Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển đội ngũ giáo viên tại trường mầm non...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tại trường mầm non

.PDF
31
1
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG MẦM NON TUỔI THƠ 7 QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC: 2021 - 2022 Người thực hiện: Lê Thị Nguyệt Hằng Lớp: Bồi dưỡng quản lý Mầm non, Phổ thông K27 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tuổi Thơ 7 Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021 2 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 3 1.1. Lý do pháp lý ................................................................................................... 3 1.2. Lý do về lý luận ............................................................................................... 4 1.3. Lý do thực tiễn................................................................................................. 5 2. Phân tích tình hình thực tế Quản lý nhân sự tại Trƣờng Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................................ 6 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. ...................................................................................................................... 6 2.2. Thực trạng ....................................................................................................... 7 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. ...................................... 10 2.4. Kinh nghiệm thực tế mà đơn vị đã làm ........................................................ 13 3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công tác quản lý nhân sự tại Trƣờng Mầm non Tuổi Thơ 7 ........................................................... 17 4. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 28 3 TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƢỜNG MẦM NON TUỔI THƠ 7 QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2021 - 2022 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý Quyết định 09/2005/QĐ-TT ngày 11/01/2005 của Thủ Tướng về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết 05/2005 NQ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục Điều 16 của Văn bản hợp nhất 04/2015/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định Điều lệ Trường Mầm non (Mục 4; Khoảng a, b, c) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành qui định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục Mầm non. Như vậy, để công tác quản lý nhân sự ở trường được phát triển và chặt chẽ, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Vì thế, thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự trong Nhà trường là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc và có ảnh hưởng rất tích cực đến chất lượng hoạt động chung của Nhà trường. 4 1.2. Lý do về lý luận Quản trị nhân sự là hệ thống những phương pháp nhằm quản trị có hiệu quả nhất về lượng và chất nguồn nhân lực của tổ chức, bảo đảm lợi ích và sự phát triển toàn diện cho người lao động và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường. Quản trị nhân sự là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan với con người cụ thể với những hoàn cảnh và nguyện vọng, sở thích, cảm xúc và văn hóa riêng biệt, đa dạng. Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một công việc nào đó. Quản trị nhân sự là nghệ thuật lựa chọn những nhân viên mới và sử dụng nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể. Nghiên cứu quản lý nhân sự giúp các nhà quản lý nắm được cách giao tiếp có hiệu quả với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung với cấp dưới, nhạy cảm hơn, biết đánh giá cấp dưới một cách tốt nhất, biết cách lôi cuốn cấp dưới say mê với công việc… và tránh được những sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, tạo được bầu không khí tốt đẹp trong tập thể, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả của nhà trường, phấn đấu vì mục tiêu chung của nhà trường. Có 3 quan điểm về quản lý nhân sự: thuyết X, thuyết Y, thuyết Z là những tư tưởng, quan điểm về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó, các tổ chức có biện pháp, chính sách về quản lý nhân sự, những biện pháp, phương pháp quản lý này có tác dụng lớn tới hiệu quả, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động. Triết lý về nhân sự của ba quan điểm trên đây không thể vận dụng một cách máy móc. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi đơn vị mà có sự chọn lọc phù hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tính nhạy cảm của mỗi nhà quản lý Quản lý nhân sự là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong Nhà trường. Quản lý các nguồn lực khác sẽ không hiệu quả nếu nhà trường không quản lý tốt nguồn nhân lực. Vì vậy các nhà quản lý, Hiệu trưởng cần phải nắm vững và thực hiện tốt các chức năng, trách nhiệm cơ bản của người quản lý nhân sự. Mặt khác, 5 người làm công tác quản lý nhân sự cần phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với công việc này. 1.3. Lý do thực tiễn Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phát triển bậc học mầm non, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất trường lớp, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên. Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của bậc học Mầm non. Nhờ vậy mà hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Mầm non đều đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý Nhà nước, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn (cao đẳng, đại học). Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đó là: Đa số cán bộ quản lý các trường mầm non chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non không phải là dạy trẻ thơ đọc chữ, học kiến thức khoa học; đây là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Thông qua sự chăm sóc ân cần, đúng phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm – sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn cho trẻ. Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: Chủ trương, chính sách vĩ mô, sự vận dụng và thực hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực của những người công tác quản lý, cán bộ giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội. 6 Sau khi được tham gia lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non tôi nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác quản lý nhân sự nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý nhân sự tại trường Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021 – 2022” là đề tài nghiên cứu. 2. Phân tích tình hình thực tế Quản lý nhân sự tại Trƣờng Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Trường Mầm non Tuổi Thơ 7, tọa lạc tại 125 Trương Định Phường 7 - Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 01 điểm. Thành lập từ năm 1979, là trường mẫu giáo thuộc trung tâm Caritas; được quốc lập hóa theo quyết định số 1559/QĐUBND ngày 08 tháng 9 năm 1979 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với tên Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ 12; Đến năm học 1990-1991 hoạt động theo mô hình tự cân đối thu chi, vào tháng 10 năm 2001 có quyết định của Ủy ban nhân dân Quận 3 chuyển thành Trường Mầm non Bán công Tuổi Thơ 7; sau đó ngày 20 tháng 7 năm 2006 Ủy ban nhân dân Quận 3 ký quyết định số 94/QĐ-UBND chuyển đổi tên thành Trường Mầm non Tuổi Thơ 7, là đơn vị công lập tự chủ một phần tài chính và hiện nay là đơn vị công lập hoàn toàn. Trường được xây mới và đưa vào sử dụng tháng 8 năm 2000, trên khuôn viên 2642,8m2 với diện tích xây dựng 1150m2, gồm 3 tầng, tổng diện tích sử dụng 5850m2 (4650m2 + 1200m2). Trường được xây dựng đúng quy cách, đến nay gồm có 15 phòng học và 09 phòng chức năng, có sân rộng thoáng mát, hồ bơi, vườn cây. Mỗi nhóm, lớp có nhà vệ sinh riêng, được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác nuôi dưỡng và giáo dục. Hằng năm nhà trường đều có kế hoạch sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nên cơ sở ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Hiện đang nuôi dạy 353 trẻ với 15 nhóm lớp nhà trẻ và mẫu giáo tại thời điểm tháng 9/2021. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 62. 7 Năm 2004, nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng công nhận là trường Mầm non đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 (số quyết định 2548/GD-ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Năm 2015 được công nhận lại theo Quyết định số 4422/QĐ-UB, ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân thành phố Hồ Chí Minh. Năm học 2015-2016 trường đạt tiêu chuẩn giáo dục cấp độ 3, số 547/GCN ngày 12 tháng 8 năm 2016. Năm 2020- 2021 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ hai, kiểm định chất lượng giáo dục mức độ ba. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, nhà trường liên tục đạt các danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng “Cờ thi đua” năm học 2015 - 2016; nhiều năm liền đạt “Công sở văn minh, sạch đẹp, an toàn”, “Đơn vị văn hóa”… Tổ chức Công đoàn đạt “Vững mạnh xuất sắc”, Đoàn thanh niên đạt “Vững mạnh”, Chi bộ đạt “Trong sạch vững mạnh”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được cơ cấu theo quy định Điều lệ trường mầm non, có tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong công tác. 100% giáo viên đạt trên chuẩn trình độ chuyên môn. Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của các trường mầm non nói chung, Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 đã tiếp tục triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.2. Thực trạng Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 có cơ cấu tổ chức đầy đủ theo quy định. Tập thể nhà trường luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, giáo viên yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi, tìm tòi và vận dụng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực của trẻ. Năm học 2021 - 2022, trường có 37 giáo viên trực tiếp giảng dạy. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó 37/37 giáo viên đạt trên chuẩn tỉ lệ 100 %. Hiện đang nuôi dạy 353 trẻ với 15 nhóm lớp nhà trẻ và mẫu giáo tại thời điểm tháng 9/2021. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 62 trong đó có 3 nam và 59 nữ. Trường có Chi bộ Đảng 8 gồm 12 Đảng viên trong đó có 2 cán bộ quản lý, 9 giáo viên và 1 nhân viên, có tổ chức Công đoàn gồm 62 công đoàn viên và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm 7 đoàn viên hoạt động theo điều lệ quy định. Nhân sự nhà trường: Chuyên môn Cán bộ Chính trị Ngoại ngữ Tin học quản lý, giáo viên, nhân Tổng Thạc Đại Cao Cao Trung Sơ sĩ học đẳng cấp cấp cấp 3 0 3 2 1 37 1 35 5 28 số A B C A B C viên CBQL Giáo viên Nhân viên Tổng cộng 1 22 62 1 1 38 1 0 8 3 6 3 30 3 29 9 33 0 6 30 1 2 7 35 Tình hình học sinh: Trường có tổng số 15 nhóm lớp, trong đó có 3 nhóm nhà trẻ với 57 trẻ, 12 lớp mẫu giáo với 296 trẻ Năm học 2021-2022 Tháng tuổi 19-24 tháng Số lớp Số trẻ 1 15 0 9 24-36 tháng 2 42 3 tuổi 4 67 4 tuổi 4 100 5 tuổi 4 129 * Mặt làm được Nhà trường tạo mọi điều kiện cho các tổ được thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong Điều lệ trường mầm non: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn, nghiệp vụ; tự kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, tài sản thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Đã đề xuất lãnh đạo tuyển dụng đội ngũ nhân viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập Tổ chức triển khai, học tập Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 12/07/2012 ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên GDMN, phổ thông, GDTX.  Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.  Sinh hoạt quy chế chuyên môn.  Sinh hoạt Điều lệ Trường Mầm non có 36/36 giáo viên tham gia. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non theo quy định. 10 Bồi dưỡng giáo viên có đủ năng lực, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; tạo điều kiện và khuyến kích GV ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. Bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, tình thương, trách nhiệm của CBQL, GVMN đối với trẻ. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách cho CBQL, GVMN, nhân viên theo quy định của Nhà nước. * Đánh giá chung Đa số cán bộ quản lý các trường mầm non trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 Quận 3 nói riêng được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý từng bước được nâng cao, trình độ và năng lực điều hành quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả công tác luôn hoàn thành tốt. Mặt khác, tuy lịch sử để lại nên trường còn có giáo viên trình độ còn thấp, lớn tuổi nhưng được nhà trường tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. * Điểm mạnh Trường tọa lạc tại vị trí trung tâm có địa thế thuận lợi và diện tích sử dụng theo yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh vị trí thuận lợi về địa lý, Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 còn là một địa chỉ tin cậy khi phụ huynh học sinh quyết định gửi con tại đây. Vì thế trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và CMHS hỗ trợ tích cực với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động; 11 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phát triển bậc học mầm non, ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất trường lớp, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên. Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của bậc học Mầm non. Nhờ vậy mà hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Mầm non đều đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý Nhà nước, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy.Chất lượng đội ngũ luôn được giữ vững, luôn có ý thức trách nhiệm, tinh thần cầu tiến, nhiệt tình; có năng lực sư phạm và kỹ năng trong công tác chuyên môn cũng như các phong trào. 100% giáo viên trình độ trên chuẩn. Bản thân tôi có thâm niên công tác tại trường 12 năm nên có được một số kinh nghiệm về công tác quản lý trong vai trò là Ủy viên ban chấp hành công đoàn. Trường luôn đạt thành tích về chất lượng về hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng năm chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ luôn đạt chỉ tiêu của trên đề ra. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt và vượt kế hoạch giao. * Điểm yếu Công trình trường Mầm non Tuổi Thơ 7 được đưa vào sử dụng đã 20 năm, nay đã xuống cấp một số hạng mục: thấm trần ở nhiều phòng, dột, sàn nền bị sụt lún, tường bị nứt, thiết bị vệ sinh của trẻ đã cũ, các cửa nhôm phòng vệ sinh đa số hư cũ; hệ thống đèn quá cũ, hiện nay sân ra nhà phơi đang có hiện tượng sụt lún một vài chỗ; đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định hư hỏng nặng, hầu như không hoạt động được... nhưng việc sữa chửa chỉ là tạm thời, xử lý khu vực này xong lại bị tiếp tại khu vực khác nên hiện nay nhiều khu vực không còn mang tính đồng bộ (một lớp nhiều màu gạch, màu sơn tường nhiều chỗ không đồng nhất…). 12 Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe: Số lượng trẻ dư cân chưa giảm nhiều. Các biện pháp tuyên truyền để phụ huynh nhận thức rõ tác hại của việc dư cân, béo phì của giáo viên có phần còn hạn chế nên một số gia đình trẻ chưa phối hợp tốt với nhà trường trong thực hiện chế độ ăn hợp lý cho trẻ ở nhà. Số lượng giáo viên trên 40 tuổi chiềm gần 50% nên còn khó khăn tham gia các hoạt động của trường. * Cơ hội Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cũng như sự hỗ trợ, tư vấn thúc đẩy nhiệt tình của các Đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Nội vụ, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Phòng Nội vụ về công tác quản lý nhân sự hành chính trong nhà trường. Từ đó, đã phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhân sự ở đơn vị. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhân sự trong Nhà trường hiện nay rất đa dạng, dễ dàng cho việc tự học, tự nghiên cứu để thực hiện tốt công tác này. Không những thế, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, mạng lưới công nghệ thông tin rộng khắp, nó sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ tốt cho công tác quản lý nhân sự trong nhà trường thông qua các phần mềm quản lý PMIS, sổ theo dõi văn bản điện tử,… * Thách thức Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng hội nhập quốc tế, đòi hỏi mỗi cơ sở giáo dục phải xác định cụ thể các tiêu chí phấn đấu, nhằm đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Trước nền kinh tế tri thức và đặc biệt là sự phát triển của địa phương; đồng thời, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thì thực trạng quản lý văn bản trong nhà trường hiện nay là một điều cản trở, nó đòi hỏi phải có sự đổi mới để thích ứng với sự phát triển của xã hội; trong đó, có công tác quản lý nhân sự trong nhà trường. Ngoài ra, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ như giai đoạn hiện nay, mà việc quản lý nhân sự trong nhà trường luôn đề cao vai trò quản lý, đòi hỏi người lãnh 13 đạo trong nhà trường phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Một trong những cản trở gây khó khăn trong công tác quản lý văn bản hiện nay là nguồn ngân sách của nhà nước còn hạn chế nên việc mua sắm, trang bị các điều kiện cần thiết cho việc quản lý còn nhiều khó khăn. 2.4. Kinh nghiệm thực tế mà đơn vị đã làm Ban giám hiệu đã thực hiện xây dựng kế hoạch của Nhà trường được xây dựng phù hợp sát đúng với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường, của địa phương. Có hệ thống các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể, có sự thống nhất cao giữa các loại kế hoạch trong nhà trường và thực hiện có hiệu quả cao. Lề lối làm việc của Ban Giám hiệu đã được đổi mới và chỉ đạo mọi hoạt động của Nhà trường có nề nếp, khoa học theo tinh thần chỉ đạo của bậc học, của ngành giáo dục. Các phong trào thi đua và các hội thi do Ngành Giáo dục tổ chức Nhà trường đều đạt kết quả tốt như:  Tham gia các hội thi cấp Ngành - Được Sở giáo dục đề nghị Bộ Giáo dục khen hoàn thành tốt chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Giai đoạn 2016-2020  Cấp Thành phố + Tham gia hội thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khuyết tật học hòa nhập do Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: đạt giải nhất năm học 2018 - 2019 + Tham gia Chương trình bình chọn mô hình tiêu biểu về bảo vệ thiên nhiên-môi trường trong học đường (khu vực phía Nam – 2019) G.E.P-2019  Cấp Quận + Đạt giải A trong Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức năm học 2019 – 2020. 14  Cấp trường + Giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 01 giải nhất, 02 giải Nhì, 02 giải ba và 07 giải KK + Giáo viên tham gia Hội thi “Đồ dùng đồ chơi” cấp trường đạt: 4 giải nhất, 4 giải nhì + Hướng dẫn 145 giáo sinh (Đại học sư phạm năm thứ 4; Cao đẳng sư phạm khoa giáo dục đặc biệt) kiến tập, thực tập tại trường trong năm 2020-2021. - Động viên và tạo điều kiện cho CB, GV, NV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ + 01 GV, NV tham gia lớp trung cấp chính trị do Quận tổ chức. + 01 GV học ĐHSP, nâng tổng số 100% GV đạt trình độ đại học + 2 GV học ngoại ngữ B1 - Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm không để xảy ra trường hợp nào bị ngộ độc thức ăn. - Trong năm học không có trẻ nào bị tai nạn, thương tích. - Kết quả trên các mặt công tác – Đảng & Đoàn thể: * Chi bộ Đảng: Chi bộ điển hình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM” năm 2020, quyết định số 04/QĐ-ĐU ngày 19.5.2020 của Đảng ủy phường 7. 02 cá nhân được khen tặng điển hình tiêu biểu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quyết định số 104/QĐ-ĐU ngày 19.5.2020 của Đảng ủy phường 7. Trong năm kết nạp 01 ĐV mới, số ĐV Chi bộ là 12 ĐV. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động có nền nếp và hiệu quả, tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường phát triển vững chắc, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong năm học và những năm tiếp theo. 15 Song song những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý thì đôi lúc quá trình chỉ đạo phân công nhân sự xảy ra khó khăn. Điển hình là tình huống sau: - Khi hiệu trưởng phân công công việc cho các tổ thì tổ Chồi luôn không hoàn thành tốt như các tổ khác, lý do giáo viên lớp 4D không hợp tác với tổ gây ảnh hưởng tới công việc được giao của tổ. Cách xử lý tình huống: a) Thu thập thông tin: - Xác định các nội dung thông tin cần thu thập: + Lứa tuổi giáo viên được phân công phụ trách? (lớp 4-5t) + Xem xét mối quan hệ của hai giáo viên lớp 4D với các giáo viên khác của tổ Chồi + Những lý do hai giáo viên không muốn làm chung với tổ cụ thể là gì? (Không thống nhất được cách làm việc của tổ trưởng, phân chia thực hiện kế hoạch giáo dục cho các lớp không đều, không cùng quan điểm trong cách làm việc với tổ hoặc hiệu trưởng đưa nhiệm vụ được giao không phù hợp) b) Xử lý thông tin và ra quyết định quản lý: Từ các thông tin trên, Hiệu trưởng xem xét xử lý và ra quyết định: “Hiệu Phó chuyên môn tham gia cùng dự họp khi tổ Chồi họp chuyên môn tổ”. c) Lập kế hoạch để thực hiện quyết định: Từ mục tiêu, phương hướng giải quyết tình huống nêu trên Hiệu trưởng tiến hành lập kế hoạch thực hiện quyết định với các nội dung như sau: - Theo điều 35 trong điều lệ trường mầm non thì GV thì GV phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Nhà trường, quyết định của Hiệu Trưởng; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp; - Lắng nghe, chia sẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của 2 giáo viên; - Động viên; 16 - Đề xuất các biện pháp phù hợp với khả năng của cả 2 GV - Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời. d) Tổ chức thực hiện kế hoạch: - Hiệu trưởng giao PHT chuyên môn thực hiện công tác thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ Chồi; - Hiệu trưởng giao Tổ trưởng chuyên môn phối hợp giúp đỡ 2 GV lớp 4B trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của tổ, phân công cụ thể rõ ràng việc được giao. - Chủ tịch công đoàn thường xuyên lắng nghe, động viên, giúp đỡ, tạo cơ hội gắn kết 2 GV trong hoạt động chung của tổ. e) Lãnh, chỉ đạo thực hiện kế hoạch: - Hiệu trưởng cùng với Phó hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch thực hiện năm học phù hợp với khả năng của trẻ. - Hiệu trưởng động viên, nhắc nhở Phó hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn bám sát theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ hai giáo viên khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ Chồi; - Hiệu trưởng cùng tham gia góp ý, cùng dự họp với các giáo viên tổ Chồi có hướng dẫn đông viên 2 GV lớp 4D f) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: - Kiểm tra thường xuyên: Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra Kiểm tra, hỗ trợ, tổ Chồi đồng thời xem xét 2 GV lớp 4D có thực hiện kế hoạch khi tổ trưởng đề ra. - Kiểm tra theo dõi tổ trưởng tổ Chồi đã triển khai thực hiện công tác nhà trường đến tổ có đúng như chỉ đạo và công việc phân công các lớp trong tổ có mang tính công bằng. - Tổ chức thi đua khen thưởng cá nhân - tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Kết quả là qua 1 năm các hoạt động tổ Chồi đạt tốt 17 * Bài học kinh nghiệm: Tùy vào tình huống thực tế: luôn áp dụng phương pháp tâm lý xã hội trước, không thuyết phục được mới sử dụng phương pháp hành chính - tổ chức. +Áp dụng phương pháp tâm lý xã hội: Hiểu được tâm tư, nguyện vọng,khả năng của từng cá nhân để đưa ra biện pháp phù hợp: Lắng nghe, chia sẻ, động viên, khuyến khích, giúp đỡ. +Áp dụng phương pháp hành chính tổ chức: Điều lệ trường Mầm Non, thường xuyên kiểm tra giám sát GV là đối tượng của hoạt động giáo dục - Hiệu trưởng dùng nhân cách của mình tác động lên 2 giáo viên bằng phương diện tinh thần, thái độ, tấm gương, sự cảm hóa, sự thuyết phục - Qúa trình lao động, cần xem xét mối quan hệ của 2 GV thông qua các hoạt động khác như: tham gia phong trào, sinh hoạt tập thề, buổi dã ngoại..để tìm hiểu tính cách, những khón khăn của 2 giáo viên - Thời gian lao động đối với đối tượng trên là hết việc, không hết giờ. Kết quả: sau một năm học cả hai giáo viên đã toàn tâm, toàn ý hoàn thành tốt công tác của tổ. 3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công tác quản lý nhân sự tại Trƣờng Mầm non Tuổi Thơ 7 (Kế hoạch dự kiến từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022) 18 Ngƣời thực Tên công Mục tiêu/kết hiện/phối việc quả cần đạt hợp thực hiện Điều kiện, phƣơng tiện thực hiện thời gian Biện pháp thực Dự kiến khó Dự kiến hƣớng khắc hiện khăn, rủi ro phục Một số thành viên 1. Thành Chuẩn bị nhân Hiệu trưởng Trích từ nguồn kinh Hiệu trưởng ban lập Ban sự thực hiện tốt nhà trường, phí hoạt động của hành Quyết định từ chối không chỉ đạo công tác này, Phó hiệu đơn vị, nhân sự hiện thành lập Ban quản lý thành viên trưởng. có của đơn vị nhân sự trong Ban chỉ Thời gian thực hiện: trong nhà đạo ý thức Tháng 09/2021 trƣờng được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình chỉ đạo tham gia Vận động, thuyết phục 19 2. Xây Xây dựng được Thành viên Các thông tư, nghị Trưởng ban Thông tin dữ liệu Hướng dẫn quy trình và dựng kế kế hoạch quản Ban chỉ đạo định có liên quan (Hiệu trưởng) của giáo viên, yêu cầu của việc lập kế hoạch lý văn bản quy định về việc xây dựng kế không đầy đủ các hoạch quản lý trong nhà quản lý văn bản hoạch; trong đó, nội dung Tham khảo ý kiến từ cấp nhân sự trường cụ thể, Ý kiến đóng góp dưới trong nhà rõ ràng Thời gian thực hiện: xác định rõ mục đích, yêu cầu, Tháng 09/2020 chưa đầy đủ. Thảo luận thống nhất trƣờng phân công công việc, trách nhiệm từng thành viên cụ thể, rõ ràng. Các thành viên còn lại đóng góp ý kiến, hoàn chỉnh kế hoạch trách nhiệm từng thành viên 20 3. Triển Quán triệt trong Hiệu trưởng Triển khai trong Trước khi diễn Một số thành viên Nghiên cứu trước khi khai kế tập thể sư phạm cuộc họp Hội đồng ra cuộc họp, văn có ý kiến chưa cụ triển khai kế hoạch hoạch nhà trường kế sư phạm nhà trường thư photocopy thể, rõ ràng Vận động, thuyết phục quản lý hoạch quản lý nhân sự nhân sự để biết Thời gian thực hiện: cho tất cả cán bộ quản lý, giáo Tháng 03/10/2021 trong nhà và thực hiện viên, nhân viên trƣờng Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo, văn thư thông qua kế hoạch Triển khai thường Tập hợp các văn Một số giáo viên, Nắm vững văn bản chỉ trưởng, xuyên trong các bản có liên quan nhân viên không đạo trường hiểu và Công đoàn cuộc họp Tổ bộ đến công tác quan tâm hoặc Động viên tập thể sư các quy nắm rõ các quy nhà trường môn, họp Hội đồng quản lý văn bản không nghiên cứu phạm nhà trường, đưa định của định của Nhà sư phạm Nhà đóng thành tập kỹ các quy định vào Hội thi giáo viên dạy Nhà nƣớc nước về quản lý trường hoặc gửi file các của pháp luật về giỏi, giáo viên chủ nhiệm Thời gian thực hiện: văn bản này đến các Tổ bộ môn công tác quản lý giỏi, cán bộ thư viện 4. Tuyên Giáo viên, nhân Hiệu truyền, viên trong nhà phổ biến về công tác nhân sự quản lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất