Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam...

Tài liệu Phân tích ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

.DOCX
24
96
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GVHD: P.GS TS. Trương Quang Thông Danh sách nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Văn An 2. Vũ Trọng Dũng 3. Nguyễn Phạm Anh Khoa 4. Nguyễn Xuân Nhật 5. Vương Thị Xuân Liên 6. Nguyễn Thị Kim Duyên Mục Lục I. Phân tích hoạt động.........................................................................................................1 1. Giới thiệu về Eximbank............................................................................................................1 2. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi.............................................................................................1 3. Mạng lưới.....................................................................................................................................2 4. Tình hình góp vốn, đầu tư........................................................................................................2 5. Công nghệ....................................................................................................................................4 6. Chiến lược kinh doanh..............................................................................................................5 II. Phân tích SWOT............................................................................................................6 1. Điểm mạnh..................................................................................................................................6 2. Điểm yếu......................................................................................................................................8 3. Cơ hội............................................................................................................................................8 4. Thách thức.................................................................................................................................10 III. Phân tích tài chính......................................................................................................13 1. Tăng trưởng tài sản..................................................................................................................13 2. Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu....................................................................................13 3. Tình hình an toàn vốn.............................................................................................................14 4. Tình hình thanh khoản............................................................................................................15 5. Chất lượng thu nhập................................................................................................................16 6. Hiệu suất sinh lời.....................................................................................................................17 7. So sánh lợi nhuận với các ngân hàng đối thủ....................................................................19 IV. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT.........................................................20 I. Phân tích hoạt động 1. Giới thiệu về Eximbank Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng (2013). Vốn chủ sở hữu đạt 14.680 tỷ đồng (2013). Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. 2. Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi - Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 1 - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; - Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking. - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. 3. Mạng lưới Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 206 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc (gồm có: Sở Giao dịch, 41 Chi nhánh, 162 Phòng giao dịch, 01 Quỹ tiết kiệm và 01 Điểm giao dịch) và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới (2013). 4. Tình hình góp vốn, đầu tư 4.1 Đầu tư tài chính Năm 2013, kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm; thị trường bất động sản vẫn đóng băng; thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ và biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản thị trường còn thấp. Đối mặt với các khó khăn trên, Eximbank thực hiện tái cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn, tuân thủ các quy định của pháp luật. Đối với các khoản góp vốn mua cổ phần, Eximbank không thực Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 2 hiện giải ngân mới, chỉ tập trung thoái vốn tại các doanh nghiệp không có tiềm năng. Đối với việc đầu tư vào trái phiếu, Eximbank tập trung đầu tư vào các trái phiếu có hoạt động kinh doanh ổn định, tỷ suất sinh lợi cao và có tài sản đảm bảo. Trong năm 201 thực hiện giải ngân đáng kể vào các trái phiếu này đã mang lại khoản đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của ngân hàng. Đến cuối năm 2013, giá trị các khoản góp vốn và đầu tư chứng khoán là 16.791 tỷ đồng (tăng 18% so với đầu năm). Trong đó, đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ có giá là 14.653 tỷ đồng (tăng 25% so với đầu năm), chiếm tỷ lệ 87,3% và đầu tư vào cổ phiếu (bao gồm các khoản đầu tư, góp vốn mua cổ phần, công ty liên kết) là 2.138 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,7%. 4.2 Đầu tư vào công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (Eximbank AMC) Hoạt động kinh doanh chính và tình hình hoạt động của AMC trong 2013 như sau: - Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; - Chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản xiết nợ, cấn nợ thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo giá thị trường sau khi Thường trực Hội đồng Quản trị chấp nhận; - Cơ cấu lại nợ tồn đọng; xử lý tài sản nợ vay; thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Mua, bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. Trong năm 2013, Eximbank AMC thực hiện 3 chức năng chính: quản lý, khai thác tài sản; làm chủ đầu tư một số công trình của Eximbank và Eximbank AMC theo ủy quyền của ngân hàng; thực hiện kho hàng để quản lý hàng hóa thế chấp/cầm cố của các đơn vị trong hệ thống Eximbank. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,21 tỷ đồng. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 3 5. Công nghệ Với mục tiêu xây dựng một ngân hàng hiện đại đa năng trên nền tảng công nghệ tiến tiến, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) Eximbank trong năm 2013 được tiếp tục hoàn thiện và phát triển với những thành quả đã đạt được như sau: (1) Eximbank tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án trọng tâm trong Chương trình phát triển CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, cụ thể như sau: - Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác tổ chức đấu thầu dự án thay thế Korebank để đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2016; - Eximbank và Công ty Schneider Electric IT Việt Nam đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ (MoU) triển khai xây dựng một Trung tâm dữ liệu hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước. (2) Với chiến lược kinh doanh tập trung đẩy mạnh vào bán lẻ, Eximbank đã thành lập Phòng Ngân hàng điện tử để đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ trên các kênh giao dịch trực tuyến, từng bước đưa các dịch vụ này trở thành dịch vụ thế mạnh hàng đầu của Eximbank; (3) Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại và luôn đặt mục tiêu an toàn, bảo mật của khách hàng lên hàng đầu, Eximbank đã chính thức triển khai đến khách hàng công nghệ “Xác thực giao dịch ngân hàng bằng vân tay”. Công nghệ mới này tại Eximbank sẽ đảm bảo an toàn và khách hàng có thể an tâm khi giao dịch với ngân hàng; (4) Tiếp tục rà soát và thiết lập chính sách bảo mật đối với các hệ thống giao dịch như: tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án tuân thủ bảo mật thẻ thanh toán theo chuẩn PCI DSS; đưa vào vận hành hệ thống quản lý truy cập Internet tập trung giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro an toàn thông tin khi người dùng truy cập Internet, trang bị hệ thống phòng chống tấn công; hoàn thiện hệ thống mạng, bảo mật tại Trung tâm dự phòng. Những thành tựu đạt được của hệ thống CNTT trong năm 2013 là tiền đề tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển CNTT đến năm 2015 và góp phần vào hoạt động kinh doanh theo chiến lược chung của toàn ngân hàng. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 4 6. Chiến lược kinh doanh 6.1 Tầm nhìn phát triển Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, củng cố nền tảng, nâng tầm vị thế và xây dựng Eximbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và các đối tác luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an toàn đồng vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. 6.2 Mục tiêu phát triển (i) Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. (ii) Tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân. (iii) Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng. 6.3 Định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Eximbank đã xây dựng các chương trình phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực: - Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ. - Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần của Eximbank, thay đổi cơ cấu huy động vốn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp, các nguồn vốn có kỳ hạn dài,… - Tăng cường công tác quản lý rủi ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo Eximbank phát triển an toàn và bền vững. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 5 - Tiếp tục triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu Eximbank trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. - Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của Eximbank tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, thành có tiềm lực kinh tế, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất,… - Tăng cường tập trung bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ quyền con người, tuân thủ các quy định về lao động, việc làm và các chính sách xã hội khác trong quá trình hoạt động của Eximbank. II. Phân tích SWOT 1. Điểm mạnh Xét về Quy mô vốn Vốn điều lệ tăng trưởng qua các năm. Vào thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ đạt 50 tỷVND, đến tháng 12 năm 2007 vốn điều lệ của Eximbank là 2.800 tỷ đồng. Hiện nay vốn điều lệ của Eximbank tối thiểu sẽ đạt được là 12.355 tỷ đồng. Xét về sản phẩm, dịch vụ Eximbank cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng; các sản phẩm và dịch vụ truyền thống, hiện đại.Trong các top 5 các Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh, Eximbank luôn là Ngân hàng đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu. Xét về Công nghệ Cùng với mục tiêu xây dựng hệ thống thanh toán qua mạng điện tử, Eximbank cũng xây dựng một định hướng lâu dài về chiến lược phát triển là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới. Mọi giao dịch ngay từ khi được khởi tạo cho đến lúc hoàn tất đều được điều khiển bởi chương trình ứng dụng chung, đồng thời dữ liệu giao dịch cũng lập tức được gửi về và lưu trữ tại trung tâm xử lý. Việc điều hành tập trung và kết nối trực tuyến là tiền đề để ngân hàng có thể đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực hoạt Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 6 động ngân hàng như thẻ ATM, Phone-Banking, Homebanking, Mobile-banking và Internet- banking… Xét về mối quan hệ đối tác chiến lược lớn Năm 2013, năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Việt Nam đã đón nhận một làn sóng đầu tư mới của các nhà đầu tư Nhật Bản từ cơ khí chính xác, công nghiệp phụ trợ đến lai tạo giống và sản xuất nông nghiệp. Eximbank đã phối hợp với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - cổ đông chiến lược, triển khai dịch vụ kết nối doanh nghiệp (Business Matching), qua đó giới thiệu và hỗ trợ các khách hàng tìm đối tác và thị trường mới cho sản phẩm dịch vụ của họ. Với mạng lưới chi nhánh rộng và cơ sở dữ liệu lớn của hai ngân hàng, dịch vụ Kết nối doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều tiện ích, giải quyết vấn đề đầu ra cho doanh nghiệp, gia tăng nền tảng khách hàng, tạo tiền đề phát triển bền vững cho các bên. Bên cạnh dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, SMBC tiếp tục hỗ trợ Eximbank kiên định đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, thông qua việc xây dựng đội ngũ tư vấn và bán hàng chuyên nghiệp, bán chéo các gói sản phẩm dịch vụ cho cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp. Thông qua mối quan hệ với các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản, công ty tài chính Cedyna và công ty thẻ SMCC (các công ty con của tập đoàn tài chính SMFG) đã cùng với Eximbank tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ, cho vay mua xe ô tô, dịch vụ ngân hàng điện tử, Mobile Banking, cũng như gia tăng các điểm chấp nhận thẻ với các ưu đãi dành riêng cho khách hàng của Eximbank. Để gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và cải thiện chất lượng hoạt động, Eximbank đã thành lập mới Phòng Quản Lý Chất Lượng với sứ mệnh thiết lập các chính sách, quy định và hướng dẫn về chất lượng, kết hợp với Trung tâm Đào tạo triển khai thống nhất trong toàn hệ thống. Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo Châu Á Thái Bình Dương của SMBC cũng đã hỗ trợ tổ chức buổi hội thảo và khóa đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm quản lý và nâng cao kiến thức tài chính chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ của Eximbank. Trong năm 2013, SMBC tiếp tục hỗ trợ Eximbank tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý và tăng cường thanh khoản cho Eximbank bằng hạn mức cho vay liên ngân hàng, tài trợ thương mại và bảo lãnh. Ngoài ra, SMBC đang cùng với các đơn vị tư Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 7 vấn quốc tế, hỗ trợ Eximbank xem xét lựa chọn các công nghệ kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, công tác quản trị điều hành và gia tăng sự thân thiện và tiện tích cho khách hàng. 2. Điểm yếu Xét về thị phần mạng lưới Thị phần kém, mạng lưới chi nhánh hạn hẹp, các chi nhánh và phòng giao dịch mới chỉ tập trung ở các thành phố, trung tâm thương mại lớn có các giao dịch xuất nhập khẩu chứ chưa mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Xét về chiến lược marketing Chính sách marketing chưa được chú trọng phát triển, việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng mạnh chưa được quan tâm chú trọng đúng hướng, thương hiệu Eximbank không phải bất kỳ ai cũng có thể biết đến . Xét về sản phầm, dịch vụ Danh mục sản phẩm chưa được đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là sản phẩm tín dụng truyền thống ( huy động vốn và cho vay ),các sản phẩm thanh toán ngoại tệ, Bảo lãnh( Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu), các sảnphẩm khác như kinh doanh ngoại hối, cho thuê tài chính, tư vấn chocác DN,cá nhân … chưa thực sự được chú trọng phát triển. Với thị trường thẻ phát triển như hiện nay th. thẻ của ngân hàng Eximbank chưa được phong phú, đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các khách hàng. Hiện nay mới chỉ 3loại thẻ chủ yếu đó là Eximbank card, Eximbank visa debit card, VISA, MasterCard,… 3. Cơ hội Xét về môi trường kinh doanh Môi trường pháp luật hướng tới sự tự do hoá cho ngành Ngân hàng. Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7/11/2006, nhà nước đã ban hành nhiều luật Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 8 mới cũng như các điều lệ về ngân hàng nhằm quốc tế hoá hoạt động Ngân hàng như các chuẩn mực về kế toán, thanh toán, quản trị rủi ro, tín dụng, đầu tư, ngoại hối, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro… Xét về cơ hội hợp tác và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực Đầu tháng 8 năm 2007 tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản là Sumimoto Mitsui Banking Coporation (SMBC) đã mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD với giá phát hành cao gấp 6,42 lần mệnh giá thấp hơn 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Ngoài ra SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị Ngân hàng; điều này cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... Việc các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần và thành lập ngân hàng tại Việt Nam giúp Eximbank nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ mới, tận dụng được những kinh nghiệm về mặt quản lý, tiết kiệm được thời gian và nhân lực, theo chiến lược đi tắt đón đầu. Đồng thời có thể thu hút đầu tư và sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng ở Việt Nam từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM trong các giao dịch tài chính quốc tế. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và ph.ng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM trong các giao dịch quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động. Xét về tiềm năng khách hàng Dân số Việt Nam là dân số trẻ có mức sống ngày càng cao và rất háo hức muốn sử dụng các hàng hoá dịch vụ mà thế giới hiện đại cung cấp. Do đó mà Eximbank có thể khai thác đối tượng này bằng việc mở rộng các sản phẩm như: vay tiền đi du học, vay tiền đi du lịch, vay tiền để mua ôtô, mua nhà… Hơn nữa trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng được nâng cao và khả năng tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là khá dễ dàng. Điều đó tạo ra Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 9 cơ hội cho Eximbank quảng bá h.nh ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của m.nh đến với khách hàng. Dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người trong khi đó số người có tài khoản Ngân hàng rất thấp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Mặt khác thói quen dùng tiền mặt cùng với việc cất giữ tiền mặt trong nhà tạo cơ hội cho Eximbank cũng như các ngân hàng khai thác thị trường mới để phát triển dịch vụ thẻ và huy động tiền gửi tiết kiệm. Xét về minh bạch thông tin Trong những năm gần đây các doanh nghiệp hầu hết được cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính vì thế mà các Doanh nghiệp buộc phải công khai bản báo cáo tài chính mỗi quý, mỗi năm. Điều đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng vay của mình một cách khách quan và chính xác hơn, giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật giúp cho việc tìm kiếm thông tin về khách hàng dễ dàng hơn, giúp Cán bộ ngân hàng tiết kiệm được chi phí. 4. Thách thức Xét về sự gia tăng đối thủ cạnh tranh Theo cam kết lộ trình gia nhập WTO thì từ ngày 1/4/2007 Việt Nam chính thức mở cửa cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước tình hình đó Eximbank đang ngày càng gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký hơn ”trên thi trường. Xét về việc thay đổi các quy định pháp luật Việt Nam đang trong quá tr.nh hội nhâp do đó sẽ có nhiều thay đổi xảy ra và do vậy văn bản pháp luật để điều chỉnh cũng được ban hành nhiều hơn. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng của chúng ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải chỉnh sửa, bổ sung, mà việc này lại liên quan đến nhiều cấp, nhiều Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 10 ngành, vào sự thay đổi nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của người dân, do vậy việc thực hiện không phải dễ dàng. Xét về tình trạng suy thoái nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp và cơ cấu kinh tế không hợp lý; chúng ta không thể phủ nhận được rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tuy được đánh giá là đang phát triển, nhưng chúng ta có xuất phát điểm thấp và có cấu kinh tế không hợp lý, không hiệu quả. Chính vì thế mà trong bảng xếp hạng cạnh tranh của một số nền kinh tế do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) tiến hành, vị trí cạnh tranh của Việt Nam đứng ở tốp cuối, và đáng buồn hơn nữa là những năm sau lại thấp hơn năm trước. Xét về nguồn nhân lực và công nghệ Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Để tồn tại trong cuộc cạnh trang găy gắt này bắt buộc Eximbank phải hiện đại hoá trang thiết bị của mình để tránh lạc hậu so với các đối thủ khác đặc biệt là ngân hàng nước ngoài. Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên c.n bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của Eximbank còn khá xa so với khu vực. Xét về các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào của ngân hàng như: chi phí vốn, máy móc, trang thiết bị, nhà cửa, nhân viên, điện nước,…Tất cả các yếu tố trên đều tác động đến ngân hàng Eximbank. Xét về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính; họ hướng đến các sản phẩm dịch vụ hoàn thiện đáp ứng tất cả các điều kiện của họ. Trong điều kiện mở cửa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu về nhiều Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 11 dịch vụ. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, năng lực có hạn thì đây là một thách thức lớn đối với Eximbank. ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU 1. Quy mô vốn 1. Mạng lưới thị phần yếu 2. Sản phẩm, dịch vụ 2. Chiến lược Marketing yếu 3. Công nghệ 3. Danh mục sản phẩm chưa đa dạng 4. Có mối quan hệ tốt với nhiều đối tác 4. Sản phẩm thẻ yếu chiến lược lớn. CƠ HỘI THÁCH THỨC 1. Môi trường kinh doanh cho ngành 1. Gia tăng đối thủ cạnh tranh ngân hàng tốt. 2. Thay đổi các qui định pháp luật 2. Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh 3. Gía đầu vào tăng vực kinh doanh 4. Tình trạng suy thoái của nền kinh tế 3. Khách hàng tiềm năng lớn. 5. Sự thay đổi của môi trường công 4. Minh bạch về thông tin. nghệ, nhân sự. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 12 III. Phân tích tài chính 1. Tăng trưởng tài sản Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản biến động liên tục qua các năm và bình quân từ năm 2008 đến nay đạt 35,27%. Đặc biệt từ năm 2011 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản sụt giảm mạnh do khủng hoảng nền kinh tế tác động. Trong năm 2011, các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác của EIB đều đến hạn khiến cho khoản mục này năm 2011 giảm 100% so với năm 2010. Mặt khác, trong năm 2011 EIB cũng cơ cấu lại danh mục các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, giảm 28% so với năm 2010. So với các ngân hàng đang niêm yết và BIDV, tổng tài sản của EIB ở mức trung bình, đứng thứ 5/9 ngân hàng so sánh. Tỷ lệ tăng trưởng Tổng tài sản 2008 2013 120.00% 100.33% 100.00% 80.00% 60.00% 43.13% 40.00% 40.01% 35.65% 20.00% 0.00% 2008 -20.00% 2009 2010 2011 -7.31% 2012 -0.19% 2013 Tỷ l ệ Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng Tổng tài sản của EIB gai đoạn 2008 – 2013 2. Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, bình quân từ năm 2008 đến năm 2013 đạt 19,94%. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do ngân hàng sử dụng thặng dư vốn cổ phần của EIB để tăng vốn điều lệ và trả cổ tức cho cổ đông. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng vốn điều lệ của EIB liên tục được bổ sung qua các năm, từ 7.220 tỷ đồng năm 2008 lên 12.355 tỷ đồng năm 2011. So Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 13 với các ngân hàng đang niêm yết và BIDV, vốn chủ sở hữu của EIB hiện đứng thứ 4, sau 3 ngân hàng thương mại Nhà nước. Tỷ lệ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu 2008 2013 120.00% 104.03% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 2008 -20.00% 20.66% 3.96% 1.18% 2009 2010 -3.01% 2011 2012 -7.20% 2013 Tỷ l ệ Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của EIB gai đoạn 2008 – 2013 3. Tình hình an toàn vốn Nhờ quy mô vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của EIB luôn cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN (9%) và mức tiêu chuẩn của Basel II (12%). Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn CAR có xu hướng giảm từ năm 2008 nhưng so với các ngân hàng trong cùng ngành vẫn mức cao. Đặc biệt năm 2008, tỷ lệ an toàn vốn CAR của EIB đạt mức kỷ lục 45,86% nhờ vào việc phát hành cho cổ đông chiến lược với giá cao, qua đó làm thặng dư vốn cổ phần tăng đáng kể. Điều này phản ánh khả năng của EIB trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác là rất cao so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu vẫn chưa theo kịp đà tăng trưởng của chính ngân hàng khi tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm, từ 26,62% năm 2008 xuống 8,63% năm 2013. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 14 T Ỷ LỆ AN TOÀN VỐỐN (CAR) 50.00% 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2008 TỶ LỆ AN TOÀN VỐỐN 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 3: Tỷ lệ an toàn vốn của EIB 4. Tình hình thanh khoản Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của EIB ngày càng được cải thiện, tăng từ 24,34% năm 2009 lên 39,69% vào Quý 2/2012 và ở mức khá cao so với các ngân hàng niêm yết cho thấy khả năng gặp rủi ro thanh khoản của ngân hàng không cao. Trong những tài sản thanh khoản có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác chiếm đến hơn 80%. Trong điều kiện thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn vào những tháng đầu năm 2012 thì việc tỷ lệ tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác cao có thể ảnh hưởng phần nào đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) của EIB có xu hướng tăng và luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN. So với các ngân hàng niêm yết và BIDV, tỷ lệ khả năng chi trả của EIB ở mức cao nhất. Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 15 Biểu đồ 4: Khả năng thanh khoản của ngân hàng niêm yết EIB tại thời điểm 30/06/12 Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của EIB (2007 – Q2/2012) 5. Chất lượng thu nhập Hai nguồn thu nhập lớn nhất chi phối kết quả kinh doanh của EIB trong những năm gần đây là thu nhập lãi thuần và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Chỉ tính riêng năm 2011, thu nhập từ 2 nguồn này chiếm 94% tổng thu nhập hoạt động. Chỉ tiêu Thu nhập lãi Chi phí lãi Thu nhập lãi thuần Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Lãi/lỗ thuần từ hđ dịch 2008 4,196 2009 4,344 (2,877) (2,369) 2010 7,543 (4,662) 2011 17,549 (12,246 2012 16,931 2013 10,902 (12,030) (8,166) 4,901 2,736 1,320 1,975 2,881 ) 5,304 154 268 560 693 411 459 (45) (57) (86) (127) (168) (184) 109 211 474 566 243 275 vụ Bảng 1: Biến động thu nhập từ lãi và hoạt động dịch vụ qua các năm (Đv: tỷ đồng) Thu nhập lãi thuần của EIB có xu hướng tăng mạnh qua các năm, từ 1.320 tỷ đồng năm 2008 lên 5.304 tỷ đồng năm 2011 và tỷ trọng trong tổng thu nhập hoạt động cũng ngày Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 16 càng tăng, từ 71% năm 2008 lên 81% năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động truyền thống của ngân hàng. Với hỗ trợ của đối tác chiến lược SMBC về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của EIB không ngừng tăng lên, từ 109 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 566 tỷ đồng năm 2011, trong đó đóng góp chính vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ là hoạt động thanh toán quốc tế. 6. Hiệu suất sinh lời Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của EIB năm 2011 tăng mạnh so với năm 2008 (từ 7,43% lên 20,39% do vốn điều lệ tăng 158% từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng thông qua việc phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài SMBC và 2 quỹ đầu tư nước ngoài, trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2008 tăng lên 325%. ROE đã tăng trở lại từ năm 2009 đến năm 2011 do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (bình quân 60%) chênh lệch quá lớn với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu lại (bình quân 32%) mặc dù vốn điều lệ của ngân hàng liên tục được bổ sung qua các năm. Sang năm 2013, tỷ lệ ROE lại giảm xuống 4,3% nhưng trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn như hiện nay, mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của EIB vẫn hấp dẫn. So với các ngân hàng niêm yết và BIDV, tỷ lệ ROEA của EIB đứng thứ 4/9 ngân hàng. Hiệu suất sinh lời của tài sản (ROA) lại có sự biến động qua các năm. Từ năm 2008 đến năm 2009, ROA có xu hướng tăng do tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh (từ 43,13% năm 2008 xuống 36,65% năm 2009) trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm ít hơn. Tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, ROA lại có xu hướng giảm từ 1,85% xuống còn 0,4% vào năm 2013. Nguyên nhân giảm do tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữ các ngân hàng ngày càng gay gắt, lãi suất giảm mạnh khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh bị bị sụt giảm mạnh. Tỷ lệ lãi cận biên ròng (NIM) của EIB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2009 (từ 3,7% lên 4,1%). Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ NIM của EIB cao nhất 4,1% do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất, thị trường chứng khoán phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng khiến thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ lệ NIM của EIB giảm xuống 3,4% do lạm phát tăng lên 2 con số, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng căng thẳng, lãi suất biến động mạnh, tăng trưởng tín dụng không còn cao như năm 2009. Năm 2011, tỷ lệ NIM lại tăng lên 3,8% do EIB vốn là ngân hàng hoạt động Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 17 mạnh trên thị trưởng 2 mà năm 2011 hoạt động kinh doanh trên thị trường 2 đem lạimột nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng khiến cho tỷ lệ lãi cận biên ròng tăng lên. Tính đến năm 2013, tỷ lệ lãi cận biên ròng của EIB đạt 1,8% giảm so với năm 2011 do những tháng đầu năm 2012 đến cuối năm 2013 hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm lại, thậm chí âm, lãi suất giảm mạnh, nợ xấu tăng cao nên đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. So với các ngân hàng niêm yết và BIDV, tỷ lệ NIM của EIB đứng 5/9 ngân hàng. ROA, ROE và NIM của EIB qua các năm 2008 - 2013 25.00% 20.39% 20.00% 15.00% 13.51% 10.00% 7.43% 8.65% 5.00% 3.70% 4.10% 1.74% 0.00% 2008 13.30% 3.80% 1.99% 3.40% 1.85% 2009 2010 2011 1.93% ROA ROE 3.12% 1.20% 1.80% 0.40% 2012 2013 NIM Biểu đồ 5 : ROA, ROE và NIM của EIB qua các năm 2008 – 2013 7. So sánh lợi nhuận với các ngân hàng đối thủ Nhóm 7 – Tài Chính 01 – K23 18 4.30%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất