Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Nội dung ôn thi công chức nhà nước các bộ, sở trong cả nước 2014 (phần 2)...

Tài liệu Nội dung ôn thi công chức nhà nước các bộ, sở trong cả nước 2014 (phần 2)

.DOC
100
315
66

Mô tả:

NỘI DUNG ÔN TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI, KHOÁNG SẢN, MÔI TRƯỜNG I. Về lĩnh vực quản lý Đất đai 1. Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Nghị định 88/2009/NĐ-CP; Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT; Thông tư số 20/2010/TTBTNMT; Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT). 2. Quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, mục đích công cộng (Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT). 3. Quy định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐCP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT). 4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; chế độ sử dụng các loại đất (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP). 5. Quy định về hồ sơ địa chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính; (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP). 6. Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai; (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP). 7. Quy định về tài chính và giá đất; (Luật Đất đai, Nghị định số 188/2004/NĐCP, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP). 8. Quy định về bản đồ địa chính. (Quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường). 9. Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT). 10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Thông tư số 01/2005/TTBTNMT). II. Về lĩnh vực quản lý Khoáng sản 1. Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; 2. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; 3. Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản. 4. Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 Quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản. III. Về lĩnh vực quản lý Môi trường 1. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. 2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 3. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi Trường. 4. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 6. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/4/2011của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. ---------------------------- 2 NỘI DUNG ÔN TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG, QUY HOẠCH I- Các Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng 1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dưng công trình. 4. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dưng. 5. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình. 6. Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. 7. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. 8. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. II- Các Văn bản quy phạm pháp luật quản lý Kiến trúc Quy hoạch. 1. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: Điều: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 20, 21, 24, 44, 47, 71. 2. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng : Điều: 14, 20. 3. QCVN01: 2008/BXD: Chương I và chương II. 4. Thông tư số 10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị: Chương II và Phụ lục. 5. Thông tư số 19/2010/TT- BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, Kiến trúc đô thị: 3 Phụ lục 2, và phụ lục 3. 6. Thông tư số 06/2013/TT- BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị: Chương III, chương IV, và chương V. 7. Thông tư số 10/2007/TT- BXD ngày 22/11/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Khoản 1, 2, 3 mục I về mục đích, ý nghĩa, phạm vi áp dụng và yêu cầu quy quy hoạch; Khoản 1, 2 mục II Về lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng. 8. Thông tư số 13/2011/TTLT- BXD- BNNPTNN- BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn- Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới: Điều: 2, 3, 4, và Điều 15. --------------------------- 4 NỘI DUNG ÔN TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG, QUY HOẠCH I- Các Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng 1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dưng công trình. 4. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dưng. 5. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình. 6. Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. 7. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. 8. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. II- Các Văn bản quy phạm pháp luật quản lý Kiến trúc Quy hoạch. 1. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: Điều: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 20, 21, 24, 44, 47, 71. 2. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng : Điều: 14, 20. 3. QCVN01: 2008/BXD: Chương I và chương II. 4. Thông tư số 10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị: Chương II và Phụ lục. 5. Thông tư số 19/2010/TT- BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, Kiến trúc đô thị: 5 Phụ lục 2, và phụ lục 3. 6. Thông tư số 06/2013/TT- BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị: Chương III, chương IV, và chương V. 7. Thông tư số 10/2007/TT- BXD ngày 22/11/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Khoản 1, 2, 3 mục I về mục đích, ý nghĩa, phạm vi áp dụng và yêu cầu quy quy hoạch; Khoản 1, 2 mục II Về lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng. 8. Thông tư số 13/2011/TTLT- BXD- BNNPTNN- BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn- Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới: Điều: 2, 3, 4, và Điều 15. --------------------------- 6 NỘI DUNG ÔN TẬP NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ A. LUẬT THANH TRA VÀ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH TRA NĂM 2010 I. LUẬT THANH TRA NĂM 2010 1. Chương I: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 13) 2. Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành - Mục 3: Thanh tra tỉnh (Từ Điều 20 đến Điều 22) - Mục 4: Thanh tra sở (Từ Điều 23 đến Điều 25) - Mục 5: Thanh tra huyện (Từ Điều 26 đến Điều 28) 3. Chương IV: Hoạt động Thanh tra - Mục 1: Quy định chung (Từ Điều 36 đến Điều 42) - Mục 2: Hoạt động Thanh tra hành chính (Từ Điều 43 đến Điều 50) - Mục 4: Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra (Từ Điều 57 đến Điều 58) II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra 1. Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 5) 2. Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra nhà nước (Từ Điều 10 đến Điều 18) 3. Chương III: Hoạt động Thanh tra - Mục 1. Hoạt động thanh tra hành chính (Từ Điều 19 đến Điều 31) - Mục 3. Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra (Từ Điều 34 đến Điều 42) B. LUẬT KHIẾU NẠI VÀ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHIẾU NẠI NĂM 2011 I. LUẬT KHIẾU NẠI NĂM 2011 1. Chương I: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 6) 2. Chương II: Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính (Từ Điều 7 đến Điều 16) 3. Chương III: Giải quyết khiếu nại (Từ Điều 17 đến Điều 46) 7 4. Chương V: Tiếp công dân (Từ Điều 59 đến Điều 62) II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 1. Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 2) 2. Chương II: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (Từ Điều 3 đến Điều 4) 3. Chương III: Nhiều người khiếu nại về một nội dung (Từ Điều 5 đến Điều 11) 4. Chương IV: Công khai quyết định giải quyết khiếu nại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (Từ Điều 12 đến Điều 20) 5. Chương V: Tiếp công dân (Từ Điều 21 đến Điều 33) C. LUẬT TỐ CÁO VÀ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỐ CÁO NĂM 2011 I. LUẬT TỐ CÁO NĂM 2011 1. Chương I: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 8) 2. Chương II: Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo (Từ Điều 9 đến Điều 11) 3. Chương III: Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Từ Điều 12 đến Điều 30) 4. Chương IV: Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (Từ Điều 31 đến Điều 33) II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo 1. Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 3) 2. Chương II: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (Từ Điều 4 đến Điều 11) ------------------------ 8 NỘI DUNG ÔN TẬP TIN HỌC VĂN PHÒNG (HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM) 1. Cơ bản. - Các thành phần cơ bản của máy vi tính. - Các đơn vị đo thông tin. - Các vấn đề về Virus máy tính. - Một số kiến thức về phần mềm mã nguồn mở: Khái niệm; lợi ích khi sử dụng phần mềm nguồn mở, tên và tác dụng của một số phần mềm nguồn mở thông dụng;... 2. Hệ điều hành Windows XP. - Các thao tác với màn hình nền Desktop: + Với biểu tượng: tạo, đổi tên, sắp xếp, di chuyển, sao chép, xóa, hồi phục. + Với nền màn hình: thay đổi hình ảnh mầu nền, tạo màn hình chờ, thay đổi độ phần giải của màn hình. - Chương trình quản lý thư mục và tệp (Windows Explorer): tạo thư mục; đổi tên, xóa, di chuyển, sao chép, đặt thuộc tính cho thư mục và tệp. 3. Chương trình soạn thảo văn bản MS Word 2003. - Các thác tác với khối văn bản: sao chép, di chuyển, xóa, hồi phục. - Thác tác với tệp văn bản: tạo mới, lưu, mở tệp đã có, ghi tệp văn bản với một tên khác. - Định dạng văn bản: định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản, DropCap, Columns, Bullets and Numbering,.. - Trang trí văn bản: chèn hình ảnh, tạo chữ nghệ thuật, chèn tệp, chèn ký tự đặc biệt, chèn đồ thị,.... - Bảng biểu: lập bảng mới, các thao tác với bảng biểu. - Định dạng trang in: đánh số trang, đặt lề trang, hướng giấy, khổ giấy, in. - Bật/tắt thanh thước, các thanh công cụ, tìm kiếm, thay thế, tiêu đề đầu/cuối trang,... - Các phím tắt thông dụng. 4. Chương trình bảng tính điện tử MS Excel 2003. - Thác tác với tệp văn bản: tạo mới, lưu, mở tệp đã có, ghi tệp văn bản với một tên khác. - Định dạng văn bản: định dạng ký tự, định dạng số, định dạng ngày tháng. 9 - Các thao tác với cột, hàng, ô, kẻ khung, tô mầu nền. - Công thức và một số thông báo lỗi cơ bản. - Các hàm cơ bản: Sum, Max, Min, Average, Round, Count, Counta, Countif, If, HLOOKUP, VLOOKUP, LEN, UPPER, LEFT, RIGHT, Sumif... - Các phím tắt thông dụng. 5. Khai thác Internet, thư điện tử. - Các thao tác cơ bản của chương trình duyệt Web Internet Explorer, Firefox. - Công dụng một số Website phổ biến. - Các thao tác với thư điện tử Gmail.com: viết thư, gửi thư, nhận thư, giao diện của hòm thư. - Các hiểu biết về hòm thư điện tử tỉnh Tuyên Quang đã triển khai cung cấp cho các tập thể, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh như: dạng hòm thư, cách đăng nhập hòm thư,... ---------------------- DANH MỤC NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN THI CÔNG CHỨC NĂM 2013 (Lĩnh vực Kiểm soát thủ tục hành chính) 10 (Kèm theo Công văn số: 100/VP-KSTTHC ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) 1. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. a) Chương I. Quy định chung - Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; - Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý. b) Chương II. Nội dung, hình thức và yêu cầu về phản ánh, kiến nghị - Nội dung phản ánh, kiến nghị; - Hình thức phản ánh, kiến nghị; - Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị. c) Chương III. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị: - Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; - Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức, cá nhân, tổ chức trong việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; - Công khai trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. d) Chương IV. Xử lý phản ánh, kiến nghị - Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước; - Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị; - Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị. 2. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. a) Chương I. Quy định chung - Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; - Các hành vi bị nghiêm cấm b) Chương II. Quy định thủ tục hành chính - Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính - Lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; - Đánh giá tác động của thủ tục hành chính; - Thẩm định quy định về thủ tục hành chính. 11 c) Chương III. Thực hiện thủ tục hành chính. d) Chương IV. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. đ) Chương V. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. 3. Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính 4. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 5. Chỉ thị số 1722/CT-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục tăng cường việc thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; 6. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; 7. Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Văn phòng UBND tỉnh với các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính và kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 8. Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. ỦY BAN DÂN TỘC BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 04/2010/TTLT-UBDT-BNV Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2010 12 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) như sau: Chương 1. BAN DÂN TỘC Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 13 2. Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc; b) Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm, chính sách, chương trình, đề án, dự án quan trọng về công tác dân tộc; biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc; c) Dự thảo văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Ban Dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc; b) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban theo quy định của pháp luật. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 5. Thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện 14 các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương, tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn tỉnh. 6. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và cán bộ, công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham gia thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao. 10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức là người dân tộc làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm công chức tại cơ quan nhà nước ở địa phương. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật. 12. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Dân tộc. 15 13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc; quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Ban: a) Ban Dân tộc có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. b) Trưởng ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Dân tộc; c) Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng Ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành hoạt động của Ban Dân tộc; d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng ban và Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức: a) Các tổ chức được thành lập thống nhất ở các Ban, gồm: - Văn phòng; - Thanh tra. b) Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước về công tác dân tộc của từng địa phương. Ngoài Văn phòng và Thanh tra nêu trên, Trưởng ban Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ 16 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng, tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Dân tộc, nhưng số lượng không quá 03 (ba) phòng chuyên môn, nghiệp vụ. c) Các đơn vị sự nghiệp: Căn cứ tính chất, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, Trưởng ban Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Dân tộc. 3. Biên chế: a) Biên chế công chức của Ban Dân tộc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế công chức của tỉnh được Trung ương giao, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. b) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Dân tộc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp luật. Điều 4. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở những tỉnh chưa đủ điều kiện, tiêu chí thành lập Ban Dân tộc 1. Những tỉnh không đủ 2 trong 3 tiêu chí thành lập Ban Dân tộc theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2, Điều 9 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí cán bộ, công chức làm công tác dân tộc) thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc cán bộ, công chức làm công tác dân tộc) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Dân tộc. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo sự ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cán bộ, công chức làm công tác dân tộc) có chức năng tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. Căn cứ những nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Thông tư này, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Phòng Dân tộc. Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. 17 Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng Phòng và Phó Trưởng Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Biên chế công chức của Phòng Dân tộc do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế công chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, bảo đảm đủ biên chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chương 2. PHÒNG DÂN TỘC CẤP HUYỆN Điều 5. Vị trí và chức năng 1. Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 2. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc hoặc Phòng Dân tộc trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc). Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chính sách, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện. b) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc trên địa bàn. 2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế 18 - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn huyện. 4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 5. Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao. 6. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 7. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn huyện và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc hoặc Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở những tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc). 8. Quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức của người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 9. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 7. Tổ chức và biên chế 1. Phòng Dân tộc cấp huyện có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. 19 a) Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng. b) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng Phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng Phòng vắng mặt, một Phó Trưởng Phòng được Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng; c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Trưởng Phòng và Phó trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng Phòng và Phó Trưởng Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Biên chế công chức của Phòng Dân tộc cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều 8. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở những huyện chưa đủ điều kiện, tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc 1. Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ tiêu chí để thành lập Phòng Dân tộc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 2. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công tác dân tộc của địa phương, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phân công một Phó Chánh Văn phòng phụ trách công tác dân tộc và bố trí số lượng công chức chuyên trách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác dân tộc của địa phương, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9. Hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT-UBDT-BNV ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan