Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tác phẩm -số đỏ-...

Tài liệu Phân tích tác phẩm -số đỏ-

.PDF
23
2128
122

Mô tả:

Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Phân tích tác phẩm "Số đỏ" A: PHẦN MỞ ĐẦU I: Lí do chọn đề tài: 1: Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), nhà văn tài hoa bạc mệnh, cuộc đời chỉ được 27 năm ngắn ngủi. Ông sống nghèo túng nhưng hoạt động văn học rất sôi nổi trong ba thập niên của nửa đầu thế kỉ XX. Vũ Trọng Phụng tựa như một ngôi sao băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt. Dường như nhà văn biết trước giới hạn cuộc đời mình ngắn ngủi nên ông cầm bút và hối hả sáng tác như rút ruột, rút gan, như muốn vắt kiệt sức lực trai trẻ của mình. Vì vậy trong vòng chưa đầy 10 năm mà Phụng đã để lại 8 cuốn tiểu thuyết, 7 vở kịch, 5 phóng sự dài, dăm chục truyện ngắn, dịch một số tác phẩm văn học tương đối dài, ngoài ra còn hàng trăm bài phê bình, tiểu luận, bài báo và xã luận… Và đã góp phần thúc đẩy tiến trình văn học hiện đại của nước ta. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng cho đến hôm nay còn nhiều vấn đề tranh cãi, bàn luận. Vì vậy chúng tôi mong muốn qua bài viết này có thể góp một phần nhỏ bàn thêm về Phụng từ cái nhìn tác phẩm của ông. 2: Trong sự nghiệp của nhà văn tài hoa này thì “Số đỏ” được xem là kiệt tác của ông. Cho dù tác phẩm này từ khi ra đời đã phải gánh chịu một số phận khá thăng trầm nhưng cuối cùng nó vẫn là tác phẩm kết tinh được những giá trị đích thực của nghệ thuật. Đặc biệt là cái nhìn hiện thực và sự phản ánh hiện thực một cách thẳng thắn từ cái nhìn rất đa diện rất đáng để cho chúng ta, và những ai được may mắn sinh ra mà không phải chứng kiến những năm tháng đất nước bị nô lệ. Từ đó, chúng ta hiểu thêm về lịch sử đặc biệt là hiện thực xã hội Việt Nam xưa. Trong bài viết này, cũng nhằm tìm đến những giá trị nghệ thuật ấy, đem đến cái nhìn đánh giá về tác phẩm từ nhiều phương diện văn học, tâm lí xã hội, văn hoá - lịch sử… Mong rằng sẽ đem đến nhiều ý kiến thú vị cho người đọc và những người cùng quan tâm tới “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. 1 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ II: Lịch sử vấn đề: Ngày 7/10/1936 “Số đỏ” ra đời, in lần đầu tiên trên báo “Hà Nội báo”. Năm 1938 tác phẩm được in thành sách ở nhà xuất bản Lê Cường, 1946 được tái bản. Tuy nhiên ngay từ khi ra đời “Số đỏ” đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau, trong đó có những ý kiến còn chưa được thoả đáng. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” (quyển 3) nhận định rằng: “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng “là cuốn tiểu thuyết hoạt kê , nhưng là lối hoạt kê không có gì cao cho lắm… cái lối khôi hài của ông trong “Số đỏ” là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời, nhưng không căn cứ”. Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng “Truyện có tính cách châm biếm, khôi hài, ngả sang lối khôi hài quá lố của sân khấu hay màn ảnh nữa”. Và giai đoạn này (1957 – 1958) tác phẩm “Số đỏ” cùng với Vũ Trọng Phụng đã bị đưa ra khỏi trường học. Từ 1983 trở đi tình hình nghiên cứu Vũ Trọng Phụng và “Số đỏ” đã có nhiều đổi mới. Điển hình là Nguyễn Khải trong bản tham luận đọc tại đại hội lần III - Hội nhà văn Việt Nam đánh giá “Số đỏ là cuốn sách ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Năm 1984 cuốn “Từ điển văn học” của nhà xuất bản KHXH ấn hành đã giành riêng bốn mục từ về Vũ Trọng Phụng trong đó có mục “Số đỏ” do PGS. Nguyễn Hoàng Khung viết, và GS đã đánh giá rất cao về “Số đỏ”. “Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng”. Năm 1987 các tác giả “Tuyển tập Vũ Trọng Phụng” đã đánh giá “Số đỏ” cao hơn cả “Giông tố” và “Vỡ đê” và được xem là tiểu thuyết hoàn hảo hơn cả. Nên đặc biệt quan tâm đến các bài viết sau: “Đánh giá lại số đỏ” – Phan Cự Đệ, năm 1989; “Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng” – bài của Hà Bình Trị trên TCVH số 3, 1990; “Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ” của Hoàng Ngọc Hiến – 1990; Những lớp sóng ngôn từ của Đỗ Đức Hiểu 1990; “Nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng” bài của Hà Minh Đức – 1998; 2 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ “Cái nhìn bi quan mang nghĩa cảnh tỉnh” của Vương Trí Nhàn, 1999; “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam” của Peter Zinoman 2002… Bài của Hoàng Ngọc Hiến thì nhận xét “Lớn hơn sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của tác giả phủ định cả một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng. Nội dung tư tưởng của “Số đỏ” đạt tới trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói dởm, tật xấu có thể phổ biến ở trong xã hội”. Trong khi đó bài của Đỗ Đức Hiếu lại quan tâm đến lớp ngôn từ của “Số đỏ”. Ông cho rằng ngôn ngữ trong “Số đỏ” là sự hổ lốn tạp nham, không ăn khớp mà khấp khểnh, siêu vẹo. Nó nhại lại xã hội với phong trào chính trị, đo thị hoá. Còn Phan Cự Đệ ở bài “Đánh giá lại số đỏ” thì phát biểu “Số đỏ không chỉ đả kích phong trào Âu hoá, vui vẻ trẻ trung của nhóm Ngày nay. Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này tiếng cười ào ạt trùm lấp, phủ lên mọi trò cải lương, bịp bợm, mọi kiểu cách văn minh, Âu hóa, có lúc phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời, khiến cho xã hội thực dân phong kiến hoá ra “ối a, ba phèng”, hoá ra lỗ mãng, kệch cỡm”. Như vậy càng ngày “Số đỏ” càng được quan tâm thích đáng, được nghiên cứu công phu và đúng mực hơn. Đây cũng là những cơ sở để giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu tác phẩm trên nhiều bình diện khác nhau, từ đó mong muốn góp thêm vào việc tìm hiểu “Số đỏ” và phong cách nghệ thuật của nhà văn. 3 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ B: PHẦN NỘI DUNG Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và mĩ học Mác – Lê Nin, phương pháp luận nghiên cứu hiện đại đã đặt ra vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học không chỉ là một tổ chức, một chỉnh thể, một cấu trúc văn bản mà nó là một quá trình. Nó là kết tinh của một cái gì trước đó, và sẽ gây ra tác dụng sau nó. Vì vậy ngoài những mối tương quan nội tại về “cấu trúc” ra, tác phẩm văn học còn có những tương quan khác với những yếu tố “bên ngoài” bao gồm hiện thực khách quan, chủ quan nhà văn và di sản văn hoá. Năm tương quan này không tách rời nhau, và lấy những tương quan nội tại làm tâm điểm. Những cái “bên ngoài” chuyển hoá thành cái nội tại, và những “tác dụng” có được đối với công chúng vốn đã có cơ sở và định hướng từ văn bản tác phẩm. Ngược lại, muốn hiểu được cấu trúc nội tại cũng phải đặt nó trong mối tương quan với những cái bên ngoài. Từ những lí luận khái quát mang tính chất gợi mở này chúng tôi đã soi chiếu vào tác phẩm “Số đỏ” để hi vọng tìm được cái toàn diện từ đó hiểu thêm về tác phẩm “Số đỏ” và nhà văn Vũ Trọng Phụng. I: “Số đỏ” nhìn từ bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật, từ những mối liên hệ biện chứng nội tại. 1: “Số đỏ” có những hình thức ám ảnh nội dung sâu sắc. Theo Hêghen cho rằng ở những tác phẩm nghệ thuật đích thực, sự phối hợp giữa hình thức với nội dung hài hoà đến nỗi: “Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà là hình thức chuyển hoá thành nội dung và hình thức chẳng phải là cái gì khác mà là nội dung chuyển hoá ra hình thức”. “Số đỏ” là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng, là “cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho một nền văn học”. Ở đây tác giả đã vận dụng có nghệ thuật giữa lối tả thực với trào phúng, giữa lối viết thật và phóng đại kích thước một cách thích hợp và hài hoà. Từ đó xây dựng nên các hình thức mang 4 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ sức nặng về nội dung. Có thể kể ra rất nhiều những hình thức phản ánh nội dung nhưng do dung lượng có hạn, chỉ có thể đề cập đến tình huống, ngôn ngữ, giọng điệu kịch tính trong trần thuật, trong tác phẩm “Số đỏ” để từ đó toát lên nghệ thuật trào phúng số một của nhà văn Vũ Trọng Phụng. 1.1: Tình huống a: Tình huống ngược đời. Để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất Vũ Trọng Phụng lại tìm đến những hình thức nghệ thuật vi phạm lôgíc hiện thực, vi phạm chuẩn mực đời sống, đó là cái ngược đời phi lí. Từ sự ngược đời, phi lí ấy mà tạo ra tiếng cười cho độc giả. Và cũng từ những tình huống ngược đời của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày một cách sâu sắc cái phi lí tồn tại trong tính cách nhân vật hay trong cuộc đời. Chuỗi cười dài “Số đỏ” cũng là chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau. Do nạn khủng hoáng kinh tế, chính phủ buộc sở cảnh sát phạt dân thành phố bốn vạn đồng, Sở cảnh sát trung ương chia cho ty cảnh sát chi nhánh phạt năm ngàn đồng, thế là màn bi hài kịch diễn ra với hai cái ngược đời. Một là cảnh sát bảo vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, không ai chịu đánh chửi nhau, không ai chịu phóng uế, đái bậy ra đường, tức là không ai chịu phạm luật. Thế là họ phải nghĩ ra một diệu kế: Cảnh sát phải nhè chính mình ra mà phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao. Hay một cảnh ngược đời nữa diễn ra ở chương 5 cũng không kém phần hay hớm. Ông TYPN – nhà cải cách y phục đã sáng chế ra đủ mốt lẳng lơ (ngây thơ, lưỡng lự, hãy chờ một chút, dậy thì, lời hứa…) để cổ động phong trào ăn mặc theo lối Âu hoá. Thế nhưng khi bắt gặp vợ mình ăn mặc theo lối ấy thì nổi cơn lôi đình, mắng vợ là “đồ đĩ”, “đồ lãng mạn”. Đám ma là chuyện buồn rầu, chuyện tang tóc nhưng đám ma cụ Tổ thì rất ngược đời vì bỗng trở thành ngày hội, đám rước linh đình: “Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích. Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó…” thật đúng là “hạnh phúc của một tang gia”… Lại một 5 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ tình huống nữa khi Xuân tóc đỏ thua quần vợt, đã thế lại còn diễn thuyết rất hùng hồn trước quần chúng, gọi quần chúng là “mi”, là kẻ “nông nổi”… thế mà thiên hạ sốt sắng tung hô: “Xuân tóc đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế”… Xây dựng kiểu tình huống ngược đời như vậy một mặt Vũ Trọng Phụng muốn bóc trần cái xã hội đã suy đồi về đạo lí, nhân phẩm, một mặt muốn phanh phui cuộc đời như một trò hề trong đó con người cũng như những con rối, sắm một vai hề lố lăng múa may cười khóc rất vô nghĩa lí. b: Tình huống quay ngược 180 độ. Xuân tóc đỏ từ một kẻ bụi đời, lưu manh, lớn lên trong môi trường vô giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp đã gia nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, của những nhà cải cách, những ông bà văn minh của xã hội thành thị. Xuân tóc đỏ đã bị nhiều người căm ghét, chửi rủa sau lưng, thế mà khi hắn được Chính phủ tặng mề đay thì mọi người xúm lại nịnh nọt, tung hô hắn. Bà Phó Đoan thì “cứ nhún nhảy như một con choi choi”, đến cậu Phước cũng không “Em chã nữa”, cụ Phán bà thì “hối hận vì cái tội tày đình đã trót mắng mỏ con trai, chê trách con gái mà khinh bỉ ông Xuân bội tình”. Đặc biệt ông TYPN “ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân tóc đỏ một cách nịnh thần và nô lệ”. Tình huống này đã phản ánh đắc địa những nghịch lí của bản thân đời sống. Từ đó mà chỉ ra sức mạnh của đồng tiền, quyền lực đã giật dây nhân cách lũ rối người. Thật cay độc và mỉa mai thay khi những kẻ được coi là những tầng lớp trên của xã hội cuối cùng chỉ có giá trị nằm dưới đế giày của một kẻ vô học, đầu đường xó chợ. c: Tình huống cãi lộn. Là một nhà văn trào phúng chuyên nghiệp Vũ Trọng Phụng bao giờ cũng biết “châm ngòi nổ”, biết “nuôi dưỡng xung đột” một cách tài tình để tạo ra những xung đột bền vững hay những màn cãi lộn hài hước gợi rất nhiều nội dung châm biếm giễu nhại. Trong “Số đỏ” màn cãi lộn giữa lang Tỳ và lang 6 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Phế, được tác giả gọi là “cuộc đấu khẩu của mấy nhà khoa học”. Vũ Trọng Phụng để hai vị xuất hiện cùng một lúc, rồi đẩy họ vào tình huống cùng phải tranh cãi, vạch tội nhau về nghề nghiệp. Họ tranh luận về việc thuốc thánh đền Bia là nước ao hay nước ruộng? Người nọ vặc người kia dùng thuốc dởm làm chết bênh nhân… Màn cãi lộn này đã tự họ vạch tội họ, không ai có thể bắn trúng danh dự của hai vị lang băm bằng chính họ. Vì thầy thuốc dởm mới có thể vạch mặt rõ ràng thầy thuốc dởm một cách chính xác nhất. Đó là cái tài của Vũ Trọng Phụng. 1.2: Lớp ngôn từ biểu hiện nội dung. “Số đỏ” là tiểu thuyết đô thị, cái thành công của tác phẩm này chính là sự cười nhại đạt tầm cỡ lớn. “Số đỏ” nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá… Đó là cái nhại nội dung thuộc vào bề trong, còn cái nhại bề ngoài là nhại một ngôn ngữ hổ lốn, tạp nham, lổn nhổn. Cái “ối a, la phèng” của xã hội, cái cặn bã của nền văn minh đô thị cũng được phản ánh qua lớp ngôn từ khấp khểnh trong tác phẩm này. Từ ngôn ngữ vỉa hè, ngôn ngữ thành thị, ngôn ngữ lãng mạn đến ngôn ngữ ngoại lai, cả những tiếng Việt lơ lớ… đều đủ cả, nó đã biểu đạt cho cái xã hội mà mọi thứ đều ở dạng tạp nham, xiêu vẹo. Trước hết là thứ ngôn ngữ vỉa hè bắt nguồn từ Xuân tóc đỏ - một đứa lang thang khốn khổ trên vỉa hè. Từ lúc nó còn là một tên ma cà bông đến khi trở thành một vĩ nhân thì cái ngôn ngữ vô giáo dục vẫn được hắn duy trì. Cứ mở mồm ra là: Mẹ kiếp, nước mẹ gì… Rồi đến thứ ngôn ngữ lãng mạn, những tiếng ca véo véo von von “thành quả” của việc Âu hoá trước hết là lãng mạn hoá đô thị. Nên không khí lãng mạn đã chen vào trong “Số đỏ” với những câu như: Tôi có hai cái tình, hồ Trúc Bạch, hồ Tây với những vụ tự tử vì tình được đời sau nhắc lại. Ngôn ngữ lãng mạn biểu hiện rõ nhất ở Tuyết – cô gái lãng mạn của những năm 30 của thế kỉ. Từ cái tên, đến bộ quần áo ngây thơ, đến cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói, cuộc sống, tình yêu, giấc mơ… Nói chung ngôn ngữ của Tuyết gắn liền với sự lãng mạn. “Tôi là một trang bán sử nữ, nghĩa là còn trinh một nửa…” có khi là 7 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ những lời thơ mộng, pha chút giễu cợt: “Lúc ấy cô muốn viết ngay một cuốn tiểu thuyết về đời mình” và “Em sung sướng quá! Em muốn chết anh ạ! Em muốn tự tử…” Cả anh chàng nhà thơ lãng mạn cứ bám riết theo Tuyết để “bắn chim” nàng và nghêu ngao những vần thơ tuyệt vọng. Tất cả đều là thứ ngôn ngữ mỹ miều, trau chuốt rất lãng mạn, thơ mộng… Miêu tả thứ ngôn ngữ này Vũ Trọng Phụng có cả phần muốn nhại lại phong trào thơ Mới, Tự Lực văn đoàn cùng thời ấy. Và đây là ngôn ngữ của cửa phật phát ra từ sư Tăng Phú – “Một vị sư tân thời”, “dốc lòng mộ đạo” nháy mắt với Xuân tóc đỏ: “Bần tăng mà kiện tại toà thì phải thua hộc máu mồm” và “tín đồ nhà phật chúng tôi bút chiến nguyền rủa nhau là ghẻ ruồi, ghẻ Tầu, ghẻ Lào, hắc lào, hoá hủi, cụt tay, cụt chân, thế cơ”. Và đặc biệt trong “Số đỏ” còn có cả một thứ ngôn ngữ Tây ngậu xị: manequin, vendeur, tailleur… và cả loại nửa Tây nửa ta: “áo Lemur”, “nghĩa là còn trinh một nửa, nghĩa là demivierge”, hay cái tên nửa ta nửa tây: Jôseph Thiết, Abas Xuân… Cũng cần phải nhắc đến thứ ngôn ngữ phô trương, đồ sộ hô hào như khẩu hiệu: Muôn năm, Âu hoá, Nước pháp dân chủ vạn tuế, thánh cung bình dân vạn tuế, hoà bình, tổ quốc, nạn can qua… Vũ Trọng Phụng đã lố bịch, bỡn cợt cái xã hội “chó đểu” tạp nham bằng thứ ngôn ngữ hổ lốn này. Tất cả ngôn ngữ này đã làm cho cái uy nghi lẫm liệt của không khí Âu hoá trong tác phẩm sụp đổ chỉ còn lại những điều bỉ ổi và cặn bã đáng lên án nhất. Một trong những nội dung trong tiểu thuyết “Số đỏ” là phản ánh tinh thần đô thị, phản ánh cái trò Âu hoá đang diễn ra vội vã, chớp nhoáng không có trật tự nề lối gì. Để thể hiện nội dung này không chỉ là các sự kiện, hành động… mà nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thể hiện không khí Âu hoá kiểu “Số đỏ”. Biết bao nhiêu liên từ, trạng từ, phó từ: “chợt”, “bỗng”, “tự nhiên”, “tình cờ”, “vừa lúc ấy”, “đột ngột”,… Người kể chuyện đã sử dụng các từ này một cách linh hoạt, tài tình trong các ngữ cảnh khác nhau để miêu tả cái tinh thần đô thị hiện đại ấy: “Xuân chợt thấy bóng bà 8 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Văn Minh”, “Tuyết chợt nhìn ra phía xa”, “Chợt cánh cửa bị đẩy mạnh”, “chợt có tiếng gõ cửa”, “Chợt Xuân tóc đỏ nghe thấy sau lưng nó…”, “Xuân tóc đỏ bỗng trông thấy ông thày số”, “bỗng thấy nhà quán quân Hải reo to”, “Lúc ấy tình cờ ở nhà cụ Hồng, có đủ mặt”… Chức năng biểu đạt nội dung của những từ này rất đa dạng, ngoài những ý đã nói trên đó còn là sự chuyển tiếp đó là sự bất ngờ của những biến cố liên tiếp xảy ra, đó là cái ngẫu nhiên, cái không ổn định, cái bất trắc, cái số phận bị động của con người trong xã hội xưa mà Vũ Trọng Phụng đang lên án nó. Ngay đến việc đặt tên cho các nhân vật của mình cũng được Vũ Trọng Phụng biểu đạt những nội dung trào phúng. Thường cái tên mang những ý nghĩa trái ngược hoặc là sự mâu thuẫn với bản chất con người. Trước hết là cái tên “Xuân tóc đỏ”, “tóc đỏ” là cái tướng hậu quả tai hại của kiếp ma cà bông khốn khổ: “Mẹ kiếp, chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ”. Song với một thanh niên và một thiếu nữ ở khách sạn Bồng Lai thì tóc đỏ lại rất hợp mốt “Bẩm, tóc ngài nhuộm đẹp lắm, thật là hợp thời trang”. Hay tên Văn Minh ấy là sự giễu nhại chan chát với bản chất nhân vật - một kẻ tri thức dởm và nhân phẩm đồi bại luôn mơ ước cho cái chết của cụ tổ đến thật sớm để cái chúc thư kia “đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Còn gì vô lí hơn một mụ me Tây dâm ô, luôn hãnh diện vì đã thủ tiết với hai đời chồng lại mang cái tên rất đoan chính là: Phó Đoan… Đến cái tên TYPN cũng là sự cười cợt chế nhạo rất hóm hỉnh của Vũ Trọng Phụng. Thế mới biết tất cả những chi tiết nghệ thuật dù rất nhỏ cũng đều mang nội dung tạo nên giá trị của toàn bộ tác phẩm. Vì vậy mà nội dung và hình thức nghệ thuật luôn hài hoà và có quan hệ biện chứng với nhau. Từ hình thức nghệ thuật để tìm ra nội dung là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng không bao giờ bị lỗi thời. 2: “Số đỏ” nhìn trong mối quan hệ với các yếu tố nội tại a: “Số đỏ” là sự kết hợp của cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Sử dụng yếu tố ngẫu nhiên là một môtíp phổ biến ở Vũ Trọng Phụng. Song cái ngẫu nhiên cũng là con dao hai lưỡi hoặc tạo ra tình huống bất ngờ, đột 9 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ ngột, gây hứng thú cho người đọc hoặc gây ra tính giả tạo, tính gò ép làm mất lòng tin ở độc giả. Theo nhà văn Vũ Trọng Phụng thì “ở đời bao giờ cũng có cái “sự gì” nó xảy ra để người ta đương sướng phải khổ, hoặc đã khổ lại phải khổ hơn nữa” (Kỹ nghệ lấy Tây). Như vậy cái giả (cái ngẫu nhiên) đã tìm được môi trường thuận lợi của nó là cái hiện thực của “xã hội chó đểu” đầy nhiễu nhương và hiện thực của cái nhìn “vô nghĩa lí” của Phụng. Trong “Số đỏ” cái ngẫu nhiên người ta hay nói đến là cái vận đỏ trùm lên cuộc đời thằng Xuân hết sức bất ngờ. Từ một kẻ lang thang, ma cà bông giữa đường phố, một thăng nhặt ban quần… đã bước lên thế giới thượng lưu trong vòng năm tháng. Và từ lúc ấy con đường tiến thân của Xuân tóc đỏ cứ vùn vụt như được lót bằng chiếu hoa của toàn những điều ngẫu nhiên, may mắn. Tuy nhiên khi đọc kĩ tác phẩm, theo bước hành trình của Xuân tóc đỏ trong thế giới thượng lưu thì ta hiểu ra rằng vận may đến với Xuân không hoàn toàn là điều ngẫu nhiên mà còn có tính quy luật của sự tất yếu. Trước hết là do quy luật cái nhìn của tác giả. Lá số tử vi mở đầu tác phẩm đã giải thích vân đỏ của thằng Xuân là do ý trời. Có nghĩa là Vũ Trọng Phụng tin vào định mệnh, con người sinh ra ai cũng đều có số phận và phải tuân theo điều sắp đặt vô hình ấy. Thứ hai nữa là vận đỏ của thằng Xuân là do chính môi trường của hiện thực tạo thành. Vì nhà văn hiểu rằng con người không thể nào tách mình ra khỏi mảnh đất đời thực. Nếu Xuân tóc đỏ không được đặt vào xã hội lừa bịp, khốn nạn thì những bản tính lưu manh, lém lỉnh, ma cà bông của nó sẽ không có điều kiện để biến dốt thành giỏi, hèn thành sang một cách chóng mặt như thế được.Sự kết hợp của yếu tố ngẫu nhiên và tất yếu diễn ra qua một chuỗi các sự kiện. Xuân tóc đỏ bị tống vào bót vì tội dòm trộm cô đầm thay váy nhưng lại bất ngờ được bà Phó Đoan cứu ra. Đó là may nhưng lại là sự gặp mặt của hai tính cách dâm. Xuân tóc đỏ có thể làm thoả mãn khát vọng tình dục của mụ. Rồi việc bỗng nhiên thằng Xuân được suy tôn là “sinh viên trường thuốc”, “quan đốc tờ” một cách dễ ràng may mắn. Nhưng thực chất gia đình Văn Minh đang lợi dụng 10 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ thằng Xuân như một thứ phương tiện để phục vụ cho mục đích ích kỉ tàn nhẫn của chúng. Câu hỏi đặt ra là Xuân tóc đỏ có gì đặc biệt để họ có thể lợi dụng? Chính những điều dốt nát, sự liều lĩnh của kẻ “điếc không sợ súng” vô học cộng với một chút thông minh lanh lợi của nó mà thành ra lại rất phù hợp với một xã hội thượng lưu toàn lừa lọc và mánh khoé. Nhờ điều này mà Xuân vừa cứu sống cụ Tổ rồi lại giết cụ Tổ cứ thế Xuân được lòng tất cả bọn con cháu bất hiếu của cụ Tổ rồi trở thành nhân vật quan trọng trong gia đình Văn Minh. Từ đó mà Xuân biến từ sự thụ động - bị kẻ khác lợi dụng, thành kẻ chủ động – nghĩa là Xuân tóc đỏ lợi dụng xã hội mà tiến thân. Càng thăng tiến càng kiêu ngạo, nhưng càng kiêu ngạo nó lại càng được mọi người kính nể. Và cuối cùng nó đã bất ngờ trở thành vĩ nhân, bậc anh hùng cứu quốc. Nó tha hồ miệt thị quần chúng, còn quần chúng lại tung hô, ngộ nhận “Xuân tóc đỏ vạn tuế”. Như vậy nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái tất nhiên và cái tất yếu nên Vũ Trọng Phụng tha hồ tung ngòi bút phóng đại làm nên những trận cười nghiêng ngả mà vẫn đạt tới tính chân thực, phanh phui hiện thực và tố cáo mạnh mẽ. b: Tương phản - đối lập trong số đỏ Trong nhận thức, tương phản giúp nhận biết rõ hơn bản chất đối tượng. Vì vậy Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thủ pháp đối lập – tương phản để nâng cao hiệu quả trào phúng rất xuất sắc bằng cách tạo ra những đối lập lệch pha trong bản thân đối tượng bị châm biếm. Từ đó làm nổi bật lên cái cọc cạch khấp khểnh ở đối tượng, bắt nó phải phơi lưng trước tiếng cười. Trong “Số đỏ” nghệ thuật tương phản - đối lập được thể hiện từ đầu đến cuối truyện, rõ nét nhất là đối lập giưa vẻ bên ngoài với với tâm hồn bên trong. Bề ngoài là một đám tang to tát, bề thế, đông đúc nhưng thực chất không có một ai tỏ chút xót thương người đã khuất; Bề ngoài là khóc thương đến oặt người đi 11 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ nhưng bên trong là sự tính toán về một vụ làm ăn có lãi. Đối lập giữa cái hào nhoáng bên ngoài và sự thối nát, mục rỗng bên trong rất gay gắt, nó phản ánh bản chất của con người và xã hội. Cũng trong cảnh đám tang cụ Tổ, Vũ trọng Phụng lại sử dụng một kiểu đối lập khác: Đối lập giữa hai bình diện quan sát của điện ảnh: Viễn cảnh với cận cảnh. Khi đặt ống kính ở xa thì thấy hiện lên một đám ma kiểu mẫu: nào là kiệu, lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, thanh la, vài trăm vòng hoa, câu đối, vài trăm người đi đưa, ôtô, chụp ảnh… Thật là đủ mọi điều kiện vật chất của một đám ma đúng nghi lễ trang nghiêm. Nhưng đến khi đặt ống kính quay gần (cận cảnh) thì đây thực là một đám hội, đám rước linh đình. Đây là đám người “tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó…” kia là “một bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác của cụ Tổ”. Những người được tả chi tiết là gương mặt hí hởn của cụ cố Hồng, nét vui mừng rạng rỡ của Minđơ, Mintoa, cậu Tú Tân thì cùng lũ bạn thi nhau chụp ảnh như ngày hội. Đám đông thì nhốn nháo, đàn ông thì ngực đầy huân chương, khuôn mặt thì nhấp nhính râu ria, mắt thì không khỏi xúc động bởi làn da trắng thập thò trên cánh tay và ngực Tuyết, đàn bà thì thi nhau chim chuột xì xèo bàn tán… Ai ai cũng tràn ngập niềm vui vì người ta cũng kiếm trác được nhiều danh lợi từ đám ma này. Bút pháp tài tình này đã tạo ra hiệu quả là đập ngay vào mắt và trí tưởng tượng của người đọc. Đây không chỉ là một đám ma đưa tang một người mà là cuộc đưa tang toàn xã hội, đưa tang đạo lí. Bởi vây tiếng cười phê phán chua chát được bật ra rất tự nhiên. Bên cạnh đối lập, tương phản thì trùng điệp cũng đóng góp một thành công không nhỏ cho tác phẩm. Điệp khúc “đám cứ đi” lặp đi lặp lại mãi, nhìn từ viễn cảnh thì gợi lên hình ảnh dòng người chuyển động đến huyệt mộ thật nghiêm trang, kính cẩn, khi đến cận cảnh thì tạo nên sự kệch cỡm, hài hước mà xót xa. 12 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Như vậy nhờ tương phản và trùng điệp được sử dụng hoạt bát vô cùng mà Vũ Trọng Phụng đã tô đậm được mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước khiến đời sống hiện thực được miêu tả trong “Số đỏ” hiện lên khấp khểnh, hài hước mà cũng thật đối nghịch nghiệt ngã. Đây không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một cái nhìn – nhìn cuộc đời trong những phi lí, giả dối. II: Số đỏ - nhìn từ bình diện tâm lí xã hội. Số Đỏ - Từ hiện thực: Một tác phẩm văn học có giá trị đòi hỏi phải phản ánh được hiện thực cuộc đời. Mặc dù hiện thực ở đây không hẳn là bản thân hiện thực mà là hiện thực đã được sàng lọc qua lăng kính chủ quan cảu nhà văn. “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm nghệ thuật đích thực bởi nó phản ánh được một hiện thực trên diện rộng của cả một xã hội, con người Việt Nam trước Cách Mạng. “Số đỏ” tiêu biểu cho không gian và thời gian đặc biệt đã sản sinh ra nó. Trước hết nó phản ánh rất rất chân thực xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến ở Việt Nam vào những năm 30 đó là phong trào Âu hoá đang thịnh hành ở đô thị. Giàn nhân vật đa dạng và đông đảo trong “Số đỏ” (khoảng 30 nhân vật) đã phản ánh sự nổi lên trong giai đoạn cuối của chủ nghĩa thực dân một lực lượng sinh động các tầng lớp, nhóm xã hội mới: Dân lang thang thành thị, nhà thể thao chuyên nghiệp, nhà tạo mẫu thời trang, chuyên gia y tế, nghệ sĩ tiên phong, du học sinh, nhà báo cải cách và người phụ nữ “tân thời”. Vũ Trọng Phụng không chỉ phản ánh mà còn đả kích, vạch rõ cái bản chất giả dối kệch cỡm của phong trào ấy. Những nhân vật trong tác phẩm đều được miêu tả bằng bút pháp biếm hoạ, đều ít nhiều phản ánh được những mặt bản chất của hiện thực, đều có thể bắt nguồn từ những nguyên hình trong cái xã hội kim tiền giả dối, lừa bịp dâm loạn. Nhân vật TYPN, Văn Minh, nhà thơ lãng mạn… là gián tiếp ám chỉ nhưng nhân vật trong báo Phong hoá và Ngày nay của Tự Lực Văn Đoàn. Ở đây một xã hội vẫn tự xưng là “văn minh”, “Âu hoá” thì đã bị nhà văn cười cợt phủ lên mọi nhân vật trong xã hội ấy những tiếng cười châm biếm. Bộ máy chính quyền 13 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ nhà nước thì thối nát đến mức nhà buôn gặp hồi kinh tế khủng hoảng và đón chào một người vi phạm luật nhiều lần như một bà khách quen. Ngay đến cả tôn giáo cũng không thoát khỏi xu hướng doanh thương đô thị, bất chấp đạo lí để tìm lợi nhuận. Điển hình là động lực thô bỉ của sư Tăng Phú hòng làm tăng tín đồ và lễ vật quyên cúng cho dòng tu của mình. Tất cả nhưng điều này là hậu quả Âu hoá của nền kinh tế Tư bản mới xâm nhập khiến cho cả xã hội bị xu thế thị trường quyết định mà vấn đề đạo đức nhân cách con người cũng bị trượt dốc theo nó một cách thảm hại. “Số đỏ” còn phản ánh được không khí thắng lợi của mặt trận Bình Dân những năm 36 – 37. Biểu hiện ngay trong giọng điệu lạc quan phấn khởi trong lời văn vui nhộn như tâm trạng hân hoan của rất nhiều người Việt Nam đón mừng thắng lợi của mặt trận Bình Dân. Có thể nói Vũ Trọng Phụng đã làm hiện lên một hiện thực tả chân sinh động trên tất cả các mặt của xã hội thực dân phong kiến từ chính trị, luật pháp, tôn giáo đến đạo đức, văn học, y phục, lễ hội… Nhà văn đã dũng cảm phanh phui, tố cáo, lật mặt xã hội, dám nhìn thẳng vào vết thương của xã hội và đóng lên trong lòng người đọc khát vọng bức thiết: Cần phải thay đổi không thể sống mãi như thế được. Và chủ quan nhà văn: Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tác phẩm văn học chính con đẻ tinh thần được nhà văn thai nghén trong tư duy sáng tạo của mình. Chính vì vậy muốn hiểu được một tác phẩm nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với cuộc đời và tư tưởng nhà văn. “Số đỏ” và hiện thực trong nó sẽ trở nên rõ ràng cụ thể hơn khi chúng ta hiểu về cuộc đời và tư tưởng của Vũ Trọng Phụng. Thật cuộc đời trùng khớp với thời kì hiện đại hoá về chính trị, kinh tế và xã hội ở Đông Dương, Phụng còn sống qua những thời kì thịnh vượng, những cao trào bạo lực chống thực dân gia tăng, cuộc khủng hoảng kinh tế và thắng lợi của mặt trận Bình Dân. Và ông được chứng kiến những thay đổi cơ bản về giáo dục và ngôn ngữ trong những năm đầu thập niên 20, sự phát triển nhanh chóng 14 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ của kinh doanh tư bản trong ngành in ấn và những phong tục tập quán Tây Âu ồ ạt tràn vào xã hội Việt Nam. Và cái nơi bị biến đổi nhanh chóng là Hà Nội. Điều này giải thích vì sao mà “Số đỏ” lấy không gian chính là thủ phủ náo nhiệt của Việt Nam, với hình tượng trung tâm là xã hội hiện đại. Vũ trọng Phụng xuất thân trong gia đình lao động nghèo, luôn bị miếng cơm manh áo hàng ngày ám ảnh, lại sớm được chuyển về Hà Nội, có điều kiện tiếp xúc với tầng lớp dưới đáy xã hội, cộng với khả năng học hỏi miệt mài, Vũ Trọng Phụng đã có được sự hiểu biết kĩ càng về những người nghèo khổ nơi thành thị, những hạng cùng đinh con sen, thằng ở, bọn cờ bạc, lưu manh… Trưởng thành Phụng làm nhiều việc để kiếm sống, đặc biệt là công việc viết báo cho các toà soạn đã giúp ông được tiếp xúc với tầng lớp trên, có điều kiện thuận lợi để quan sát lối sống cũng như cách hành xử nơi công cộng của những kẻ tai to mặt lớn. Điều duy nhất Phụng thu lượm được là “xã hội này tôi chỉ thấy khốn nạn, quan tham nhũng, đàn bà thì hư hỏng, đan ông thì dâm ô, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột…”. Những ấn tượng đó in đậm trong các trang viết của ông đặc biệt là “Số đỏ” - một bức tranh xã hội vừa hỗn tạp, sinh động vừa nóng hổi hơi thở của cuộc sống đương thời với đủ các loại chân dung, hình hài dị hợm. Cuộc đời 27 năm ngắn ngủi của Phụng đều gắn bó với căn nhà chật chội trên phố Hàng Bạc, nằm chen chúc cùng với kho chứa, xưởng sửa chữa, những con ngõ hẻm quanh co, rối tắm, cùng những vỉa hè rộng lát gạch… Trên những vỉa hè ấy là cảnh buôn bán tấp nập, sinh hoạt thương mại và cảnh đi lại của người bán rong, thợ khuân vác, phu xe, trẻ đánh giày, bọn móc túi, gái điếm, cảnh sát, ăn xin, khách du lịch, dân lang thang đổ tới… Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi những cảnh vỉa hè nổi bật trong nhiều tác phẩm của ông. “Số đỏ” còn được gọi là tiểu thuyết vỉa hè. Thật thế, ngay ở chương đầu của tiểu thuyết đã vẽ lên các chân dung cư dân hỗn tạp của một quãng vỉa hè, ông thầy số, chị bán mía, anh bán nước chanh và thằng Xuân - nhặt ban quần – trao đổi tin vặt, 15 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ tán tỉnh, hóng hớt những tin thời sự quan trọng và mặc cả giá hàng. Lẫn trong đó còn có những tiếng om sòm, những tiếng hô, tiếng bồm bộp của quả banh vọng ra từ một sân tennis gần đấy. Đó là một bản nghịch âm lộn xộn của đô thị hay mớ bòng bong rối rắm phức tạp của các tầng lớp xã hội? Dù là gì thì cũng đã mang lại cho “Số đỏ” – không khí của đô thị hiện đại những năm 30. Một điều tưởng như có thể bỏ qua là học vấn ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng. Điều này cũng tạo nên những ám ảnh trong văn chương của ông. Học hết tiểu học vì nhà nghèo Phụng phải thôi học, lại mồ côi cha, rồi liên tục ốm yếu… Những điều này đã tạo ra sự chia cắt của ông đối với các đối thủ văn chương gay gắt nhất của ông sau này là các thành viên trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, họ đều có bằng cử nhân, tú tài hoặc từng du học ở Pháp. Sự khinh thị coi thường mà Phụng dành cho đối thủ thể hiện qua nét vẽ lố bịch về nhân vật Tú ở “Số đỏ”, và cả ông Văn Minh, người từng sang Pháp học sáu, bẩy năm và sau khi về nước thì đâm ra ghét văn bằng như những du học sinh quay về tổ quốc mà không có một mảnh bằng nào cả. Một điểm cần lưu ý là tư tưởng chính trị của Vũ Trọng Phụng bị các nhà phê bình coi là bảo thủ. Bởi trong tác phẩm của Phụng tính dục lộ liễu và mối quan tâm tới tầng lớp hạ lưu trong các tác phẩm của Phụng đối lập với tính trang nghiêm và chủ nghĩa tinh tuý của các thế lực bảo thủ đang tồn tại khi đó. Ông chia sẻ đồng tình với Đảng Cộng Sản Đông Dương là chống thực dân, căm ghét giai cấp giàu… Nhưng ông không tỏ thái độ ngưỡng mộ những người cộng sản. Phụng thật sự chưa hiểu rõ ràng đường lối của Đảng và thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa Đệ Tam và Đệ Tứ. Chính những biểu hiện này của nhà văn mà đã tạo ra số phận lênh đênh cho những tác phẩm để đời sau này. Tới sự tiếp nhận của công chúng: “Số đỏ” ngay từ khi ra đời năm 1936 nó đã chịu chung số phận với các sáng tác của Phụng. Có thể chia quá trình tiếp nhận “Số đỏ” của công chúng và các nhà phê bình theo các giai đoạn sau: Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8: (1936 – 1945) 16 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: Rất nhiều người khen ngợi các tác phẩm của ông và đặc biệt là “Số đỏ”. Nhưng hầu hết những lời khen cũng tỏ ra thận trọng và dè dặt. Chủ yếu là những ý kiến phê bình đả kích Vũ trọng Phụng. Nhất Chi Mai trong tờ “Ngày nay ” viết “Trong văn Vũ Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp, những câu sống sượng, trần chuồng. Không ai có quyền cấm nhà văn Vũ Trọng Phụng dùng những chữ bẩn thỉu để tả những sự bẩn thỉu. Nhưng trong khi viết những câu văn mà mình cho là khoái trá tưởng cũng nên nghĩ đến độc giả một chút”. Không những “Số đỏ” bị kết án là “văn chương dâm uế” mà còn bị cho là thiếu lạc quan, thấy nhân gian như là một địa ngục. Tuy Phụng đã có những bài đối lại rất thuyết phục nhưng cái án này vẫn làm cho “Số đỏ” và các tác phẩm khác bị hờ hững trước công chúng. Giai đoạn những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ: (1945 – 1975) Do hoàn cảnh kháng chiến mà có nhiều vấn đề trong văn học được đề cập, nổi bật có vấn đề của Vũ Trọng Phụng. Tại hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc năm 1949 nhiều nhà văn đã nhắc đến Vũ Trọng Phụng và thông nhất với ý kiến khẳng định của Nguyên Hồng: “Sáng tạo Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã có một thái độ, thái độ không công nhận cái xã hội ấy”, của Nguyễn Đình Thi: “Tác phẩm đã chép đúng thực tại cũng đã có giá trị cách mạng rồi”. Chính vì thế “Số đỏ” cùng với Vũ trọng Phụng lấy được giá trị trên văn đàn và được in lại và được người đọc nhiệt tình. Nhưng đến năm 1957 – 1958 Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông trong đó có “Số đỏ” giánh được sự cổ vũ, ngợi ca của các thủ lĩnh nhân văn giai phẩm thì do nghi vấn đến tư tưởng chính trị hai mặt của nhà văn mà “Số đỏ” lại bị cấm phát hành. Đặc biệt là ý kiến của Hoàng Văn Hoan - uỷ viên bộ chính trị nhà nước đã kết án Vũ trọng Phụng vào nhà văn có khuynh hướng phản động nguy hiểm. Và từ đó suốt 20 năm các tác phẩm của Phụng bị cấm, văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng lúc này bị phủ định sạch trơn. Giai đoạn sau 1986 đến nay: 17 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Từ vực thẳm, các sáng tác của Vũ Trọng Phụng lại đi lên và được độc giả cũng như giới phê bình đón nhận lại. Từ cuộc đời đến tác phẩm đều được nghiên cứu rất công phu. Năm 1978 bộ “Tuyển tập Vũ Trọng Phụng” (3 tập) đã lần lượt được ấn hành. Và ai cũng đã thừa nhận thiên tài lỗi lạc của Vũ Trọng Phụng, thông cảm với những khuyết ở nhà văn. Trước đây bị kiểm duyệt thì nay “Số đỏ” đã khôi phục lại bản chép tay và năm 1989 đã được chuyển thể thành phim. Tiếp đó là được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài, bản dịch của Peter Zinoman ra tiếng Anh là bản dịch rất thành công. Các nhà phê bình đều tập trung giải tội cho Phụng còn riêng “Số đỏ” được ngợi ca “Cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải) Như vậy “Số đỏ” có số phận đầy sóng gió bấp bênh. Khi bị phủ định hoàn toàn lúc lại hào quang toả rộng. Nhưng điều thống nhất là không ai có thể phủ nhận tài năng của Vũ Trọng Phụng và việc phản ánh hiện thực bằng bút pháp trào phúng rất tài hoa của “Số đỏ”. III. “Số đỏ” nhìn từ bình diện dân tộc và nhân loại. 1: “Số đỏ” không chỉ là một tiểu thuyết rất thành công trong nghệ thuật trào phúng và bút pháp tả chân hiện đại mà còn là tác phẩm kế thừa sâu sắc được những tinh hoa trong văn hoá dân tộc. Trước hết ngay ở nhan đề “Số đỏ” cũng chịu ảnh hưởng từ một quan niệm của văn hoá tâm linh người Việt. Khái niệm chiêm tinh học về số từ lâu là chỗ dựa cho hầu hết người Việt để đối phó với những thăng trầm thông thường và bất ngờ trong đời sống của họ. Sự ám ảnh của “Số đỏ” với số biểu hiện qua sự xuất hiện nhiều lần của ông thầy bói, những điềm báo, và những tiên đoán trong truyện. Điều này cho thấy nhà văn đã cố gắng khai thác truyền thống của người Việt để tìm một phương tiện thuần nhằm thuần hoá và giải thích cái đặc điểm cơ bản là ngẫu nhiên và không thể đoán trước được của cuộc sống hiện tại. Ngay lối kể chuyện cũng rất truyền thông phương Đông. Truyện chia làm các chương, hồi với những cái tên đề mục hấp dẫn: Số đào hoa của Xuân tóc đỏ, 18 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Minh + Văn = Văn Minh… nhằm kích thích, lôi cuốn người đọc văn những phiêu lưu, bất ngờ và bí mật. Ngoài ra, ở lối chơi chữ, lối nói nước đôi, những dạng đối thoại hài hước kiểu “ông nói gà, bà nói vịt” gợi liên tưởng đến những tình huống trong chèo cổ. Ví dụ đoạn đối thoại giữa bà Phó Đoan với người vú già trong ngày khánh thành sân quần vợt. Khi quan khách đã kết thúc tiệc rượu muốn đi thăm sân quần vợt mới thì “trên rặng lưới của cái sân quần còn mới nguyên như một cô gái còn tân, người ta thấy một…hai…ba…bốn… cái quần” của bà Phó Đoan. Bà điên người gọi vú già lên mắng cho một trận kịch liệt thì bà vú già bảo thủ cứ làu nhàu: Ai biết đâu đấy! “Gọi là sân quần thì ai chả tưởng để phơi quần!” Không những vậy một số nhà nghiên cứu, điển hình là Văn Tâm đã chỉ ra điểm tương đồng đầy sức thuyết phục giữa Xuân tóc đỏ với trạng lợn trong văn học dân gian Việt Nam. Cả hai đều là những gã bợm may mắn. Cảnh Xuân tóc đỏ “ngâm nga rất dõng dạc” bài quảng cáo thuốc cảm sốt mà khiến chàng thi sĩ lãng mạn đang lẽo đẽo theo chân cô Tuyết phải bái phục vội vã rút lui làm ta liên tưởng đến khi Trạng lợn đặc tả nôm na rất tự nhiên chủ nghĩa: “Nọng tay dí bẹn đỏ hăm hăm…” mà lại được mọi người tán thưởng là chữ nghĩa tài tình. Từ những biểu hiện trên đây có thể hiểu rằng “Số đỏ” là sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và truyền thống một cách rất tài tình đáng phục. 2: “Số đỏ” còn là tác phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố ngoại lai. Ví dụ âm hưởng của học thuyết Freud trong “Số đỏ” biểu hiện ở một số nhân vật như cậu Phước – “con giời con phật” và bà Phó Đoan, đều có những cảnh thể hiện bản năng tình của mình. Ở bà Phó Đoan là làm mất cái công “thủ tiết với hai đời chồng”. Ở Xuân tóc đỏ là hành vi nhìn trộm một cô đầm thay váy rối đột nhiên trở thành bậc “thượng lưu tri thức”. Nhân vật cậu Phước “Em chã” hay ngồi thừ mặt là một minh chứng cho lý thuyết của Fraud như một nét tính cách chứ không phải toàn bộ tính cách của nhân vật. Về ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng cũng chịu ảnh hưởng thuyết hoài nghi về độ đáng tin cậy của ngôn ngữ ở Kapka. 19 Bài tập chuyên đề văn Đàm Thị Duyên - K54A Ngữ Đặc biệt “Số đỏ” có kết cấu và văn phong chịu ảnh hưởng từ một số mẫu hình Tây phương. “Số đỏ” được so sánh có những nét kết cấu tương đồng với vở hài kịch châm biếm của Môlie, còn giọng văn hoạt kê, quỹ đạo phưu lưu thắt nút của “Số đỏ” lại gần với lối văn tường thuật của Cervantes; Dickens; Gôgol… những nhà văn hoàn toàn không xa lạ với Vũ Trọng Phụng. Cấu trúc của truyện lại có thể so sánh với “Vỡ mộng” của BanZắc, trong đó kể về sự leo thang địa vị xã hội ở Paris của một chàng trai tỉnh lẻ ở đầu thế kỉ 19. Một điều thú vị nữa là bộ phim “Vua lưu manh” ra mắt năm 1930 và rất được công chúng ưa chuộng tại Pháp. Nội dung phim kể lại những bước phiêu lưu mạo hiểm của Bouboule, một gã bịp bợm tinh ranh thành thị. Gã này đã thành công nhờ một chuỗi những may mắn khác thường với những mưu mô xảo trá. Hắn cũng là kẻ mà Paris không ai cầm cương được, lại hay chế giễu, nói tiếng Lóng, nhiều mánh khoé. Cũng giống “Số đỏ” Bouboule đã lên danh vị nhờ nhiều sự kiện thể thao: Đua xe, đấm bốc. Cảnh cuối, Bouboule vô tình trở thành anh hùng trong trận bóng bầu dục giưa Anh và Pháp, được hoan nghênh như một vị cứu tinh của dân tộc và cưới được người phụ nữ trong mơ của gã. Điều này khiến ta liên tưởng đến trận chung kết Tennis giữa Đông Dương và Xiêm La mà Xuân tóc đỏ trở thành anh hùng cứu quốc và cũng được cụ cố Hồng gả con gái cho. Và theo nghiên cứu bộ phim này rất thành công và có thể được chiếu ở Đông Dương. Nếu vậy thì thực sự Vũ Trọng Phụng đã có nhiều ảnh hưởng từ đó nhưng dù thế nào thì “Số đỏ” vẫn phản ánh được quá trình biến đổi hoá xã hội ở Việt Nam và cả những mưu mô thối nát của chế độ thực dân phong kiến cần lên án. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan