Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình ...

Tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình

.PDF
98
1
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIM LUẬT KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÒA BÌNH NGUYỄN THỊ KIM 2018 - 2021 HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÒA BÌNH NGUYỄN THỊ KIM NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Mà SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Nguyễn Thị Kim học viên lớp 18B khóa 2018 - 2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình./. Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .............................................1 2. Tình hình nghiên cứu..........................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................4 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................5 7. Kết cấu của luận văn...........................................................................5 Chương 1 ...............................................................................................7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM .................7 1.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn thực phẩm và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với an toàn thực phẩm.................................................................7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thực phẩm ....................................7 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của an toàn thực phẩm.........................8 1.1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội hiện nay................................................. 11 1.2. Những vấn đề cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm ............... 14 1.2.1. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm ............................ 14 1.2.2. Các nguyên tắc pháp luật về an toàn thực phẩm ..................... 16 1.2.3. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam........................................................................................................ 19 1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội ở Việt Nam ........................................................................... 21 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................... 27 Chương 2 ............................................................................................. 28 PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH................................ 28 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ............................................ 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................ 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................... 28 2.2. Pháp luật về an toàn thực phẩm tại Việt Nam .................................. 29 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ....................................................................................................... 45 2.3.1. Công tác tổ chức bộ máy, con người, cơ sở vật chất, tài chính để triển khai thực hiện .................................................................................. 45 2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................... 46 2.3.3. Hoạt động cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.... 48 2.3.4. Hoạt động công bố sản phẩm ................................................ 50 2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm........................................................................................ 54 2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .................................................................... 55 2.4.1.Đối với các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm ....... 56 2.4.2. Đối với thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.................. 58 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................... 62 Chương 3 ............................................................................................. 63 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH ... 63 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay......................................... 63 3.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ......... 63 3.1.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm ....................................................................... 64 3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm ....................................................................... 66 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình................................. 66 3.2.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm........................................................................................ 66 3.2.1.1. Đối với Luật An toàn thực phẩm ..................................... 67 3.2.1.2. Đối với các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành ........ 68 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới........... 69 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ...................................................... 74 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................... 77 KẾT LUẬN ......................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 80 PHỤ LỤC ............................................................................................ 86 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, không những ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe nhân dân, đến sự phát triển giống nòi và tính mạng người sử dụng, mà còn còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch, an sinh xã hội ở mỗi quốc gia. Bảo đảm ATTP sẽ nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện pháp luật về ATTP, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong những năm qua, do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thời gian qua, báo chí, truyền thông đưa tin lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn hàng loạt các vụ vận chuyển thực phẩm hôi thối, nhiễm khuẩn đi tiêu thụ. Bên cạnh đó, vì mục tiêu lợi nhuận các nhà sản xuất, kinh doanh đã sử dụng nhiều loại hóa chất, chất phụ gia bị cấm để chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm. Các vụ vi phạm ATTP phát hiện thời gian gần đây cho thấy mức độ vi phạm đáng báo động. Đây là mối lo của toàn xã hội không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn là mối lo cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước. Báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm diễn ra ngày 11/01/2020, năm 2019 toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. Do vậy, vấn đề ATTP trở thành đề tài nóng tại các diễn đàn, hội nghị, 1 phiên họp quan trọng của Quốc hội, Chính phủ và trở thành vấn đề gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Luật An toàn thực phẩm; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm ATTP trong Bộ luật Hình sự ... cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được hình thành từ trung ương đến địa phương. Nhưng nhiều hành vi sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP vẫn xảy ra, trong đó có địa bàn tỉnh Hòa Bình. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân hệ thống các quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, còn xảy ra sự chồng chéo, mâu thuẫn, hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho việc áp dụng. Một số lĩnh vực mới phát sinh chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực hiện, một số quy định không phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về ATTP nhằm đánh giá những ưu điểm, những hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới theo quan điểm của Đảng được thể hiện tại Nghị quyết số 46 -NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... Từ các lý do phân tích ở trên, nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hòa Bình”để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác đảm bảo ATTP tuy đóng vai trò rất quan trọng, song pháp luật về ATTP ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số 2 nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây được thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các luận văn, luận án... Có thể nêu ra một số công trình, bài viết sau đây: - Nguyễn Công Khẩn (chủ biên), Hỏi đáp về an toàn thực phẩm, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2011. - Nguyễn Thanh Phong (chủ biên), Kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2017. - Trần Minh Hải (2019), Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực thi tại tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội; - Đặng Công Hiến (2010), Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Phí Trung Kiên (2018), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội; - Lê Hữu Tùng (2019), Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội; - Trần Mai Vân (2013), Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Quang Huy (2015), Một số phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật về ATTP phổ biến trong nhập khẩu thực phẩm - Kiến nghị, đề xuất, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Số 7. - Nguyễn Việt Hùng, Delia Grace, Trần Thị Tuyết Hạnh, Phạm Đức Phúc, Marcel Tanner (2013), Đánh giá nguy cơ trong quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Nghiên cứu bằng chứng cho chính sách, Ấn bản khu vực Đông Nam Á, Số 5, Thái Lan. - Viện Khoa học pháp lý (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án điều tra cơ bản: Thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo thi hành, Hà Nội. 3 Những công trình trên đã tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật về ATTP, việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực thi pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống pháp luật về ATTP và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hòa Bình. Do đó, dưới góc độ thực tiễn của việc thực thi pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh và dưới góc độ khoa học, công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần cải thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong công tác ATTP, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật ATTP, đánh giá thực trạng pháp luật về ATTP và thực hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về ATTP; nội dung, sự cần thiết và vai trò của pháp luật về ATTP trong đời sống xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, các quy định pháp luật về ATTP tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về ATTP. - Về không gian, Luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về ATTP tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác an toàn thực phẩm. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, bình luận, giải thích, tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung làm rõ thêm những kiến thức lý luận pháp luật về an toàn thực phẩm. - Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích để các cơ quan nhà nước tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm. 5 Chương 2: Pháp luật về an toàn thực phẩm tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn thực phẩm và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thực phẩm Khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình. Tuy nhiên, thực phẩm hay còn gọi theo cách thông thường là thức ăn là bất kỳ thứ gì mà con người có thể ăn uống được. Thực phẩm bao gồm: 3 nhóm chính là chất đạm, chất béo, và tinh bột. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất béo), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị. Phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trong các bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính, thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu là tinh bột như lúa, ngô, sắn, bột mỳ, khoai tây. Thức ăn phụ là các loại trái cây, bánh kẹo, nước ngọt. Ngoài ra, còn có cách phân loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn, hay chia theo thực phẩm chay và thực phẩm mặn. Ngày nay, những loại thực phẩm tiện ích và dễ sử dụng như thực phẩm chức năng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm ăn liền, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng. Thực phẩm ăn liền là loại thực phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến một cách nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian. Thực phẩm ăn 7 liền được chế biến bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và sử dụng thêm các chất phụ gia như phẩm màu, chất tạo ngọt, chất tạo hương, chất bảo quản. Chính vì vậy, các loại thực phẩm này có thời gian sử dụng rất lâu, có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe. Dù vậy, thực phẩm ăn liền dù rất tiện lợi nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn các loại thực phẩm tự nhiên. Với những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý làm thực phẩm trở nên không an toàn. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo ATTP càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Từ các phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” 1. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của an toàn thực phẩm Thực phẩm có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi thực phẩm chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì gọi là thực phẩm không an toàn. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình. Nhưng có không ít người tiêu dùng chưa quan tâm đến vấn đề ATTP khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như thịt, cá, rau, củ, quả....). Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt, cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống của con người, là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp. Khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển của xã hội. Ngộ độc thực 1 Khoản 20, Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 8 phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho công tác chăm sóc sức khoẻ. Đảm bảo ATTP đang nóng lên từng ngày và được dư luận đặc biệt quan tâm. Tình trạng mất an toàn thực phẩm trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc, lo lắng cho toàn xã hội. Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm về vệ sinh thú y, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng, tình trạng hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ và gần như thả nổi trên thị trường... nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng và các địa phương thì sẽ có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống, vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng kiểm tra gần 282.000 cơ sở, phát hiện hơn 38.100 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; đã xử lý gần 6.800 cơ sở với số tiền phạt gần 15,8 tỷ đồng. Ngoài các hình thức xử phạt chính, các địa phương còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động; đình chỉ lưu hành; tiêu hủy sản phẩm… Các lực lượng chức năng đã kiểm nghiệm 91.533 mẫu thực phẩm, trong đó 6.422 mẫu không đạt chuẩn, chiếm 7%. Các chỉ tiêu hóa lý của những mẫu thực phẩm không đạt chủ yếu là do chứa hàn the, formaldehyt, Rhodamine B; rượu có hàm lượng Methanol, Aldehyt vượt quá quy định...Điển hình, Bộ Y tế đã xử phạt 21 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 1,5 tỷ đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra gần 6.500 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 574 cơ sở với tổng số tiền phạt là 5,26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 5.670 vụ, xử lý gần 3.600 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính gần 9,3 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ là hơn 19 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện 2.305 vụ vi phạm pháp luật, tổng số tiền phạt gần 14,4 tỷ đồng…Toàn quốc ghi nhận 47 vụ ngộ độc thực phẩm làm 849 người mắc, 9 801 người nhập viện, 22 trường hợp tử vong. Nguyên nhân do vi sinh vật là 7 vụ, do độc tố tự nhiên là 27 vụ và 13 vụ chưa xác định được nguyên nhân2. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL- UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được hiểu là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Hiểu theo nghĩa hẹp,VSATTP là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. VSATTP cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiểu theo nghĩa rộng, VSATTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, VSATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm. Để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 01/01/2007, khái niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn, được thể hiện trong Luật An toàn thực phẩm (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011), theo đó: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”3. Từ đây, có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. ATTP cũng bao gồm các quy trình, quy định áp dụng trong từng khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ. Hiểu theo nghĩa rộng, đảm bảo ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc bảo đảm vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của 2 https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/969911/tang-cuong-kiem-tra-dam-bao-an-toan-vesinh-thuc-pham (Bài viết: Tăng cường kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đăng trên Hà Nội mới ngày 12/6/2020). 3 Khoản 1, Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 10 người tiêu dùng. Đây là vấn đề có nguy cơ rất lớn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Đảm bảo ATTP luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vì xuất phát từ tầm quan trọng của nó; đảm bảo ATTP trước hết là chăm lo sức khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện pháp luật về ATTP, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ATTP. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và tạo được sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt ở những tỉnh lớn. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công tác đảm bảo ATTP vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP. Do vậy, cần thiết phải có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tạo lập trật tự, ổn định xã hội. 1.1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội hiện nay Sau công cuộc đổi mới của nước ta, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Hàng năm, số vụ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm đã được kiểm soát nhưng vẫn không ngừng gia tăng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 11 xếp Việt Nam trong tốp 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có hơn 70.000 người chết vì ung thư, trung bình 205 người một ngày mà nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người4. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay. Quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có số liệu chính xác nào về tổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người tiêu dùng thì đã rõ và được đề cập liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệ thống pháp luật, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thời gian qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm. Giữ được ATTP, trước hết nhằm bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; thứ hai là bảo đảm cho sức khỏe, thể chất và tầm vóc người Việt Nam, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm; thứ ba, ATTP bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du lịch, và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm. Nguyên nhân 4 https://vtc.vn/viet-nam-xep-thu-bao-nhieu-trong-ban-do-ung-thu-the-gioi-moi-nhat- ar395016.html (Bài viết: Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trong bản đồ ung thư thế giới đăng trên Báo điện tử VTC New ngày 24/04/2018). 12 chính của các yếu kém đó là do “quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ”5. Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP, quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 01/01/2007, nên phải từng bước tuân thủ các Hiệp định của Tổ chức này, trong đó có các dịch vụ về y tế. Hiệp định về áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động; thực vật, Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và Hiệp định về thương mại dịch vụ. Theo đó, các quy định như ghi thời hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, áp dụng các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là nguyên tắc đánh giá nguy cơ hay các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn Codex, các tiêu chuẩn quốc tế do WHO phối hợp soạn thảo mà Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên đều phải tuân thủ. Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Và đây cũng chính là các lý do đòi hỏi sự cần thiết 5 Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 13 phải điều chỉnh pháp luật đối với an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 1.2. Những vấn đề cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm 1.2.1. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm Pháp luật về an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp luật về ATTP ở Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP6. Như vậy, pháp luật an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là văn bản luật đầu tiên quy định toàn diện các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết cách thức kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm tồn tại một số bất cập cần phải được nghiên cứu sửa đổi, hoàn chỉnh, việc phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan chưa được rõ ràng. Nên dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai, phối hợp thực hiện, cũng như đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc xảy ra. Những hạn chế, 6 Điều 1, Luật An toàn thực phẩm năm 2010. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan