Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội phát triển cộng đồng vấn đề ô nhiễm môi trường (Hỗ trợ tải tài liệu zalo 0587998...

Tài liệu phát triển cộng đồng vấn đề ô nhiễm môi trường (Hỗ trợ tải tài liệu zalo 0587998338)

.DOC
75
98
137

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của người dân cũng ngày một tăng lên, con người ngày càng có nhiều nhu cầu và những tiêu chuẩn cao hơn cho một cuộc sống được đánh giá là đảm bảo đòi hỏi cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, sự phát triển không đồng đều trong nền kinh tế đã tạo nên sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa các vùng nông thôn, miền núi và thành thị. Chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, trước hết là về thu nhập và điều kiện sống. Cũng chính vì lẽ đó phát triển cộng đồng được đánh giá là một trong những hoạt động có khả năng giải quyết được những vấn đề của sự phát triển xã hội và những thách thức mà các cộng đồng gặp phải khá hiệu quả, bởi hơn ai hết nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính người dân - những người trong cuộc vào quá trình cải thiện đời sống cho chính cộng đồng mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của người dân cũng ngày một tăng lên, con người ngày càng có nhiều nhu cầu và những tiêu chuẩn cao hơn cho một cuộc sống được đánh giá là đảm bảo đòi hỏi cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, sự phát triển không đồng đều trong nền kinh tế đã tạo nên sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa các vùng nông thôn, miền núi và thành thị. Chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, trước hết là về thu nhập và điều kiện sống. Cũng chính vì lẽ đó phát triển cộng đồng được đánh giá là một trong những hoạt động có khả năng giải quyết được những vấn đề của sự phát triển xã hội và những thách thức mà các cộng đồng gặp phải khá hiệu quả, bởi hơn ai hết nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính người dân những người trong cuộc vào quá trình cải thiện đời sống cho chính cộng đồng mình. Phát triển cộng đồng là một môn học bổ ích mà qua đó chúng tôi có thể tìm hiểu rõ được cộng đồng các vấn đề cộng đồng đang gặp phải và từ đó có cách giải quyết hợp lý giúp người dân có được cuộc sống tốt đẹp hơn A. Lý do chọn đề tài Môi tường trong sạch là nơi ai cũng mong muốn . Ở những nơi đông dân cư có rất nhiều rác thải được thải ra hằng ngày vậy nên chúng ta cần phải có những biện pháp xử lý rác thải để có một môi trường trong sạch. Tuy nhiên ở thôn Chiến Thắng xã Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa với dân cư đông đúc nhưng cơ sơ hạ tầng đang còn kém nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng ô nhiêm môi trường là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó ô nhiễm môi trường cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả. Do vậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất vàcó thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Trong thời gian về thực tập tại thôn Chiến Thắng nhóm chúng tôi đã nhận thấy đây là một vấn đề đang hết sức cấp bách cần phải giải quyết cho nên nhóm chúng tôi là người nhân viên công tác xã hội cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu cộng đồng dân cư để lập kế hoạch giúp cộng đồng dân cư đó thoát khỏi khó khăn B. BÁO CÁO THỰC HÀNH I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN THỰC HÀNH 1. Các công cụ thực hiện và cách thức triển khai các công cụ trong thâm nhập cộng đồng 1.1 Các công cụ thực hiện a. Bản đồ xã hội Bản đồ xã hội là công cụ mấu chốt trong PRA và có thể có được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống nông thôn như : các vấn đề xã hội , nguồn lực, sức khỏe , giáo dục, kinh tế, sản xuất….Vẽ bản đồ cho phép đối tượng nghiên cứu thể hiện các kiến thức của mình một cách rõ ràng nhất về các lĩnh vực có liên quan đến cộng đồng. Bản đồ là tài liệu quan trọng và là cơ sở thảo luận trong hội nghị toàn thôn. Qua bản đồ địa hình của các cơ sở có thể xác định được những vấn đề cụ thể liên quan đến việc chiếm hữu , quyền sử dụng đất đai b. Sơ lược dòng lịch sử Sơ lược dòng lịch sử là một công cụ của PRA được dung để tìm hiểu chung về cộng đồng. Thông qua công cụ này người dân nhận ra những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực từ đó có thể đề ra những giải pháp trong tương lai phù hợp với địa phương mình c. Sơ đồ Ven Biểu đồ Ven là một công cụ để minh họa các mối quan hệ và ảnh hưởng tương đối của các tổ chức đoàn thể cá nhân có liên quan đến một khu vực hoặc một dự án d. Kĩ thuật quan sát Quan sát là một hoạt động nhằm mô tả chính xác thực trạng mà chúng ta hiểu. Quan sát là một hình thức thu thập thông tin, nhằm kiểm tra chéo các kết quả đã tìm được. Từ việc quan sát trực tiếp hiện trạng cộng đồng, thành viên nhóm PRA( quan sát viên) sẽ phỏng vấn them để hiểu rõ tình hình và cách nhận định của người dân( người được quan sát ) trong cộng đồng e. Lịch thời vụ: Chúng tôi sử dụng lịch thời vụ để có thể xác định được thuận lợi khó khăn của địa phương theo thừng tháng và những hoạt động của địa phương để từ đó chúng tôi có thể lên kế hoạch được tốt nhất giúp người dân f. Bảng so sánh cặp đôi Sử dụng bảng so sánh cặp đôi để giúp cho người dân có thể chọn ra được vấn đề ưu tiên và lựa chọn vấn đề quan trọng nhất từ đó xác định được vấn đề của cộng đồng và lập kế hoạch giải quyết g. Cây vấn đề, cây mục tiêu Qua cây vấn đề và cây mục tiêu chúng ta có thể thấy được nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải từ đó có cách giải quyết cho phù hợp 1.2 Cách thức triển khai Trong quá trình thâm nhập cộng đồng chúng tôi đã sử dụng bản đồ xã hội để vẽ bản đồ của thôn từ đó chúng tôi nắm rõ được địa bàn mình thực hành. Mọi người đi khảo sát địa bàn thực hành và có sự góp ý của trưởng thôn chúng tôi xác định được những điểm quan trọng trong thôn để vẽ được bản đồ xã hội. Thu thập thông tin để xác định sơ lược cộng đồng. Các thành viên trong nhóm đi thâm nhập cộng đồng và thu thập thông tin từ đó sử dụng các công cụ thực hiện vẽ được cây vấn đề, cây mục tiêu. Phỏng vấn để cho người dân so sánh cặp đôi 2. Giới thiệu sơ lược về cộng đồng 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế- xã hội của Xã Quảng Tâm – Thành Phố Thanh Hóa + Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Quang Tâm là xã nằm phía đông của Thành phố Thanh Hóa cách Thành phố 09 km có diện tích tự nhiên là 608,65 ha với tổng dân số là 9619 người bình quân diện tích đầu người là 500 m2, thu nhập bình quân đầu người là 29,4 triệu đồng / người / năm, tốc độ tăng trưởng 17,76% năm, tỷ lệ hộ nghèo là 2,85 %. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. + Vị Trí địa lý. Quảng Tâm là xã giáp với Sầm Sơn, cách trung tâm kinh tế tỉnh Thanh Hóa huyện 9 km về phía Đông nam. Cụ thể là:  Phía đông giáp xã Quảng Thọ, thị xã Sầm Sơn.  Phía nam giáp các xã Quảng Thọ, thị xã Sầm Sơn và Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.  Phía tây giáp các xã Quảng Cát và Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa. Phía bắc giáp xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa.  Hình dáng của xã theo hình gần vuông. Địa hình nghiêng về phía Đông Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển ước tính khoảng từ 1,5 đến 2m. +: Điều kiện tự nhiên a.: Địa hình địa mạo Quảng Tâm là xã đồng bằng nên có địa hình tương đối bằng phẳng và có địa thế tốt có đường quốc lộ 47 chạy qua b. : Khí hậu Khí hậu của xã Quảng Tâm mang đặc trưng của vùng khí hậu vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Xã Quảng Tâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều được chia ra làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. * Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình năm 22,90C. - Nhiệt độ cao trung bình các tháng từ 280C đến 380C. - Nhiệt độ trung bình thấp các tháng từ 120C đến 240C - Biên độ nhiệt trong năm là 120C đến 130C. * Lượng mưa - Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm - Số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập tung từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Mùa mưa thường gây sói mòn và sạt lở đất. Dưới đây là biểu đồ Lượng mưa thể hiện theo mùa : Tháng 1 2 3 4 Lượng mưa 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 Qua biểu đồ này cho ta thấy lượng mưa tập trung vào tháng 7 đến tháng 9. Lượng mưa nhiều nhất là vào tháng 7. * Độ ẩm không khí Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao, tọa độ địa lí càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm. - Độ ẩm trung bình năm trong phạm vi 83 – 85% - Độ ẩm cao nhất là 95% vào tháng 3 - Độ ẩm thấp nhất là 75% vào tháng 7 * Hướng gió Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa đông bắc và ( vào mùa đông ) và gió mùa tây nam ( vào mùa hè ). Tốc độ gió mạnh từ 1,8-2,2 m/s. - Do nắm trong vùng đồng bằng ven biển, xã Quảng Tâm – tp Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió: Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt. Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác. Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ * Bão : bình quân mỗi năm có 1 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng, có năm có đến 2-3 cơn bão, bão vào thường kèm theo mưa lớn, gây lên lũ lụt, lũ quét, sát lở đất…. 2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội. + Dân số. Tổng dân số của xã trên khoảng 9 619 dân + Cơ sở hạ tầng.  Hệ thống giao thông: + Đường tỉnh lộ: Qua địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 47 chạy qua ,chất lượng mặt đường đạt yêu cầu là tuyến đường quan trọng nói liền Thành Phố Thanh Hóa và Sầm Sơn + Đường liên thôn, liên xóm: Đường liên thôn, liên xóm rộng trung bình 2-3 m liên thôn: 2-3m, liên xóm là đường bê tông hóa Nhìn chung các tuyến đường liên thôn, liên xóm chủ yếu là đường bê tông hóa. + Giao thông nội đồng: Các tuyến đường giao thông nội đồng một số đã được bê tông hóa. Trong thời gian tới cần đầu tư kinh phí để nâng cấp các tuyến giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn.  Thủy lợi: Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong xã chủ yếu là nguồn nước từ sông Chu, các kênh,… Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa và hoa màu.  Nước: - Hệ thống cấp nước: + Hiện tại các hộ dân chủ yếu lấy nước từ giếng khoan, giếng khơi, và sử dụng nguồn nước máy, tại nhà để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. + Đánh giá: Đây là nguồn nước tự nhiên, và có nguồn nước sạch hợp vệ sinh do nhà máy nước thành phố cung cấp theo quy định - Hệ thống thoát nước: + Hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ các điểm dân cư một phần thẩm thấu vào đất, một phần chảy ra kênh, sông và hệ thống sông mương tiêu.  Xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: + Hiện tại đã có khu xử lý rác tập trung của xã. + Cần tiến hành xây dựng mở rộng các bãi rác ở các thôn.  Điện dân dụng Hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư phát triển.  Nhà ở: Nhà ở của dân được bố trí quần tụ thành từng khu liên hệ với nhau bằng hệ thống đường thôn. Kiến trúc nhà ở đa số là nhà bằng, nhà cấp 4 do dân tự thiết kế xây dựng cho phù hợp với địa hình và phát triển kinh tế.  Các công trình công cộng: + Trụ sở UBND: Hội trường xã đã được xây mới đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của cán bộ và nhân dân trong xã. + Nhà văn hóa xã: Hiện đã có nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới. + Sân vận động xã: Đã có sân vận động xã. + Trạm y tế xã: Được bố trí nằm trong xã với diện tích khuôn viên phù hợp. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân không ngừng được nâng lên đảm bảo đúng tiêu chuẩn, lực lượng cán bộ y tế ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Thực hiện 10 tiêu chí mới quốc gia về y tế giai đoạn 2012 đến năm 2020. Công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế được quan tâm, tập trung xây dựng. Tham gia truyền thông các chương trình y tế quốc gia qua các hội nghị thôn. + Điểm bưu điện văn hóa xã: Được bố trí trên khuôn viên rộng rãi. Là công trình kiên cố, mái bê tông cốt thép. + Trường mầm non: Cả xã có một trường mầm non ngoài ra còn có các khu nhà mầm non tư nhân nhìn chung các khu mầm non đã đạt chuẩn theo quy định. + Trường tiểu học, cơ sở: Hiện tại xã Quảng Tâm có 1 trường tiểu học, 1 trường cấp 2 được xây dựng kiên cố có diện tích đạt chuẩn. + Chợ xã Quảng Tâm : Hiện xã đã có chợ + Khu tập kết rác thải: Hiện tại xã đã có bãi tập kết rác thải. + Nghĩa trang nhân dân: Xã đã có khu nghĩa trang chung. 2.1.3 . Các loại hình kinh tế.  Về kinh tế - Thu nhập bình quân đầu người: 3.000.000-4.000.000 đồng/người - Thu nhập ngoài: 80%  Sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt. Trồng trọt ở xã Quảng Tâm hiện nay vẫn là một ngành kinh tế chiếm tỷ trọng trung bình trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên còn phát triển chậm. + Trồng trọt: Năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt nhờ việc áp dụng tốt khoa học kĩ thuật trong sản xuất và các biện pháp thâm canh tăng vụ… + Về cơ cấu mùa vụ: Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp được sản xuất 2 vụ lúa, hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu. - Chăn nuôi. Bên cạnh sản xuất trồng trọt, sản xuất chăn nuôi của xã Quảng Tâm giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc phòng chống dịch bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tai xanh được kịp thời ngăn chặn hiệu quả. + Chăn nuôi gia súc: Chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã Quảng Tâm hiện nay khá đa dạng và phong phú. Nhân dân trong xã đã tận dụng được thế mạnh riêng của điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi nhiều loại gia súc có giá trị kinh tế cao như: Bò, lợn… Ngành chăn nuôi của xã Quản Tâm đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu ngành nông ngiệp. - Lâm nghiệp: Không có diện tích đất lâm nghiệp. - Dịch vụ thương mại. Phát triển dịch vụ: Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Đảng ủy, UBND xã quảng tâm đã vận động các hộ kinh doanh trong xã đóng góp đầu tư nâng cấp chợ Môi với giá trị hơn 4 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề dịch vụ - thương mại cho gần 400 hộ kinh doanh buôn bán trong toàn xã, trong đó có 43 hộ của thôn chiến thắng tập chung kinh doanh buôn bán có thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng trên tháng, trong đó có nhũng hộ gia đình kinh doanh lớn mức thu nhập từ 15 – 30 triệu đồng / người / tháng. Các ngành dịch vụ trên địa bàn xã tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân. Hoạt động thương mại trên địa bàn xã duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Các loại hàng hóa và mặt hàng thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân. Các mặt hàng chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng, như hàng thủy hải sản. Kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách diễn ra đều đặn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong toàn xã. Trong xã có rất nhiều công ty như công ty đá, công ty sản xuất bột cá, ngoài ra còn co công ty may và một số xưởng may hộ gia đình... Xã Quảng Tâm nằm ngay cạnh đường quốc lộ nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nên người dân nơi đây có thể phát triển kinh doanh buôn bán Hệ thống Bưu chính viễn thông duy trì tốc độ phát triển nhanh. Hiện nay trên trên địa bàn xã có một Bưu điện Văn hóa vẫn duy trì hoạt động. 2.1.4 Hoạt động xã hội. + Giáo dục. Chất lượng giáo dục được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, bước đầu có những chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ giáo viên tiếp tục được củng cố và nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư và tăng cường. Các trường luôn duy trì sỹ số học sinh ổn định đến trường, lớp. Quan tâm đến đảm bảo cơ sở vật chất trường dạy và học ngày càng được nâng lên. Các trường dạy học bình thường theo kế hoạch của phòng giáo - Trường mầm non: Số lượng giáo viên: 42 người. - Trường tiểu học: 710 em. Số lượng giáo viên trên 30 người. Duyệt và công nhận chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đưa đoàn vận động viên tham dự hội khoẻ phù đổng do huyện tổ chức. - Trường trung học cơ sở: 567 em học sinh, trong đó có 15 học sinh bỏ học tổng số giáo viên là: 33 người; Trường đã ôn thi học sinh giỏi để chuẩn bị cho các đợt thi học sinh giỏi do phòng giáo dục tổ chức, đưa học sinh đi dự hội khoẻ phù đổng do huyện tổ chức. - Có trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nhưng nay chuyển thành trường Cao Đẳng Nghề Công nghiệp 2.1.5 . Về y tế - Dân số- KHHGĐ. - Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà ăn uống, kiểm tra vệ sinh môi trường thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình dịch bệnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, tổ chức khám định kì hàng tháng theo quy định. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các tiêu chí về xã chuẩn quốc gia về y tế. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác phòng và khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. - Tăng cường công tác truyền thông dân số KHHGĐ, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt và nghiêm chỉnh, các gia đình không có trương hợp nào sinh con thứ 3.  Công tác y tế năm 2016 của xã Quảng Tâm + Tổng số lượt khám chữa bệnh: 11.000 lượt - Khám bằng bảo hiểm y tế: 4521 lượt người năm 2016 - Chuyển tuyến trên: 2320 bệnh nhân - Cấp thuốc điều trị: 9000 bệnh nhân - Khám phụ khoa: 3167 người - Tiêm chủng cho trẻ em: 175 lượt - Tiêm chủng cho phụ nữ có thai: 175 lượt - Tiêm chủng viêm não nhật bản, ( mũi 1 + 2 + 3): 650 người - Tẩy giun cho phụ nữ và học sinh tiểu học: 1567 trường hợp - Khám sức khỏe cho thanh niên lên đường nhập ngũ: 78 người  Xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế. Luôn duy trì cán bộ trực 24/24 giờ, đặc biệt là tết Nguyên đán, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh cho nhân dân. Chính quyền tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh: Tả, cúm, Công tác tiêm chủng mở rộng được chú trọng, triển khai tiêm đầy đủ các loại vác xin cho trẻ. Thực hiện 10 tiêu chí mới quốc gia về y tế giai đoạn 2012 đến năm 2020 Công tác xây dựng chuẩn quốc qia về y tế được quan tâm, tập trung xây dựng. Tham gia truyền thông các chương trình y tế quốc gia qua các hội nghị thôn bản. 2.1.6. Công tác an sinh xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác an sinh tại địa phương, luôn động viên, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách và các đồng chí lãnh đạo qua các thời kì đã nghỉ hưu tại địa phương. Thực hiện việc làm thẻ cho trẻ dưới 6 tuổi, đối tượng hưu trí, các đối tượng tham gia kháng chiến và lập hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội, hồ sơ học sinh sinh viên con của người có công, báo cáo đối tượng thờ cúng liệt sĩ danh sách trợ cấp khó khăn cho đối tượng người có công và hộ nghèo. Thực hiện kế hoạch tổng điều tra hộ nghèo theo quy định và tiếp tục rà soát cho các đối tượng hộ nghèo, người tàn tật và người có công để kịp thời đề xuất giải quyết. Thực hiện tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 của ban chỉ đạo thành phố Thanh Hóa. UBND xã Quảng Tâm đã thành lập ban điều tra, lập kế hoạch và phân công cán bộ phụ trách các thôn thực hiện công tác điều tra đảm bảo đúng quy trình và hướng dẫn của cấp trên. Công tác chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm, đã phối hợp xuống cơ sở năm bắt tình hình đời sống nhân dân, có chính sách hỗ trợ kịp thời các gia đình chính sách, người có công, các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn. Thực hiện triển khai công tác điều tra, rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã; Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức khác quan tâm. Hội chữ thập đỏ đã phối hợp với các ban, ngành, ủy ban MTTQ thực hiện tốt công tác từ thiện, cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, tổ chức phát động phong trào ủng hộ. 2.1.7. Công tác văn hóa thông tin. - Thực hiện tốt công tác văn hóa thông tin tuyên truyền TDTT, đặc biệt là các dịp lễ tết. Tăng cường vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, việc tang lễ. Làm tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Thực hiện tốt công tác xây dựng xã văn hóa. - Xã có bưu điện văn hóa. Trong thời gian tới tiếp tục quan tâm phát triển mạng lưới thông tin liên lạc được thông suốt, tăng dần tỉ lệ dùng điện thoại/đầu người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương. . 2.1.8 Những khó khăn, hạn chế của xã Quảng Tâm Bên cạnh những thuận lợi xã Quảng Tâm do đặc thù là xã gần thành phố Thanh Hóa và nằm ngay trên đường quốc lộ 47 có trường đại học nằm trong địa bàn không tránh khỏi những khó khăn, cụ thể là: - Cuộc sống phát triển kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như trộm cướp, nghiêm ma túy và tình trạng lô đề vẫn diễn ra. - Thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chủ động tưới tiêu tăng năng xuất. - Đời sống của nhiều người dân đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều lao động chưa có việc làm, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa thông qua đào tạo. - Lao động tuy dồi dào nhưng hầu hết chưa được đào tạo nghề, xã chưa có đội ngũ lao động có kĩ thuật cao để tiếp thu công nghệ kĩ thuật mới phục vụ cho phát triển sản xuất. + Các chính sách, dự án giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân đang thực hiện tại địa phương.  Thực hiện các chương trình dự án. Thực hiện QĐ số: 3359/QĐ- UBND về việc hỗ kinh phí phát triển sản xuất cho người dân. Các chính sách vay vốn phát triển kinh tế tại địa phương hiện đang được áp dụng. - Chính sách vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. - Cho vay giải quyết việc làm. - Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. - Một số chương trình tín dụng chính sách ưu đãi khác. 2.2 Tổng quan về thôn Chiến Thắng 2.2.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên + Lịch sử hình thành và phát triển của thôn Chiến Thắng Từ những năm 45 trở về trước Thôn có tên goi là làng Tân Lợi các hộ trong thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Sau giải phóng miền nam thống nhất đất nước thôn sáp nhập 2 làng là làng Tân Lợi và làng Tân Thắng thành Thôn Chiến Thắng. Nhân dân trong thôn vẩn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bước vào thời kỳ đổi mới dưới dự sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, sự điều hành của chính quyên thôn, nhân dân đã năng động sáng tạo vươn ra sản xuất kinh doanh dần dần thoát ly khỏi nông nghiệp, số hộ kinh doanh dịch vụ ngày càng nhiều góp phần xây dựng thôn vững mạnh toàn diện. Với tổng số hộ dân là 210 hộ 800 nhân khẩu . 70% số hộ trong thôn làm dịch vụ, kinh doanh buôn bán. Số hộ còn lai sản xuất nông nghiệp. Trong thôn có 7 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo, hộ chính sách 32 hộ. Chi bộ có 18 đảng viên trong đó có 4 đảng viên nghi hữu, đảng viên được tăng huy hiệu 50 năm tuổi đảng 2 ĐC, nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 2.2.2 Vị trí địa lý. Thôn Chiến Thắng có vị trí địa lý nằm ở phía Nam của trung tâm xã cách trung tâm 500m. Khu vực tiếp giáp: - Phía Đông giáp với xã Quảng Phú - Phía Tây giáp với Quảng Thọ - Phía Nam giáp xã Quảng Cát - Phía Bắc giáp với đường quốc lộ 47  Thuận lợi của vị trí địa lý: -Việc giáp với các xã và các thôn thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa giữa các thôn, xã. - Thuận lợi cho việc đi lại và giao thoa buôn bán với các xã lân cận. - Gần biển Sầm Sơn thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán  Khó khăn: - Nằm gần đương quốc lộ nên hay xảy ra nhiều tai nạn giao thông số người đi qua lại nhiều nên dẫn đến tình trạng trộm cắp và một số tệ nạn khác 2.2.3. Điều kiện tự nhiên. + Đất đai: Với 1 loại đất chính đất thịt thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, ngô, lúa. -Tổng diện tích đất tự nhiên của Thôn Chiến Thắng 10,30 ha Trong đó: + Diện tích đất thịt là 6,5 ha Đất ở đây sử dụng vào mục đích tăng thu nhập cho người dân tạo việc làm và nâng cao năng suất phù hợp trồng các loại cây lương thực và cây hoa màu như: lúa, ngô, khoai, lạc.  Thuận lợi khi sử dụng đất: + Thuận lợi cho trồng các loại cây lương thực và cây hoa màu như lúa, ngô, khoai, lạc. + Mang lại thu nhập cho người dân nhờ vào việc trồng lúa trên nền đất thịt. + Nền đất pha cát thuận lợi cho trồng các loại cây hoa màu như: ngô, khoai, lạc.  Khó khăn: + Việc cải tạo đất đang còn mang tính truyền thống từ cha ông chưa áp dụng được khoa học kĩ thuật vào việc cải tạo đất. + Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn còn nhiều dẫn đến không trồng được các loại cây hoa màu. + Đất bỏ trống đang còn nhiều dẫn đến thu nhập thấp.  Giải pháp: + Cần có biện pháp cải tạo lại đất để phục vụ cho quá trình trồng các loại cây hoa màu. + Cần áp dụng khoa học kĩ thuật trong quá trình sử dụng đất. + Hạn chế bỏ trống đất cần có biện pháp canh tác đất. Lịch thời vụ: Thôn Chiến Thắng – Xã Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa Các T1 T2 T3 T4 T5 T6           T7 T8 T9    T10 T11 T12    tháng trong năm Thời tiết Cây lúa Cây Ngô Cây Lạc Cây Khoai Các loại sâu bệnh và dịch     bệnh Các hoạt động về văn hóa – xã hội Phân tích lịch thời vụ: Các loại cây trồng: - Thời tiết thường mưa nhiều vào tháng 6, 7, 8, thích hợp cho trồng cây lương thực hoa màu như: ngô, lạc, khoai, lúa. + Diện tích lúa cho 2 vụ là 15 ha: vụ chiêm xuân ( tháng 12 và tháng 1), vụ mùa vào tháng 6, 7 ,8, 11) + Năng suất lúa ở hai vụ là 2 tấn/ ha Vào thời điểm này thì có hai loại sâu bệnh đó là sâu độc thân và sâu cuốn lá. + Năng suất ngô là 4 tấn/ ha + Năng suất khoai lang là 6 tấn/ ha + Năng suất lạc là 3 tấn/ ha - Thời tiết thường nắng nhiều vào các tháng 1, 4, 5, 6, 9, 10,11,12 vào thời điểm này thuận lợi cho trồng các loại cây hoa màu + Diện tích lúa cho 2 vụ là 15 ha: vụ chiêm xuân và vụ mùa + Năng suất lúa ở hai vụ là 5 tấn/ ha Vào thời điểm này thì có hai loại sâu bệnh đó là sâu độc thân, sâu cuốn lá và khô vằn. + Năng suất ngô là 3 tấn/ ha + Năng suất khoai lang là 5 tấn/ ha + Năng suất lạc là 2 tấn/ ha
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan