo dục học stoàn diện học sinh. Ban thường trực tuyên truyền, vận động tập thể phụ huynh ủng hộ chủ trương của nhà trường cũng như tham gia đóng góp ý kiến cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. - Đối với các tổ chức chính trị xã hội địa phương: Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo UBND huyện Thủ Thừa đưa các nội dung hoạt động giáo dục vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đảng ủy và chính quyền địa phương làm tốt việc chỉ đạo thực hiện nghị quyết, kế hoạch về công tác giáo dục ở từng ấp, xã. Hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn. Phối hợp với các lực lượng An ninh của UBND xã Mỹ lạc để hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường, đảm bảo trật tự ở khu vực nhà trường hạn chế tối đa các trường hợp khẩn cấp, đánh nhau có liên quan đến học sinh. Phối hợp với công an huyện hỗ trợ thường xuyên cho nhà trường trong công tác đảm bảo ANTT, ATGT trong và ngoài nhà trường. Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền giáo dục học sinh về y tế học đường, kỹ năng sống, pháp luật, ATGT, ATTP, phòng chống covid 19, tuyên truyền kỉ niệm 9/1, 26/3, 30/4, 1/5, 19/5. Nhà trường cũng đã phối hợp với Đoàn xã Mỹ lạc tổ chức viếng và quét dọn nhà che bia xã Mỹ lạc nhằm giáo dục lòng biết ơn, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương đất nước nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Nhà trường đã phối hợp với huyện Đoàn Thủ Thừa và trung tâm văn hóa tổ chức một số hoạt động thể dục thể thao văn nghệ . Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Huyện Đoàn, Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động học sinh đến trường, chống học sinh bỏ học, giáo dục đạo đức cho học sinh; có chính sách ưu tiên động viên và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động được quỹ khuyến học, học bổng cho học sinh 9 nghèo (tặng xe đạp, tiền từ nhà hảo tâm, cựu học sinh trường) để khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện. Hiệu trưởng cũng đã phối hợp với y tế địa phương để tiêm ngừa Covid cho GV, NV góp phần đảm bảo sức khỏe, an toàn trong mùa dịch. - Đối với các cá nhân tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, doanh nghiệp trên địa bàn Hiệu trưởng tạo mối liên hệ với doanh nghiệp địa phương, mời doanh nghiệp địa phương vào tham dự khai giảng hoặc tổ chức thi đấu bóng chuyền hữu nghị 20/11 để tranh thủ được sự đồng thuận, hỗ trợ tập và kinh phí phát thưởng cuối năm, lắp camera….Đối với các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn nhà trường tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh và cá nhân có tâm huyết với ngành giáo dục trên địa bàn, huy động việc xây dựng quỹ khuyến học nhằm động viên phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Đối với tổ chức, từ thiên, tôn giáo (chùa) trên địa bàn, nhà trường cũng đã phối hợp để tặng các suất cơm chay cho học sinh vào những ngày rằm hàng tháng; vận động các cá nhân tặng hàng trăm suất cơm cho học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong công tác phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương và cộng đồng tại trường THPT Mỹ Lạc * Điểm mạnh Hiệu trưởng được học tập lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, nắm vững các kỹ năng phương pháp trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng, có thâm niên nhiều năm và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương cũng như gia đình học sinh, các tổ chức cá nhân và xã hội. Hiệu trưởng có sự chỉ đạo toàn thể GV, NV nhà trường thực hiện công tác phối hợp này một cách nhịp nhàng và hiệu quả. 10 Tập thể GV, NV trong nhà trường luôn đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đa số GV, NV có tâm huyết với nghề, có tinh thần tự giác cao, nhiệt tình trong công tác thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan; xây dựng mối quan hệ tốt với quần chúng nhân dân trên địa bàn, thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của toàn xã hội, được sự tin yêu của học sinh và phụ huynh. Học sinh trên địa bàn tuy có những hạn chế về mặt điều kiện học tập và đi lại đại nhưng phần đông các em khá ngoan hiền. Đây cũng chính là yếu tố góp phần giúp các các mạnh thường quân, nhà hảo tâm có tâm huyết với ngành giáo dục trên địa bàn đóng góp sức chung tay hỗ trợ cho nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Chất lượng giáo dục trong nhà trường được duy trì và ngày càng nâng cao. Điều đó tạo sự tin tưởng cho các lực lượng trong cộng đồng hỗ trợ chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. * Điểm yếu Đa số giáo viên trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng như phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng nên hiệu quả công tác này chưa cao. Mặc dù phần lớn giáo viên trong nhà trường đều ý thức và thực hiện công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng nhưng đôi khi sự phối hợp đó thường rời rạc thiếu tính nhất quán. Đặc biệt là công tác phối hợp với gia đình để cùng giáo dục học sinh thường mang tính chất cá nhân của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên. Nguồn kinh phí tự chủ cũng hạn chế nên ít hỗ trợ cho công tác phối hợp này và không được đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, chi phí cho việc đi lại hay liên lạc với các bên thường do người thực hiện tự túc nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng trong kế hoạch năm học chưa có kế hoạch riêng biệt về công tác này. 11 Do đặc thù công tác của các bộ phận chính quyền nên sự phối hợp giữa các lực lượng nhà trường chính quyền địa phương gặp khó khăn. Học sinh chủ yếu ở sâu, còn khó khăn nên ý thức việc học học còn hạn chế. Một số em bỏ học sớm để đi làm nông gây khó khăn trong việc phối hợp của nhà trường và chính quyền địa phương để vận động phổ cập giáo dục. *Thuận lợi Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Các chính sách ưu tiên cho giáo viên: phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên đã cải thiện đời sống của giáo viên. Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An sự quan tâm hộ trợ của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và cấp Ủy, UBND xã Mỹ Lạc, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhà trường. PHHS đa phần quan tâm đến việc học của con em mình. Chính sách xã hội hóa giáo dục của Nhà nước đã khơi dậy và phát triển phong trào toàn xã hội chăm lo cho việc học tập của học sinh. Các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp kinh phí, hiện vật và hỗ trợ cho giáo dục nhất là chăm lo cho học sinh nghèo hiếu học. Các lực lượng trong xã hội hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường về nhiều mặt. Kinh tế trên địa bàn có nhiều chuyển biến và phát triển ngày càng cao hơn. Nhiều PHHS, các chủ doanh nghiệp tặng nhiều phần quà cho học sinh, hỗ trợ kinh phí học tập, khen thưởng góp phần cho sự phát triển của nhà trường. *Khó khăn Trường THPT Mỹ Lạc nằm trên địa bàn vùng sâu cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, việc đi việc giao thông gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con sống kinh tế của gia đình học sinh còn có khăn, phụ huynh đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến quá trình học tập của con em, một số phụ huynh chưa hợp tác với giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng trong việc giáo dục học sinh. 12 Chế độ tiền lương của giáo viên còn thấp, chế độ bồi dưỡng cho các hoạt động phối hợp hầu như không có vì vậy một số giáo viên không tận tụy với nghề. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác các quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường cũng như chính quyền địa phương và xã hội. Truyền thông, mạng xã hội ngày càng phát triển một số thông tin sai lệch chưa rõ ràng trong công tác quản lý ở một số đơn vị làm ảnh hưởng xấu đến ngành giáo dục từ đó gây hệ lụy chung cho các cơ quan nhà nước về giáo dục và sự tin tưởng vào nhà trường và hệ thống giáo dục cũng bị giảm sút. Do trường nằm ở vùng nông thôn, kinh tế nông nghiệp là chính nên công tác vận động từ các nhà tài trợ, mạnh thường quân còn ít. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên gây ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và các tổ chức, nhà tài trợ …. nên việc vận động đóng góp gặp khó khăn. 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn Vào đầu mỗi năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nhận phần quà khuyến khích từ quỹ khuyến học của nhà trường. Công tác chỉ đạo việc vận động học sinh ra lớp đầu năm cũng như học sinh bỏ học được thực hiện nghiêm túc. Nhà trường thống nhất việc huy động học sinh ra lớp một cách cụ thể để trong đó việc kết hợp với chính quyền địa phương các xã để vận động ảnh nên công tác này khá hiệu quả. Tuy nhiên sự kết hợp này chưa thường xuyên liên tục một số trường hợp vẫn không thể phù hợp với người phụ trách của xã do có việc đột xuất và một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tới việc vận động học sinh ra lớp. Trong công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể. Một thực tế cho thấy cần xây dựng một mối quan hệ tốt thân thiện và gần gũi. Nhờ có mối quan hệ tốt mà nhiều năm qua việc tổ chức văn nghệ mừng Đảng - mừng Xuân hàng năm của nhà trường đã được hỗ trợ về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng từ trung 13 tâm văn hóa thể thao của Huyện. Việc giáo dục về truyền thống lịch sử yêu nước, tinh thần dân tộc được sự hỗ trợ từ Ban chỉ huy quân sự huyện qua phong trào trãi nghiệm”Một ngày trong quân đội” . An ninh nhà trường luôn được đảm bảo khi có sự can thiệp từ phía công an địa phương, việc giữ mối liên hệ thân thiết với địa phương giúp nhà trường tránh được những rủi ro khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra vào mùa khô hoặc những vấn đề về nguy cơ mâu thuẫn ăn giữa các em học sinh. Việc xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn khó khăn các doanh nghiệp trên địa bàn mới chỉ ở giai đoạn bước đầu hoạt động nên còn hạn chế phối hợp so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên nhờ sự tận tâm và mối quan hệ rộng của hiệu trưởng đã vận động được một số kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn có sự phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học của huyện Thủ Thừa, các doanh nghiệp, để có những chính sách ưu tiên động viên và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập trong các cuộc thi HSG cấp tỉnh cuộc thi sáng tạo KHKT,…. Nhà trường thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng các sân chơi lành mạnh như các câu lạc bộ, tổ chức văn hóa hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh nhằm đạt tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh tránh xa các hoạt động xấu bên ngoài xã hội. Nhà trường cần phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan chức năng, công an địa phương và và người dân xung quanh trường để nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động bên ngoài nhà trường của học sinh thông báo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh với cha mẹ có can thiệp kịp thời đề ra các giải pháp giáo dục nhằm tạo điều kiện cho các em phấn đấu và sửa chữa kịp thời khi mắc sai phạm. 14 Để công tác phối hợp của nhà tường và cộng đồng đạt hiệu quả cần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp ba môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan đến từng môi trường giáo dục; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác. Qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Hiệu trưởng phải là người nhiệt tình, tận tâm, có cách quản lý khoa học, biết vận động, huy động các nguồn lực. Biết xác định khả năng giao tiếp của mình ở mức độ nào huy động các lực lượng ngoại giao vận động các nguồn quỹ. 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI TRƯỜNG THPT MỸ LẠC TRONG NĂM HỌC 2021-2022 Tên Kết Người/ Người/ Điều Cách công quả/ đơn vị/ đơn vị/ kiện thức thực kiến pháp việc/nội mục thực phối thực hiện những khắc dung tiêu cần hiện hợp hiện khó phục công đạt thực khăn, khó hiện rủi ro khăn, khi rủi ro việc Dự Biện thực hiện 1. Nắm Hiệu Các phó - Tài Nghiên vững trưởng. hiệu cứu lý kiến trưởng. luận liên thức để quan đến thực 15 - Tự Có ít Sắp xếp liệu học nghiên thời thời gian tập cứu tài gian hợp lý. - Thời liệu. nghiên gian - Trao đổi cứu. công tác hiện -Ý phối hợp công tác thức, với chính phối hợp học hỏi. tinh quyền đạt hiệu thần địa quả. học tập phương của bản và cộng thân. đồng. 2. Xây Hoàn Hiệu dựng kế chỉnh kế trưởng, hoạch và - Có sự - Cùng văn bản trưởng, bất nhau hoạch và các Phó phó hướng các phó đồng ý thảo đề ra có hiệu Chủ dẫn về hiệu kiễn luận những những trưởng tịch công trưởng giữa thống biện giải Công tác phối soạn thảo các bên nhất. pháp cụ pháp đoàn, hợp liên kế hoạch, tham thể chỉ thực các tổ quan những gia đạo giáo hiện trưởng - Thời quy định đóng viên, theo chuyên gian cụ thể. góp. nhân từng môn, bí - ý thức - Các thư , tinh thành viên viên phối thời Chủ - Các tịch, Hiệu hợp với điểm cụ Đoàn thần còn lại chính thể. thanh hợp tác đóng góp quyền niên, của các ý kiến địa Ban đại thành hoàn phương diện viên. chỉnh kế và cộng CMHS. hoạch. đồng 3. Triển Toàn thể Hiệu khai kế GV, NV trưởng. Toàn -Thông -Hiệu Một số Giảỉ đáp thể qua kế trưởng giáo thắc 16 hoạch và nắm những được kế quy định GV,NV hoạch triển khai viên mắc, tại các văn chưa Phân hoạch và phiên bản chỉ nhận công tổ cụ thể những họp đạo của thức tưởng đến quy định CB, ngành về đúng và triển GV,NV cụ thể GV, trách thắc khai lại, phối hợp NV nhà nhiệm mắc về quán với trường phối hợp công triệt tư chính đầu của nhà tác phối tưởng quyền năm trường hợp của cho giáo địa - Kế với chính nhà viên, phương hoạch quyền địa trường nhân và cộng được phương - viên đồng. gởi lên và cộng Trường mail đồng hợp chung - Hiệu không - của trưởng tập Chuyển trường. triển khai trung sang kế hoạch hội triển và những nghị khai trực quy định trực tuyến cụ thể tiếp qua zalo trong được hoặc công tác do dịch ứng phối hợp. Covid- dụng 19 google meet,…. 4. Nâng Toàn thể Hiệu cao năng giáo trưởng - Các - Chuẩn Hiệu Trường -Chuyển phó bị địa hợp 17 trưởng sang hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất