Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt...

Tài liệu Phân tích ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt

.PDF
24
369
147

Mô tả:

GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 1. TỔNG QUAN BAOVIET BANK 1.1. Giới thiệu Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt. Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAO VIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015. 1.2. Tầm nhìn – Sứ mệnh Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài chính toàn diện ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư. Sứ mệnh: Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. 1.3. Hoạt động kinh doanh 1.3.1. Sản phẩm dịch vụ  Dành cho cá nhân: - Tài khoản tiền gửi:  Tiền gửi thanh toán; Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 1 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông  Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ;  Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi trả trước;  Tiết kiệm lãi suất lũy tiến;  Tiết kiệm không kỳ hạn;  Tiết kiệm Tích Trường Phú;  Tài khoản tiền gửi Gom lộc phát tài. - Dịch vụ chuyển tiền: Nhận tiền từ Nước Ngoài chuyển về qua Western Union. - Cho vay:  Cho vay thấu chi tài khoản lương;  Cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo;  Cho vay thấu chi hộ Kinh doanh;  Cho vay tiêu dùng thế chấp bằng bất động sản;  Cho vay mua xe ôtô Kinh doanh;  Cho vay mua ôtô;  Cho vay mua nhà dự án;  Cho vay cầm cố giấy tờ có giá do BAOVIET Bank phát hành;  Cho vay tín chấp;  Cho vay hộ kinh doanh;  Cho vay du học;  Cho vay ứng trước chưng khoán;  Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết;  Cho vay mua, xây dựng, sửa chửa nhà. - Dịch vụ thẻ:  Thẻ BVLink; Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 2 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông  Thẻ Bvip;  Thanh toán trực tiếp;  Dịch vụ ứng tiền mặt cho thẻ Quốc tế;  Địa chỉ vàng. - Ngân hàng điện tử:  BAOVIET I-Banking;  Mobile Banking;  Phone Banking.  Dành cho doanh nghiệp: - Tài khoản và tiền gửi:  Dịch vụ tài khoản và tiền gửi;  Quản lý dòng tiền;  Paroll Plus. - Tín dụng:  Tài trợ vốn lưu động;  Tài trợ dự án;  Tài trợ vốn kinh doanh linh hoạt;  Thấu chi tài khoản thanh toán;  Tài trợ mua xe ô tô;  Bảo lãnh. - Tài trợ thương mại:  Tài trợ xuất khẩu bằng VND với lãi suất USD;  Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 3 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông  Baccassurance: - Cá nhân:  Bảo hiểm nhà tư nhân;  Bảo hiểm sức khỏe;  Bảo hiểm xe cơ giới;  Bảo hiểm tai nạn con người;  Tín Tài Nghiệp ( vay tín chấp);  Tín An Gia (vay mua nhà dự án);  Tín Phát Lộc (vaymua nhà dự án);  Tín An Thịnh (thấu chi tài khoản);  Tín An Nghiệp (thấu chi tài khoản lương);  Tín Hưng Gia (vay mua, xây dựng, sửa chửa nhà). - Doanh nghiệp:  Bảo hiểm Sức khỏe;  Bảo hiểm Xe cơ giới;  Bảo hiểm tài sản;  Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển;  Bảo hiểm xây dựng lắp đặt;  Bảo hiểm máy móc xây dựng. 1.3.2. Mạng lưới Trải qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, đến nay BaovietBank có mạng lưới hoạt động được phân bổ trên các tỉnh, thành phố trong nước, bao gồm 01 Hội sở chính ở Hà Nội; 01 Sở giao dịch; 08 Chi nhánh; 20 Phòng giao dịch; và 01 quỹ tiết kiệm. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 4 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 1.3.3. Tình hình góp vốn đầu tư - Tập đoàn Bảo Việt (52%); - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (8%); - Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (9,9%). 1.3.4. Công nghệ Trong năm 2011: Khối Công nghệ Thông tin (CNTT) đã bảo đảm được sự vận hành ổn định của các hệ thống chính là Core Banking và hệ thống Thẻ đồng thời phát triển thêm nhiều Module tiện ích trên hệ thống Core Banking giúp cho hoạt động tác nghiệp của toàn hệ thống trở nên thuận tiện hơn. Khối CNTT đã hoàn thành được một số dự án trọng điểm như triển khai bộ sản phẩm BVIP, ứng dụng in hóa đơn VAT, hệ thống báo cáo thống kê theo Thông tư 21 của Ngân hàng Nhà nước. Triển khai nâng cấp hệ thống thông tin quản lý MIS - 03; Phân tích, phát triển thêm tính năng cho hệ thống Internet Banking. Công tác bảo đảm vận hành hệ thống và hỗ trợ nghiệp vụ, công nghệ đã được chú trọng, bảo đảm hỗ trợ tối đa cho hoạt động của các cán bộ trong ngân hàng. Công tác quản trị ứng dụng và cơ sở dữ liệu cũng đang bắt đầu được triển khai thực hiện. Khối CNTT cũng đang tiến hành tuyển dụng thêm nhân sự nghiệp vụ và đã có sự phân công chéo giữa các nhóm nghiệp vụ để bảo đảm nguồn lực hỗ trợ. Năm 2012 Khối CNTT đặt ra mục tiêu “ Tiết kiệm, Tối ưu, Chuẩn hóa” đã góp phần đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản mà BAOVIET Bank đã được như sau: Tối ưu hóa: Nhằm nâng cao năng lực của mỗi tổ chức thông qua việc tối ưu năng lực của hệ thống và qui trình làm việc góp phần tự động hóa các công đoạn xử ly và giảm thiểu các quy trình thủ công thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Khối CNTT đã rà soát toàn bộ công việc từ hạ tầng công nghệ đảm bảo tính an toàn và liên tục, quy trình hoạt động đến các lỗi mang tính hệ thống; Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 5 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Hướng dịch vụ: Khối CNTT làm việc sát với các Khối/Ban nghiệp vụ để hỗ trợ kịp thời các yêu cầu kinh doanh hàng ngày và phấn đấu trở thành “ nhà tư vấn tin cậy” trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, Khối CNTT cũng đã đưa ra được cam kết về chất lượng dịch vụ với khách hàng của mình thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến ITSM(IT Service Management). 1.3.5. Chiến lược kinh doanh Dự báo kinh tế từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng kinh tế thế giới 2014 có thể thấy nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức về các vấn đề còn tồn đọng từ năm 2013, do đó, BAOVIET Bank đã xác định mục tiêu, định hướng chiến lược trong năm tới như sau: - Tăng trưởng hoạt động tín dụng trên cơ sở có kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro; - Tập trung vào công tác quản lý nợ; - Triển khai đo lường rủi ro thanh khoản, thị trường và phát triển chất lượng huy động vốn nhằm cân đối vốn trên toàn hệ thống; - Đẩy mạnh phát triển dịch vụ để chuyển dịch dần cơ cấu doanh thu từ tín dụng sang doanh thu từ phí dịch vụ; - Phát huy thế mạnh trong việc hợp tác với các Đơn vị thành viên trong Tập đoàn Bảo Việt. 1.3.6. Một số mục tiêu chính như sau: - Tăng trưởng tín dụng khoảng 25-30%; - Tổng thu nhập thuần tăng trưởng ở mức 10% so với năm 2013; - Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 15% so với năm 2013. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 6 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BAOVIET BANK 2.1. Tình hình tài chính của BAOVIET Bank Nhìn chung, tổng nguồn vốn của BAOVIET bank có xu hướng tăng theo các năm, chủ yếu tăng từ nguồn tiền gửi và các khoản tiền vay nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, trong đó, tiền gửi từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Với nguồn vốn tài trợ như vậy, tổng tài sản cũng tăng theo tương ứng. Trong đó, tài sản tăng do tăng chủ yếu từ cho vay và tiền gửi ở các tổ chức khác. Hình 1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản qua các năm của BAOVIET Bank 14,000 Tài sản khác 14,000 12,000 Chứng khoán đầu tư Chứng khoán kinh doanh Cho vay 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 Tiền, vàng và tiền gửi TCTD khác - 10,000 Vốn khác 8,000 Vốn chủ sở hữu 6,000 Nợ khác 4,000 Tiền gửi 2,000 Nợ phải trả - Nguồn: Tổng hợp nhóm thuyết trình Bằng cách so sánh các khoản mục như tổng tài sản, tiền gửi, cho vay, đầu tư… ta có thể dễ dàng nhận thấy, nguồn vốn cho vay của BAOVIET Bank luôn thấp hơn so với lượng tiền gửi nhận được từ 2009 đến 2011, và gần như bằng nhau trong năm 2012. Điều này cho ta cái nhìn tổng quan về tính thanh khoản của ngân hàng cũng khá cao bởi tỷ lệ tiền cho vay/tiền gửi luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1 Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 7 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Hình 2. Một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán của BAOVIET Bank từ 2009-2012 Tổng tài sản 16,000,000,000,000 14,000,000,000,000 12,000,000,000,000 10,000,000,000,000 8,000,000,000,000 6,000,000,000,000 4,000,000,000,000 2,000,000,000,000 - Tiền gửi cá nhân Cho vay Tiền vay các NH khác Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Tổng hợp nhóm thuyết trình Tài sản của BAOVIET Bank được tài trợ tăng lên rất nhanh từ 2009 đến 2010, mà nguồn tăng chủ yếu đến từ lượng tiền gửi và các khoản đầu tư chứng khoán. Rõ ràng, việc đầu tư chứng khoán là rất khó mang lại hiệu quả kinh tế cho BAOVIET Bank, vì vậy, nguồn thu nhập và lợi nhuận mang lại cho BAOVIET Bank chỉ đến từ nguồn chênh lệch giữa lãi ròng mà thôi. Nhưng như đã phân tích, lượng cho vay luôn thấp hoặc bằng với lượng tiền gửi cá nhân, vậy, vấn đề đặt ra là BAOVIET Bank có lợi nhuận như thế nào? Phải chăng là buộc lòng BAOVIET Bank phải cho vay với lãi suất cao hơn khoảng lãi tiền gửi để thu được lợi nhuận? Tính an toàn cho nguồn vốn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo. 2.2. Tình hình an toàn vốn- CAR Trong suốt bốn năm qua, BAOVIET Bank đã chú trọng hai nhiệm vụ, đó là vừa xây dựng nền tảng ban đầu vừa tập trung đẩy nhanh tăng trưởng và tiếp tục bám sát định hướng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và thực hiện chiến lược tăng trưởng thận trọng, vững chắc. Tuy là ngân hàng trẻ nhưng Bảo Việt cũng có những “bước đi” khá ổn, mặc dù lợi nhuận qua các năm không cao, nhưng BAOVIET Bank chưa từng rơi vào tình trạng thua lỗ. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 8 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Mặc dù là ngân hàng nhỏ nhưng theo báo cáo thường niên năm 2012 của BAOVIET Bank, ngân hàng này có hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức rất cao, từ 22% năm 2011 đã tăng lên đến 42% trong năm 2012. Điều này phản ánh năng lực tài chính và khả năng đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên đây chỉ là dữ liệu được tính toán từ BAOVIET Bank. Bảng 1.Các chỉ số tài chính cơ bản từ 2009 đến 2012 của BAOVIET Bank ( ĐVT: tỷ đồng) Một số chỉ tiêu chính ĐVT Tổng tài sản (Tỷ VNĐ) Huy động TCKT và dân cư (Tỷ VNĐ) 3,514 Cho vay các TCKT và dân cư (Tỷ VNĐ) 2011 2012 13,225 13,283 7,291 7,030 6,265 2,256 5,615 6,713 6,748 11 26 30 30 (Tỷ VNĐ) 76 178 154 121 Lợi nhuận sau thuế (TỷVNĐ) 63 133 116 91 Hệ số an toàn vốn -CAR 35 21 22 42 2009 7,270 Số lượng chi nhánh Lợi nhuận trước thuế % 2010 13,721 Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia năm 2012 thì mức CAR đánh giá lại đối với loại hình ngân hàng thương mại cổ phần chỉ đạt mức trung bình 4,96%, thấp hơn rất nhiều so với 42% theo tính toán của BAOVIET Bank. Vì vậy, có cơ sở để chúng ta cùng suy xét lại, liệu rằng con số 42% đã thật sự “ổn” và thể hiện đúng bản chất về sự an toàn cho đồng vốn của BAOVIET Bank hay không. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 9 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Bảng 2. Tỷ lệ an toàn vốn đánh giá lại ĐVT: % Nhóm CAR báo cáo CAR giá lại NHTM NN 9.06% 5.56% NHTM CP 12.99% 4.96% NHLD, NH NNg 24.66% 17.76% Cty TC, CTTTC 11.13% -2.27% Toàn ngành 11.62% 5.53% đánh Nguồn: UBDGTSQG Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia kinh tế đặt ra để lý giải cho tình trạng hệ số CAR cao ở một số ngân hàng thương mại, cụ thể: Một là, TS.Lê Hồng Giang – Giảng viên chương trình kinh tế Fullright cho rằng mức CAR quá cao chứng tỏ rằng ngân hàng đang có vấn đề hoặc gần như không huy động nổi tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay. Hai là, TS. Nguyễn Trí Hiếu – thành viên thường trực HĐQT và Ủy ban quản lý rủi ro của Ngân hàng An Bình cho rằng một trong những lý do khiến các ngân hàng đẩy CAR lên cao chính là xu hướng giấu nợ, “Nếu trích lập đầy đủ thì ngay lập tức CAR phải giảm xuống chứ không thể tăng lên”. Ba là, TS. Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng các ngân hàng giấu nợ, hoặc đảo nợ bằng cách đưa vào hạng mục tài sản khác. Từ những phân tích trên, nhóm thuyết trình cho rằng việc CAR của BAOVIET Bank tăng cao có thể là do ngân hàng chưa trích lập đầy đủ. Cơ sở để đưa ra nhận định này là BAOVIET Bank chỉ trích lập dự phòng khoảng 1 tỷ đồng Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 10 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 2.3. Tỷ suất sinh lợi: Hình 3.Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9.000% 8.000% 7.000% 6.000% 5.000% ROA 4.000% ROE 3.000% 2.000% 1.000% .000% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Tổng hợp nhóm thuyết trình Nhìn vào hình 3, ta có thể thấy rằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của BAOVIET Bank tương đối không ổn định, có sự tăng nhẹ từ 0.87% năm 2009 tăng lên 1.26% năm 2010, trong năm 2011 giảm xuống gần bằng năm 2009 là 0.86% và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 0.69% năm 2012; so với năm 2010 thì năm 2012 giảm gần gấp đôi. Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của BAOVIET Bank tăng giảm tương tự như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tăng gần gấp đôi vào năm 2010 từ 4.04% năm 2009 tăng lên đến 8.25%, đến năm 2011 thì giảm nhẹ từ 8.25% năm 2010 xuống còn 6.96% và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 3.78% năm 2012. Qua phân tích về sự biến động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ta có thể thấy rằng có hai vấn đề lớn ở đây đối với BAOVIET Bank như sau: 1. Tại sao tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2009 và 2011 gần bằng nhau (0.87%, 0.86%), nhưng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng (4.04%, 6.96%)? 2. Tại sao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2012 lại giảm gần gấp đôi năm 2011, liệu có sự việc gì đã xảy ra tại BAOVIET Bank trong năm 2012 hay không? Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 11 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Như chúng ta đã biết, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản được tính từ lợi nhuận sau thuế trước lãi vay chia cho tổng tài sản, năm 2009 và năm 2011 thì ROA gần bằng nhau (0.87% và 0.86%) thì 1 đồng tài sản sử dụng sẽ đem lại 0.87 và 0.86 đồng lợi nhuận. So sánh hệ số ROE trong 2 năm 2009, 2011 thì ta thấy, mặc dù ROA gần như không đổi trong năm 2009, 2011 nhưng ROE lại tăng từ 4.04% năm 2009 lên 6.96% năm 2011. Qua đó ta có thể kết luận rằng, BAOVIET Bank sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính vì hệ số ROE tăng lên mặc dù vổn chủ sở hữu của BAOVIET Bank không đổi trong năm 2009 đến năm 2011, do vậy ROE tăng lên do lợi nhuận sau thuế của BAOVIET Bank tăng lên trong năm 2011. Mặt khác, nếu như lợi nhuận sau thuế trước lãi vay tăng lên trong khi ROA gần như không đổi, điều này chứng tỏ rằng tổng tài sản của BAOVIET Bank phải có sự gia tăng tương ứng, vậy BAOVIET Bank lấy nguồn vốn từ đâu để gia tăng tổng tài sản trong khi vốn chủ sở hữu không tăng, điều này chỉ có thể là do BAOVIET Bank được tài trợ bằng nguồn nợ. Mặc dù, được tài trợ bằng nợ nhưng sau khi trừ hết chi phí sử dụng vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp, hệ số ROE vẫn tăng có nghĩa là BAOVIET Bank sử dụng khá hiệu quả đòn bẩy tài chính trong hoạt động của mình. Tại sao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2012 lại giảm gần gấp đôi năm 2011? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta hãy nhớ lại hai sự kiện rất đáng nhớ:  Trong năm 2010, Ngân hàng Trung ương ban hành nghị định yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ lên đến 3000 tỷ đồng; tuy nhiên, do BAOVIET Bank là ngân hàng nhỏ và chưa có đủ khả năng tăng vốn điều lệ nên đã gia hạn lại, nhưng đến năm 2012 thì Ngân hàng Nhà nươc không cho tiếp tục gia hạn; vì vậy, BAOVIET Bank buộc phải tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng.  Sự kiện Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng xảy ra tại VietBank khiến cho người dân hoang man, đã rút tiền từ các ngân hàng nhỏ để gửi các ngân hàng lớn, có uy tín và đặc biệt là người dân có xu hương là gửi vào ngân hàng VietcomBank. Do hai sự kiện trên, đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động của BAOVIET Bank, sự kiện chiếm đoạt của Huỳnh Thị Huyền Như đã ảnh hưởng lớn đến Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 12 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông BAOVIET Bank một ngân hàng nhỏ, nên không được người dân tin tưởng nên đã rút tiền, do đó, lợi nhuận của BAOVIET Bank bị giảm. Bên cạnh đó, lượng vốn chủ sở hữu tăng lên do việc tăng vốn điều lệ nên dẫn đến hệ số ROE trong năm 2012 giảm gần gấp so với năm 2011. Hình 4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của một số ngân hàng Nguồn: Tổng hợp nhóm thuyết trình Hình 5. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng Nguồn: Tổng hợp nhóm thuyết trình Để thấy rõ hơn và có cơ sở so sánh, nhóm thuyết trình đã so sánh tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) với một số ngân hàng khác để chúng ta có cái nhìn tổng quan và thấy được vị trí của BAOVIET Bank. Nhìn vào hình 4 và hình 5, ta thấy BAOVIET Bank là một ngân hàng nhỏ, có Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 13 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông tỷ suất sinh lợi còn thấp so với một số ngân hàng khác. Đây cũng là lý do tại sao BAOVIET Bank được hình thành từ một tập đoàn Bảo Việt có tầm cỡ ở Việt Nam nhưng từ khi thành lập vào tháng 12/2008 đến nay, BAOVIET Bank không phát triển lớn mạnh mà vẫn dậm chân tại chỗ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy, vì BAOVIET Bank hoạt động không hiệu quả như các ngân hàng khác, vị trí rất thấp trong ngành ngân hàng, thì rất ít nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra để chỉ lấy lại một lượng lợi nhuận rất thấp, để số tiền đó họ đầu tư vào các ngân hàng lớn tạo ra nhiều lợi nhuận hơn (ROE của các ngân hàng khác cao hơn ROE của BAOVIET Bank). Vì vậy, nếu tiếp tục hoạt động như vậy, BAOVIET Bank vẫn sẽ không thể phát triển được trong tương lai. 2.4. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) Bảng 6.Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) NIM 2012 3,18 2011 2,97 2010 2,95 NNIM 0,17 0,37 0,42 Nguồn: tổng hợp nhóm thuyết trình Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho tài sản bình quân. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng vàcác tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Việc các ngân hàng có quy mô nhỏ thường có NIM cao vì các ngân hàng nhỏ thường hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có thể chấp thuận rủi ro cao hơntrong khi các ngân hàng lớn thường phê duyệt tín dụng một cách khắt khe hơn.Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. Nhìn chung, NIM của BAOVIET Bank giao động trên dưới 3%. BAOVIET Bank là một ngân hàng nhỏ nhưng NIM thấp, điều này có thể được giải thích bởi một số lý do như sau: Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 14 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông  BAO VIET Bank là một ngân hàng nhỏ nên việc dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro thanh khoản dẫn đến thu nhập từ lãi thuần không cao dẫn đến NIM không cao như và ổn định qua các năm.  Việc huy động vốn của một ngân hàng nhỏ và mới ra đời sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí cao hơn so với những ngân hàng khác sẽ làm cho lợi nhuận thu được không cao. Mặt dù là một chỉ số phản ánh hoạt động tốt, nhưng NIM không phản ánh đúng tính sinh lợi của ngân hàng vì tính sinh lợi của ngân hàng còn phụ thuộc vào những đặc tính riêng của ngân hàng cũng như đặc thù hoạt động, đối tượng khách hàng, chiến lược huy động vốn. Do đó, với những đặc thù riêng, BAOVIET Bank tuy là một ngân hàng nhỏ nhưng có NIM không cao so với một số ngân hàng cùng quy mô khác. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 15 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 3. NỢ XẤU TẠI BAOVIET BANK 3.1. Thực trạng nợ xấu của ngân hàng TMCP Bảo Việt Một là, nợ xấu vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm các DNNN là chính Tính đến 31/12/2012 dư nợ cho vay các DNNN đã trên 435 tỷ đồng chiếm 24%/tổng dư nợ cho vay của BAOVIET Bank. Trong đó điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và cho thuê vận tải biển. Mặc dù chiếm 24% tổng dư nợ nhưng nợ xấu của khối DNNN chiếm đến 57% tổng nợ xấu của BAOVIET Bank Bảng 07 Tình hình dư nợ và nợ xấu tại BAOVIET Bank Nguồn: Báo cáo dư nợ của Ngân hàng TMCP Bảo Việt theo các năm Như vậy, BAOVIET Bank đã cho vay tập trung quá nhiều vào các DNNN, trong khi các đơn vị này lại đầu tư ngoài ngành tràn lan, không kiểm soát dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu cho BAOVIET Bank. Cùng với tiến trình cổ phần hóa DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho vay đã có sự chuyển dịch. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm dần (năm 2009: 40%, năm 2010: 35%, năm 2011: 30%, năm 2012: 24%), dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng về số lượng và tỷ trọng (năm 2009: 582 tỷ đồng; năm 2010: 641 tỷ đồng; năm 2011: 713 tỷ đồng và năm 2012 là 841 tỷ đồng). Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 16 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Thứ hai, nợ xấu của BAOVIET Bank đa phần là dư nợ có tài sản đảm bảo Theo số liệu tính đến cuối tháng 11/2012 của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, 84% nợ xấu của hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và tổng giá trị các tài sản thế chấp này bằng 135% giá trị nợ xấu. Đối với BAOVIET Bank thì con số này là 164%. Tuy nhiên trong thực tế việc giải quyết tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có khung pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo. Khâu này thực tế mất rất nhiều thời gian và chi phí do các tranh chấp, bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan đến thủ tục tố tụng như : cách thức định giá trị tài sản phát mãi, quy trình đấu giá, thủ tục, tính hợp pháp, hợp lý của loại tài sản…khó khăn trong xử lý tài sản thu hồi nợ dẫn đến việc xử lý nợ xấu còn phức tạp và gian nan. Bảng 08 Phân loại nợ quá hạn có TSĐB Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng TMCP Bảo Việt Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 17 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Thứ ba, nợ xấu tập trung vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, vận tải biển Điển hình như CTCP Sản xuất và Kinh doanh VLXD 584.8 dư nợ 20.519 tr đồng; CTCP Đầu tư & Hạ tầng Kỹ Thuật Dầu Khí dư nợ 102.456 tr đồng; CTCP Chứng khoán SME hiện đã gặp vấn đề về pháp lý, dư nợ 83.249 tr đồng; CTCP Vận tải Biển Hải Âu & Vitranschart dư nợ hơn 100.687 triệu đồng. Trong thực tế bất động sản và chứng khoán là 2 lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi về kinh tế vĩ mô, chính sách nhà nước. Vì vậy, việc thị trường BĐS đóng băng trong nhiều năm qua và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ cho các khoản đầu tư vốn cho 2 lĩnh vực nêu trên. Dư nợ xấu của hệ thống NHTM trong lĩnh vực BĐS tính đến cuối tháng 12/2012 được công bố khoảng 280.000 tỷ đồng, dư nợ xấu chiếm 13,5% cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung rất nhiều. Tuy nhiên số liệu về nợ xấu của hai lĩnh vực này còn chưa thống nhất, cập nhật. Chính vì vậy nợ xấu trong hai lĩnh vực này cần phải đánh giá một cách khách quan và thực chất để có giải pháp căn cơ quyết định xem có nên hỗ trợ các Doanh nghiệp bất động sản hoặc cứ để cho thị trường tự điều chỉnh để thị trường bất động sản trở về với đúng bản chất vốn có của nó, giá cả tự động sẽ được điều chỉnh giảm, các Doanh nghiệp trong ngành sẽ không còn tình trạng siêu lợi nhuận. Tuy nhiên nếu nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ sẽ kịp thời tạo đòn bẩy kích thích sự ‘‘rã băng’’ của bất động sản cũng như sự ‘‘ấm lên’’ của thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện giải quyết nợ xấu. Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 18 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Bảng 09 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cuối năm 2012 Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm của BaoVietBank Đối với BAOVIET Bank, khi đầu tư danh mục tín dụng với tỷ trọng tương đối lớn vào các lĩnh vực nhạy cảm như nêu trên thì trong tình hình khó khăn chung của các ngành hiện tại thì tỷ lệ nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Phân tích diễn biến nợ xấu của BaoVietBank tại TPHCM qua các năm : Hình 06 Cơ cấu nợ xấu của BaovietBank khu vực TPHCM Nguồn : Báo cáo nợ xấu giai đoạn 2009-2012 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 19 GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 2009 2010 2011 2012 104 171 333 308 8% 67 64% 12% 162 95% 21% -25 -8% 18% - Phát triển kinh tế quá nóng - BaoVietBank mới trong giai đoạn đầu thành lập nên tập trung phát triển tín dụng tương đối mạnh - Việc kiểm tra, kiểm soát giải ngân vốn, cho vay mở rộng đầu tư thiếu kinh nghiệm - Dư nợ tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm và cần nhiều vốn như Bất động sản, chứng khoán và Vận tải biển - Mặc dù kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, tuy nhiên BaoVietBank vẫn chú trọng tập trung phát triển dư nợ cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực nhạy cảm. - Chính phủ đã ban hành hàng loạt các công cụ, chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính, chi tiêu công…như thông tư 13, Nghị quyết 11 - Hàng loạt các ngành, các DN bắt đầu chịu ảnh hưởng tình hình kinh doanh gặp khó khăn về thị trường đầu ra, dòng tiền trả nợ vay ngân hàng phát sinh vấn đề - BV Bank đã có những chỉ đạo quyết liệt để xử lý nợ xấu, đây cũng là định hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách tín dụng trong năm của BV Bank - Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao - Một loạt các DN của BaoVietBank đã xuất hiện vấn đề trong HĐKD và đã chuyển sang nợ xấu : Vụ lừa đảo của Chủ tịch CTCP Chứng Khoán SME (dư nợ 83.249 tr đồng) ; Công ty TNHH XD ĐT PT Lĩnh Phong-Conic (dư nợ 100.910 tr đồng); CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD 584.8 (dư nợ 20.519 tr đồng) ; CTCP Đầu tư & Hạ tầng Kỹ Thuật Dầu Khí (dư nợ 102.456 tr đồng) ; CTCP Vận tải Biển Hải Âu & Vitranschart dư nợ hơn 100.687 triệu đồng)... - Hội sở chính đã có những chỉ đạo hợp lý - Sử dụng quỹ dự phòng và miễn giảm lãi khuyến khích KH trả nợ - Chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng - Nợ nhóm 02 tăng từ 163 tỷ lên đến 195 tỷ đồng; nợ nhóm 05 tăng từ 100 tỷ đồng lên 163 tỷ đồng: Công ty TNHH KMS Đệ Nhất Phan Khang (29.669 tr đồng), Công ty TNHH Thương Mại Trà My (15.510 tr đồng)…và ở một số các KHCN như: Nguyễn Thị Ngọc Phụng (10.724 tr đồng), Phạm Thị Tuấn Anh (4.666 tr đồng), Ngô Thế Vũ (9.400 tr đồng) Nhóm 09- Đề tài: Phân tích ngân hàng TMCP Bảo Việt 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất