Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Phân tích luận điểm của hồ chí minh nước độclập mà người dân không được hưởng hạ...

Tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh nước độclập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thìđộc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì làm rõ ý nghĩa của luậnđiểm đối với việt nam hiện nay

.PDF
20
1
126

Mô tả:

lOMoARcPSD|17838488 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 0O-------000--------O0 BÀI TẬP LỚN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay. Họ và tên: Lê Thị Diệu Mã sinh viên: 11200796 Lớp học phần: 39 GVHD: Nguyễn Hồng Sơn Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………......3 NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG …………………………………………………….….4 2. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP TỰ DO…….……….….5 2.1. H Chí Minh khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam………….5 2.2. Cơ sơꄉ h椃nh thành tư tươꄉng……………………………………………………7 2.2.1. L椃⌀ch sư뀉 không ngư뀀ng đĀu tranh đऀ giư뀃 nươꄁc v愃 dư뀣ng nươꄁc, trong đ漃Ā tinh thn yêu nươꄁc luôn đư뀁ng h愃ng đu c甃ऀa b愃ऀng gi愃Ā tr椃⌀ dân tô ̣c…………………………7 2.2.2. C愃Āc quyn tư뀣 nhiên c愃Ā nhân đươꄣc ghi trong tuyên ngôn c甃ऀa c愃Āc nươꄁc dân tô ̣c tư s愃ऀn…………………………………………………………………………...7 2.3. Quá tr椃nh phát triऀn tư tươꄉng về đô ̣c lâp, ̣ tự do của H Chí Minh………….8 2.4. 夃Ā ngh椃̀a tư tươꄉng đô ̣c lâp̣ tự do của H Chí Minh………………………….10 3. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………………...11 4. BÀI HỌC THỰC TIỄN ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM……………15 KẾT LUẬN……………………………………………………………………....19 DANH MỤC THAM KHẢO……………………………………………...…….20 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ thiên tài, vừa là một danh nhân văn hóa thế giới và một nhà lý luận, tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam. Trong toàn bộ di sản về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những vấn đề trung tâm và được thể hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động thực tiễn của cách mạng trong nước và trên thế giới. Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì…”. Nền độc lập của một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc để vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng”. 3 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG Dân tộc ta có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm. Các thế hệ người Việt Nam đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của mình mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta trong những năm cuối của nửa đầu thế kỷ XX mà đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam trở thành một dân tộc tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Chân lý “Không có gì quý hơm độc lập, tự do” không những là sự thể hiện một cách sinh động nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần thức tỉnh nhân dân lao động ở một loạt nước thuộc địa các châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đứng lên tự giải phóng mình. Quyền được hưởng độc lập và quyết tâm bảo vệ quyền thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam được ông cha ta khẳng định qua bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt - bản tuyên ngôn đầu tiên của đất nước, qua khúc khải hoàn ca Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi. Một lần nữa, quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó được Hồ Chí Minh khẳng định một cách đanh thép: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Không chỉ có vậy, đối với dân tộc ta ngày nay, độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng và nhân dân ta giương cao trong suốt tiến trình cách mạng. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ 4 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Lựa chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã giành được độc lập là sự lựa chọn đúng đắn của các dân tộc trong thời đại ngày nay, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Bởi vì, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới hoàn toàn giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ căn nguyên sâu xa của tình trạng người bóc lột người và đưa dân tộc tới sự phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú về văn hoá, mới thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. 2. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP TỰ DO Độc lập, tự do là một trong những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc ở đây không phải là vấn đề dân tộc nói chung mà thực chất đó là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản, là vấn đề giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự áp bức bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân tộc độc lập dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Bất kì dân tô ̣c nào cũng quan tâm đến vấn vấn đề đô ̣c lâ ̣p, tự do. Và vì thế, đô ̣c lâ ̣p, tự do là nô ̣i dung quan trọng nhất, chủ yếu nhất trong vấn đề dân tô ̣c. 2.1. H Chí Minh khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam: Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát triển của mình và hạnh phúc của mình. Đô ̣c lâ ̣p là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về các giá trị của dân tô ̣c. Tự do tức là người ta có thể phát triển hết 5 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 năng lực vốn có của mình. Tự do là quyền phát triển, tự do không phải chỉ đơn thuần là quyền chính trị. Tự do mà gắn liền với độc lập tức là tự do gắn liền với sự cư trú của người dân trên chính lãnh thổ của họ. Đô ̣c lâ ̣p tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao động và đấu tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó. Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên những vùng lãnh thổ riêng với những phong cách lối sống riêng. Sự xâm lược của nước ngoài với những chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải phụ thuô ̣c vào nước ngoài. Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại đô ̣c lâ ̣p, tự do – quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đối với dân tộc ta thì khát vọng được độc lập, tự do cũng là một khát vọng mãnh liệt nhất cháy trong mỗi con người Việt Nam ta lúc bấy giờ. Dân tộc ta từ khi dựng nước đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì nhân dân ta không phân biệt là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết chống lại và đứng lên giành cho bằng được độc lập dân tộc. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung…những cái tên gắn với những cuộc kháng chiến chống nhà Hán, Nam Hán, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh…đã trở thành bản anh hùng ca trong trang sử vẻ vang của dân tô ̣c ta. Rồi sau đó là cuô ̣c kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liê ̣t, dù kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần nhưng toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng, không ngại hi sinh gian khổ để giành lại đô ̣c lâ ̣p, tự do cho dân tô ̣c. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Tôi chỉ có mô ̣t ham muốn, ham muốn đến tô ̣t bâ ̣c là làm sao cho nước ta được hoàn toàn đô ̣c lâ ̣p, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mă ̣c, 6 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 ai cũng được học hành”. Như vâ ̣y có thể nói Hồ Chí Minh khẳng định: “đô ̣c lâ ̣p, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tô ̣c bị áp bức trên thế giới và là khát vọng lớn nhất của dân tô ̣c Viê ̣t Nam” đó là tư tưởng hết sức đúng đắn, không chỉ với đương thời mà cho đến nay tư tưởng đó v̀n là chân lí của thời đại. 2.2. Cơ sơꄉ h椃nh thành tư tươꄉng 2.2.1. L椃⌀ch sư뀉 không ngư뀀ng đĀu tranh đऀ giư뀃 nươꄁc v愃 dư뀣ng nươꄁc, trong đ漃Ā tinh thn yêu nươꄁc luôn đư뀁ng h愃ng đu c甃ऀa b愃ऀng gi愃Ā tr椃⌀ dân tô ̣c: Hồ Chí Minh đã đúc kết “Dân ta có mô ̣t lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mô ̣t truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành mô ̣t làn sóng vô cùng mạnh m攃̀, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Đúng vâ ̣y, lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức cao quý của dân tô ̣c Viê ̣t Nam. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cô ̣i nguồn của trí tuê ̣ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Viê ̣t Nam. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và là nguồn gốc, là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về đô ̣c lâ ̣p, tự do. 2.2.2. C愃Āc quyn tư뀣 nhiên c愃Ā nhân đươꄣc ghi trong tuyên ngôn c甃ऀa c愃Āc nươꄁc dân tô ̣c tư s愃ऀn: Hồ Chí Minh đã tìm hiểu tuyên ngôn đô ̣c lâ ̣p 1776 của nước Mĩ, tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1791 của cách mạng Pháp, và tiếp nhâ ̣n những nhân tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ đó như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định: “đó là 7 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 những l攃̀ phải không ai chối cãi được”. Qua những bản tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tô ̣c: “Tất cả các dân tô ̣c trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tô ̣c nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hơn nữa Người còn tìm mọi cách để hiê ̣n thực hóa các quyền đó trên thực tế trong xã hô ̣i Viê ̣t Nam. Tự do của cả dân tộc thì phải trả bằng máu mới có, còn tự do của mỗi một con người trong quốc gia ấy thì phải trả bằng mồ hôi nước mắt. Khi đã giành đô ̣c lâ ̣p thì phải làm cho dân bớt khổ, mọi người tôn trọng l̀n nhau. Hồ Chí Minh ngay sau khi giành đô ̣c lâ ̣p, Người đã phát đô ̣ng phong trào tăng gia sản xuất, hũ gạo cứu đói, bình dân học vụ… Những phong trào này đã khắc phục được nhiều khó khăn của người dân trong hoàn cảnh đất nước ta gă ̣p muôn vàn khó khăn. Người còn đă ̣t các mối quan hê ̣ ngoại giao để các nước công nhâ ̣n nền đô ̣c lâ ̣p của nước ta, làm cơ sở phát triển quyền tự do của con người. 2.3. Quá tr椃nh phát triऀn tư tươꄉng về đô ̣c lâp, ̣ tự do của H Chí Minh: Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, hàng ngày chứng kiến nhân dân cực khổ lầm than, đã hình thành trong con người Hồ Chí Minh chí lớn cứu nước, cứu dân. Tư tưởng đô ̣c lâ ̣p, tự do không phải hình thành ngay mô ̣t lúc mà đã trải qua quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiê ̣n theo từng chă ̣ng đường hoạt đô ̣ng cách mạng của Người, theo sự phát triển của Đảng và cách mạng Viê ̣t Nam. Năm 1919, vâ ̣n dụng nguyên tắc dân tô ̣c tự quyết thiêng liêng đã được các đồng minh thắng trâ ̣n long trọng thừa nhâ ̣n, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, thay mă ̣t cho những người Viê ̣t Nam yêu nước, Người gửi đến Hô ̣i Nghị hòa bình Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đòi quyền bình đẳng về chế đô ̣ pháp lí và các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân Viê ̣t Nam. 8 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Đây là hình thức thử nghiê ̣m đầu tiên của Hồ Chí Minh về sử dụng pháp lí tư sản để đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Bản yêu sách từ nô ̣i dung đến lời l攃̀ chưa đề câ ̣p đến vấn đề đô ̣c lâ ̣p hay tự trị, mà mới chỉ tâ ̣p trung vào hai nô ̣i dung cơ bản: Mô ̣t là : đòi quyền bình đẳng về chế đô ̣ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu Âu là phải xóa bỏ các tòa án đă ̣c biê ̣t dùng làm công cụ khủng bố đàn áp bô ̣ phạn chung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước; phải xóa bỏ chế đô ̣ cai trị bằng sắc lê ̣nh (mô ̣t cách đô ̣c tài) và thay thế bằng chế đô ̣ ra các đạo luâ ̣t. Hai là: đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân đó là các quyền tự do ngôn luâ ̣n báo chí tự do lâ ̣p hô ̣i tự do cư trú… mă ̣c dù vâ ̣y, bản yêu sách đã không được các tên trùm đế quốc để ý. Nhưng điều quan trọng người rút ra được bài học vô giá là “muốn giải phóng các dân tô ̣c chỉ có thể trông câ ̣y vào mình, trông câ ̣y vào lực lượng của bản thân mình”. Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng và trong lời kêu gọi sau khi thành lâ ̣p Đảng, Người đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam hoàn toàn đô ̣c lâ ̣p”. Như vâ ̣y tư tưởng đô ̣c lâ ̣p tự do đã phát triển thêm mô ̣t bước trở thành mục tiêu chính trị của Đảng. Tháng 5- năm 1941, Hồ Chí Minh về nước chủ trì Hô ̣i nghị trung ương 8 của Đảng, viết thư kính cáo đồng bào, chỉ rõ trong lúc này quyền lợi dân tô ̣c giải phóng cao hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lâ ̣p Mă ̣t trâ ̣n Viê ̣t Nam đô ̣c lâ ̣p đồng minh ra báo Viê ̣t Nam đô ̣c lâ ̣p, thảo 10 chính sách của Viê ̣t Minh trong đó mục tiêu đầu tiên là “cờ treo đô ̣c lâ ̣p nền xây bình quyền”. Tháng 8-năm 1945, Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho đô ̣c lâ ̣p tự do của nhân dân ta trong mô ̣t câu nói bất hủ: “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên 9 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 quyết dành cho được đô ̣c lâ ̣p!” … Như vâ ̣y, lúc này trong tư tưởng Hồ Chí Minh đô ̣c lâ ̣p tự do đã trở thành quyết tâm của cả dân tô ̣c. Sau Cách mạng tháng Tám, trong Tuyên ngôn đô ̣c lâ ̣p Người trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và trước thế giới: “Nước Viê ̣t Nam có quyền hưởng tự do và đô ̣c lâ ̣p, và sự thâ ̣t đã trở thành mô ̣t nước tự do đô ̣c lâ ̣p. Toàn thể dân tô ̣c viê ̣t Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do đô ̣c lâ ̣p ấy”. Đến thời điểm này thì đô ̣c lâ ̣p tự do đã trở thành hiê ̣n thực. Trong các bức thư và điê ̣n văn gửi tới Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước thời gian đó, Người đã trịnh trọng tuyên bố rằng “nhân dân chúng tôi thành thâ ̣t mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vê ̣ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và đô ̣c lâ ̣p cho đất nước”. Tư tưởng đô ̣c lâ ̣p tự do đã được phát triển trong cuô ̣c kháng chiến chống Pháp và hoàn thiê ̣n trong cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ. Năm 1946, Hồ Chí Minh đề nghị sẵn sàng ở trong khối liên hiê ̣p Pháp để cống hiến vào sự thịnh vượng chung của khối nếu Pháp thừa nhâ ̣n nền đô ̣c lâ ̣p, chủ quyền của Viê ̣t Nam. Cuô ̣c kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Người kêu gọi “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lê ̣”. Qua đó có thể thấy đô ̣c lâ ̣p tự do thực sự đã trở thành quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi đế quốc Mĩ xâm lược nước ta, năm 1966, dưới tiêu đề “Không có gì quý hơn đô ̣c lâ ̣p tự do!”, lúc này, tư tưởng đô ̣c lâ ̣p, tự do của Hồ Chí Minh đã hoàn thiê ̣n – là mô ̣t chân lí thiêng liêng, bất khả chiến bại của dân tô ̣c ta. 2.4. 夃Ā ngh椃̀a tư tươꄉng đô ̣c lâp̣ tự do của H Chí Minh: 10 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 “Không có gì quý hơn đô ̣c lâ ̣p tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là l攃̀ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và của toàn thể dân tô ̣c Viê ̣t Nam. Cả cuô ̣c đời Hồ Chí Minh đem hết tâm sức của mình để thực hiê ̣n mô ̣t ham muốn, ham muốn đến tô ̣t bâ ̣c là làm cho đất nước được đô ̣c lâ ̣p, đồng bào được tự do và cuối cùng, ham muốn đó đã trở thành hiê ̣n thực. Đó cũng chính là lí do chiến đấu, là nguồn sức mạnh, là đô ̣ng lực vô hình giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ chiến thắng mọi kẻ thù, giành lại đô ̣c lâ ̣p, tự do cho dân tô ̣c Viê ̣t Nam. Đó cũng là khऀu hiê ̣u hành đô ̣ng của dân tô ̣c Viê ̣t Nam. Với khऀu hiê ̣u đó, nhân dân Viê ̣t Nam đã kiên cường chiến đấu, hi sinh, buô ̣c đế quốc Mỹ phải kí Hiê ̣p định Pari, chấm dứt chiến tranh, lâ ̣p lại hòa bình ở Viê ̣t Nam, phải chấp nhâ ̣n điều 1 của chương I nói về các quyền dân tô ̣c cơ bản của nhân dân Viê ̣t Nam: “Hoa K礃 và các nước khác tôn trọng đô ̣c lâ ̣p, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Viê ̣t Nam như Hiê ̣p định Giơnevơ năm 1954 về Viê ̣t Nam đã công nhâ ̣n”. Đồng thời, tư tưởng đó cũng là nguồn đô ̣ng viên đối với các dân tô ̣c bị áp bức trên thế giới đấu tranh giành lấy đô ̣c lâ ̣p, tự do. Vì vâ ̣y, Hồ Chí Minh không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tô ̣c” mà Người còn được thừa nhâ ̣n là “Người khởi xướng cuô ̣c đấu tranh giải phóng của các dân tô ̣c thuô ̣c địa trong thế kỉ XX”. 3. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 11 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Luôn luôn giữ vững nền độc lập, chủ quyền dân tộc. Bảo vệ nền độc lập trước các thế lực ngoại xâm, thế lực thù địch. Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt trước sự chống phá của các thế lực | thù địch, Đại hội XII của Đảng khẳng định: "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc". Đảng ta nhấn mạnh mục tiêu, yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu; trong đó khẳng định ý chí quyết tâm, "kiên quyết, kiên trì" đấu tranh để giữ vững chủ quyền | biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; không để đất nước bị động, bất ngờ, không để mất đất, mất đảo, mất dân. Đảm bảo độc lập đi liền với tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, ngày càng hoàn thiện bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân, Đảng ta đã đúc kết thành cơ chế, chính sách quản lý, điều hành đất nước: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cơ chế đó phát huy được tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đáp ứng đòi hỏi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bước vào thời k礃 mới, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phải tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân. Bởi, đây là nền tảng tư tưởng, lý luận quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền kiểu mới do nhân dân làm chủ. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân phải nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Điều 2 Hiến pháp 1992 khẳng định rõ: Nhà 12 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quan điểm trên càng có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng một Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân - do nhân dân làm chủ, nhất là khi các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài "dân chủ" và "nhân quyền" cũng như các thủ đoạn khác để vu cáo, xuyên tạc chế độ dân chủ, chống phá cách mạng nước ta. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân". Tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền phải quán triệt sâu sắc quan điềm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Vấn đề là phải thống nhất nhận thức về mối quan hệ giữa toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với quyền lực của Nhà nước. Xét về mặt chính trị - xã hội thì nhân dân là cội nguồn của quyền lực Nhà nước, là chủ thể quản lý đất nước. Quyền lực của Nhà nước pháp quyền chính là quyền lực do nhân dân làm chủ trao cho Nhà nước, thay mặt cho nhân dân quân lý xã hội. Xét về mặt quản lý, Nhà nước là một tổ chức công quyền thực thi quyền lực. Dựa vào hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh các quá trình xã hội theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, giữa quyền lực Nhà nước với quyền làm chủ của nhân dân là thống nhất, không có sự đối lập về mục tiêu và lợi ích. Pháp luật là ý chí của nhân dân lao động, thể hiện sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Những quyền tự do, dân chủ, nghĩa vụ của nhân dân được đưa lên thành luật, và Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân, bảo đảm và bảo vệ những quyền lợi, nghĩa vụ ấy của nhân dân. Như vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt 13 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Nam XHCN thực hiện công việc quản lý đất nước bằng pháp luật, bảo đàm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đòi hỏi Nhà nước phải tự đặt mình dưới pháp luật, tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Đồng thời, phải nâng cao dân trí, động viên, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân sử dụng quyền làm chủ, quyền lực của mình tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Bên cạnh đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để nhân dân thực sự | thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Nhà nước ta hiện nay đang tìm ra và thực thi những cơ chế, hình thức dân chủ hữu hiệu để nhân dân thật sự quyết định những công việc trọng đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trước hết và trực tiếp ở cơ sở. Thực tiễn đã chỉ rõ, chừng nào và khi nào Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện để nhân dân thực hiện phát huy quyền làm chủ của mình ở cơ sở, hoặc đề xảy ra dân chủ cực đoan, dân chủ quá trớn, gây trở ngại cho hoạt động điều hành và quản lý của bộ máy chính quyền cơ sở, thì chừng đó quyền lực Nhà nước ở địa phương bị suy giảm, cản trở việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình phát huy dân chủ XHCN, để nhân dân thực sự thực hiện quyền lực và quyền làm chủ đất nước của mình, cần nắm vững bản chất và nội dung của vấn đề dân chủ. Dân chủ ở nước ta là dân chủ XHCN, là nền dân chủ của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ; dân chủ được cụ thể hóa thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ đề phá hoại chế độ XHCN. Đồng thời, tuyệt đối không mơ hồ trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với các giá trị văn hoá dân chủ XHCN. Cần phải kiên quyết chống lại những luận điệu xuyên tạc, mị dân, núp dưới chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền" tư sản 14 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 đề xuyên tạc những giá trị dân chủ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã xây dựng, vun đắp trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Chúng ta cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan quyền lực của tổ chức nhà nước về phầm chất chính trị, đạo đức, phong cách, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn để họ thực sự là "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là nhân tố "cốt lõi" bảo đảm sự thành công của nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền của | dân, do dân và vì nhân dân. Đồng thời, tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp đối mới đất nước theo định hướng XHCN thời k礃 mới. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua khẳng định và được xác định tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều kiện để bảo đảm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị có đủ khả năng đưa đất nước ta từng bước vượt qua nguy cơ, thách thức, vững vàng đi theo con đường cách mạng XHCN. Đã hàng thập kỷ trôi qua, những lời dạy của Bác v̀n còn nguyên giá trị không chỉ hiện tại mà còn đến cả tương lại. Chúng ta rút ra được bài học: Dân tộc độc lập thì phải đi đôi với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Muốn như vậy, cần phải giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đồng phấn đấu xây dựng một Nhà nước Việt Nam XHCN là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Có thế thì người dân mới được hạnh phúc, ấm no. 4. BÀI HỌC THỰC TIỄN ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM 15 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh được đảm bảo và ổn định. Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định, thành công của đổi mới, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị xã hội, tiếp tục thúc đऀy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn. Thành tựu này được các nước trong khu vực và các ngóc đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem như đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao “ăn ngon, mặc đẹp” chưa thể gọi là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, là phải không ngừng nâng cao đời sống tinh thần. Trong điều kiện nước ta, nhiều khi đời sống tinh thần, văn hóa phải đi trước “soi đường cho quốc dân đi, văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo L'Humanite về nhân tố nào biến nước Việt Nam lạc hậu thành một nước tiên tiến, Hồ Chí Minh trả lời: “Có l攃̀ cần phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ”. Từ rất sớm, ngay khi còn phải tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ý nghĩa và sức mạnh của văn hóa, của đời sống tinh thần Người cho rằng, con người cần phải có đời sống văn hóa tinh thần vì đó là l攃̀ sinh tồn và mục đích cuộc sống chúng ta sau này, trong kháng chiến ác liệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”. Câu hỏi đặt là làm thế nào để có được sự phát triển đột biến trên thế giới ngày nay với tính chất hiện nay của thể chế chính trị thì 16 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 chúng ta không thể cố đột biến phát triển được. Bởi vì ai tạo ra sự đột biến? Không có nhà lãnh đạo thiên tài nào có thể làm thay nhân dân được cả. Làm phát triển một cách đột biến những năng lực của xã hội, những năng lực của người dân là cách duy nhất tạo ra sự phát triển đột biến của xã hội chúng ta và tự do của họ chính là yếu tố số một yếu tố cội nguồn của sự phát triển đột biến các năng lực, mà không phát triển đột biến các năng lực thì không có sự phát triển dân tộc chúng ta một cách đột biến được. Bàn tới hạnh phúc cho con người, di sản Hồ Chi Minh cho thấy một tư duy sớm về định hướng phát triển bền vững theo quan điểm hiện đại. Hạnh phúc cho con người không thể tách rời phát triển bền vững bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bàn tới Tuyên bố Thiên niên kỷ (hay gọi là chương trình nghị sự XXI). Chương trình đó có 8 mục tiêu chuऀn đụng nội dung của phát triển bền vững. Những nội dung này, ở những mức độ đậm nhạt đác thai, đã có trong di sản Hồ Chí Minh Đó là: (1) Xóa bỏ tình trang nghèo cùng cực, 2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 3) Tăng cường binh đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ, (4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (5) Tăng cường sức khỏe bà me, (6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác, 0)Bảo đảm bền vững về môi trường, (8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu và phát triển. Trước đây, trong thập kỷ 40 của thế kỷ XX, khi bàn về giá trị của các nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm của mình. Theo Người, Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Tôn Dật Tiên có ưu điểm là phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Tất cả những con người đó chẳng có ưu điểm chung đó sao, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ s攃̀ ngồi lại với nhau như những người bạn trẻ hoàn mỹ. Tôi s攃̀ cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. Tư duy Hồ Chí Minh 17 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 huống vào việc khai thác lưu điểm chung của các vị ấy là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Tròn nửa thế kỷ sau, đa nhân loại tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, người ta cũng khai thác điểm chung và Hồ Chí Minh đi cống hiến cho nhân loại, đó là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những mục tiêu đó chính là hạnh phúc, là đỉnh cao giá trị nhân văn, văn hóa của loài người. Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, nhưng ngày nay nhân loại v̀n nghĩ về Người, nói tới Người với sự ngưỡng mộ một tinh thần nhân văn cao cả. Từ những năm hai mươi thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nói tới sự nghiệp giải phóng loài người và đến tận cuối đời, trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh cũng là đem lại hạnh phúc cho người, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đúng như lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Rômét Chandra: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình công lý, Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo, Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao” Người đã ra đi nhưng đã để lại biết bao nhiêu bài học sinh động cho các thế hệ đi sau, để xây dựng và bảo vệ được quyền và lợi ích của nhân dân trong mọi 18 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 giai đoạn lịch sử Đảng ta hiện nay v̀n đang thực hiện lý tưởng của Bác, học tập và làm theo tấm gương của Bác, quyết tâm xây dựng Đảng Cộng Sản trong sạch, vững mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho người dân, không phụ lòng dân, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là đỉnh cao giá trị nhân văn của loài người. KẾT LUẬN Hiê ̣n nay các thế lực thù địch quốc tế và nhũng kẻ phản đô ̣ng tay sai trong nước dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng toàn cầu hóa nhằm phá hoại con đường xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i ở nước ta. Trong hoàn cảnh đó tư tưởng “Không có gì quý hơn đô ̣c lâ ̣p, tự do” của Hồ Chí Minh v̀n là chân lí của thời đại. Chúng ta càng cần đề cao cảnh giác, phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hô ̣i mà v̀n giữ được đô ̣c lâ ̣p chủ quyền dân tô ̣c, đem lại cuô ̣c sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh là tấm gương m̀u mực cho các thế hê ̣ đời sau noi theo. Tư tưởng của Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành đô ̣ng của Đảng và nhân dân ta, tiếp tục soi sáng cho sự nghiê ̣p đổi mới của nhân dân ta trong thời đại ngày nay. Nghiên cứu và làm rõ tư tưởng đô ̣c lâ ̣p, tự do của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về mô ̣t khía cạnh trong tư tưởng chân thâ ̣t mà vĩ đại của Người, đồng thời có cái nhìn toàn diê ̣n hơn về hê ̣ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Để từ đó xác định mục tiêu phát triển đất nước với những chính sách xây dựng kinh tế xã hô ̣i đúng đắn, giữ vững đô ̣c lâ ̣p chủ quyền, đưa nước ta trở thành quốc gia ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, ngày càng có vị thế trên trường châu lục và quốc tế. 19 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 DANH MỤC THAM KHẢO 1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho bậc đại học- Chuyên ngành lý luận chính trị 2. https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-minh- ve-doc-lap-dan-toc-gan-lien-voi-chu-nghia-xa-hoi-la-mot-dot-pha-ly-luanrat-co-5463 3. https://luatduonggia.vn/phan-tich-tu-tuong-ve-doc-lap-tu-do-cua-ho-chi- minh/ 20 Downloaded by hây hay ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan