Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện lễ hội đền hùng...

Tài liệu Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện lễ hội đền hùng

.DOCX
37
1
112

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA DU LỊCH BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 HỌC KỲ: GIỮA NĂM: 2021 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO SỰ KIỆN LỄ HỘI ĐỀN HÙNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ TỔ CHỨC SỰ KIỆN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC TPHCM, Tháng 9 năm 2021 1 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA DU LỊCH BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 HỌC KỲ: CUỐI NĂM: 2021 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO SỰ KIỆN LỄ HỘI ĐỀN HÙNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC TPHCM, Tháng 9 năm 2021 Lời cảm ơn Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Du Lịch đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phạm Hạnh Phúc– người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Bài báo cáo thực hành nghề nghiệp của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA DU LỊCH PHIẾU NHÂN XÉT VÀ CHẤM ĐIÊM CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Điểm chấm: …………… Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:..………........................................... ………………… Ngày 3 tháng 9 năm2021 GIẢNG VIÊN XÁC NHÂṆ Nguyễn Phạm Hạnh Phúc PHIẾU NHÂN XÉT VÀ CHẤM ĐIÊM CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… Điểm chấm: …… Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:..………................. Ngày 3 tháng 9 năm 2021 GIẢNG VIÊN XÁC NHÂṆ Nguyễn Phạm Hạnh Phúc MỤC LỤC Lời mở đầu......................................................................................................................... 7 Chương 1:Cơ sở lý luận về nét văn hóa độc đáo sự kiện lễ hội đền Hùng..........................9 1.1 Những vấn đề cơ bản................................................................................................. 9 1.1.1 Khái niệm về du lịch........................................................................................... 9 1.1.2 Khái niệm về tổ chức sự kiện............................................................................ 10 1.1.3 Khái niệm về lễ hội........................................................................................... 11 1.2 Vai trò và mục đích tổ chức sự kiện........................................................................ 13 1.3 Nguồn lực trong tổ chức sự kiện.............................................................................. 14 1.4 Quy trình tổ chức sự kiện........................................................................................ 15 1.5 Các loại hình tổ chức sự kiện phổ biến hiện nay...................................................... 16 Chương 2:Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện “Lễ hội” đền Hùng..............................18 2.1 Khái quát về huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ........................................................... 18 2.1.1 Địa lý tự nhiên................................................................................................... 18 2.1.2 Đặc điểm kinh tế............................................................................................... 18 2.1.3 Đặc điểm văn hóa-xã hội và dân tộc học........................................................... 20 2.2 Giá trị khu di tích lịch sử đền Hùng,tỉnh Phú Thọ.................................................. 20 2.2.1 Giá trị lịch sử..................................................................................................... 20 2.2.2 Giá trị văn hóa................................................................................................... 22 2.3 Phân tích thực trạng tổ chức lễ hội đền Hùng hiện nay............................................ 23 2.3.1 Những điều kiện để giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của lễ hội..........23 2 3.2 Thực trạng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng 26 Chương 3:Giải pháp về nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của lễ hội...........28 3.1 Giải pháp về bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội đền Hùng.................................. 28 3.2 Xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội đền Hùng............................................. 30 3.3 Đào tạo nguồn nhân lực,cán bộ để quản lý phục vụ lễ hội đền Hùng......................31 Kết Luận........................................................................................................................... 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 35 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài “Dù ai đi ngược về xuôi “ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mƣời tháng ba” Thành thông lệ cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân bốnphương lại về trẩy hội Đền Hùng, cùng hướng về cội nguồn, hướng về Đền Hùng,dâng nén nhang thơm tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã dựng nên nước Nam. Đền Hùng và lễ hội Hùng Vương đã trở thành biểu tượng, điểm hội tụ ý chí cộng đồng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vô cùng quý báu của dân tộc.Theo dòng lịch sử, từ thời Hùng Vương cho đến thời Bắc thuộc, Đinh, Lê, Lý, Trần,Lê, Nguyễn… rồi trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lễ hội Đền Hùng vẫn đi cùng nhân dân ta và trở thành lễ hội truyền thống. Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để mọi người Việt Nam đề cao niềm tự hào dân tộc, tự hào về nguồn gốc conrồng cháu tiên. Ngày giỗ Tổ cũng là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm gia tăng tính cố kết cộng đồng. Lễ hội Đền Hùng là một trong các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc, từng tồn tại hàng ngàn năm trong cộng đồng cư dân trồng lúa nước. Sự xuất hiện của lễ hội cùng với chiều dài lịch sử dân tộc, đã tạo nên một diện mạo đặc sắc, độc đáo cho nền văn hóa Việt nam. Đây là hình thức sinh hoạt vừa linh thiêng vừa mang tính quần chúng, là nơi gửi gắm những khát vọng của con người. Qua đó cho thấy tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu đề tài - Làm rõ nét văn hóa độc đáo tại sự kiện “Lễ hội” Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. -Kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. 3 Đối tượng nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu lễ hội truyền thống - đền Hùng với tư cách là thành tố cơ bản của di sản văn hoá. 4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Lễ hội đền Hùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (phường Vân Phú, thành phố Việt trì và xã Hy Cương huyện Lâm Thao). - Phạm vi thời gian: Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, vì vậy luận văn chủ yếu nghiên cứu lễ hội đền Hùng từ năm 2000 đến năm 2020, mặt khác cũng trong khoảng thời gian này nền kinh tế thị trường đã bộc lộ rõ tính chất hai mặt để chúng tôi phân tích sự tác động của nó đối với lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội đền Hùng nói riêng, để từ đó tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy di sản quý báu mà ông cha chúng ta đã để lại. 5 Kết cấu đề tài Gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1:Cơ sở lý luận về nét văn hóa độc đáo sự kiện “Lễ hội” đền Hùng Chương 2:Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện “Lễ hội” đền Hùng Chương 3:Giải pháp về nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của lễ hội Chương 1:Cơ sở lý luận về nét văn hóa độc đáo sự kiện lễ hội đền Hùng 1.1 Những vấn đề cơ bản 1.1.1 Khái niệm về du lịch  Các định nghĩa về du lịch  Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...  Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 –5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắtnguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ  Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế,xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện  Theo I.I pirôgionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá  Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là lọai khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế  Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không th`ay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc  Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác 1.1.2 Khái niệm về tổ chức sự kiện * Khái niệm về sự kiện: Theo từ điển tiếng Viêt thì “sự kiên” là sự việc xảy ra có ý nghĩa quan trọng vớiđời sống xã hôi và được các phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin như SEAGAMES, liên hoan tiếng hát truyền hình, thi hoa hậu hoàn vũ Việt Nam,… mới được xem là sự kiện. Có người lại hiểu sự kiện không chỉ bao gồm những hoạt động quy mô lớn như trên mà nó còn bao hàm cả những hoạt động mang ý nghĩa cá nhân và cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội như ma chay, cưới hỏi, sinh nhật,…Một số khác lại hiểu sự kiện chủ yếu là những hoạt động liên quan đến hoạt động tiếp thị và thương mại của các doanh nghiệp như tổ chức hội nghị, hội thảo, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm,… Tóm lại sự kiện (Event) là một hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt một thông điệp xác định nào đó, tạo sự chú ý và thu hút sự quan tâm của các đối tượng tham gia. *Khái niệm về tổ chức sự kiện: -Khái niệm thứ nhất: Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động và các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thoả mãn như cầu của khác tham dự sự kiện. Tổ chức sự kiện được hiểu như là huy động, phân nhiệm và điều hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm sự kiện đáp ứng các mục tiêu đã được xác định trước của tổ chức có tư các pháp nhân sỡ hữu sự kiện. -Khái niệm thứ hai: Tổ chức sự kiện là một hoạt động tổng hợp của nhiều lĩnh vực từ các loại hình nghệ thuật đến khoa học về tổ chức, quản lý, sản xuất chưởng trình sự kiện. Vì sự đòi hỏi người làm công tác này phải có kiển thức, hiểu biết rộng về văn hoá xã hội và các loại hình nghệ thuật, có khả năng tư duy logic, tư duy hình tượng mà đặc biệt là tư duy tổng hợp, có kỹ năng giao tiếp, quan hệ công chúng tốt, có năng lực tổ chức, điều hành, chỉ huy để đảm bảo cho thành công của một chương trình. Bên cạnh đó, người làm sự kiện cần phải có khả năng đầu óc tư duy về kinh tế, thương mại và lĩnh vực khác. (Theo Thạc sĩ Trần Quận Hoà-giảng viên trường đại học tài chính Marketing) Tổng kết lại,tổ chức sự kiện là tổ chức các hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao,… thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm, lễ hội, … nhằm mục đích truyền đi những thông điệp mà người làm sự kiện muốn công chúng của mình nhận thức được. 1.1.3 Khái niệm về lễ hội Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, “là một hình thức diễn xướng tâm linh tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của cư dân sống trên dải đất Việt Nam hàng ngàn năm nay. Trong một năm, thường vào những thời khắc nhất định thuộc mùa xuân và mùa thu, khắp nơi tưng bừng không khí lễ hội. Dù ở miền núi cao, đồng bằng hay hải đảo xa xôi, mỗi khi cộng đồng tổ chức lễ hội là dịp người người nhà nhà náo nức đón chờ và hưởng ứng. Đồng bào các dân tộc thiểu số hay người Kinh, cũng đều có chung tâm trạng hưng phấn cộng đồng này. Lễ hội cũng có thể diễn ra ở những nơi cụ thể nào đó vào mùa hạ hoặc mùa đông. Tuy nhiên, những thời điểm đó không phổ biến bằng lễ hội mùa xuân, mùa thu. Cổ nhân đã tổng kết quy luật gắn với tứ thời bát tiết trong năm: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn, cũng cho ta những thông tin gần gũi với vòng quay mùa màng, chu trình sinh trưởng của cây trồng (và phần nào đúng với vật nuôi, vạn vật... ở lớp nghĩa khác). Hiểu theo nghĩa rộng, tổng kết trên cũng chẳng xa với vòng đời của mỗi người có sinh, trụ, dị, diệt hay sinh, lão, bệnh, tử. Và, thời gian trôi đi, không gian thay đổi, nhưng vòng tuần hoàn vũ trụ vẫn chuyển luân và mùa đến, mùa đi, kế nối dài vô cùng vô tận. Bởi thế, khát vọng trường sinh, sự tưng bừng náo nhiệt sẽ mãi mãi xoay vòng cùng con người và đất trời, để cho lễ hội cứ đến hẹn là gặp, cứ đến dịp là vui mừng náo nức y như ngày xửa ngày xưa cho tới tận bây giờ và mai sau. Thời gian lễ hội là thời gian thư giãn nghỉ ngơi, nhịp dừng thú vị để chu kỳ mới được hình thành. Lễ hội, theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên là mùa Ning Nơng, được Ăn năm uống tháng. Người Việt cổ truyền cũng quan niệm rằng Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà... Lễ hội mùa xuân tuy trời vẫn còn chút se lạnh của mùa đông, nhưng đã tràn đầy cái nồng nàn ấm áp của một mùa mới, năm mới đầy hứa hẹn.Tháng tám mùa Thu, gió heo may, cây trái cho thu hoạch, quả ngọt trĩu cành, nắng vàng óng ả, mùa cốm mới, trẻ em trông trăng đón Trung Thu, người già trông trăng nhìn thời tiết đoán kết quả thu hoạch mùa màng, trai gái vui đối đáp giao duyên... tất cả đều hòa chung với đất trời mênh mang rộng mở. Bởi thế chăng, mà mùa thu lễ hội cho ta không khí gần gũi, thấm đượm, hữu tình! Lễ hội được đánh giá là hoạt động cộng đồng đa màu sắc, hấp dẫn lâu bền nhất trong tất cả các sinh hoạt chung của mọi người dân. Tính tổng hợp, đa diện, đa dạng của các sinh hoạt gồm chứa trong hoạt động lễ hội được các nhà nghiên cứu văn hóa gọi đó là tính nguyên hợp của văn hóa dân gian/văn hóa dân tộc Việt Nam. Ấy là bởi những tinh túy, tinh hoa của Đất và Người đều tụ hội về dịp lễ hội. Ấy là bởi vì lễ hội nào cũng chứa trong nó hạt nhân thiêng liêng với nhiều ước vọng con người muốn gửi gắm tới tầng trên cao xanh đầy huyền bí và gắn với lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của các thế hệ con người Việt Nam. Tính thiêng trong lễ hội trở thành hạt nhân quan trọng gắn kết cộng đồng thành một khối thống nhất cùng chung ước vọng. Ngày địa phương mở hội là ngày quan trọng của cộng đồng, được gọi là vào đám, đóng đám. Về cơ bản lễ hội truyền thống bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ thường diễn ra ở những nơi trang nghiêm như: trong hoặc trước cửa đình, đền miếu, chùa,... mục đích là để giao tiếp với thần linh sông núi, các vị thần tổ nghề, anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự hội với dân làng. Lễ hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng của cả trời đất, non sông, tổ tiên và con cháu. Bởi thế, trong dịp lễ hội, thông qua các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo để ước mong nối sợi dây giao cảm giữa Thần - Người - Cộng đồng và thể hiện nguyện vọng của họ trong không gian và thời gian thiêng liêng. Phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,... Lễ hội rất có ý nghĩa trong đời sống xã hội. Thông qua lễ hội, các giá trị truyền thống của làng quê như ý thức về cội nguồn, tổ tiên dân tộc, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,...; ý thức về đồng loại, cố kết con người trong cộng đồng, ý thức giữ gìn nét đẹp thuần phong mỹ tục của cộng đồng được gia tăng, củng cố. Con người trong thời điểm diễn ra lễ hội dường như hòa đồng, xích tại gần nhau hơn, giao lưu cởi mở chân thành hơn. Lễ hội cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo thu hút du khách gần xa. 1.2 Vai trò và mục đích tổ chức sự kiện *Vai trò của tổ chức sự kiện Việc tổ chức sự kiện thực chất là việc tạo ra sự thu hút sự quan tâm và chú ý của giới truyền thông và đối tượng công chúng mục tiêu.Tóm lại tổ chức sự kiện có những vai trò quan trọng sau:  Giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của những đối tượng khách hàng, công chúng mục tiêu và của giới truyền thông  Là một công cụ không thể thiếu cho những hoạt động quảng bá, tiếp thị hay các chiến lược marketing  Giúp tạo sức hút cho thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm và thông qua đó làm gia tăng doanh thu trong kinh doanh  Tác động tích cực đến hình ảnh của thương hiệu hay sản phẩm – dịch vụ trên thị trường *Mục đích của tổ chức sự kiện  Tăng cường tối ưu hiệu ứng từ truyền thông để tạo dấu ấn đặc biệt trong mắt các đối tượng khách hàng mục tiêu  Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ  Làm thay đổi những nhận thức chủ quan ban đầu của công chúng, người tiêu dùng, khách hàng, truyền thông đối với thương hiệu hay sản phẩm của một công ty, đơn vị, tổ chức nào đó  Quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ bán hàng để gia tăng doanh số, giới thiệu về chính sách của các kênh phân phối… 1.3 Nguồn lực trong tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện là một hoạt động kết hợp nhiều giữ nhiều ngành nghề: Điện ảnh,xây dựng, marketing. Vậy nên nhân sự làm sự kiện cũng rất đã dạng và yêu cầu chuyên môn của mỗi nhân sự, mỗi bộ phận là khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về các bộ phận trong một công ty sự kiện. *Bộ phận hỗ trợ khách hàng Bộ phận này thường làm việc trực tiếp với khách hàng không những chăm sóc và giải đáp cho khách hàng các thắc mắc mà còn là về chi phí, kịch bản, các bản thiết kế… Ngoài ra, bộ phận nàycòn phụ trách công việc quảng bá và nâng cao hình ảnh của đơn vị tổ chức sự kiện và nhà tài trợ, kiểm soát sản xuất các ấn phẩm truyền thông, làm truyền thông với các hoạt động quay phim, chụp ảnh. *Bộ phận tổ chức Bộ phận liên quan chặt chẽ đến công việc chạy chương trình. Đây còn là bộ phận phối hợp tất cả các bộ phận điều hành sự kiện, sắp xếp hệ thống công việc để quá trình chuẩn bị diễn ra một các thông suốt. * Bộ phận sản xuất Bộ phận này làm những công việc sản xuất liên quan đến các vật liệu thô. Hỗ trợ công việc in ấn, kiểm soát chất lượng, chuẩn bị những công cụ; thiết bị đặc biệt như bộ đàm, wifi, màn hình LED, máy chiếu, máy phát điện…. *Bộ phận sáng tạo Bộ phận này tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho công việc in ấn, các sản phẩm đồ hoạ phục vụ cho việc trình chiếu trước, trong và sau sự kiện. Ngoài ra bộ phận creative cũng đảm nhận vai trò định hướng cho chương trình như: nghĩ ra concept, cho ra các ý tưởng biểu diễn sao cho phù hợp với ý đồ tổ chức. *Bộ phận quản lí kho Nếu bộ phận sản xuất làm việc về chất lượng thì bộ phận này sẽ quản lí về số lượng, kiểm điểm số lượng hàng hoá, sản phẩm, quản lí quá trình in ấn cùng bộ phận sản xuất, quản lí vé và quá trình xin giấy phép bán vé. *Bộ phận PR Bộ phận này phụ trách nhiệm vụ Marketing cho sự kiện,quảng bá các hình ảnh của sự kiện trên các phương tiện báo chí,truyền thông nhằm gây sức hút sức tới công chúng để sự kiện có được sự quan tâm của nhiều phía.Một sự kiện thành công cần sự PR chuyên nghiệp đúng cách của bộ phận này 1.4 Quy trình tổ chức sự kiện Quy trình là một cách trình bày cho rõ ràng hơn các việc cần làm vì tổ chức sự kiện là một công việc phức tạp với hàng trăm đầu việc khác nhau và hầu hết đều phải xử lý trong một thời gian ngắn nếu như không muốn nói là cùng lúc. Mặt khác, với sự kiện được tổ chức lần đầu, chưa có tiền lệ, các công việc sẽ không hoàn toàn giống như một sự kiện đã được thực hiện trước đó và có thể không đi theo quy trình thông thường. *Giai đoạn trước khi diễn ra sự kiện Nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự kiện như mục tiêu, ngân sách, nhân lực, vật lực, cơ sở pháp lý, …  Hình thành chủ đề và lập kế hoạch tổng thể cho sự kiện: trong đó bước hình thành chủ đề là bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua vì nó định hình cho toàn bộ sự kiện sẽ được tổ chức theo hướng nào, các nào và theo quy trình nào.  Công cuộc chuẩn bị cho sự kiện bao gồm: thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện, nhân lực, thiết bị, công cụ, …  Xúc tiến và quảng bá trước sự kiện.  Tổng duyệt và chuẩn bị những bước cuối cùng trước khi diễn ra sự kiện *Giai đoạn diễn ra sự kiện  Tổ chức đón tiếp khác và khai mạc sự kiện  Tổ chức điều hành các diễn biến chính của sự kiện  Tổ chức phục vụ ăn uống trong sự kiện (nếu có)  Tổ chức phục vụ lưu trú và vận chuyển trong sự kiện  Xác định tập đối tượng công chúng mục tiêu mà sự kiện hướng tới *Kết thức sự kiện và giải quyết các công việc sau sự kiện  Xúc tiến và quảng bá sau sự kiện  Quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ bổ trợ cho sự kiện  Quản trị tài chính trong tổ chức sự kiện  Chăm sóc khách hàng 1.5 Các loại hình tổ chức sự kiện phổ biến hiện nay *Sự kiện liên quan đến doanh nghiệp Chúng ta đã nghe về “sự kiện của doanh nghiệp” những nó để làm gì? Sự kiện doanh nghiệp là một hoặc động được tổ chức bởi các doanh nghiệp thường có được sự quan tâm của nhân viên công ty, khách hàng, các nhà đầu tư và các tổ chức liên quan. Khán giả tham dự thường phụ thuộc vào mục đích của sự kiện.  Hội nghị chuyên đề: Một hội nghị thường được tổ chức với một đối tượng khán giả nhất định với mục đích truyền tải được nhiều nhất những thông tin liên quan đến họ. Một sự kiện hội nghị thường được tổ chức ở các trung tâm tổ chức sự kiện, văn phòng của công ty, hoặc thậm chí là hội nghị trực tuyến.  Hội nghị, cuộc thảo luận: Có vẻ là phức tạp hơn vì số lượng diễn giả nhiều hơn so với hội nghị. Với mục đích khuyến khích trao đổi và có thể chia sẽ ý kiến của họ, hội thảo thường bắt đầu với một chủ để chủ đạo trước khi đến với phần phỏng vấn, thảo luận.  Sự kiện thương mại: Sự kiện này là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp trừng bày sản phẩm mới nhất của họ và giới thiệu thương hiệu của họ đến các doanh nghiệp khác. Thường được diễn ra ở những địa điểm lớn với sức chức từ mười đến một trăm gian hàng  Hội thảo: Khi bạn muốn nhân viện của bạn suy nghĩ để nảy ra những ý tưởng hoặc giúp khách hàng mục tiêu hiểu rõ hơn về sản phẩm của doanh nghiệp. Thì hội thảo giống như một lớp học lớn nơi sự ham học hỏi được đề cao. *Sự kiện xã hội  Có rất nhiều lý do để mọi người tụ tập lại, tránh xa công việc và môi trường làm việc. Sự kiện xã hội được tạo ra để đáp ứng những nhu cầu này dựa trên vòng lặp “ăn – giải trí – lặp lại”.  Tiệc tụ họp: Là những dịp đặc biệt hoặc có thể mang tính chất cá nhân để ăn mừng. Có thể là những buổi tiệc sum họp ăn uống nhẹ nhàng hoặc tụ tập để nhảy nhót trên nền nhạc  Hội diễn: Mục đích của sự kiện này thường là quyên góp tiền cho một đơn vị hoặc một tổ chức phi lợi nhuận nào đó  Lễ hội: Mục đích của sự kiện là thu hút khách du lịch và tăng sức hút cho địa điểm tổ chức sự kiện Chương 2:Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện “Lễ hội” đền Hùng 2.1 Khái quát về huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ 2.1.1 Địa lý tự nhiên Lâm Thao là huyện Đồng bằng-Trung du của tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là: 9769,11ha (diện tích năm 2008), có tọa độ địa lý khoảng 21°12’ đến 21°24’ vĩ độ Bắc và 105°14’ đến 105°21’ kinh độ Đông. Trung tâm là thị trấn Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì, phía Nam giáp huyện Tam Nông, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông. Huyện Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và hai thị trấn (LâmThao và Hùng Sơn), trong đó có 03 xã miền núi (Thạch Sơn, Tiên Kiên, Yên Lũng),11 xã, thị trấn là đồng bằng. Lâm Thao là khu vực có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng khá bằng phẳng của một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm Thao có địa hình thấp, độ cao trung bình từ 30-40m so với mực nước biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Nhờ địa hình phong phú đa dạng thuận lợi cho việc sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi cho việc bố trí kế hoạch xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp. Đây cũng là khu vực cửa ngõ giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị, giao thông tương đối thuận tiện, có nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa cung cấp cho các vùng khác. Đặc biệt với địa thế trên, Lâm Thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp, là địa bàn hấp dẫn đối với các dự án đầu tư. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế Năm 2014 vừa qua, tuy vẫn chịu ảnh hƣởng một số khó khăn thời tiết, suy thoái kinh tế… nhưng kinh tế của huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển, thể hiện khả năng huyện đầu tàu. Giá trị tăng thêm đạt gần 2.470 tỷ đồng, tăng 4,61% so với năm trước. Trong đó giá trị sản xuất khối nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 3,12%, khối công nghiệp-xây dựng tăng 4,29%, dịch vụ thương mại tăng 6,63%. Năm 2014 sản lượng lương thực của huyện đạt gần 44 ngàn tấn, tăng 456 tấn so với năm 2013, dù diện tích gieo trồng có xu hƣớng giảm. Có được kết quả đó nhờ toàn huyện đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp chuyển dịch dần từ phát triển quy mô chiều rộng sang chiều sâu, lấy năng suất, hiệu quả làm căn bản. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, thời gian qua cũng ghi nhận sự tiến bộ đáng kể của các xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bằng nhiều biện pháp, kết hợp lồng ghép các chương trình, huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm huyện huy động hàng trăm tỷ đồng củng cố, xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn, tăng năng lực sản xuất, phát triển và tiệm cận dần các tiêu chí nông thôn mới ở 12 xã. Hết năm 2014 huyện có 06 xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới, các xã còn lại đều tăng tiêu chí, phấn đấu hết năm 2015, cơ bản toàn huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Qua đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ cùng với duy trì thế mạnh sản xuất nông nghiệp kinh tế của huyện phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá. Năm 2014 tỷ trọng nông, lâm nghiệp còn chiếm 20,32%, công nghiệp-xây dựng đạt 56,47%, dịch vụ 23,21%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,57%. Kinh tế phát triển tạo cơ hội để huyện huy động nhiều nguồn lực đầu tư, củng cố hạ tầng. Riêng năm 2014 số vốn huy động đầu tư đạt xấp xỉ 2.667 tỷ đồng, tăng gần 16%, đƣa vào sử dụng 05 tuyến giao thông xung yếu, chuẩn bị xây dựng một số tuyến khác, nâng tỷ lệ đường nông thôn kiên cố hóa đạt 82%, có 06 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cấp 02 thị trấn huyện ngày càng khang trang, hiện đại, huyện có 05 trường học đạt chuẩn quốc gia, 92% số dân sử dụng nước máy, điều kiện ăn ở nông thôn ngày càng hiện đại, văn minh. Kết quả trên tạo điều kiện để năm 2015 huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thu hút các dự án đầu tư mới, huy động nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân, giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu năm 2015 phát triển kinh tế duy trì tăng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan