Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp từ thực tiễn tại huyện bảo thắng...

Tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp từ thực tiễn tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

.PDF
93
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI NGUYỄN XUÂN ANH HÀ NỘI – 2021 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI NGUYỄN XUÂN ANH NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN PHƢƠNG HÀ NỘI – 2021 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Văn Phương người đã trực tiếp động viên, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên, các thầy cô Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới Tòa án nhân dân huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai, các cơ quan có liên quan của tỉnh Lào cai, gia đình, bạn bè đã giúp đở, ủng hộ tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Xuân Anh 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Xuân Anh 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường ĐTM Đánh giá tác động môi trường KBM Kế hoạch bảo vệ môi trường KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế UBND Ủy ban nhân dân QCKTMT Quy chuẩn kỹ thuật môi trường 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 11 CHƢƠNG I LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................... 17 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ...................................................... 17 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp ................................ 17 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ môi trường khu công nghiệp 18 1.2. QUAN NIỆM VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................. 20 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ............................................................................................................ 20 1.2.2. Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ......... 24 1.3. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP................................................................................. 29 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI ..................................................................... 32 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP.................................................................................. 32 2.1.1. Quy định về bảo vệ môi trường trong việc lập dự án, quy hoạch, điều chỉnh quy mô, quy hoạch khu công nghiệp ............................................ 32 2.1.2. Quy định về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ......................................................................................... 35 2.1.3. Quy định về quản lý chất thải trong KCN .................................... 37 2.1.4. Quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp .......................................................................... 40 2.1.5. Quy định trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp ......................................................................................... 41 2.1.6. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ................................................................................................. 50 6 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI ............................................................................................ 55 2.2.1. Khái quát về khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào cai và thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ................................................... 55 2.2.2. Thực tiễn thi hành quy định về bảo vệ môi trường trong việc lập dự án, quy hoạch, điều chỉnh quy mô, quy hoạch khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 58 2.2.3. Thực tiễn thi hành quy định về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 60 2.2.4. Thực tiễn thi hành quy định về quản lý chất thải trong khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai............................................. 62 2.2.5. Thực tiễn thi hành quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai... 63 2.2.6. Thực tiễn thi hành quy định trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 64 2.2.7. Thực tiễn thi hành quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................... 68 2.2.8. Nhận xét, đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai .............................. 71 CHƢƠNG III YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................... 73 3.1. YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ............................................. 73 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP............................................. 73 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KCN .............................................. 77 3.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam ..................................................... 77 7 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ........... 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG III .................................................................... 81 KẾT LUẬN ............................................................................................ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 84 PHỤ LỤC ............................................................................................... 88 8 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ STT NỘI DUNG NỘI DUNG ĐÃ CHỈNH SỬA YÊU CẦU CHỈNH SỬA 1 Nội dung 1: - Sai chính tả…tự nhiên của… Hình Thức - Diễn đạt không rõ ràng: xóa từ “ xác định” 2 Nội dung 2: Bổ sung các quy định về Luật bảo vệ môi trường năm 2020 GHI CHÚ -Mục 1.1.2 ( Dòng 6, trang 10) - Mục 3.3.1 - có dấu ngắt dòng giữa các câu ( , và ( Dòng 5, trang ;), xóa bớt câu lặp 70) - Đã sửa trùng lặp - Trang 24 -Trang 38,41 -Các quy định của Luật BVMT 2020 về ĐTM đối với dự án đầu tư có một bước tiến đáng kể. Theo Điều 28 Luật BVMT 2020, dự án đầu tư được phân thành 04 nhóm: có nguy -Mục 2.1.1 cơ tác động xấu đến môi trường mức (trang 26,27) độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ hoặc không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Danh mục các dự án đầu tư theo quy định trên sẽ do Chính phủ quy định. Hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng dự thảo nghị định này. -Điều 51 Luật BVMT 9 2020 quy định về BVMT đối với khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, trong đó có KCN -Các nội dung về quản lý chất thải được quy định từ Điều 72 đến Điều 88 Luật BVMT 2020 có sự thay đổi lớn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng không sửa đổi nhiều về quản lý chất thải công nghiệp và không có quy định mới về quản lý chất thải tại KCN. -Vấn đề phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường được quy định từ Điều 121 đến Điều 129 Luật BVMT 2020. So với Luật BVMT 2014, Luật BVMT 2020 đã quy định rõ hơn về các vấn đề như: phân công, phân cấp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (Điều 123, Điều 125, Điều 127), tài chính cho ứng phó sự cố môi trường (Điều 128), công khai thông tin (Điều 129). -Nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 32 Luật BVMT 2020 không có sự khác biệt so với Luật BVMT 2014. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về giá trị pháp lý của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM khi Điểm đ Khoản 1 Điều 36 Luật BVMT 2020 quy định: Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép -Mục 2.1.2 ( Trang 29) -Mục 2.1.3 ( trang 32) -Mục 2.1.4 ( trang 33) 10 môi trường. Với những dự án đầu tư phải xin cấp phép môi trường thì giá trị pháp lý của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM chỉ đến thời điểm giấy phép môi trường có hiệu lực mà quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM không còn là căn cứ để đánh giá hành vi của chủ dự án khi dự án đi vào hợt đông. . Việc đánh giá các hành vi này căn cứ vào giấy phép môi trường (Khoản 4 Điều 44 Luật BVMT 2020) 3 Nội dung 3: Đổi tên chương III -Mục2.1.5.2 ( trang 39 ) Thêm từ “ Yêu Cầu ” vào đầu Trang 67 chương III; thành “Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp “ … Tôi xin cam đoan tôi đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng. Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2021 HỌC VIÊN GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (ký và ghi rõ họ tên) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (ký và ghi rõ họ tên) 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Được khởi nguồn từ năm 1991 với việc thành lập khu chế xuất Tân Thuận, tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94.900 ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64.000 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên1. Các KCN đã có đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, tạo động lực cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân… Bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế mà KCN đem lại, hoạt động của KCN đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường cũng như cuộc sống của những người dân sinh sống xung quanh các KCN. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng. Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong tương lai, Lào Cai là trọng điểm thu hút du lịch thương mại và phát triển công nghiệp. Sự phát triển KCN ở Lào Cai trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến bộ của một số quốc gia trên thế giới. Tại các KCN tỉnh Lào Cai, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 của các doanh nghiệp đạt 19.918 tỷ đồng, chiếm 68% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng gần 13,2% so với cùng kỳ2. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có 01 KKT và 01 KCN độc lập. KKT là KKT cửa khẩu Lào Cai, theo Quyết định số 40/2016/QĐ/TTg ngày 1 Việt Nam đã có 36 khu công nghiệp ven biển http://vneconomy.vn/doanh-nhan/viet-nam-da-co-36-khu-cong-nghiep-ven-bien-20170708094536325.ht m 2 Nguyễn Hằng, Các KCN, KKT tỉnh Lào Cai: Phát triển tăng tốc năm 2018 http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/228-13741-cac-kcn-kkt-tinh-lao-cai--phat-trien-tang-toc-nam-2018.ht ml 12 22/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi quy hoạch bao gồm địa giới hành chính của 03 phường, 24 xã, 1 thị trấn với 28 thôn thuộc thành phố Lào Cai và 4 huyện Bảo thắng, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, trong đó có 02 KCN (KCN Phố Mới và KCN Bắc Duyên Hải) và 01 Khu thương mại công nghiệp (Khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành)3. 01 KCN độc lập là KCN Tằng Loỏng trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Cũng như các KCN trên cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Tằng Loỏng hiện nay đang là một thực trạng đáng báo động, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Từ năm 2011 đến nay, hoạt động của các nhà máy trong KCN Tằng Loỏng đã nhiều lần xảy ra sự cô gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân sống trong và xung quanh KCN4. Để bảo vệ môi trường KCN, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật BVMT, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các bộ ngành có liên quan đến BVMT nói chung và BVMT KCN nói riêng. Hệ thống pháp luật BVMT nói chung và pháp luật BVMT KCN nói riêng đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện đáp nhằm ứng yêu cầu “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững” mà Nghị quyết Đại hội XII đã khẳng định. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho các hoạt động BVMT tại các KCN ở nước ta còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn và việc triển khai thực hiện pháp luật BVMT tại KCN tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, mà cụ thể là tại KCN Tằng Loỏng còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường KCN cũng như thực trạng bảo vệ môi trường KCN bằng pháp luật từ thực tiễn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả 3 Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lào cai, Báo cáo tình hình thực hiện Đề án số 02 –ĐA/TU ngày 25/11/2015, công tác bảo vệ môi trường đối với KKT, KCN trên địa bàn tỉnh, Lào Cai, ngày 18/6/2019 4 UBND huyện Bảo Thắng, Báo cáo Công tác quản lý bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệ p Tằng loỏng, Bảo thắng, ngày 20/8/2018, trang 1, trang 2 13 áp dụng các quy định đó tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp từ thực tiễn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” làm Luận văn Thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề BVMT và Pháp luật BVMT là một lĩnh vực khá rộng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề BVMT và pháp luật BVMT tại các KCN lại không nhiều, có thể khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như sau: 1. Các công trình nghiên cứu về BVMT KCN: Về các công trình nghiên cứu về BVMT KCN gồm các công trình sau: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp và các khu chế xuất” của TS. Trịnh Thị Minh Sâm , Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004; Báo cáo về “Tình hình và phương hướng phát triển các khu công nghiệp nước ta thời kỳ 2006-2020” của Bộ Kế hoạch – Đầu tư năm 2006; “Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Quốc Kỳ, Trường Đại học Vinh, năm 2015; “Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai” Luận Văn Thạc sĩ quản lý đô thị và công trình của Nguyễn Thị Huyền Trang, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, năm 2016; “Môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh Phía Bắc thực trạng và bài học kinh nghiệm” của tác giả Phương Nhung đăng trên tạp chí quản lý Nhà nước số 174 (tháng 7/2010). Về công tác quản lý môi trường KCN , tác giả Ngô Sỹ Trung có bài viết: “Quản lý môi trường các khu công nghiệp hiện nay” được đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2010; tác giả Hoàng Thị Hường với bài viết: “Tăng cường quản lý môi trường đối với các Khu công nghiệp” đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 157 (tháng 2/2009); tác giả Lê Thị Kim Tuyên với bài viết: “Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, tháng 7 năm 2012. 14 2. Các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp: “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Học viện Chính trị Quốc gia - Hồ Chí Minh, năm 2009; “Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Phượng Quỳnh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011;“Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ở Việt Nam” của các tác giả Doãn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Bình, Nxb Xây dựng năm 2016;“Pháp luật bảo vệ môi tại các KCN ở Việt Nam” của Nguyễn Duy Duyên, Luận văn Thạc sĩ luật học Viện Đại học mở Hà nội, năm 2017 Về các bài viết đánh giá hay gợi mở một số khía cạnh của pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, có thể kể đến như: Bài viết của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy đăng trên tạp chí Luật học số 9/2011“Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam”; Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bình với bài viết “Trách nhiệm bảo vệ môi trường khu công nghiệp của Ban quản lý khu công nghiệp” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật điện tử tháng 7 năm 2016… Có thể khẳng định, cho đến nay, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường KCN nhưng việc đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường tại 01 KCN mà cụ thể là tại KCN Tằng Loỏng thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, đánh giá các quy định hiện hành và việc thi hành pháp luật BVMT KCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại KCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và có giá trị thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, 15 đánh giá thực trạng pháp luật BVMT KCN và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường KCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật BVMT KCN và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại KCN ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của phát triển bền vững. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là: - Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về pháp luật BVMT KCN; - Khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật BVMT KCN hiện nay để tìm ra những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân; - Đánh giá thực tế thi hành pháp luật BVMT KCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật BVMT KCN ở Việt Nam nói chung và KCN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận pháp luật, hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường KCN và thực tiễn thi hành tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường KCN, từ đó, xác định phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật BVMT KCN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật BVMT KCN từ năm 2014 đến năm 2020. Khi đánh giá quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực này tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, luận văn xem xét, đánh giá từ năm 2011 (thời điểm KCN được thành lập tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đến tháng 10 năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 16 Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, luận văn áp dụng các phương pháp như: Phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, lịch sử…, trong đó, phương pháp tổng hợp, phân tích là những phương pháp được sử dụng chủ yếu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn các vấn đề lý luận pháp luật BVMT KCN, góp một phần nhỏ vào việc xây dựng các luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật về BVMT KCN ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật, luận văn chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, bất cập là cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật BVMT KCN ở Việt Nam. Việc nghiên cứu pháp luật BVMT KCN trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp pháp luật tại địa bàn nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật BVMT và có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Lào Cai trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường KCN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp và thực tiễn thi hành tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Chƣơng 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp 17 CHƢƠNG I LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 định nghĩa: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”. Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 định nghĩa “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”. Giữa 2 định nghĩa này, định nghĩa tại Luật Đầu tư năm 2020 chỉ sửa đổi một từ là “thực hiện” dịch vụ cho sản xuất công nghiệp thành “cung ứng” dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Theo khái niệm này, một KCN được hiểu phải đáp ứng đồng thời 02 điều kiện là: i) Khu vực có ranh giới địa lý xác định; ii)Chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Với các điều kiện này, KCN có tính chất, đặc điểm khác so với các cơ sở sản xuất ngoài KCN, các khu kinh tế, làng nghề: + Về không gian: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống. Các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể thông qua quyết định thành lập và thực tế được ngăn cách với các khu vực khác bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại.Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh được thực hiện bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng của KCN. Khác với khu kinh tế, làng nghề, trong KCN các công trình phụ trợ không phục vụ mục đích sống của dân cư, kể cả những người làm việc trong KCN. 18 + Về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực đầu tư trong KCN là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong KCN, không có các hoạt động sản xuất, dịch vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc hoạt động dịch vụ thương mại, trừ những hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất người lao động như căng tin, ăn uống. + Về thành lập: KCN được thành lập theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Để thành lập các KCN, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xây dựng quy hoạch phát triển KCN, phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách phát triển KCN và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. + Về mục đích thành lập: KCN được thành lập nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho sản xuất công nghiệp, nhằm tách riêng khu vực sản xuất và khu vực sinh sống của nhân dân và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đi đôi với BVMT, giảm thiểu những tác động của hoạt động kinh tế tới môi trường sống của người dân. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ môi trƣờng khu công nghiệp Luật BVMT 2014 không có định nghĩa về BVMT mà chỉ đưa ra định nghĩa về hoạt động BVMT. Theo Khoản 3 Điều 3 Luật BVMT 2014, “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. Khái niệm này cũng được áp dụng cho mọi khu vực nào đó, trong đó có KCN. Theo khái niệm này, BVMT KCN là những hoạt động của các chủ thể có liên quan đến KCN, bao gồm cơ quan nhà nước, các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân tiến hành nhằm mục đích cơ bản sau: Thứ nhất, giữ gìn cho môi trường KCN được trong lành, sạch đẹp. Ở mục đích này, các chủ thể có liên quan khi thực hiện những hành vi của mình 19 phải loại trừ hoặc hạn chế những thay đổi làm xấu đi tình trạng tự nhiên của môi trường. Thứ hai, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường KCN Trong mục đích này, các chủ thể có liên quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế, loại trừ những hành vi có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và trong trường hợp hành vi gây ảnh hưởng xấu thì phải áp dụng các biện pháp nhằm loại trừ nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng này. Vấn đề phải phòng ngừa những tác động tiêu cực của hoạt động của KCN đối với môi trường và sức khỏe người lao động trong các KCN là hết sức quan trọng đối với việc BVMT sống của người dân tại các khu vực xung quanh KCN, BVMT chung cho tất cả cộng đồng Thứ ba, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường KCN. Mục đích này hướng tới việc khắc phục hậu quả khi xảy ra tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường trong hoạt động của KCN, có thể do những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động. Phục hồi và cải thiện môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động của các KCN là yêu cầu của BVMT nói chung, BVMT KCN nói riêng. Vấn đề môi trường và BVMT KCN có những đặc điểm khác biệt so với hoạt động BVMT chung, BVMT của các doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN, gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, có nhiều đối tượng thực hiện hoạt động BVMT tại KCN: Những nhóm chủ thể liên quan đến hoạt động BVMT, theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật BVMT 2014 “BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” và như vậy bao gồm tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Hoạt động BVMT KCN sẽ liên quan trực tiếp tới những chủ thể có trách nhiệm quản lý KCN, những chủ thể có hoạt động tại KCN và do đó bao gồm những chủ thể sau: cơ quan quản lý nhà nước về BVMT (cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường), Ban quản lý các KCN (là cơ quan quản lý nhà nước đối với các KCN), chủ đầu tư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan