Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phát triển kỹ năng nói cho học sinh thcs...

Tài liệu Phát triển kỹ năng nói cho học sinh thcs

.DOC
29
10
56

Mô tả:

1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Từ nhiều năm nay, việc học Tiếng Anh ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để công tác dạy - học Tiếng Anh đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên (GV) phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học, phải đổi mới cách dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (HS), là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thực hiện hoạt động. Là một giáo viên Tiếng Anh THCS, tôi luôn nghĩ rằng không phải dạy Tiếng Anh là cung cấp cho học sinh đủ loại từ vựng để có thể đọc hiểu các văn bản văn học hay các môn khoa học khác, và cũng không chỉ dạy cho học sinh biết từ vựng, cấu trúc ngữ pháp theo từng đơn vị bài học để các em có thể giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa hay giáo viên giao cho, mà việc học Tiếng Anh trước hết là để giao tiếp, trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng nói. Tuy nhiên, ở trường Trung học cơ sở (THCS), kĩ năng nói đôi khi bị lãng quên bởi lâu nay, chúng ta 1 chú ý nhiều đến đánh giá ngôn ngữ qua trình độ, kiến thức chứ ít đo lường bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, năm học 2016 - 2017, tiếp tục thực hiện công văn số 1942/SGDĐTGDTrH ngày 07 tháng 10 năm 2014 của Sở GD - ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh năm học 2016-2017, yêu cầu các trường đưa kỹ năng nói vào kiểm tra học kỳ. Nhìn chung học sinh cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn và không ít em tỏ ra ngại ngần, thiếu tự tin. Ngoài ra, thực hiện Đề án “Dạy và học ngại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua các trường Phổ thông đã mở Hội thi tài năng Tiếng Anh các cấp, nó đòi hỏi HS cần có mức độ giao tiếp tốt hơn và sử ngôn dụng ngôn ngữ thành thạo hơn, trong đó đặc biệt chú ý thuyết trình theo chủ đề. Vậy, làm thế nào để phát triển kỹ năng nói cho HS, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, trong xử lý tình huống và hùng biện theo chủ đề ? Đó là lí do bản thân tôi cũng đã trăn trở, suy nghĩ, và ứng dụng, đúc rút những kinh nghiệm để phát triển và nâng cao kỹ năng này cho học sinh, cố gắng tìm ra phương pháp dạy kĩ năng nói tối ưu nhất cho bản thân và giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, cảm thấy thích thú với môn học hơn. Và phương pháp của tôi đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng nói ở học sinh trong thời gian gần đây. Từ suy nghĩ đó, tôi đã xây dựng ý tưởng và tiến hành thực nghiệm đề tài mang tên: “Phát triển kỹ năng Nói cho học sinh THCS”. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh, bao gồm nói theo chủ đề cho HS THCS. 1. 3. Điểm mới của đề tài. - Phát triển cho HS THCS kỹ năng nói qua các tiết dạy nói và vào các phần của các tiết dạy khác, kể cả qua tham gia hoạt động Câu lạc bộ hay dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Bên cạnh đó HS còn được trang bị một số vốn từ vựng để vận dụng vào các tiết học song ngữ của một số môn học khác như Toán, Ngữ văn, đặc biệt đối với khối 6,7 năm học 2016-2017 Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tổ chức thêm nội dung kiểm tra nói (ngoài các nội dung nghe, đọc, viết) với số điểm 25%/tổng số điểm bài làm của học sinh. - Xây dựng cho HS nhu cầu và hứng thú trình bày, diễn đạt ý tưởng của mình bằng tiếng Anh, đặc biệt chú ý nâng cao khả năng thuyết trình theo chủ đề cho HS. 2 2. Phần nội dung. 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Qua thực tế các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy thực trạng của giáo viên và học sinh về vấn đề này và phân tích nguyên nhân của nó như sau: 2.1.1. Về phía giáo viên. - Một thực tế là trình độ giáo viên Tiếng Anh chưa thật đồng đều, đào tạo dưới nhiều loại hình nên kỹ năng, kiến thức còn hạn chế. - Nhiều GV chưa chú trọng đến việc dạy kỹ năng nói cho HS mà dành phần lớn thời gian trên lớp luyện các kỹ năng đọc, viết hơn là kỹ năng nói. - Nhiều GV còn lúng túng khi dạy nói bởi thiếu sự đầu tư và chuẩn bị, đôi lúc còn dạy nói Tiếng Anh nhưng kết hợp câu Anh câu Việt. - Nhiều GV phát âm chưa chuẩn, nói còn sai trọng âm, ngữ âm và âm điệu làm HS học theo. - Có một số GV có phương pháp và kĩ năng dạy nói nhưng thiếu phù hợp với thực tế trình độ và điều kiện của nhà trường. - GV đưa ra hoạt động nói quá cao thì có thể HS sẽ chuyển sang nói tiếng Việt, hay nếu yêu cầu quá đơn giản thì HS sẽ cảm thấy nhàm chán không cần thực hiện cũng lại chuyển sang nói tiếng Việt. - Có trường hợp lớp học thực hiện hoạt động nói rất tốt và gây ra tiếng ồn, vì lí do đó, một số GV thấy bất lợi và lần sau không muốn thực hiện nữa. 2.1.2. Về phía học sinh. - HS đa số chỉ quan tâm đến nội dung SGK, chỉ chú ý đến việc học từ vựng và áp dụng các cấu trúc tiếng Anh vào giải quyết bài tập đọc hiểu hay viết trong SGK, mà không chú ý đến phát triển kĩ năng nói. - HS chưa có thói quen nói, diễn đạt và trao đổi các nội dung bằng tiếng Anh trong tiết học, nhiều HS thậm chí còn lạm dụng tiếng Việt để giải quyết cho xong bài tập, thậm chí còn tán gẫu bằng tiếng Việt, đặc biệt là khi làm việc theo cặp, nhóm. - Nhiều HS còn nhút nhát trong khi luyện nói vì sợ mắc lỗi, mà GV chưa thật sự có phương pháp để thu hút và làm HS tự tin hơn. - Hơn thế nữa, các trang thiết bị được sử dụng trong những tiết tiếng Anh vẫn còn nghèo nàn, phần lớn chỉ có băng cassette hoặc đĩa CD và một số tranh ảnh. Những trang thiết bị đó không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập tiếng 3 Anh hiện nay. Kết hợp với sự không có môi trường học tiếng Anh đã làm cho HS ngày càng lười nói và nói yếu đi. Thực trạng trên của giáo viên và học sinh về dạy và học nói càng thúc đẩy tôi nhanh chóng tìm ra những biện pháp tích cực để tăng cường dạy nói cho HS, trong đó bao gồm dạy nói theo chủ đề. Trong thời gian đầu, khi chưa thực hiện dự án này, qua theo dõi trong các tiết dạy, qua dự giờ đồng nghiệp, qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh và qua kết quả kiểm tra thường xuyên và định kỳ, đặc biệt là qua kết quả thi tài năng Tiếng Anh của các đơn vị THCS trên toàn huyện trong năm học, tôi nhận thấy rằng kĩ năng nói của học sinh chúng ta vẫn còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể, tại đơn vị tôi công tác qua khảo sát thực tế có các số liệu sau:  Kết quả qua phỏng vấn: TT 1 2 3 4 Lớp HS tham gia Nhận thức tốt SL TL Nói tốt SL 6A 23 7 30.4 2 6B 23 8 34.8 3 9A 20 6 30.0 3 9B 23 7 30.4 4 Cộng 89 28 31.5 12 Kết quả qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ: TT Lớp HS tham gia Đạt điểm giỏi SL TL Ghi chú TL 8.7 13.0 15.0 17.4 13.5 Ghi chú 1 2 3 4 6A 23 05 21.7 6B 23 04 17,4 9A 20 05 25.0 9B 23 05 21.7 Cộng 89 19 21.3  Lưu ý: - Khảo sát 1: Qua điều tra, phỏng vấn HS nhận thức về tầm quan trọng của việc học nói và thái độ các em đối với kĩ năng nói, đồng thời phỏng vấn các em một số câu hoặc chủ đề bằng tiếng Anh. - Khảo sát 2: Tôi đã lấy thông tin từ bài kiểm tra, phần nói (câu giao tiếp, một số tình huống) và điểm thi nói của lớp 6,7 học kỳ I năm học 2016-2017. * Nhận xét: - Bảng 1: Qua bảng trên, ta thấy đa số HS còn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc học nói so với học ngữ pháp, đọc và viết, chỉ có rất ít em quan tâm, đặc biệt là HS lớp 9. Ngoài ra, khi trả lời các câu phỏng vấn của GV, HS còn thấy ngại ngần, thiếu tự tin và thích sử dụng tiếng Việt. 4 - Bảng 2: Qua thực hiện bảng 2 tôi thấy, HS làm bài kiểm tra kĩ năng nói còn thấp, có HS còn bỏ qua các câu giao tiếp và câu hỏi mở, chất lượng thi vấn đáp lớp 6,7 chưa cao. Tuy HS lớp 9 nhận thức không cao nhưng đó là do học ngữ pháp và đọc, viết làm các em lo lắng hơn nên có nhiều HS nói tốt hơn cả. 2.2. Các giải pháp. Như chúng ta đã biết, trong dạy học ngoại ngữ, kỹ năng nói, giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt ngôn ngữ. Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học. Nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống của mình. “Communication is skill that you can learn. It is like riding a bicycle or hiking. If you’re willing to work at it, you can rapidly improve the quality of evry part of your life” (Theo Brian Tracy). Phương pháp giao tiếp được tiến hành trong thời gian gần đây đã mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng nói ở HS. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc dạy nói đúng phương pháp sẽ giúp HS phát triển được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, phản biện làm cho việc học tiếng Anh trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc chỉ học cấu trúc ngữ pháp và giải quyết các bài tập đơn thuần. Đề tài của tôi “Phát triển kĩ năng Nói cho học sinh THCS” được triển khai bằng các biện pháp sau đây: 2.2.1 Chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói Không nên bám sát các hoạt động nói giống như các chủ điểm trong sách giáo khoa vì e rằng sẽ làm cho học sinh cứng nhắc và khô khan, không phát huy hết khả năng tìm tòi và tính sáng tạo trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Bởi tình huống dễ các em không nói được thì là sao nói các tình huống khó được. Do đó chúng ta nên hướng dẫn học sinh bám sát các chủ đề trong sách giáo khoa sau đó tự thực hiện hoặc cùng nhóm thực hiện các chủ đề trên thành đoạn hội thoại, tự luận … phù hợp với khả năng của mình, sau đó thực hiện lại tại lớp (có thể mỗi em, mỗi nhóm thực hiện nhiều bài khác nhau). Qua cách làm này tôi nhận thấy các em đã suy nghĩ, tìm tòi và nói ra được mọi điều mà các em cần nói. Các em cũng rất thích thú phấn khởi trong học tiết nói đó, mong muốn sớm có chủ đề mới và tiết nói tiếp theo bởi lúc đó các em có cơ hội để thể hiện bài học và đặc biệt để thể hiện chính mình. Làm như thế không những tạo điều kiện để học sinh giỏi thể hiện chính mình mà còn giúp tất cả các học sinh trong lớp đặc biệt là các học sinh yếu, rụt rè, ít giao 5 tiếp có thể nói được Tiếng Anh. Bởi vì các em đã được các học sinh giỏi hơn cố vấn, được chuẩn bị ở nhà nên các em đó đã không bỡ ngỡ, có thể tự tin trong việc nói và giao tiếp trước công chúng mà bấy lâu các em chưa có điều kiện để thể hiện. 2.2.2. Hình thức và cách thức tổ chức nói Đây cũng chính là kĩ năng chính quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động giao tiếp. Nếu lớp học không sôi động, ít học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như chưa thành công. Nếu lớp học rôm rả, sôi động, không bị ức chế và được nhiều học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như đã thành công. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên tổ chức “Lớp học mở”- có thể cho học sinh ra khỏi vị trí ngồi quen thuộc của các em để tìm bạn nói ưng ý hoặc có thể đứng tại chỗ để thực hiện việc nói theo cặp hoặc nhóm là rất hay (không nên ngồi). Bởi lúc đó học sinh sẽ rất thoải mái để thực hiện hoạt động nói cũng như dễ thể hiện language body diễn đạt ý nghĩa của từng câu nói cho người nghe. Trong khi đó, nếu sợ lớp ồn ào mà để học sinh ngồi tại chỗ quen thuộc của mình thì học sinh sẽ rất thụ động và ức chế về tâm lý. Do đó học sinh không thể phát huy hết “vốn từ” mà các em có, bởi cử chỉ, ánh mắt, hành động cũng là “vốn từ” trong giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà làm cho người nghe có thể hiểu được. Hơn nữa nếu ngày nào các em cũng chỉ được nói với người ngồi bên cạnh mình hoặc bạn trong nhóm thì việc giao tiếp đó sẽ rất nhàm chán và thông tin, phong cách giao tiếp đã quen nên cũng không tạo hứng khởi bằng khi “va chạm” với các bạn khác, nhóm bạn khác. Nếu vậy thì lớp học sẽ rất ồn ào khó quản lý và kiểm soát? Đây là câu hỏi rất nhiều giáo viên băn khoăn đặt ra mà đặc biệt là các giáo viên trẻ. Trước tiên chúng ta cần phải phân biệt giữa một lớp học ồn ào với một lớp học mà vượt khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Một lớp học mà tất cả các HS đều tham gia nói và thảo luận bằng tiếng Anh thì dù có ồn ào thì vẫn là điều mà giáo viên mong muốn. Có thể giáo viên chỉ cảm thấy mình đang mất khả năng kiểm soát khi lớp học tự dưng trở thành một lớp mà trò chứ không phải thầy là trung tâm. Các nhà ngôn ngữ đã chứng minh là đối với việc dạy học ngoại ngữ, lớp học với trò là trung tâm - nơi mà HS thảo luận theo nhóm và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng những công cụ để giao tiếp luôn mang lại hiệu quả cao hơn lớp học mà thầy là trung tâm (theo Long & Richards 1987). 2.2.3. Chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống 6 Có rất nhiều nguồn kiến thức mà học sinh có thể sưu tầm nhưng vấn đề là các em có vận dụng và tích luỹ được chừng nào? Nếu chúng ta không hướng dẫn các em thì có thể các em sẽ nói mà không có mục đích. Do đó, trước hết chúng ta nên đưa ra những câu giao tiếp, những đoạn hội thoại, những tình huống đơn giản, ngắn gọn để học sinh dể dàng vận dụng và hứng thú trong việc nói. Sau đó dựa vào các mẫu câu, đoạn hội thoại đó để áp đặt vào các chủ đề trong sách giáo khoa để học sinh đỡ bỡ ngỡ. Nên chúng ta phải biết cách “chế biến” các kiến thức cho phù hợp với “khẩu vị” của học sinh. Chúng ta phải tìm tòi, sưu tầm những hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đề hoặc từ mới trong bài học: Những bức hình đó chúng ta có thể phóng to thành một hình lớn hoặc thu nhỏ nhiều hình khác nhau để chèn vào một tờ giấy nhỏ để phát cho học sinh thực hành. Theo cách này chúng ta không cần mất nhiều thời gian cho việc giải thích từ mới mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh. Bởi khi học sinh nhìn vào các bức hình đó, học sinh sẽ không quan tâm đến các từ mới nữa. Trong đầu luôn nghĩ cách nào để diễn đạt được các bức hình đó cho đúng. Từ đó tâm lý học sinh sẽ không còn nặng nề về vốn từ nên sẽ kích thích được kỹ năng nói hơn. 2.2.4 Phải làm thế nào để kích thích học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói từ đầu tiết học cho đến cuối tiết? Nếu không chuẩn bị tốt các tiết học nói thì các tiết học thường rất rời rạc và gây cảm giác mệt mỏi cho người học cũng như người dạy. Nên giáo viên phải chuẩn bị một cách lôgic từ đầu tiết đến cuối tiết và không nên để quá nhiều “thời gian chết”. Bởi như thế sẽ làm cho học sinh phân tâm, cảm thấy chán nản và không hào hứng gì cho việc nói. Ngoài các biện pháp trên, trong suốt quá trình nói tôi luôn nhắc nhỡ HS như sau: * Nói đủ lớn (Speak loudly enough) Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Bởi dù HS nói với một bạn, ba bốn bạn trong nhóm hay cả lớp người thì các em cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe một cách dễ dàng. Tôi rất tâm đắc quan điểm của Swain (1985) “Chúng ta nói để học nói” quả là đúng với cả giáo viên và người học trong dạy và học ngoại ngữ. Nên tốt nhất mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh. Nếu học sinh thực hành thường xuyên hàng ngày trong vòng 3 tháng thì cơ miệng sẽ phát triển phù hợp cho việc nói ngôn ngữ các em cần luyện. Có thể 7 khuyên HS ghi âm giọng nói của mình và nghe lại những từ mình phát âm sai và sửa lỗi * Nói thật chậm (Always speak slowly) Bởi vì hầu hết HS đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Nên khuyên học sinh cố gắng nói thật chậm và chính xác. Nếu như HS nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của các em sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của HS sẽ nặng và khó hiểu hơn, đặc biệt là giọng ở quê mình, điều này cũng dễ hiểu bởi vì HS ta sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. * Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) Như đã được đề cập ở trên, luyện nói Tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, khuyên học sinh nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào đặc biệt là âm những âm cuối của từ như “s/es”, “ed”, “t”, “p”, v.v… * Nên sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản (Using simple structures) Bởi khi nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Nên hãy sử dụng cấu trúc và mẫu câu đơn giản triệt để để thuận tiện cho việc giao tiếp. * Suy nghĩ bằng tiếng Anh, không nên dịch từ tiếng Việt (Thinking in English) Một trong những sai lầm nghiêm trọng là HS có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi một HS muốn xin lỗi muốn nói sự hối tiếc khi mình đã làm gì đó đối với bạn, em sẽ nghĩ trong đầu: “Mình rất hối hận về điều đó và mình xin lỗi bạn”. Sau đó HS dịch câu đó sang tiếng Anh. Em sẽ gặp vấn đề vì nếu dịch ra nghe rất tiếng Việt mà có thể em đã biết hết tất cả những từ đơn lẻ để ghép lại câu, và như thế nghe rất Việt hóa. Nếu HS nghĩ bằng tiếng Anh, em sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry about that!” / “Terribly sorry!”/ Sorry, I won’t do that again”. Nếu nói được như thế, tôi nghĩ bạn HS kia chắc chắn sẽ đáp lại ngay “You’re welcome!”. 8 * Phải tự tin về khả năng Tiếng Anh của mình Có HS không nói gì, thiếu tự tin trong suốt giờ học nói. Đây là vấn đề thường xảy ra đối với một bộ phận không nhỏ HS trong giờ học tiếng Anh. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là giáo viên phải tìm ra gốc rễ của vấn đề và bắt đầu từ đó. Nếu vấn đề đó là do văn hóa, chẳng hạn như từ trước tới nay HS ta nói chung thường không có thói quen tự do trao đổi trong lớp học hay còn e thẹn khi nói trước lớp học. Một cách để phá vỡ hàng rào văn hóa này là giáo viên phải tạo ra một thói quen cho riêng lớp học của mình - nơi mà việc nói tiếng Anh trong lớp học trở thành chuyện thường ngày, thậm chí là bắt buộc lên lớp. Để làm được điều này thì cần phải làm cho lớp học tiếng Anh khác với các lớp học khác bằng cách sắp xếp bàn ghế theo một kiểu khác hay trang trí tường bằng những hình ảnh mang đậm ngôn ngữ và văn hóa Anh. Đây là một vấn đề nan giải đối với chúng ta vì đa số HS chúng ta học tất cả các môn trong một phòng, thậm chí hai lớp chung một phòng. Ngay từ buổi đầu tiên giáo viên phải dạy cho HS ngôn ngữ trong lớp học của mình từ những hoạt động đơn giản nhất, duy trì thói quen đó, khuyến khích HS đặt câu hỏi và nêu vấn đề bằng tiếng Anh. Việc giáo viên đưa ra những phản ứng, những lời nhận xét tích cực cũng góp phần khích lệ những HS thiếu tự tin nói nhiều hơn. 2.2.5 Các bước cụ thể cho phần dạy nói + Trước khi nói (Before speaking). Chúng ta có thể sử dụng các hoạt động như: - Matching - Pre-teach vocabulary - Open prediction: (Hoạt động tiên đoán tự do) - Ordering : (Sắp xếp thứ trật tự ý câu, hoặc tranh ảnh…) - Answer the guiding questions (pre- question) - Games + Trong khi nói (while speaking). Chúng ta có thể sử dụng: - Giving opinions - Discussing - Ask and answer (pairwork) - Matching + Sau khi nói (After speaking): Chúng ta có thể sử dụng: - Interviewing - Recall/ retell the story or dialoguge. 9 - Role play/ taking a survey - Discuss the main idea. - Summerising the main points - Card 2.2.6. Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói Để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong từng đơn vị bài học tôi đã vận dụng một số kỹ thuật sau: * Discussion: Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại. * Free Role play: Đóng vai theo tình huống gợi ý, hoặc tình huống có thật trong lớp. Học sinh làm việc trong cặp hoặc nhóm theo vai trò hay nhân vật mà các em được giao. * Comparision: So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài học với thực tế cuộc sống. * Expressing feelings and opinions: Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại. * Imagination: Tưởng tượng bản thân học sinh là nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét. * Brainstorm: Học sinh làm việc theo từng nhóm. Mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại ý kiến của nhóm sau đó viết lên poster. Dán các poster lên bảng. Các nhóm so sánh kết quả và bổ sung những thông tin mà nhóm mình chưa có. * Mapped Dialogue: Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình minh họa lên bảng hoặc tranh gợi ý. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nói theo cặp. Giáo viên gọi một số cặp học sinh để kiểm tra. Với những lớp yếu giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em bằng cách gọi những cặp học sinh khá của lớp làm trước. * Survey: Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng rồi yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi một em trả lời và đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú thông tin về bạn mình. Sau khi phỏng vấn xong giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin mà em đã 10 biết về bạn mình hoặc yêu cầu các em viết thành câu vào vở hoặc có thể yêu cầu các em viết ở nhà như một bài tập về nhà. * Retelling: Giáo viên sử dụng hoạt động này để giúp học sinh kể lại câu chuyện hay bài hội thoại mà các em đã được học dựa vào tranh hoặc từ gợi ý. * Arrange the events in order: Giáo viên chuẩn bị các câu theo nội dung của bài học nhưng không đúng với trật tự trong bài. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm sắp xếp lại câu chuyện. Đại diện của nhóm hoặc cặp học sinh kể lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp. * Interviews: Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp. Những ví dụ minh họa Theo tôi, trước, trong và sau các tiết học ở các kiểu bài, GV có thể dạy nói và tổ chức cho HS luyện nói áp dụng các techniques trên, và sau đó tạo điều kiện cho HS, đặc biệt là HS khá, giỏi luyện nói theo chủ đề. Sau đây là những ví dụ minh họa của tôi: Tiếng Anh 6 - Unit 1 – My new school 11 12 Sau khi dạy xong phần Reading của Unit 1 Lesson 5 Skill 1, GV yêu cầu HS luyện nói (Hoạt động nhóm). Đại diện nhóm trình bày để nói về ngôi trường nào mình thích học nhất ? Tại sao ? Dựa vào bảng mà nhóm đã hoàn thành. (HS có thể sử dụng phần gợi ý ở mỗi trường - Background of the schools). Discussion. Speaking Ex4: Which school would you like to go. Name of school Reasons you like it Reasons you don’t like it Background of the schools. - PLC Sydney: an international school for girls from kindergatern to year 12 in Sydney, Australia. - An Lac Lower Secondery School: a small school in a mountainous region in Son Dong Dist, Bac Giang Province. - Vinabrita School: an international school for Ss from year 1 to year 12 in Ha Noi. HS các nhóm khác lắng nghe và chất vấn thêm về ngôi trường mà bạn đang nói . Sau phần Discussion, tôi yêu cầu HS miêu tả lại ngôi trường của mình trước lớp “Talk about your school”.  Yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, GV chốt ưu điểm, hạn chế. Nếu HS chưa làm tốt phần này, GV có thể cho HS thời gian về nhà chuẩn bị thêm cho bài nói nếu cần thiết để đầu tiết sau trình bày, thậm chí phần này sẽ được luyện thêm vào các buổi học ngoại khóa. 13 Tiếng Anh 8 - Unit 11: Traveling around Viet Nam Sau khi dạy Lesson 5 của Unit 11 - Write, với bài viết đã được hoàn thành theo thứ tự logic của bài, GV yêu cầu HS thực hiện bài nói theo Picture story mà nhất thiết không được xem lại bài viết -> Yêu cầu học sinh quan sát và kể lại nội dung chính của các tranh (Retelling). Nếu HS quên một số ý, GV có thể nhắc các từ chìa khóa cho các em để các em nói trôi chảy hơn. Để mở rộng thêm dạng bài này, sau phần Picture story, tôi đã cho HS luyện nói thêm với topic “Talk about your unforgettable day”. GV có thể gợi ý thêm cho HS: When?/ Where?/ What happen first, next, finally? With whom?/ How unforgettable? / What lesson you had?, … Tiếng Anh 9 - Unit 1 : A VISIT FROM A PEN PAL Tôi đã thiết kế 6 hoạt động khác nhau áp dụng cho đối tượng Giỏi, Khá, Trung bình, mỗi lớp được thực hành một trong những hoạt động dưới đây: 1. Sử dụng hoạt động sắp xếp lại nội dung câu chuyện theo trật tự đúng. (Arrange the events in order) + Put these sentences in the correct order. 1. Lan took her to Hoan Kiem Lake 2. They visited the mosque on Hang Luoc street. 3. Maryam and Lan have been pen pals for over two years. 14 4. They visited Ho Chi Minh's Mausoleum, the History Museum and so on . 5. Maryam came to Hanoi last week. 6. Maryam invited Lan to Kuala Lumpur. * Keys: 3- 5- 1- 4- 2-6. 2 . Sử dụng hoạt động kể lại nội dung bài học: retelling. Tôi sử dụng một số bức tranh thể hiện được nội dung chính của bài học và yêu cầu học sinh kể lại. Với những lớp yếu hơn tôi cho học sinh xem tranh và một số từ gợi ý để học sinh kể lại được dễ dàng hơn. + Base on the cues and the given pictures to retell Maryam's first visit to Hanoi. Lan and Maryam/ pen pals/ 2 years.// This/ first time/ Maryam/ visit/ Hanoi.// The first day / Hanoi / Lan / take/ Hoan Kiem Lake.// the next few days/they/ visit/ Ho Chi Minh's Mausoleum/ History Museum/ Temple of Literature.//Maryam /impressed/ the beauty / city/ friendliness/ people.// She wishes / longer vacation / Hanoi.// She /also/ want/ invite /Lan/ Kuala Lumpur. *Suggested answer: Lan and Maryam have been pen pals for over two years. This is the first time Maryam has visited Ha Noi. Lan took her to Hoan Kiem Lake. Over the next few days, they visited Ho Chi Minh's Mausoleum, the History Museum, and the Temple of Literature. Maryam was really impressed by the beauty of the city and by the friendliness of its people. She wishes she had a longer vacation in Hanoi. She also wanted to invite Lan to Kuala Lumpur. 3. Imagination: 15 Tôi cũng đã sử dụng những tranh ảnh nổi tiếng liên quan đến địa phương và cho tình huống giả sử như bạn qua thư của em đến thăm Tiền Giang thì em sẽ đưa bạn của em tham quan những nơi nổi tiếng nào? Tôi gợi ý cho các em những từ có liên quan đến cảnh đẹp ở Tiền Giang để giúp các em nói tốt hơn như: Thoi Son tourism, vestige of Rach Gam - Xoai Mut , Vinh Trang pagoda, Vinh Kim fruit market, Dong Tam snake farm… - Imagine your pen pal is coming to stay with you in Tiền Giang for a week. Where should you take your pen pal to and what activities should you do? 4 . Interview. - Giáo viên đưa ra một vài câu hỏi gợi ý và gợi ý câu trả lời. Yêu cầu học sinh phỏng vấn lẫn nhau. Giáo viên có thể cho học sinh từ hoặc tranh gợi ý về những nơi nổi tiếng ở địa phương nơi các em ở để các làm tốt hơn cuộc phỏng vấn với bạn mình. + Now use these questions to interview your friends: a/ Do you have any pen pals? if yes, how long have you been pen pals? ( 2/ 3 years) b/ Did he / she visit you? ( Yes) c/ Where did you take him / her to? d/ What activities did you do during the visit? e/ Was she/ he impressed by the beauty of the town? How about the people? ..... - Nếu học sinh ở trình độ khá hơn, có thể tự đặt các câu hỏi để phỏng vấn lẫn nhau mà giáo viên không cần đưa câu hỏi gợi ý. 16 - Tôi gọi một số cặp học sinh làm mẫu trước lớp. Sau đó tôi yêu cầu các em phỏng vấn bạn kế bên (work in pairs) 5 . Chain game. Giáo viên cho học sinh một vài từ gợi ý về bài học. Yêu cầu các em làm theo nhóm trong vài phút. Trong lúc học sinh làm nhóm giáo viên đi quanh các nhóm để kiểm tra. Gọi một hoặc hai nhóm để nói trước lớp. 1. Maryam/Lan/ been/ pen pals/ 2years. 2. Maryam / visit Lan / Hanoi/ last week. 3. Lan/ take/ her/ Hoan Kiem Lake/ Temple of Literature/Ho Chi Minh's Mausolem/ mosque/ so on. 4. Maryam/ impressed/ beauty/city/ friendliness/its people. 5. Maryam/ wish/ have/ longer vacation / Hanoi. Teacher: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Student 1: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Maryam visited Lan in Hanoi last week. Student 2: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Maryam visitedLan in Hanoi last week. Lan took her to Hoan Kiem Lake, the Temple of Literature, Ho Chi Minh's Mausoleum, the mosque and so on. Student 3: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Maryam visited Lan in Hanoi last week. Lan took her to Hoan Kiem Lake, the Temple of Literature, Ho Chi Minh's Mausoleum, the mosque and so on. Maryam was really impressed by the beauty of the city and the friendliness of its people. Student 4: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Maryam visited Lan in Hanoi last week. Lan took her to Hoan Kiem Lake, the Temple of Literature, Ho Chi Minh's Mausoleum, the mosque and so on. Maryam was really impressed by the beauty of the city and the friendliness of its people. 17 Student 5: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Maryam visited Lan in Hanoi last week. Lan took her to Hoan Kiem Lake, the Temple of Literature, Ho Chi Minh's Mausoleum, the mosque and so on. Maryam was really impressed by the beauty of the city and the friendliness of its people. Maryam wishes she had a longer vacation in Ha noi. 6. Noughts and crosses. - Giáo viên chuẩn bị ô vuông sau với các từ trong bài học. impressed mosque Wishes penpals correspond visit keep in touch modern used to - Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại. - Giáo viên làm một câu mẫu với học sinh sử dụng một từ bất kỳ trong các ô. Maryam was really impressed by the beauty of Hanoi. - Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là " noughts" và một nhóm là " crosses" (X) - Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X). Ví dụ: Nhóm " Noughts" chọn từ " impressed' nếu một học sinh trong nhóm đặt câu : "Maryam was really impressed by the beauty of the city/ Ha noi " nhóm sẽ được một (O). Nhóm " crosses" chọn từ "used to" . Nếu một học sinh trong nhóm đặt câu: " Lan used to walk past the mosque (on Hang Luoc street/ on her way to primary school)" nhóm sẽ được một (X). O X 18 - Nhóm nào có ba "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng. Possible answers: Mosque: Maryam wanted to visit the mosque. Wishes: Maryam wishes she had a long vacation in Ha Noi/ Viet nam. Pen pals: Maryam and Lan have been pen pals for over two years. Correspond: They correspond at least once every two weeks. Visit: They visited Hoan Kiem Lake/ the Temple of Literature..... Keep in touch: They will keep in touch. Modern: Ha Noi is a (busy) modern city. Tiếng Anh 9 - Unit 2 : CLOTHING 1. Description. - Use your own words to describe the ao dai. ( có thể dùng tranh hoặc chiếc áo dài thật của giáo viên đang mặc để mô tả.) 2 . Discussion. - Work in groups of four and discuss about these questions. 1/ What have you known about the ao dai? 2/ Do you think Vietnamese woman should wear the ao dai at work? Why? ( Why not?) 3/ Tell the group what fashion designers have done to modernize the ao dai? 19 *Suggested answers: 1/ The ao dai is the traditional dress of Vietnamese women. It consists of a long silk tunic that is slit on the sides and worn over loose pants. Traditionally, both men and women wore it but nowadays, it is usually worn by women, especially on special occasions... 2/ Yes, I think they should wear the ao dai at work because the ao dai encourages Vietnamese women to feel proud of the traditions and customs of the country... 3/ They have printed lines of poetry on it or have added symbols such as suns, stars, crosses to the ao dai. 3. Report. Tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 hoặc 5 em và tường thuật lại những gì em biết về chiếc áo dài cho nhóm của mình nghe. Giáo viên có thể cho các em trước một vài từ gợi ý để các em có thể làm hoạt động này hiệu quả hơn. - Work in groups of four or five to report what you have known about the ao dai. You can use the following given words: + Ao dai/ traditional dress/ women. + It/ consist/ long silk tunic/slit/ sides/ worn/ loose pants. + Traditionally/ it/ be/ frequently/worn/ men and women. + Nowadays/ usually/ wear /it. + Now/ fashion designers/ have modernized/ ao dai/ so/ look/ modern/ fashionable.// 4. Situation. - Tôi đưa cho lớp một tình huống gợi ý và yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống. Situation: A foreigner wants to know something about the ao dai, the traditional dress of Vietnamese women. The foreigner: I want/ know more / the ao dai,/ the traditional dress / Vietnamese women//. you/ help /me? You: Sure. The ao dai/ consist/ long silk tunic/ that/ slit/ sides/ worn/ loose pants//. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan