Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang ...

Tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang

.PDF
102
1
64

Mô tả:

HOÀNG VĂN THẮNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN BẮC GIANG HOÀNG VĂN THẮNG 2018 - 2020 HÀ NỘI -2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG HOÀNG VĂN THẮNG NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.VŨ THỊ THU HIỀN HÀ NỘI – 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Văn Thắng, học viên lớp Thạc sỹ 18M-LK710 khóa 2018-2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 20…. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Văn Thắng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS Vũ Thị Thu Hiền người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả các thầy, các cô, cùng toàn thể anh em, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình Luận văn được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn những cơ quan, tổ chức của tỉnh Bắc Giang nơi mà tôi đã có dịp tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu tài liệu, cũng như các tác giả có những công trình, bài viết mà Luận văn đã trích dẫn. Hà Nội, ngày tháng …..năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Văn Thắng ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội HĐLV Hợp đồng làm việc HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế NSDLĐ Người sử dụng lao động NLĐ Người lao động TCTN Trợ cấp thất nghiệp UBND Ủy ban nhân dân iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 2. 1: Tình hình tham gia và thu bảo hiểm thất nghiệp ............................ 55 Biểu 2. 2: Tình hình tiếp nhận và giải quyết hưởng TCTN ............................ 57 Biểu 2. 3: Kết quả hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp .............. 59 Biểu 2. 4: Kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm ................................................ 61 Biểu 2. 5: Tình hình chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ........................ 63 Biểu 2. 6:Tình hình rà soát và ban hành Quyết định thu hồi tiền hưởng TCTN do người lao động không thông báo kịp thời về việc có việc làm ................. 63 Biểu 2. 7: Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH bắt buộc, BHTN ................ 65 iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Mô hình triển khai thực hiện giải quyết chế độ BHTN ..……….52 Đồ thị 2. 1. Tỷ lệ học nghề giai đoạn 2015-2019 ........................................... 60 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ......................................................................... v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ............................................................................................................ 7 1.1.Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp .......................................... 7 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp ............................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ....................................................... 8 1.1.3.Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp............................................................. 9 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp ............................................ 11 1.2. Nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ........................... 13 1.2.1.Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ............................................. 13 1.2.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 16 1.2.3. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp .......................................................... 20 1.2.4. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp .......................................... 25 1.2.5. Qũy bảo hiểm thất nghiệp...................................................................... 41 1.2.6. Xử lí vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 50 CHƯƠNG 2.THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG ................................................................. 51 2.1.Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................ 51 2.1.1.Triển khai tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang 51 2.1.2.Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang .............. 55 2.1.3.Tiếp nhận và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang56 2.1.4. Sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang ....... 62 2.1.5. Xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang .................. 64 vi 2.2.Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang ........................................................................................................ 66 2.2.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 66 2.2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế.......... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 71 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG .................... 72 3.1.Yêu cầu hoàn thiện pháp luật .................................................................... 72 3.2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp .............................. 73 3.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. ......................................................................................... 76 3.3.1. Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người lao động cũng như người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHTN………………………………………………………………………………….76 3.3.2. Nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị thực hiện giải quyết chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh. ......................................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 86 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thất nghiệp được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, ngày càng gia tăng song hành với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội và khoa học công nghệ. Thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, vật chất của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và sự ổn định về tư tưởng, chính trị quốc gia. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề thất nghiệp được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Từ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII, năm 1996 Đảng ta đã khẳng định “Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên”. Đại hội IX của Đảng cũng nhấn mạnh “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời được thực hiện triển khai từ năm 2009. Sau một thời gian ban hành và triển khai thực hiện, ngày 16/11/2013, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể hơn với các quyền, nghĩa vụ của NLĐ, các đơn vị tổ chức thực hiện và các tổ chức, đơn vị liên quan khác tại Luật Việc làm được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015, và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểm của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 nhằm bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bù đắp một phần thu nhập khi NLĐ bị thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động đảm bảo ổn định cuộc sống tinh thần và vật chất của họ. 1 Qua quá trình thực hiện, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại nhiều thành công, được khẳng định là một chính sách đúng đắn, có tác dụng tích cực góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung và chính sách đã tác động tích cực, thiết thực, trực tiếp tới NLĐ, NSDLĐ, do đó, chính sách đã được đón nhận và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong thực tế nói chung, đặc biệt tại tỉnh Bắc Giang nói riêng còn phát sinh những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy tính ưu việt của chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp thông qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang để tìm ra những bất cập, khó khăn khi triển khai áp dụng, từ đó có những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn Thạc sĩ luật học: “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” với mong muốn góp phần làm rõ hơn pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp địa bàn tỉnh Bắc Giang. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi mới ra đời, chế định bảo hiểm thất nghiệp đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề tương đối mới nên các công trình nghiên cứu chủ yếu là những bài viết khoa học về thất nghiệp, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc liên quan đến vấn đề này dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm của các nước trên thế giới như: “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế bảo hiểm – Trường Đại học kinh tế quốc dân thực hiện năm 2003; bài viết “Một số vấn đề bảo hiểm thất nghiệp” của TS. Trần Thúy Lâm đăng trên tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004; “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO và một số nước trên thế giới” của tác giả Lê Thị Hoài Thu, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật năm 2006; “Một số vấn đề bất cập trong thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Đức Hiển trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc 2 hội năm 2011; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 3 năm thực hiện ở Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí Luật học số 9/2012, Trường Đại học Luật Hà Nội… Các công trình khác như tham luận của TS. Đặng Anh Duệ “Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” tại buổi hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” Bộ Tài chính tổ chức năm 2003; TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự (2004) “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp hiện đại – vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”, Chuyên đề khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng là đề tài khóa luận tốt nghiệp của nhiều sinh viên ngành luật tại các cơ sở đào tạo, các bài báo trên Tạp chí, tham luận tại hội thảo, hội nghị... Ví dụ là các bài nghiên cứu “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thu Hồng năm 2010; “Bảo hiểm thất nghiệp và giải pháp hoàn thiện ở Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Hải năm 2010; “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện ở Nghệ An” của tác giả Ngô Thị Thu Hoài năm 2012; Tạp chí bảo hiểm xã hội kỳ 02, tháng 3; “Pháp luật về BHTN sau 04 năm thực hiện – Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Trần Vân Khánh năm 2013; “Hoàn thiện pháp luật BHTN ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Ngô Thị Thùy năm 2013; “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Yên Bái” của tác giả Phạm Quý Bảy năm 2017; “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình” của tác giả Lương Thị Hòa năm 2017. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề như sau: tầm quan trọng của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và năng lực tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này; khi xây dựng Luật bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay không nên xây dựng chế định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta. Hiện nay, các quy định pháp luật về bảo 3 hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung nên những công trình nghiên cứu về quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm còn chưa nhiều. Đặc biệt việc đánh giá thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang từ đó có những kiến nghị, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện pháp luật thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. Do vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu mà học viên lựa chọn không có sự trùng lặp với những công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu để tìm ra những bất cập trong hệ thống pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và nội dung các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp; thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, đánh giá những thành công và hạn chế từ thực tiễn đó; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTN nói chung và nâng cao hiệu quả thực thi tại địa phương nói riêng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, để luận văn có độ sâu cần thiết, những chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm nước ngoài về bảo hiểm thất nghiệp cũng được luận văn đề cập đến ở mức độ nhất định. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề dưới góc độ pháp lý và cụ thể ở các khía cạnh như đối tượng tham gia, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng BHTN, hồ sơ, thủ tục hưởng và Quỹ BHTN, xử lý vi phạm pháp luật về BHTN. Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi triển khai thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4 Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và việc triển khi thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành đến tháng 6 năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận tổng hợp và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp lý luận tổng hợp bao gồm: phân tích, so sánh, đối chiếu thông qua việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản, quy định khác có liên quan. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng hợp, phân tích từ các Báo cáo tổng kết của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bắc Giang, số liệu thống kê, kết hợp với nguồn gốc thông tin từ cơ quan thông tin đại chúng, nguồn thông tin hợp pháp và đáng tin cậy khác nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương. Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khảo nghiệm, xin ý kiến đánh giá tính khả thi đối với các đề xuất, giải pháp trình bày trong bản luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp, đánh giá hệ thống các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành đến nay qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật BHTN, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kiến thức của pháp luật bảo hiểm xã hội, BHTN vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp. Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. 5 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. 6 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp Thất nghiệp là rủi ro về việc làm mang lại thiệt hại về đời sống và tương lai phát triển cá nhân, gia đình và xã hội. Rủi ro thất nghiệp ngày càng gia tăng và song hành với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Chình vì vậy, cần phải có biện pháp kiểm soát và hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro thất nghiệp. Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp là biện pháp chuyển giao rủi ro hiệu quả nhất đối với người thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời nhằm ổn định an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách kinh tế xã hội của các quốc gia. Theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO thì bảo hiểm thất nghiệp là một trong chín nhánh của an sinh xã hội. Cùng với các nhánh khác, bảo hiểm thất nghiệp góp phần bảo vệ NLĐ trong hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội. Với tính chất chia sẻ giữa những đối tượng tham gia, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ một khoản tài chính giúp NLĐ thất nghiệp đảm bảo ổn định cuộc sống; sớm đưa lao động thất nghiệp tìm được việc làm ổn định thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ học nghề. Quá trình hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, bảo hiểm thất nghiệp mang tính chất chia sẻ giữa các đối tượng tham gia thông qua tỷ lệ đóng góp được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp. Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì BHTN được hiểu là “sự đảm bảo, thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ trong trường hợp bị mất việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm, đồng thời có một số biện pháp để họ nhanh chóng quay lại thị trường lao động”. 7 Sau nhiều năm thực hiện BHTN, Việt Nam đã có điều chỉnh mang tính đột phá khi chuyển toàn bộ chế độ BHTN quy định ở Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 sang Luật Việc làm năm 2013. Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm năm 2013 đưa ra định nghĩa về BHTN, cụ thể như sau: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”. Theo đó, BHTN không phải là biện pháp giải quyết hậu quả thất nghiệp một cách bị động, mà BHTN có vai trò chủ động trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thất nghiệp, giúp NLĐ nhanh chóng tìm được việc làm. BHTN không chỉ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ, giúp đảm bảo cuộc sống cho họ trong thời gian bị mất việc làm, mà còn nhằm mục đích trợ giúp NLĐ thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động, bằng cách thành lập và sử dụng một quỹ tài chính được đóng góp từ các bên chủ thể tham gia BHTN, qua đó góp phần bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp có thể được tiếp cận dưới những góc độ sau: Xét về góc độ kinh tế, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp chia sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong bảo hiểm theo Luật định dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít, là một biện pháp hỗ trợ NLĐ bị mất việc làm ổn định tạm thời cuộc sống, học nghề, tìm kiếm việc làm mới qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung do NLĐ, NSDLĐ đóng góp và hỗ trợ từ phía nhà nước. Xét về góc độ pháp lý, bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các bên tham gia vào quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung (Quỹ bảo hiểm thất nghiệp) được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm hỗ trợ tài chính tạm thời cho những người bị mất việc làm. 1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp BHTN có một số đặc điểm chung của một chế độ nằm trong BHXH, bên cạnh đó cũng có một số đặc điểm đặc thù khác mang tính chất của chế độ việc làm, góp phần tạo nên một sự thống nhất trong quan hệ của chế độ an 8 sinh xã hội với vấn đề việc làm. Thứ nhất, đối tượng tham gia BHTN chỉ là NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên, viên chức làm việc theo HĐLV có thời hạn từ 03 tháng trở lên mà không bao gồm cán bộ, công chức khác với đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Thứ hai, về điều kiện được hưởng các chế độ từ BHTN khác với các chế độ BHXH khác. NLĐ chỉ được hưởng các chế độ BHTN khi đã chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV và đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013; Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Thứ ba, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có trợ cấp thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống khi NLĐ bị thất nghiệp mà còn hỗ trợ NLĐ học nghề, hỗ trợ giới thiệu việc làm là biện pháp giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động. BHTN còn giúp NLĐ duy trì việc làm thông qua chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Thứ tư, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là những NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hay nói cách khác là những NLĐ đã chấm dứt quan hệ lao động, không tham gia thị trường lao động. Đó là sự khác biệt hoàn toàn với đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thứ năm, việc bảo lưu hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 1 số trường hợp như: NLĐ được xác định là không có nhu cầu hưởng TCTN theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hoặc NLĐ thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hưởng TCTN quy định tại tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ. Đây là đặc điểm khác biệt so với các chế độ BHXH khác nhằm bảo toàn quỹ và thể hiện mục tiêu an sinh xã hội cho NLĐ thất nghiệp. 1.1.3.Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp Nguyên tắc BHTN định hướng và chi phối toàn bộ các quy phạm pháp luật về BHTN. BHTN là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách 9 an sinh xã hội của Nhà nước ta nên BHTN cũng tuân thể các nguyên tắc chung của pháp luật về an sinh xã hội. Theo quy định tại Điều 41 Luật Việc làm nêu 05 nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp như sau: Nguyên tắc thứ nhất, bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN. Nguyên tắc này bắt nguồn từ sự tương trợ giữa những người tham gia. Theo nguyên tắc này, Luật Việc làm quy định cụ thể đối tượng bắt buộc tham gia để hình thành quỹ BHTN thực hiện mục tiêu an sinh xã hội đối với người thất nghiệp. Chỉ khi có sự chung tay của cộng đồng thì chính sách BHTN thực hiện mới hiệu quả. Nguyên tắc thứ hai, mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của NLĐ. BHTN khác các loại bảo hiểm thương mại bảo đảm về tài sản, bảo đảm về tính mạng mà BHTN bảo đảm về thu nhập khi người lao động bị thất nghiệp. BHTN hình thành trên mối quan hệ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Mà yếu tố tiền lương là yếu tố quan trọng trong bản HĐLĐ, HĐLV. Tiền lương thể hiện sức lực, trí tuệ đóng góp của NLĐ ở mỗi vị trí công việc. Chính vì vậy, mức đóng BHTN được xác định trên cơ sở tiền lương của NLĐ trước khi nghỉ việc. Nguyên tắc thứ ba, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây là nguyên tắc dựa trên mối quan hệ giữa sự đóng góp và thụ hưởng của NLĐ. Tuy nhiên, cần có sự tương xứng về mức đóng góp, thời gian đóng góp và mức, thời gian thụ hưởng nhằm tạo sự công bằng xã hội cũng như đảm bảo sự an toàn và ổn định quỹ BHTN, tránh tình trạng Nhà nước phải bù đắp thiếu hụt, NLĐ ỷ lại hưởng thụ. BHTN không chỉ mang tính chất kinh tế thông qua các khoản TCTN mà nó còn mang tính chất xã hội sâu sắc, có sự chung tay đóng góp của cộng đồng nhằm giúp NLĐ vượt qua khó khăn trong giai đoạn bị mất việc làm. Nguyên tắc thứ tư, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia. Đối tượng hưởng BHTN là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, gặp khó khăn về thu nhập, tài chính. Để giúp họ sớm cân bằng cuộc sống, quay lại thị trường lao động thì các thủ tục, hồ sơ BHTN cũng như trình tự 10 giải quyết cần đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm giải quyết kịp thời cho NLĐ. Nguyên tắc thứ năm, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ. Theo nguyên tắc này thì Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quản lý quỹ BHTN. Do quỹ BHTN là quỹ tài chính tài chính tập trung, vì vậy nhà nước có vai trò chủ đạo và thống nhất trong việc quản lý và sử dụng quỹ. Hoạt động thu chi và sử dụng quỹ sẽ được được báo cáo thường xuyên để nhà nước dễ dàng nắm bắt. Nhà nước cũng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động, xem xét mức hỗ trợ cho quỹ BHTN cũng như việc hỗ trợ quỹ BHTN đề từ đó tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ. Hơn nữa, nhà nước xây dựng một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương thống nhất trong việc quản lý và sử dụng quỹ BHTN. Các kế hoạch thu chi của quỹ BHTN phải công khai minh bạch và báo cáo thường xuyên tới Nhà nước, việc sử dụng quỹ và hoạt động đầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn, tránh xảy ra trường hợp “vỡ quỹ” gây ra thiệt hại cho các bên tham gia. 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách an sinh xã hội có vai trò to lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại thị trường lao động mà còn góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vai trò của BHTN được thể hiện cụ thể như sau: Đối với NLĐ: bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề giúp NLĐ duy trì việc làm hiện có, không bị mất việc làm khi nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập cùng với sự ứng dụng khoa học công nghệ mới. Đối với NLĐ bị mất việc làm, bảo hiểm thất nghiệp giúp NLĐ có một phần thu nhập trong thời gian mất việc làm để ổn định cuộc sống. Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ NLĐ chuyển đổi nghề phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường, hỗ trợ tìm việc làm giúp họ sớm quay lại thị trường lao động. Đối với NSDLĐ: bảo hiểm thất nghiệp giúp NSDLĐ giảm bớt chi phí 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan