Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Phân tích tác phẩm văn học Việt nam theo đặc trưng thể loại...

Tài liệu Phân tích tác phẩm văn học Việt nam theo đặc trưng thể loại

.PDF
297
178
99

Mô tả:

1 PGS. TS. PHẠM THU YẾN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2 3 MỤC LỤC Lời nói đầu .............................................................................................. 7 Chương I TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN ........................................................ 11 I. Thuật ngữ và quan niệm về văn học dân gian ............................................... 12 II. Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy VHDG ............................................ 21 III. Những giá trị cơ bản của VHDG ................................................................... 31 Ý kiến tham khảo bài tổng quan VHDG .......................................................... 32 Ý kiến về thi pháp VHDG .................................................................................. 34 Ý kiến về vai trò, giá trị của văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam .......... 35 Ý kiến về văn học dân gian các dân tộc ít người............................................. 40 Chương II THỂ LOẠI SỬ THI ...................................................................................... 43 A. Những kiến thức bổ trợ.................................................................................... 43 B. Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.................................................. 47 Tư liệu tham khảo về sử thi .................................................................................. 56 Chương III THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT ...................................................................... 61 A. Những tri thức bổ trợ ....................................................................................... 61  Con Rồng cháu Tiên .................................................................................... 65  Bánh chưng bánh giầy ................................................................................ 70  Thánh Gióng ................................................................................................. 75  Sơn Tinh, Thủy Tinh ................................................................................... 81  Sự tích Hồ Gươm ......................................................................................... 86  Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy .............................. 94 Ý kiến tham khảo về truyền thuyết ................................................................... 101 4 Chương IV TRUYỆN CỔ TÍCH .................................................................................... 109 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 109 B. Phân tích tác phẩm .......................................................................................... 114  Sọ Dừa ......................................................................................................... 114  Thạch Sanh ................................................................................................. 121  Em bé thông minh ..................................................................................... 129  Tấm Cám ..................................................................................................... 133 Tư liệu tham khảo về thể loại Cổ tích ............................................................... 138 Chương V TRUYỆN NGỤ NGÔN ............................................................................... 147 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 147 B. Phân tích tác phẩm .......................................................................................... 148  Ếch ngồi đáy giếng .................................................................................... 148  Thầy bói xem voi ....................................................................................... 152  Đeo nhạc cho mèo...................................................................................... 154  Chân, tay, tai, mắt, miệng ......................................................................... 158 Chương VI TRUYỆN CƯỜI ......................................................................................... 163 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 163 B . Phân tích tác phẩm ......................................................................................... 165  Treo biển ..................................................................................................... 165  Lợn cưới, áo mới ........................................................................................ 169  Tam đại con gà ........................................................................................... 171  Nhưng nó phải bằng hai mày .................................................................. 174 Tư liệu tham khảo về Truyện cười .................................................................... 176 Chương VII TỤC NGỮ ................................................................................................ 181 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 181 B. Phân tích tác phẩm .......................................................................................... 189 5  Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ........................................ 189  Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội .................................................. 195 Ý kiến tham khảo về tục ngữ .............................................................................. 204 Chương VIII CA DAO ................................................................................................... 207 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 207 Ca dao lớp 7 .......................................................................................................... 213  Những câu hát về tình cảm gia đình....................................................... 213  Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ............. 223  Những câu hát than thân. Những câu hát châm biếm ......................... 236  Những câu hát châm biếm ....................................................................... 247 B. Phân tích tác phẩm ca dao lớp 10 .................................................................. 258  Ca dao hài hước ......................................................................................... 271 Tư liệu tham khảo về thể loại ca dao................................................................. 278 CHƯƠNG IX TRUYỆN THƠ .......................................................................................... 287 A. Những tri thức bổ trợ về thể loại .................................................................. 287 B. Hướng dẫn đọc thêm: Tiễn dặn người yêu..................................................... 289 C. Hướng dẫn đọc thêm Lời tiễn dặn ................................................................. 289 Tư liệu tham khảo về truyện thơ ....................................................................... 295  6 7 Lời nói đầu Văn học dân gian Việt Nam không chỉ đóng vai trò nguồn cội – nơi bắt đầu sinh thành, nuôi dưỡng mà còn luôn giữ vai trò là cơ sở nền tảng của văn học dân tộc trong quá khứ. Văn học dân gian lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là phương diện nội dung tư tưởng và chất lượng thẩm mĩ nghệ thuật. Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề toàn cầu hóa dường như không làm nhòa mờ đi bản sắc văn hóa dân tộc mà nhờ có sự nhận thức đúng đắn, nhờ các phương tiện thông tin tiên tiến mà văn hóa dân tộc lại được phổ cập hơn bao giờ hết sau một thời gian có phần gián đoạn. Người nào nắm được giá trị đích thực của văn học dân gian là nắm được chìa khóa để hiểu những nét cơ bản nhất của văn học dân tộc nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung. Việc trang bị những kiến thức văn học dân gian cho toàn dân, đặc biệt cho lứa tuổi học sinh, sinh viên cần được định hướng rõ hơn và cập nhật hơn từ góc độ thẩm mĩ và góc độ tri thức văn hóa. Tuy nhiên, văn học dân gian trong nhà trường chưa được chú ý đúng như nó đáng được quan tâm. Rất nhiều sinh viên đi du học ở các châu lục đã thổ lộ về sự tiếc nuối nếu khi học phổ thông, họ chú ý hơn đến văn hóa dân tộc mình thì có thể tự tin hơn khi tự nhận thức hoặc giới thiệu về văn hóa dân tộc với những ai muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Cuốn sách này sẽ góp phần bổ trợ những tri thức cơ bản về loại hình văn học dân gian trong tương quan với loại hình văn học viết, về đặc trưng một số thể loại cơ bản cũng như những kiến thức cụ thể, về kĩ năng phân tích, bình giảng các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ 8 thông. Chúng tôi kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước một cách chọn lọc, cập nhật với phương châm trình bày chúng một cách giản dị, phù hợp với trình độ các đối tượng, lồng ghép cả phần kiến thức cơ bản và nâng cao. Cấu trúc của sách gồm hai phần: Phần thứ nhất Tổng quan về văn học dân gian trong đó trình bày các khái niệm, đặc trưng, giá trị của văn học dân gian, Phần thứ hai: Thể loại và tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường. Văn học dân gian được chọn giảng dạy trong nhà trường gồm nhiều thể loại, mỗi thể loại lại gồm từ một đến nhiều tác phẩm. Vì thế, mỗi thể loại được chúng tôi sắp xếp làm ba mục: - Tri thức bổ trợ về thể loại: Các thể loại cơ bản của văn học dân gian sẽ được trình bày về khái niệm, những đặc trưng nội dung, nghệ thuật, chức năng thực hành, đặc điểm diễn xướng. Đó là những tiền đề lí luận quan trọng mà người dạy và người học cần nắm được trước khi thâm nhập, vận dụng phân tích tác phẩm. - Tiến trình đọc – hiểu, bình giảng các tác phẩm thuộc thể loại: Cơ sở lí thuyết thể loại vừa nêu trên được ứng dụng vào việc phân tích tác phẩm tạo nên cái nhìn vừa hệ thống, đa dạng vừa cụ thể về giá trị nội dung, nghệ thuật, mở rộng một số điểm cần thiết để hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm văn học dân gian. - Tài liệu tham khảo: Trích, chọn lọc giới thiệu một số công trình nghiên cứu cần thiết, có giá trị cao của các tác giả trong và ngoài nước về thể loại và tác phẩm giúp giáo viên, học sinh có điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu đáng tin cậy trong quá trình dạy và học tác phẩm văn học dân gian. Nhân dịp cuốn sách được ra mắt độc giả, cho phép chúng tôi xin chân thành cám ơn các nhà nghiên cứu đã cho phép trích lại công trình 9 nghiên cứu, cám ơn Ban biên tập Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để cuốn sách được xuất bản. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng tôi rất mong các quý thầy cô giáo, các bạn đọc trong cả nước và các em học sinh, sinh viên trong quá trình sử dụng góp ý để cuốn sách hoàn thiện hơn trong các lần in sau. Tác giả 10 11 Chng I TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Một số công trình nghiên cứu được công bố gần đây đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng của chuyên ngành Folklore. Đó là yêu cầu hết sức cơ bản trong cả nhận thức và thực hành phân tích tác phẩm. Việc nghiên cứu văn học dân gian (VHDG) trên thế giới đã đạt được những bước phát triển đáng kể trong thế kỷ XX. Xu hướng tìm về cội nguồn văn hoá dân tộc ngày càng có hiệu quả trong cuộc sống hiện đại. Việc bồi dưỡng cho học sinh kiến thức học trong nhà trường không nên tách rời những kiến thức văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống là công việc cần thiết. Thí dụ, học tác phẩm Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh mà học sinh không biết rằng những truyền thuyết dân gian đó gắn bó chặt chẽ và tạo nên giá trị tinh thần sâu sắc, tồn tại từ xa xưa trong đời sống dân tộc thể hiện qua lễ hội đền Hùng, tín ngưỡng thờ cúng “Tổ tiên”, tín ngưỡng thờ “nhiên thần” hay “nhân thần” thì chưa hiểu hết chức năng của một tác phẩm văn hóa dân gian. Ngoài việc được tiếp nhận những giá trị văn học, học sinh còn cần được bổ trợ những kiến thức văn hoá cần thiết. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hoá cộng đồng là mối quan hệ không thể tách rời. Chúng ta sẽ gặp lại một số vấn đề không mới như quan niệm, đặc trưng VHDG (tính tập thể, tính dị bản, tính nguyên hợp, chức năng thực hành sinh hoạt) nhưng đó là những kiến thức cần thiết thực sự cần áp dụng để đi sâu cắt nghĩa các phương pháp chung và phương pháp cụ thể trong phân tích thể loại và tác phẩm VHDG. 12 Bài khái quát VHDG với những kiến thức bổ trợ sẽ cung cấp một số khái niệm cần thiết, quan trọng đối với nghiên cứu và giảng dạy VHDG để bạn đọc có thể làm công cụ phân tích tác phẩm, ví dụ như vấn đề thi pháp thể loại VHDG, khái niệm típ, mô típ trong truyện cổ, công thức truyền thống trong thơ ca, những kiến thức văn hoá dân gian liên quan đến tác phẩm. Kiến thức cơ bản về đặc trưng một số thể loại văn học dân gian là những kiến thức đặc biệt cần thiết khi đọc - hiểu tác phẩm văn học dân gian. Đổi mới phương pháp dạy và học văn nói chung, văn học dân gian nói riêng là yêu cầu tất yếu, là khuynh hướng tích cực để biến việc học một cách thụ động thành việc phát huy tính tích cực suy nghĩ, chủ động sáng tạo của học sinh. Cần khuyến khích việc mở rộng một số hướng khai thác khác nhau khi tiếp cận tác phẩm. Chương trình học, nội dung và phương pháp khai thác vấn đề, những câu hỏi có ý nghĩa khái quát và cụ thể cho học sinh suy nghĩ, những kiến thức giáo viên phải tổng kết là những vấn đề lớn không dễ giải quyết trong một thời gian ngắn, đặc biệt là trong một bài giới thiệu mamg tính khái quát. Song chúng tôi cũng hy vọng những vấn đề có tính chất khái quát sẽ đem đến cho người đọc một số gợi ý để cùng tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng. I. THU T NG VÀ QUAN NIM V VN HC DÂN GIAN Ngoài những cách gọi mang tính chất tự phát dựa vào phương thức lưu truyền và vấn đề tác giả của VHDG như văn chương truyền miệng, văn chương bình dân thì một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và quen thuộc trong những năm gần đây là thuật ngữ Văn học dân gian. Đồng thời thuật ngữ folklore được đề xướng năm 1846 bởi nhà nhân chủng học người Anh tên là Uyliam. Jôn Tôm đã trở thành thuật ngữ có tính chất quốc tế. Theo nghĩa của từ, “folk” (quần chúng, người dân, dân gian), “lore” (toàn bộ sự hiểu biết, trí thức). Vì thế, các nhà nghiên cứu có những quan niệm rộng hẹp khác nhau về folklore. 13 + Folklore tương đương với thuật ngữ văn hoá dân gian, Quan niệm này được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là toàn bộ các hoạt động văn hoá tinh thần và một số loại hình văn hoá vật chất của nhân dân ví dụ như nghệ thuật bài trí, họa tiết trang phục, ăn ở, phong tục, nghi lễ… + Folklore tương đương với thuật ngữ văn nghệ dân gian, bao gồm các hoạt động văn hoá tinh thần “Folklore bao gồm những sáng tạo truyền thống của tộc người nguyên thuỷ và văn minh. Những thể loại này được sáng tạo nên từ âm thanh và từ ngữ dưới dạng văn vần và văn xuôi, bao gồm cả tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, trình diễn, nhảy múa và trò chơi dân gian. Hơn thế nữa, văn hoá dân gian không phải là một ngành khoa học nghiên cứu về người dân, mà là khoa học về truyền thống và thơ ca dân gian” (Jônas balys, trích định nghĩa đầu tiên trong mục “Folklore”, từ điển funk Wagnalls). + Folklore là các sáng tác nghệ thuật ngôn từ tức là nó đồng nghĩa với thuật ngữ văn học dân gian... Đây là quan niệm hẹp hơn so với hai quan niệm trên. Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian, là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Yếu tố ngôn từ là chất liệu quan trọng nhất tuy nhiên phải luôn chú ý dặt yếu tố ngôn từ trong mối quan hệ với các yếu tố văn hóa khác trong chỉnh thể nghệ thuật. Từ đây chúng ta có thể sử dụng cả hai thuật ngữ với ý nghĩa tương đương. 1. Bản chất của VHDG Dẫu quan niệm rộng hẹp thế nào thì người sáng tạo và thưởng thức cũng phải chú ý tới bản chất của Folklore. Khi ta nói folklore “là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động” tức là ta đang nhấn mạnh đến hai mặt bản chất của folklore, đó là bản chất 14 nghệ thuật và bản chất xã hội. Những tác phẩm được gọi là folklore phải có bản chất nghệ thuật, tức là nó chứa đựng hình tượng nghệ thuật, thông qua hình tượng nghệ thuật để tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ mang ý nghĩa xã hội. Điều này phân biệt Folklore với những loại hình phi nghệ thuật khác như triết học, lịch sử, đạo đức… Muốn thể hiện bài học nhận thức trong cách đánh giá sự vật là nội dung quan trọng hơn hình thức, người dùng nghệ thuật ẩn dụ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hoặc so sánh; “Đừng chê em xấu em đen, Em như nước đục đánh phèn lại trong”. Quan niệm này loại trừ ra khỏi phạm vi folklore những tác phẩm cũng thuộc tri thức dân gian nhưng không có bản chất nghệ thuật như cách chữa bệnh dân gian, kinh nghiệm săn bắn, các hoạt động mê tín thuần túy (bùa, yểm). 2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 2.1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mang tính tập thể - truyền miệng Nếu như văn học viết được sáng tác, tồn tại và lưu truyền bằng sự cố định ngôn ngữ trên văn bản khắc gỗ, khắc bia đá, giấy mực thì văn học dân gian lại được tồn tại qua phương thức diễn xướng, truyền miệng. Đây là đặc trưng rất cơ bản làm nên sự khác biệt về nhiều phương diện giữa văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian ra đời trước văn học viết. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định khi mà con người chưa có chữ viết thì phương thức truyền miệng là phương thức duy nhất để văn học dân gian tồn tại và phát triển. Trong điều kiện xã hội đã có chữ viết thì Văn học dân gian vẫn tồn tại song song với văn học viết, Phương thức truyền miệng đã trở thành một đặc trưng chất lượng thẩm mĩ, một vẻ đẹp riêng của văn học dân gian. Nó là sản phẩm của quá trình ứng tác, chọn lọc, lưu truyền thông qua trí nhớ, qua tình cảm, qua thị hiếu thẩm mĩ của bao thế hệ nhân dân lao động. Phương thức truyền miệng tạo điều kiện không giới hạn cho khả 15 năng sáng tạo, ứng tác, diễn xướng tác phẩm văn học dân gian. Ví như khi hát trong sinh hoạt lao động hay hát trong hội hè, muốn thi tài đối đáp, để canh hát, cuộc hát được liền mạch, không bị “Đứt giọng nghẽn lời”, người hát phải có một lưng vốn ca dao, dân ca phong phú, vừa vận dụng tinh hoa truyền thống vừa có khả năng ứng tác trong từng hoàn cảnh nhất định. Vì thế mà ca dao tồn tại các công thức truyền thống: “Thân em”, “chiều chiều”, “Người về”, “bao giờ”. Kết cấu truyện kể dân gian thường đi theo trục thẳng thời gian sự kiện cho dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với phương thức truyền miệng. Tính chất vận dụng truyền thống và ứng tác của người trình diễn trong chèo sân đình rất rõ. Do không quá bị phụ thuộc vào sự cố định của bản kể nên gánh chèo có thể thêm bớt, gia giảm phần diễn trong nội dung trình diễn. Nếu gánh chèo đến làng mà người dân làng đó thích nghe hát thì họ tăng phần hát, nếu dân làng thích khẩu vị hài thì ông trùm có thể cho diễn tăng các hoạt cảnh hề chèo. Trong các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau có thể thấy sự đan xen, xâm nhập khá rõ. Lời của các bài ca dao được sử dụng trong chèo, tục ngữ xuất hiện khá nhiều cuối mỗi truyện ngụ ngôn, các mô típ được lặp đi lặp lại trong truyện kể dân gian. Ví như lời hát của Thị Mầu: “Thầy tiểu ơi, Thầy như táo rụng sân đình. Em như gái dở đi rình của chua”, hoặc khi Thị Mầu nói về anh Nô: “Trâu ta ăn cỏ đồng ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét: “Tính truyền miệng không phải đơn thuần chỉ là thuộc phạm trù hình thức, chỉ nói lên hình thức tồn tại của văn học dân gian. Xét tính chất truyền miệng về mặt phương thức sáng tạo, coi truyền miệng là một hình thức đặc trưng của sự sản xuất nghệ thuật, chính là xét bản thân đặc trưng của văn học dân gian với tư cách là một loại hình nghệ thuật. Điều này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn khi ta xét tính tập thể - truyền miệng về phương diện là một phạm trù thẩm mĩ. (Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian Việt Nam, tr. 23, NXB Giáo dục, 1997). 16 Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể Nếu như tác phẩm văn học viết là sản phẩm tinh thần của một cá nhân tác giả thì văn học dân gian là kết quả của một quá trình sáng tác tập thể. Nhưng không nên hiểu khái niệm sáng tác tập thể một cách mơ hồ rằng một câu chuyện cười, một bài ca dao là do cả một nhóm đông người cùng một lúc sáng tác ra. Hiểu như vậy có thể sẽ rơi vào lối suy nghĩ máy móc mang tính chất siêu hình. Tính chất tập thể của VHDG được hiểu theo nghĩa là sự đồng sáng tạo của nhân dân qua các vùng miền, các dân tộc từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu, có một cá nhân nào đấy sáng tác một câu ca dao, một câu chuyện kể để thể hiện tư tưởng, cảm xúc của mình nhưng tác giả đó chưa có ý thức về sự sáng tạo cá nhân, về bản quyền tác giả theo đúng nghĩa của nghệ thuật chuyên nghiệp sau này. Tác phẩm của họ nếu phù hợp với tâm tư, tình cảm của nhân dân, được nhiều người yêu thích và tiếp nhận thì nó sẽ trở thành sở hữu chung của tập thể; được gìn giữ, nuôi dưỡng, lưu truyền, sửa chữa cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của người diễn xướng ở các không gian khác nhau, các thế hệ khác nhau. Khi nói về tính tập thể cũng không nên quên nhắc đến vai trò của các nghệ nhân dân gian ở các địa phương. Mỗi một vùng văn hóa, mỗi một dân tộc mà ngày nay còn lưu lại được tác phẩm sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… đều phải kể đến trí nhớ đáng kinh ngạc và lòng đam mê nghệ thuật vô tư, trong sáng của các nghệ nhân dân gian. Chúng ta cũng nên một lần nữa khẳng định tính tập thể cũng như tính truyền miệng không chỉ là thuộc tính tất yếu để tác phẩm văn học dân gian tồn tại mà còn cần nhìn nhận nó ở phương diện chất lượng thẩm mĩ nghệ thuật. Tính dị bản ở VHDG là hệ quả tất yếu của đặc trưng tập thể, truyền miệng. Tác phẩm văn học dân gian luôn có sự biến đổi qua không gian và qua thời gian. Đặc trưng sáng tác tập thể và phương 17 thức truyền miệng đã tạo ra hiện tượng một tác phẩm VHDG có thể có nhiều dị bản. Dị bản nghĩa là bản khác. Đây cũng là điểm khác biệt giữa VHDG và VH viết... Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này trong phần phương pháp nghiên cứu và giảng dạy VHDG cùng việc giới thiệu những khái niệm típ, mô típ, công thức truyền thống – những sản phẩm của tính chất truyền miệng và tính tập thể. 2.2. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp (tổng hợp tự nhiên) mang tính thực hành - sinh hoạt Nói đến văn học dân gian là nói đến một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp tự nhiên (tính chất nguyên hợp). Ngoài yếu tố ngôn từ là chất liệu nghệ thuật quan trọng nhất, văn học dân gian còn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện. Sự tổng hợp các thành tố nội dung và nghệ thuật đó diễn ra ngay từ khi tác phẩm mới ra đời và gắn bó với nhau trong suốt quá trình phát triển. Đặc trưng này theo ý kiến các nhà nghiên cứu là có nguồn gốc từ điều kiện sinh hoạt và chức năng thực hành tín ngưỡng, chức năng truyền đạt kinh nghiệm lao động qua các động tác trình diễn ca hát, nhảy múa của con người trong các bộ tộc nguyên thủy. Phát triển trong các điều kiện xã hội sau này, VHDG mang đặc điểm của loại hình nghệ thuật diễn xướng: Kể Khan Tây Nguyên, lễ hội và truyền thuyết về các nhân vật lịch sử, hát Xoan, hát Quan họ, chèo sân đình, múa rối nước... Vì thế người ta gọi văn học dân gian là loại hình nghệ thuật tổng hợp tự nhiên để phân biệt với các loại hình nghệ thuật bác học (cũng có sự tổng hợp nhưng lại là kết quả của sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật trong quá trình sau này như kịch hình thể hoặc kịch hát ôpera). Về nội dung, tính tổng hợp tự nhiên của VHDG biểu hiện ở chỗ, một tác phẩm VHDG phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần của con người như lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán... Truyền thuyết thời Hùng Vương giúp ta hiểu lịch sử dụng nước, giữ nước, cách thức nhân dân 18 làm ăn, sinh sống. Tục ngữ chứa đựng những kiến thức đa dạng của đời sống như kinh nghiệm lao động, lịch sử, xã hội. Về nghệ thuật, tính nguyên hợp của VHDG thể hiện ở sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật như: - Ngôn từ (lời ) - Âm thanh. - Kiến trúc, hội họa, cách bài trí, đạo cụ, trang phục, … - Lối diễn xướng, điệu bộ, động tác trình diễn. Một tác phẩm VHDG có sự kết hợp ít nhất là hai trong bốn yếu tố nghệ thuật nêu trên để tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật đa yếu tố, đa chức năng, một loại hình nghệ thuật ra đời và phát triển do nhu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân lao động. Có thể lấy rất nhiều dẫn chứng để minh họa cho đặc trưng này. Ví dụ dân ca Quan họ, hát Xoan, Ghẹo là hình thức hát nghi lễ, hát giao duyên có sự kết hợp giữa lời ca, âm nhạc và cách thức biểu diễn: Hát theo canh hát trong nhà hay hát trong lễ hội. Người đi hát trong lễ hội mặc áo the, khăn xếp, cầm quạt hay cầm ô, liền chị áo tứ thân, khăn mỏ quạ, tay cầm nón thúng quai thao…cho tăng phần duyên dáng. Tính nguyên hợp đặc biệt rõ nét đối với chèo sân đình. Tích chèo thường lấy từ nội dung các truyện cổ tích, truyện nôm bình dân, lời hát chèo thường được “bẻ” từ ca dao, nhạc chèo xuất phát từ các làn điệu dân ca, múa chèo được tổng hợp từ múa dân gian, cách điệu các hoạt động sinh hoạt của con người như đi cấy, đi gặt, chèo thuyền, quay tơ, dệt vải… Chèo là hình thức nghệ thuật trình diễn nên phông màn, hóa trang, đạo cụ động tác biểu diễn trong chèo là vô cùng quan trọng. Cách trang phục, đi đứng, cách cầm quạt trong tay đào chín và đào lệch (cách gọi nhân vật nữ tích cực và tiêu cực trong chèo cổ) cũng khác xa nhau. Cách phảy quạt của người hiền nhân quân tử cũng khác cách phảy quạt của kẻ phàm phu tục tử nói một tấc đến trời… 19 Gánh rối nước khi biểu diễn ngoài con rối, tích trò… còn không thể thiếu tiếng đàn, tiếng trống của dàn nhạc đệm… Ngoài chức năng chung của các tác phẩm nghệ thuật như chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí thì một chức năng khác mang tính đặc trưng của loại hình nghệ thuật dân gian là chức năng thực hành sinh hoạt. Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian ra đời do nhu cầu của chính cuộc sống sinh hoạt, lao động của nhân dân nên nó gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân. Dân ca nghi lễ ra đời do nhu cầu thực hành nghi lễ trong tang ma, cưới hỏi, cầu mùa, chúc tụng. Hò lao động như hò kéo gỗ, hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo được cất lên, được diễn xướng bởi nhu cầu hợp lực sức mạnh của hoạt động lao động tập thể, để công việc được thực hiện nhịp nhàng hơn, năng suất lao động tăng hơn đồng thời tiếng hò cũng đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, bộc lộ tình cảm của con người. Chức năng này cũng thể hiện rõ nét qua hát ru. Khi bà, mẹ, chị cất tiếng hát ru thì mục đích đầu tiên không phải là mục đích thẩm mĩ mà là mục đích sinh hoạt, thực hành: ru cho bé ngủ. Chức năng ấy chi phối lời ca, âm điệu của câu hát. Mở đầu bài hát ru thường là “À ơi, cái ngủ mày ngủ cho lâu”, “Cái ngủ mày ngủ cho say…”. .… Chúng ta có thể nói thêm về vấn đề tác giả và số phận lịch sử của folklore trong quá khứ và hiện tại. Folklore là những sáng tác của tập thể nhân dân. Những vấn đề này hiện nay cũng cần bổ sung một số cách nhìn mới. Có những nhà nghiên cứu folklore khi xác định tác giả của VHDG chỉ quan niệm đó là những người nông dân, thợ thủ công, người đánh cá, đốn củi, thậm chí chỉ là những người không biết chữ, sống ở những miền quê lạc hậu. Điều đó đúng nhưng đó là khái niệm hạn hẹp về tác giả folklore. Vô hình chung, họ cho rằng những người sống ở thành thị không phải là tác giả của VHDG và thành thị, phố phường không có folklore. Từ đó suy ra rằng, khi những người nông dân không còn mù chữ nữa và văn hoá thành thị 20 phát triển thì quần chúng nhân dân không sáng tạo ra folklore và folklore sẽ dần dần bị mất đi, folklore chỉ còn là mảnh vụn sót lại của quá khứ, Folklore sẽ bị biến mất và ngành nghiên cứu văn hóa dân gian sẽ rơi vào quên lãng. Chúng ta khẳng định rằng văn hoá dân gian ra đời từ rất sớm, nó được bảo lưu, biến đổi và phát triển liên tục. Hiện nay có những nền VHDG đang tồn tại và phát triển ở châu Âu, châu Á, châu Mĩ. Ở một số bang của Mĩ, Canađa. VHDG của các bộ tộc đang tồn tại và việc nghiên cứu VHDG của các bộ tộc đó vẫn đang phát triển mạnh. Theo các nhà nghiên cứu VHDG Hoa Kì, khoảng 40 năm trở lại đây, VHDG bắt đầu được nghiên cứu như là một quá trình. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, người ta đã thay đổi việc nghiên cứu từng thể loại riêng lẻ, tách khỏi môi trường diễn xướng bằng việc nghiên cứu thực hành, nghĩa là khảo sát xem nghệ thuật dân gian được trình diễn ra sao trong bối cảnh văn hoá xã hội. Roger Abrahm định nghĩa “Folklore là tất cả những thể loại mang tính biểu đạt theo lối cổ truyền tồn tại trong diễn xướng”. Định nghĩa trên gợi sự chú ý về mối quan hệ giữa tác phẩm và quá trình biến đổi, giữa nội dung tiết mục trình diễn và tiết mục đó được trình diễn ra sao. Về số phận lịch sử của VHDG hiện nay, có người đặt câu hỏi rằng: “Liệu công nghệ phát triển có ảnh hưởng đến sự tồn tại của VHDG, có làm VHDG biến mất?”. Sự thật, nền công nghệ hiện đại phát triển không làm tiêu tan VHDG mà hệ thống tivi, điện thoại, băng hình, radiô… trở thành một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và quảng bá VHDG, đem đến cảm hứng mới trong lưu truyền VHDG. Thực tế, các lễ hội, trò chơi, truyện kể, dân ca, tục ngữ khoảng hơn mười năm nay lại đang phục hồi và hoà vào cuộc sống hiện tại với ý nghĩa và giá trị tích cực của nó. Rõ ràng, áp dụng vào việc xem xét VHDG ở nước ta hiện nay, chúng ta nhanh chóng được biết lịch trình lễ hội các địa phương, được tận mắt chứng kiến hay được xem truyền hình trực tiếp một số lễ hội truyền thống quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan