Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Phân tích tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại...

Tài liệu Phân tích tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại

.PDF
18
88
92

Mô tả:

43 Chng II THỂ LOẠI SỬ THI A . Nh.ng ki1n th3c b6 tr8 a. Tình hình sưu tầm sử thi ở Việt Nam Với sử thi cần chú ý đến khái niệm và đặc điểm thể loại. Thế giới hiện nay lưu lại được 5 sử thi tiêu biểu : I-li-át, Ô-đi-xê (Hi Lạp), Maha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na (Ấn Độ), Ka-lê-va-la (Phần Lan). Vậy mà Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX đến nay chúng ta đã sưu tầm và công bố hàng vài chục sử thi các dân tộc ít người. Không chỉ ngạc nhiên về số lượng mà chúng ta thực sự sửng sốt trước vẻ đẹp nội dung và giá trị nghệ thuật dân gian được kết tinh trong các tác phẩm ấy. Nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng, có một hiện tượng diễn xướng sử thi sống ở Tây Nguyên. Khi giảng dạy sử thi, cần chú ý đến một số vấn đề có tính thời sự về thể loại, vấn đề thuật ngữ, những đặc điểm thời đại sử thi, một số cách phân loại, những nét cơ bản về dân tộc sản sinh ra tác phẩm đó (vùng VHDG Tây Nguyên, Tây Bắc). Những vấn đề đặc trưng nội dung và nghệ thuật phản ánh, đặc điểm diễn xướng tác phẩm. Do thời gian dành cho việc giới thiệu, phân tích thể loại và tác phẩm hạn chế nên giáo viên cần cho học sinh đọc trước, chuẩn bị bài ở nhà. b. Định nghĩa về thể loại Sử thi thuộc thể loại được sáng tác theo phương thức tự sự có kết cấu quy mô, gồm nhiều chương hồi, tồn tại trong hình thức văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với toàn thể cộng đồng dân tộc. 44 c. Thời đại của sử thi Thời đại sử thi là “thời đại của cây kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”(Ăng ghen). Đồ sắt được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong chiến tranh và trong công cuộc mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống của các bộ tộc. - Thời đại sử thi là thời kì liên minh giữa các cộng đồng thị tộc để hình thành dân tộc, hình thành nhà nước đầu tiên. Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp thần thoại. Thế giới của các vị thần trong thần thoại bắt đầu chuyển sang thế giới của con người mà trung tâm của sự phản ánh là con người với ước vọng sức mạnh sánh ngang thần linh. Các nhân vật trung tâm trong sử thi đậm đà màu sắc thần kì mà vẫn biểu trưng tập trung nhất cho sức mạnh của cộng đồng. Đây chính là cái nhìn chứa đựng quan niệm nghệ thuật của nhân dân được thể hiện tập trung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng sử thi. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể với quy mô lớn, có nhiều chương, vì theo Hêghen “nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại”. “Các nhân vật chính của sử thi là các anh hùng – tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng dến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lẫy lừng và đôi khi cả những sinh hoạt đời thường của họ nữa. Điều đáng chú ý là tất cả những chi tiết này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường. (Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên – NXB Giáo dục, 1992) 45 d. Phân loại sử thi: Có nhiều cách phân loại sử thi. Có khuynh hướng chia sử thi thành hai loại : sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi thần thoại là tiểu loại sử thi có hầu hết các đề tài chính của thần thoại như : sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hoá. Dân tộc Mường có sử thi thần thoại nổi tiếng là sử thi Đẻ đất đẻ nước - một loại văn cúng được các thầy Mo đọc trong các nghi lễ khi gia đình có người chết. Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến công của các anh hùng trong khung cảnh có những sự kiện lớn mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng. Sử thi Tây Nguyên đa số là sử thi anh hùng: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Noi, Khinh Dú... Sử thi anh hùng có ba đề tài chính : hôn nhân, chiến tranh và lao động Phan Đăng Nhật dựa vào cách phân loại của Mêlêtinxki đã phân ra sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại “Sự hình thành nhà nước là một mốc lịch sử tạo nên những đặc điểm cơ bản của sử thi. Do đó người ta phân ra hai loại sử thi : Sử thi cổ sơ là sử thi ra đời trước khi hình thành nhà nước. Sử thi cổ đại (hay còn gọi là sử thi cổ điển) ra đời sau khi hình thành nhà nước”. Chương trình lớp 10 học cả sử thi thế giới và sử thi Việt Nam nên cần thiết giới thiệu cách phân loại này. Theo Phan Đăng Nhật, Đăm Săn, Xinh Nhã là sử thi cổ sơ, còn I-li-át, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na là những sử thi cổ điển. e. Diễn xướng sử thi : Từ trước đến nay, khi nghiên cứu sử thi, các nhà nghiên cứu thường coi sử thi là đối tượng của nghiên cứu văn học mà quên mất rằng một trong những đặc điểm của sử thi là nó vẫn tồn tại một cách sinh động trong đời sống của các dân tộc, nơi nó được sinh thành và lưu giữ. Sử thi đối với đồng bào Tây Nguyên không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó là loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất của nghệ thuật sân khấu 46 trình diễn. Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộ phận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, đời sống. Phương thức diễn xướng sử thi là phương thức khá phổ biến và thống nhất ở mọi dân tộc có sử thi trên thế giới. Tại Hi Lạp nổi lên vai trò của các nghệ nhân dân gian trong sự hình thành và lưu truyền sử thi. Trong thời cổ đại, hình thức kể chuyện trong nhân dân đã khá phát triển, ngày càng được nâng cao, hình thành nên những bài ca hay những anh hùng ca”. Song hình thức diễn xướng sử thi một cách tự nhiên đã không còn tồn tại trong đời sống văn hoá của người Hi Lạp nhưng vẫn tồn tại một cách sống động trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Người Ê-Đê gọi đó là Khan, người Giarai gọi là Hri, người Hrê gọi là Hmon. Điều đáng tiếc là hiện nay hầu hết các văn bản sử thi được sưu tầm, dịch ra tiếng Việt đều là những văn bản tóm tắt bằng văn xuôi chứ chưa được tồn tại trong hình thức thơ ca như bản chất thực của nó. Chính vì sử thi được tồn tại trong hình thức thơ ca nên nó mới tồn tại lâu bền đến thế trong kí ức các nghệ nhân và tạo nên các công thức truyền thống thơ ca đặc thù trong miêu tả và biểu hiện (Miêu tả người anh hùng, miêu tả thiên nhiên, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại... thủ pháp trùng điệp trong kết cấu và ngôn ngữ). Sử thi là những tác phẩm có dung lượng lớn, nếu diễn xướng phải mất vài đêm mới hết. Diễn xướng sử thi đòi hỏi một thời điểm, một không gian đặc biệt phù hợp. Môi trường sinh hoạt quen thuộc của diễn xướng sử thi là môi trường lễ hội. Lễ hội đảm bảo không khí “thiêng”, không khí cộng đồng cần thiết cho diễn xướng sử thi vì nhân vật trung tâm của sử thi là những anh hùng có tầm vóc kì vĩ đại diện cho sức mạnh cộng đồng, được nhân dân tôn sùng, ngưỡng vọng… Nghệ nhân kể sử thi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu giữ, sáng tạo và trình diễn tác phẩm. Những nghệ nhân này hầu hết là những người không biết chữ nhưng họ có khả năng nhớ một cách kì lạ những tác phẩm sử thi hàng ngàn, hàng vạn 47 câu, họ có bề dày vốn tri thức dân gian đa dạng của dân tộc mình. Lễ hội cũng là nơi thu hút người ở khắp nơi đến tham dự, tại các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, quanh bếp lửa nhà rông, nhà gươl. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi ngay bên bếp lửa và bắt đầu câu chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối. Các tài liệu trước đây ghi lại người chứng kiến buổi diễn xướng sử thi kể rằng : mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe say sưa đến nỗi, tối hôm trước họ ngồi thế nào thì sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy. B- Phân tích đo>n trích Chin thng Mtao Mxây Văn bản Ngữ Văn 10 Chương trình lớp 10 PTTH có giới thiệu sử thi Đăm Săn và yêu cầu phân tích đoạn trích “Chiến thắng MTao Mxây”. Sau đây chúng tôi xin nêu một vài gợi ý khi khai thác tác phẩm: trọng tâm là qua phân tích một đoạn trích cụ thể có thể giúp người đọc hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm sử thi Tây Nguyên tiêu biểu đồng thời nắm vững đặc trưng của tiểu loại sử thi anh hùng. 1. Đặc điểm nội dung Hôn nhân, chiến tranh và lao động là ba đề tài chính trong sử thi, trong đó chiến tranh là đề tài nổi bật nhất. Hôn nhân (hành động cầu hôn, cướp vợ hoặc giành lại vợ) cũng có khi chỉ là cái cớ để các thị tộc xâm lấn hoặc mở rộng địa bàn sinh sống của các cộng đồng. Sách giáo khoa chọn phân tích đoạn trích này là cần thiết và hợp lí vì đoạn trích rất tiêu biểu cho vẻ đẹp nội dung và giá trị thẩm mĩ của sử thi Tây Nguyên. Hình tượng Đăm Săn - người anh hùng lí tưởng của cộng đồng thị tộc Ê-đê trong cuộc giao tranh với tù trưởng Mtao Mxây để giành 48 lạ vợ được tập trung khắc hoạ rõ nét theo bố cục ba phần tương ứng với ba câu hỏi trong sách giáo khoa: Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ trở về sau chiến thắng Cảnh Đăm Săn cùng thị tộc ăn mừng chiến thắng a) Cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây được mô tả cặn kẽ theo tình tự các hiệp đánh. Ưu thế nổi trội của thể loại sử thi so với một số thể loại VHDG khác là có sự kết hợp hài hoà giữa kể chuyện và miêu tả. Ngôn ngữ kể chuyện đan xen với ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật càng làm tăng thêm kịch tính ; giúp người nghe hiểu sâu hơn đặc điểm tính cách nhân vật. Đăm Săn khiêu khích kẻ thù Bằng giọng tự tin vào sức mạnh của mình và sự khinh miệt, giễu cợt kẻ thù, Đăm Săn đã tìm cách khiêu khích và buộc Mtao Mxây phải giao chiến: “Ơ điêng, Ta thách ngươi đọ dao với ta đấy”, “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sân hiên của nhà ngươi bổ đôi...“, “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ ? Đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất ta cũng không thèm đâm nữa là”. Kịch tính trong đoạn trích tăng lên khi Mtao Mxây cũng trêu tức Đăm Săn : “Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta” nhưng ngay từ đầu, trong ngôn từ của Mtao Mxây cũng thể hiện sự nghi ngại, thiếu tự tin của hắn trước Đăm Săn: “Ta sợ người đâm ta khi ta đang đi lắm”. - Cuộc giao tranh giữa hai tù trưởng: Để thể hiện cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng, tác giả dân gian đã sử dụng triệt để phương pháp so sánh tương phản, cấu trúc ngôn ngữ trùng điệp, lối so sánh sinh động, phép cường điệu, phóng đại nhằm nêu bật sự vượt trội của Đăm Săn về mọi phương diện. Một biện pháp quen thuộc trong các sử thi là luôn miêu tả tài năng của đối phương trước khi miêu tả tài năng người anh hùng. Mtao Mxây múa khiên trước “tiếng khiên của 49 hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Khi Mtao Mxây múa khiên, Đăm Săn vẫn bình tĩnh, không hề run sợ “Đứng yên không nhúc nhích”. Khi chưa nhìn thấy Đăm Săn múa khiên, Mtao Mxây con vẫn huênh hoang “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Đối lập với hình ảnh “Tiếng khiên hắn lạch xạch như quả mướp khô” của Mtao Mxây, tài múa khiên của Đăm Săn đã được miêu tả cụ thể, sinh động, có sự tăng tiến trong cảm hứng vô cùng hào hứng say sưa của người kể chuyện. Lần thứ nhất : “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”. Lần múa khiên thứ hai : “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc, cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, khi chàng múa trên cao vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. Còn Mtao Mxây thì thể hiện sự kém cỏi cả về thể xác lẫn tinh thần “bước cao bước thấp, chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái cọc trâu”. Qua việc tập trung miêu tả một cách kĩ lưỡng và sảng khoái tài nghệ múa khiên của Đăm Săn, tác giả đã khắc hoạ tầm kích vũ trụ, tài năng siêu phàm có thể sánh ngang với các thần linh của chàng. Vậy mà sao chàng vẫn phải cầu viện đến thần lịnh thì mới tiêu diệt được Mtao Mxây? Chi tiết Đăm Săn đớp được và nhai miếng trầu của Hơ Nhí ném cho làm tăng thêm chất trữ tình của tác phẩm, còn chi tiết khi thấm mệt, chàng nằm mộng và được ông trời mách bảo “lấy một cái chày môn ném vào vành tai hắn là được” không hạ thấp tài năng của chàng mà càng tăng thêm thanh thế, uy danh của chàng vì chàng là vị tù trưởng được thần linh ủng hộ. Quan hệ giữa thần linh với Đăm Săn thật gần gũi, thân tình “Ôi chao, chết mất thôi, ông ơi! cháu đâm mãi mà không trúng hắn”. Điều này thể hiện dấu ấn 50 của tư duy thần thoại còn in đậm trong nghệ thuật sáng tạo sử thi. Nhưng ông trời cũng chỉ là người “mách nước” còn quyết định vẫn là hành động trực tiếp của người anh hùng. Chỉ có chàng mới tự tay hạ gục kẻ thù. Lời cầu xin của Mtao Mxây làm tăng tính kịch, nhưng Đăm Săn đã không hề khoan nhượng “Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao?”. Chàng hành xử với kẻ thù đúng như lối hành xử của các thủ lĩnh thời cổ đại “Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem phơi ngoài đường”. Với người anh hùng sử thi, bị kẻ khác đến cướp vợ tại nhà mình là một hành động xúc phạm vô cùng lớn đến danh dự, mà danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất của người anh hùng. Làm sao chàng có thể tha thứ cho Mtao Mxây được. b) Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng Có thể thấy rõ đặc điểm trong chiến trận của người anh hùng sử thi : Trong chiến trận, thường chỉ có hai thủ lĩnh giao chiến, tôi tớ, nô lệ dù “đông đúc như bầy mối bầy kiến” thì cũng chỉ chứng kiến cuộc chiến chứ không tham dự vì người anh hùng là biểu trưng cao nhất cho lí tưởng, sức mạnh, tài năng, ý chí cộng đồng. Số phận của cá nhân anh hùng ảnh hưởng và thống nhất cao độ với số phận cộng đồng. Đoạn trích không say sưa miêu tả cảnh máu chảy đầu rơi của các chiến binh, của các tôi tớ nô lệ. Điều này có thể so sánh với truyền thuyết Thánh Gióng của người Việt, với sử thi I-li-át của Hi Lạp. Thủ lĩnh chiến thắng, thu nhận tù binh của đối phương, mở rộng địa bàn lãnh thổ, tôi tớ vui mừng chia quả thực, ăn mừng chiến thắng tưng bừng. Thủ lĩnh đối phương thua, tôi tớ lại trở thành nô lệ của thủ lĩnh cộng đồng khác. Qua lời Đăm Săn hỏi ý kiến của nô lệ Mtao Mxây sau chiến thắng có thể hiểu thêm tinh thần dân chủ công xã thị tộc thời cổ đại : “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói, ơ tất cả tôi tớ bằng này, các người có đi với ta không ?”. Việc miêu tả cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng Mtao Mxây được lặp lại ba lần và có sự tăng tiến. Đăm Săn lần thứ nhất gõ vào một nhà, lần thứ hai đập vào 51 phên tất cả các nhà trong làng, lần thứ ba đập vào phên mỗi nhà trong làng. Cả ba lần dân làng trả lời cùng một nội dung, chỉ khác nhau chút ít trong cách nói-(ngôn ngữ sử thi đa dạng, có sự đổi thay một vài từ ngữ trong khuôn hình chung, không tạo sự nhàm chán cho người nghe)- Ba lần hỏi, ba lần dân làng Mtao Mxây trả lời. “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?” “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi đã không còn nữa”. Thủ pháp lặp lại giữa ba lần hỏi - đáp này thể hiện sự thống nhất cao độ giữa khát vọng, quyền lợi cá nhân anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cộng đồng, đồng thời thể hiện sự ngưỡng vọng, tôn vinh tuyệt đối của tập thể nhân dân đối với thủ lĩnh. Con số ba biểu trưng cho số nhiều vốn rất quen thuộc trong các thể loại VHDG đã góp phần thể hiện diều đó. Sau những lần đối thoại là cảnh mọi người đi theo Đăm Săn về làng đông và vui như đi trảy hội”. “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều, Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước... “. Mỗi cuộc chiến tranh thời cổ đại, dẫu là vì nguyên nhân hôn nhân, trả thù hay chinh phục tự nhiên... thì kết quả cũng là sự mở rộng địa bàn lãnh thổ, thể hiện quá trình liên minh bộ tộc, khiên cho bộ tộc nào đã giàu càng giàu thêm, đã mạnh càng mạnh nữa. Đoạn trích này là một minh chứng sáng rõ, phản ánh lịch sử các bộ tộc trên con đường hình thành dân tộc thời cổ đại. Những cuộc chiến tranh quả thực đóng vai trò “Bà đỡ của lịch sử” gửi gắm những khát vọng lớn lao của cộng đồng. 52 c) Cảnh Đăm Săn cùng buôn làng ăn mừng chiến thắng Phần kết thúc đoạn trích này không có lời đối thoại ngắn gọn, đầy kịch tính giữa các nhân vật như hai đoạn trên mà chỉ tập trung khắc hoạ ngôn ngữ của Đăm Săn chỉ bảo cho mọi người làm lễ mừng chiến thắng và nổi bật ngôn ngữ của người kể chuyện. - Lời Đăm Săn kêu gọi ăn mừng chiến thắng thể hiện hai nội dung chính; + Đăm Săn rất coi trọng và đề cao ý nghĩa lớn lao của chiến thắng vừa giành được. Bằng việc sử dụng các đại từ xưng hô (hô ngữ) cùng cấc kiểu câu cảm thán đậm sắc thái biểu cảm rất đặc trưng của thủ lĩnh thời cổ đại, các hình ảnh so sánh trùng điệp, ngôn ngữ của Đăm Săn thật sảng khoái, nhiệt thành kêu gọi mọi người tổ chức ăn mừng thật lớn để tạ ơn thần linh, tổ tiên và cầu mong thần linh ban cho mình và cộng đồng sức mạnh... Điều này cho thấy niềm tự hào về chiến công vừa giành được. Trong niềm vui đó có niềm tự hào chính đáng về tài năng cá nhân anh hùng đồng thời ước vọng cuộc sống tốt đẹp cho mọi người “Rượu năm ché, trâu một con để ta cúng thần, cáo tổ tiên, cầu sức khỏe cho ta mới đi đánh kẻ thù, xéo nát đất đai một tù trưởng nhà giàu về... cầu cho ta được bình yên vô sự, tai qua nạn khỏi, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. + Niềm tự hào về cuộc sống sung túc, thịnh vượng, phát triển mọi mặt của thị tộc mình “Chúng ta sẽ ăn lợn ăn trâu, đánh lên các chiêng cái trống to, đánh lên các cồng hlong hoà nhịp cùng chũm chọe xoa sao cho kêu lên rộn rã, để voi đực voi cái vào sàn hiên không ngớt... Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gùi Quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên”. 53 Lời người kể chuyện Kết hợp sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện một cách trực tiếp là một ưu thế nổi trội của sử thi so với một số thể loại tự sự dân gian khác. Sử dụng ngôn ngữ người kể chuyện là một thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện trực tiếp thái độ, tình cảm của cộng đồng bộ tộc đối với nhân vật anh hùng sử thi. Trong lời người kể chuyện, hình tượng Đăm Săn được miêu tả một cách trực tiếp, toàn diện từ vẻ đẹp thể chất đến tinh thần. + Vẻ đẹp thể chất: “Bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa”... “Ngực cuốn chéo một tấm mền chiên, mình khoác một tấm áo chiến... đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre... Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm nhà, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”. + Sự giàu có, hùng mạnh của cộng đồng Đăm Săn sau chiến thắng: Chàng mở tiệc ăn uống linh đình “thịt lợn thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn cháy đen đến hết ống lồ ô, máu bò máu trâu đọng đen khắp sân hiên... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực, các cô gái đi lại vú đụng vú. Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều... + Đăm Săn được sự hưởng ứng và ngưỡng vọng tuyệt đối của tất thảy mọi người: “Bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến... Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng thịt... “ Sau cuộc chiến, người ta không chú ý đến cảnh chết chóc mà chỉ hướng đến niềm vui chiến thắng, đến khát vọng một cuộc sống thịnh vượng, buôn làng giàu có, đông vui, hoà bình, phát triển. Ước vọng, lí tưởng của cá nhân người anh hùng thống nhất cao độ với ước vọng và lí tưởng của cộng đồng. 54 + Cùng với những hình ảnh mô tả cụ thể là những lời ngợi ca, sự tôn vinh tuyệt đối về thủ lĩnh anh hùng. Những lời ngợi ca chàng vang lên với những điệp khúc hào hùng : “Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn... Chàng Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy... Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Đặt đoạn trích trong hệ thống tác phẩm để thấy được tính thống nhất của hành động và lí tưởng người anh hùng. Nhân vật sử thi tiếp nối nhân vật thần thoại nhưng đã được nâng lên một bước cơ bản. Nếu nhân vật chính trong thần thoại là thần thì nhân vật chính trong sử thi là Con Người. Người anh hùng thể hiện tập trung nhất lí tưởng, sức mạnh, ý chí, tài năng của cộng đồng trong thời kì liên minh bộ tộc, bước đầu hình thành dân tộc. Đối với nhân vật sử thi, điều quan trọng cần khai thác không phải chỉ là bản thân hành động mà quan trọng hơn là mục đích và ý nghĩa của hành động. Con người lần đầu tiên nhận thức được sức mạnh của mình trên chặng đường chuyển giao lịch sử vĩ đại nhất thời cổ đại. Vì thế các nhân vật trung tâm trong sử thi luôn là người anh hùng lí tưởng, được miêu tả với niềm ngưỡng vọng vô cùng lớn lao của cộng đồng, được nhân dân tô điểm bằng vô vàn ánh hào quang kì diệu bởi những chiến công, tài năng và sức mạnh. Lần đầu tiên con người đã tự “nâng mình lên ngang hàng thần thánh”(Ăngghen). - Đoạn trích cho ta hiểu thêm về một số sinh hoạt và phong tục các dân tộc Ê-đê xưa như cách bài trí nhà Mtao Mxây : “Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói”, cách trang phục của tù trưởng Đăm Săn : “Ngực quấn chéo một tấm mền chiên, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ..., tập quán trong giao tiếp, nói năng, đặc biệt là cách nghĩ, cách cảm của họ. Hiện nay, sử thi Đăm Săn nói riêng, sử thi các dân tộc Tây Nguyên nói chung vẫn tồn tại sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhân dân Ê-đê và nhân dân 55 các dân tộc. Các thầy cô nói về diễn xướng khan Đăm Săn như đã giới thiệu ở phần bổ sung kiến thức thể loại, có thể cho học sinh xem băng hình về sinh hoạt sử thi Tây Nguyên nếu có điều kiện. Luyện cho học sinh cách đọc diễn cảm sử thi ít nhiều phù hợp với lời kể của nghệ nhân. 2. Đặc điểm nghệ thuật Như đã nêu ở phần giới thuyết, sử thi Tây Nguyên thuộc thể loại tự sự dân gian mang tính nguyên hợp, trong đó tích hợp các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ (văn xuôi và văn vần), âm nhạc, yếu tố trình diễn. Các yếu tố này gắn bó rất hài hoà tạo nên vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm sử thi. Biện pháp khoa trương, ngoa dụ không thể thiếu trong việc miêu tả người anh hùng lí tưởng của bộ tộc được sử dụng triệt để. Người anh hùng đẹp toàn diện, tuyệt đối từ lí tưởng, hình thể và hành động. Hệ thống các biện pháp nghệ thuật được cấu tạo gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng của sử thi, đó là phong cách lãng mạn hào hùng đầy sức hấp dẫn của sử thi Tây Nguyên. Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong đoạn trích là kết quả của việc sử dụng hàng loạt các công thức truyền thống trong tả cảnh, tả người, các biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu rất gần với lời ăn tiếng nói của đồng bào các dân tộc ít người tạo nên sự đối xứng hài hoà rất thú vị trong câu văn, trong đoạn văn và trong cả tác phẩm có sự liên kết chặt chẽ với nhau, giữa các vế trong một câu : “Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Một trong những yếu tố tạo nên sự hài hoà, nhịp nhàng trong hình tượng nghệ thuật là kết cấu đối xứng được sử dụng rất phổ biến trong sử thi Tây Nguyên”. Bất cứ chỗ nào chúng ta cũng có thể gặp được sự đối xứng ấy, đối xứng về số lượng, đối xứng về hành động, 56 đối xứng về cảnh vật: Chàng múa trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp, gió như lốc... Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ”. Lời dân làng: “Làng chúng tôi, phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang. Sự hài hoà và nhịp nhàng ở những vế, những câu, những hình tượng như vậy được phát triển thành những điệp khúc mà ta thường gặp trong tác phẩm. Những điệp khúc đó được gọi là “tính trì hoãn sử thi” tạo nên những khuôn mẫu bền vững, chúng gây nên ảnh hưởng ít nhiều đến sự linh hoạt của tác phẩm, nhưng lại thuận lợi cho việc diễn xướng và dễ tạo nên một khung cảnh bề bộn, trùng điệp, hoành tráng vừa theo sát thời gian lịch sử trước sau vừa bao quát được các sự kiện theo sự dãn nở không gian trong các sử thi anh hùng. TƯ LIU THAM KH"O V SA THI Sử thi là nơi chứa đựng nhiều mật tri thức của các dân tộc. Người ta mệnh danh “Sử thi là bộ bách khoa thư đầy đủ nhất của các dân tộc thời cổ”. Ở đây có tài liệu sử học, dân tộc học, văn hoá, địa lí phong tục… Người Ấn Độ nói rằng: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất Ấn Độ”. “Sử thi còn gọi là anh hùng ca. Thể loại tác phẩm tự sự dài thường là thơ xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn vì theo Hêghen, “nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại”. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng - tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng 57 được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lẫy lừng và đôi khi cả những nét sinh hoạt đời thường của họ nữa. Sở dĩ như vậy là vì sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp của thần thoại, tức là thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì là không tránh khỏi”. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr 192,193) … Sử thi anh hùng Tây Nguyên là một loại hình thuộc thể loại tự sự dân gian, có tính chất nguyên hợp, trong đó bao gồm cả các yếu tố nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ ca, âm nhạc và cả ngôn ngữ sân khấu nữa. …Một trong những yếu tố góp phần tạo nên giá trị độc đáo và trường cửu của các bản sử thi là yếu tố ngôn ngữ. Có thể nói rằng có một nét nổi bật gây ấn tượng sâu sắc, đặc biệt kì thú đối với độc giả được tiếp xúc với sử thi anh hùng Tây Nguyên. Đó là cách nói ví von, rất giàu hình ảnh, tràn ngập trong khắp tác phẩm… Cũng là nói về vẻ đẹp của con người, nhưng khi mô tả chàng trai thì người nghệ nhân kể khan nói như sau: Anh đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn prao huê. Anh đi trên đám cỏ tranh nhanh như rắn prao hơmat…Mỗi khi anh dẫm mạnh vào ngạch cửa làm nhà sàn rung rinh bẩy lần… Đó là vẻ đẹp vừa nhanh nhẹn, mềm mại, vừa khoẻ khoắn của chàng trai. Còn khi mô tả vẻ đẹp người con gái thì sử thi miêu tả như sau. Nàng đi đủng đỉnh, thân mình uyển chuyển như cành cây blô sai quả, mềm dẻo như những cành trên ngọn cây, gió đưa đi đưa lại… Nàng đi như chim phụng bay, như chim diều lượn trên không, như nước chảy dưới suối… Ở đây ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đắc địa, dường như tạo nên một thứ ma thuật nào đó, khiến cho các cảm quan trong con 58 người (thị giác và thính giác) có một sự giao lưu hài hoà, nhạy bén lạ thường. Trong sử thi, ngôn ngữ hình ảnh không chỉ được sử dụng để khắc hoạ các nhân vật, hoặc để mô tả những cảnh lớn như cảnh sinh hoạt rộn rịp của buôn làng, cảnh hội hè đông vui với tiếng chiêng ngân không ngớt…, mà ngay những lời giao tiếp hàng ngày cũng được diễn đạt bằng lối nói hình ảnh sống động. Nhìn chung lại, các biện pháp (phóng đại, ngoa dụ) …trong ngôn ngữ hình tượng của sử thi đã được các nghệ nhân dân gian sử dụng rất đắt. Hệ thống các biện pháp được cấu tạo gắn bó hữu cơ với nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng, một phong cách riêng của sử thi, đó là phong cách lãng mạn hào hùng dày sức hấp dẫn của sử thi Tây Nguyên. Một đặc điểm khá quan trọng nữa cũng góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của sử thi, đó là ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Xét về mặt ngữ âm, các tiếng Ê-đê, Giarai… không phải là loại ngôn ngữ có nhiều thanh điệu , khi nói dễ tạo nên âm hưởng lên bổng xuống trầm, giàu nhạc điệu như tiếng Việt; nhưng trong cách diễn đạt của sử thi, ngôn ngữ các dân tộc Tây Nguyên lại thể hiện một ưu thế khác, đó là cách nói có vần điệu, tạo nên âm hưởng hài hoà và có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa các vế trong một câu. … Sự hài hoà trong ngôn ngữ sử thi không chỉ được thể hiện ở những vần điệu tương đối chặt chẽ, mà còn thể hiện ở kết cấu đối xứng, tạo nên sự hài hoà, nhịp nhàng trong hình tượng nữa. Nhảy một bước, vượt qua một đồi tranh, hoặc “Một trăm người vạch lỗ” đối xứng nhịp nhàng với “hai trăm người moi lỗ”. Sự hài hoà và nhịp nhàng ở những vế, những câu, những hình tượng như vậy được phát triển thành những điệp khúc mà ta thường gặp trong tác phẩm… Những điệp khúc đó tạo nên những khuôn mẫu tương đối bền vững, chúng gây ảnh hưởng ít nhiều đến tính linh hoạt của tác phẩm, nhưng chúng lại thuận lợi cho việc diễn xướng và dễ tạo nên một khung cảnh bề bộn, trùng điệp trong các sử thi anh hùng”. 59 “Các yếu tố kể, hát và điệu bộ diễn cảm trong ngôn ngữ diễn kể của người nghệ sĩ kể khan tạo nên một hình thức ngôn ngữ sân khấu tuy còn hồn nhiên, giản dị nhưng cũng đã khá phong phú trong vẻ nguyên hợp hài hoà của nó”. (Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, HN, 1997) Đề tài sử thi được biểu hiện tập trung vào nhiệm vụ của các nhân vật anh hùng. Quy lại họ có ba nhiệm vụ chính: lấy vợ, làm lụng và đánh giặc. Trong ba nhiệm vụ đó, trung tâm và chủ đạo là đánh giặc, chiến tranh… Có thể nói về cơ bản đề tài của sử thi Ê-đê là đề tài chiến tranh, nhân vật anh hùng là người chiến đấu vì sự giàu có mạnh mẽ và yên vui của làng buôn, ngoài ra còn có đề tài lấy vợ và làm lụng. … Chiến tranh đã làm nhiệm vụ “bà đỡ của lịch sử” (Engels), cứu vãn tình thế, thống nhất lực lượng, đưa cộng đồng từ bộ lạc đến bộ tộc, dần dần đến dân tộc. … Sự hình thành nhà nước là một mốc lịch sử tạo nên những đặc điểm cơ bản của sử thi. Do đó người ta phân biệt hai loại sử thi; sử thi cổ sơ; là sử thi ra đời trước khi hình thành nhà nước, giai đoạn tiền quốc gia và sử thi cổ đại, cũng còn gọi là sử thi cổ điển ra đời sau khi hình thành nhà nước… Như vậy, nếu sử thi Ấn Độ là sử thi cổ đại thì sử thi Êđê là sử thi cổ sơ. Nhiệm vụ của anh hùng sử thi Ê-đê có hai lớp: lớp trực tiếp trước mắt là chiến đấu để giành lại vợ, đòi nợ và trả thù nhưng đằng sau đó còn có nhiệm vụ mang tính chiến lược và phổ biến (mặc dầu không được công bố) là thu phục tôi tớ và dân làng, mở rộng đất đai, đem lại sự giàu mạnh cho buôn làng, khiến cho uy tín của anh hùng vang dội và do đó không còn “thù đông giặc tây” nữa . (Phan Đăng Nhật, Sử thi Tây Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, HN, 1998, trang 160-168) Tất cả mọi lời nói, việc làm của Đăm Săn từ đầu cho đến khi chết đều nhằm khẳng định ý chí, sự nghiệp và tính cách anh hùng 60 của mình. Tác giả khẳng định: “Đăm Săn hùng cường từ trong bụng mẹ”. Mơ ước trở thành một tù trưởng giàu mạnh, có nhiều chiêng núm chiêng bằng, có nhiều voi và tôi tớ, là lẽ sống cao nhất của chàng, đã thôi thúc chàng vươn lên, chấp nhận mọi thử thách lớn nhỏ, kể cả cái chết. …. Việc đi bắt nữ thần mặt trời tuy không thực hiện được và chàng phải chết, nhưng đó là cái chết bi tráng của người anh hùng bất khuất và bất tử. Đăm Săn chết nhưng ý chí và khát vọng chinh phục thiên nhiên của chàng cũng như của nhân dân Ê-đê sống mãi. Sự tái sinh của Đăm Săn cháu cũng được quan niệm và thể hiện theo tinh thần ấy. (Hoàng Tiến Tựu – Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999) Trích đoạn “Bắt nữ thần mặt trời” diễn tả trọn vẹn quá trình một hành động anh hùng của Đăm Săn. Đây là hành động có giá trị biểu hiện hài hoà cả hai phẩm chất “anh hùng trận mạc” và “anh hùng văn hoá” của con người khổng lồ về ý chí đến mức kì lạ này. Và đó là hành động đã đạt tới đỉnh cao nhất, tới giới hạn tột cùng, tượng trưng cho ý muốn vô biên của khát vọng anh hùng thời đại Đăm Săn. Đây cũng là khúc ca đẹp nhất, kì vĩ nhất, tráng lệ nhất và cũng bi tráng nhất, hào hùng nhất. (Vũ Anh Tuấn, Giảng văn văn học dân gian, NXB Giáo dục, HN, 1995)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan