Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Những vấn đề Thi pháp thơ Việt nam hiện đại...

Tài liệu Những vấn đề Thi pháp thơ Việt nam hiện đại

.PDF
169
122
129

Mô tả:

PGS. TS. TRẦN KHÁNH TH NH NH÷NG VÊN §Ò THI PH¸P TH¥ VIÖT NAM HIÖN §¹I (TÁC GIẢ - TRÀO LƯU) THI PH¸P TH¥ HUY CËN (Chuyên lu n) NHÀ XUT BN ĐI HC QUC GIA HÀ NI 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Mục lục 3 MỤC LỤC Lời nói đầu ......................................................................................................... 5 Chương 1 C¸I T¤I TR÷ T×NH TRONG TH¥ HUY CËN 1. CẤU TRÚC HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH ............................................ 9 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH VỚI NHIỀU ĐỐI CỰC .................................................. 11 Chương 2 QUAN NIÖM NGHÖ THUËT VÒ CON NG¦êI 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT - MỘT PHẠM TRÙ TƯ TƯỞNG THẨM MỸ ........41 2. CON NGƯỜI TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ..................................................................43 3. CON NGƯỜI TRONG THƠ HUY CẬN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM .......57 Chương 3 THêI GIAN Vµ KH¤NG GIAN NGHÖ THUËT TRONG TH¥ HUY CËN 1. KHÁI LƯỢC VỀ THỜI GIAN V4 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ................. 69 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN.................................. 71 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN ............................. 82 Chương 4 PH¦¥NG THøC THÓ HIÖN 1. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH, BIỂU TƯỢNG V4 KIỂU TƯ DUY ....................... 104 2. THỂ LOẠI V4 KẾT CẤU ........................................................................... 112 KẾT LUẬN......................................................................................................... 131 4 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI PHỤ CHƯƠNG §ÕN VíI MéT Sè BµI TH¥ HAY CñA HUY CËN TR4NG GIANG ........................................................................................ 135 ÁO TRẮNG ............................................................................................... 141 NGẬM NGÙI ............................................................................................. 147 BUỒN ĐÊM MƯA ..................................................................................... 151 ĐO4N THUYỀN ĐÁNH CÁ ...................................................................... 155 T I LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 161 LỜI NÓI ĐẦU Huy Cận là nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà hoạt động văn hóa say mê và năng động trong hơn nửa thế kỷ qua. Có thơ đăng báo từ năm 1938, năm 1940 Huy Cận nổi tiếng trên thi đàn với tập thơ đầu tay: Lửa thiêng. Chính “ngọn lửa thiêng” ấm áp tình người tình đời ấy đã đưa Huy Cận vào vị trí hàng đầu của phong trào Thơ mới. Sau Lửa thiêng, cùng với sự thoái trào của Thơ mới, thơ Huy Cận dần dần thưa bóng, tưởng chừng như tắt lịm. Nhưng như một mạch ngầm âm thầm bền bỉ, hồn thơ mang nặng tình người tình đời và tình yêu sự sống của Huy Cận bỗng trào dâng mãnh liệt trước hiện thực sôi động của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước để rồi kết đọng những mùa thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963),... Bước vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bút lực của Huy Cận vẫn dồi dào. Với tiềm năng sáng tạo to lớn, Huy Cận tiếp tục cho ra đời hàng loạt tập thơ: Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Thiếu niên anh hùng họp mặt (1973), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1974), Những người mẹ những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975)... Những năm sau khi đất nước thống nhất, nhà thơ Huy Cận vẫn bền bỉ gieo hạt hàng ngày. Các tập thơ vẫn nối tiếp nhau ra đời đều đặn: Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (1997)... Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ. Thời kỳ nào thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Trong gần bảy thập kỷ qua đã có hàng trăm bài tiểu luận, chuyên luận viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, các nhà phê bình nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trinh Đường, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Ngô Quân Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thuý, 6 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh Hảo..., đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Các nhà thơ, các nhà nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước và sau Cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Huy Cận như tình yêu sự sống, nỗi khắc khoải không gian, giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tưởng, bản sắc dân tộc đậm nét, phong vị Đường thi... Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu. Tập sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình cảm, tâm huyết và tài năng của ông sống dậy trên những trang văn. Đi theo các tập thơ, các mảng đề tài chính, Xuân Diệu đã cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của những ý thơ, của những câu thơ Huy Cận và giúp người đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận. Những công trình nghiên cứu của các tác giả đã kể trên đều rất đáng trân trọng và rất bổ ích đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp thơ Huy Cận. Tuy nhiên để khám phá thơ Huy Cận như một cấu trúc hệ thống gồm nhiều mặt đối lập mà thống nhất, vừa ổn định vừa biến đổi không ngừng thì cần có một hướng tiếp cận mới. Chúng tôi đã chọn con đường tiếp cận thi pháp để đến với thế giới thơ Huy Cận. Thi pháp học là một khoa học ứng dụng, được hình thành từ lâu và trở thành một trong những hướng nghiên cứu văn học quan trọng trong thế kỷ XX. Nhưng cho đến nay, đầu thế kỷ XXI này, khái niệm thi pháp, thi pháp học vẫn chưa có một nội hàm thật xác định. Nếu nhìn một cách tổng quát chúng ta có thể coi thi pháp là toàn bộ các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật [186; 15]. Nghiên cứu thi pháp thơ Huy Cận là đề tài nghiên cứu thi pháp tác giả. Người nghiên cứu phải khám phá thế giới tư tưởng - tình cảm của nhà thơ qua quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới, qua cách cảm thụ và tổ chức không gian - thời gian, qua cách sử dụng thể loại, kết cấu và ngôn từ... Từ những vấn đề cơ bản đó nhằm xác định phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận của chúng tôi được 7 Lôøi noùi ñaàu triển khai theo định hướng đó. Ngoài phần chính viết về thi pháp tác giả chúng tôi còn dành một phần viết về thi pháp tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm những bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trên hành trình sáng tạo. Trong quá trình viết chuyên luận này, chúng tôi được sự giúp đỡ rất tận tình của nhà thơ Huy Cận - người đã sáng tạo ra những tác phẩm thơ ca đặc sắc giúp chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu, người đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo, người đã góp nhiều ý kiến bổ ích cho chúng tôi khi viết tập sách này. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Giáo sư Hà Minh Đức, người thầy đáng kính đã giúp đỡ tôi suốt mấy chục năm qua, người có ảnh hưởng tốt đẹp và quan trọng đối với chúng tôi trên con đường học tập và nghiên cứu. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi trước hết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với nhà thơ Huy Cận và Giáo sư Hà Minh Đức. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ giáo và sự cổ vũ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp xa gần. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của đông đảo bạn đọc. Trần Khánh Thành 8 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Chương 1 C¸I T¤I TR÷ T×NH TRONG TH¥ HUY CËN 1. CẤU TRÚC HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần mà còn là đối tượng miêu tả, biểu hiện; chủ thể không chỉ được xem như một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn được xem là một phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm. Ở những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, dấu ấn của chủ thể càng in đậm trên từng trang viết. Trong công trình Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, M. Bakhtin đã có những khám phá mới mẻ về nhà nghệ sĩ Đôxtôiepxki trong sáng tác của Đôxtôiepxki. Ông đã gắn việc nghiên cứu thi pháp với nghiên cứu cái nhìn, cách nhìn, cách cảm thụ của chủ thể, chuyển thi pháp học từ chất liệu, vật liệu sang thi pháp học chủ thể, thi pháp học hoạt động tư duy, thi pháp cảm nhận [149, 117]. Từ quan niệm đó, M. Bakhtin đã có hướng tiếp cận nghệ sĩ như một phạm trù thi pháp. Trong thơ trữ tình, chủ thể càng có ý nghĩa quan trọng. Hêghen đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chủ thể trong sáng tạo thơ ca, coi thơ trữ tình là sự biểu hiện và cảm thụ của chủ thể. Trong tác phẩm Mỹ học, ông viết: Trái lại đây là một nội dung thuần tuý chủ quan có nguồn gốc và điểm tựa ở chủ thể, và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung. Chính vì vậy, cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào và có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và đồ sộ [74, 670]. Không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò của chủ thể trong sáng tạo thơ ca. Vấn đề mà 10 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI các nhà lý luận quan tâm là mối quan hệ giữa chủ thể và hình tượng nhân vật trữ tình, là những hình thức biểu hiện của chủ thể với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm thơ trữ tình. Để thấy rõ mối quan hệ này, cần thiết phải phân biệt các phạm trù chủ thể và cái tôi, cái tôi của nhà thơ và cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Chủ thể là một phạm trù được xem xét trong mối quan hệ với khách thể, là phạm trù đối lập với khách thể ở tính tích cực, thể hiện ở ý thức, ý chí và khả năng nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực khách quan. Cái tôi là yếu tố của chủ thể, làm cho chủ thể ý thức được chính mình, là chức năng tự nhận thức của chủ thể. Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ: Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ [56, 75]. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín. Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua cách nhìn cách nghĩ, qua tình cảm thái độ trước thân phận của con người, qua những ước mơ mà nhà thơ khao khát vươn tới. Tuy nhiên cần nhận thức đầy đủ rằng, cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Theo Trần Đình Sử, từ năm 1921, Tưnhanốp đã đưa ra khái niệm người trữ tình trong thơ để phân biệt với tác giả - nhà thơ ở ngoài đời. Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức cũng phân biệt rõ cái tôi của nhà thơ trong cuộc đời và cái tôi trữ tình trong tác phẩm thơ. Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hóa và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình. Thơ là tiếng nói của niềm tin, mơ ước, của khát vọng vươn tới lý tưởng cao đẹp. Thơ gắn liền với phần tươi đẹp của tâm hồn nhà thơ, kết tinh những cảm xúc trong sáng, những suy nghĩ cao đẹp của nhà thơ trước hiện thực cuộc đời. Cái tôi trữ tình in đậm dấu ấn tâm hồn của thi nhân nhưng không phải là toàn bộ cuộc đời của thi nhân. Thơ là tiếng nói đồng cảm, thông cảm chia sẻ giữa người và người. Nhiều Chöông 1. Caùi toâi tröõ tình trong thô Huy Caän 11 cảnh ngộ trong thơ không phải xuất phát từ cuộc đời riêng của nhà thơ mà từ bao cuộc đời khác. Nhà thơ Sóng Hồng, trong lời tựa tập thơ của mình, có viết: Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người... [78, 6-7]. Những nhà thơ lớn bao giờ cũng có sức đồng cảm rộng lớn và sâu sắc. Cái tôi trữ tình trong thơ của họ rất phong phú đa dạng, có khi biểu hiện trực tiếp, có khi biểu hiện qua sự hóa thân, phân thân, có khi lại thể hiện qua tình cảm, thái độ, cách nhìn đối tượng mà họ miêu tả. Cái tôi trữ tình có thể hiện diện qua chữ tôi chữ ta hoặc chúng ta. Cái tôi trữ tình cũng có thể không hiện diện trực tiếp nhưng nó vẫn có mặt khắp mọi nơi, xuyên thấm vào mọi yếu tố của tác phẩm, đóng dấu ấn chủ quan vào tác phẩm. Bởi thế, có thể khẳng định rằng, cái tôi trữ tình là yếu tố thường tại trong thơ trữ tình. Tìm hiểu cái tôi trữ tình, trong tác phẩm thơ là khôi phục sắc thái diện mạo bản sắc tâm hồn thi nhân trong tác phẩm. Nghiên cứu hình tượng cái tôi trữ tình của các nhà thơ, một mặt phải chỉ ra những phương diện tạo nên bản sắc của một hồn thơ, mặt khác phải khám phá cấu trúc nội tại của hình tượng, mối quan hệ giữa các phương diện khác nhau của tâm hồn thi nhân trong quá trình hút nhuỵ cuộc đời. Cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ rất đa dạng nhưng theo chúng tôi có hai kiểu cấu trúc cơ bản: cấu trúc hạt nhân và cấu trúc phân cực. Cấu trúc hạt nhân được thể hiện rõ ở những nhà thơ có ưu thế vượt trội về một vài phương diện nào đó, nổi lên thành bản sắc riêng. Cấu trúc phân cực được thể hiện ở những hồn thơ có nhiều dáng vẻ, sắc thái, luôn vận động và biến đổi trong hành trình sáng tạo. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận là một trường hợp tiêu biểu cho kiểu cấu trúc phân cực này. 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH VỚI NHIỀU ĐỐI CỰC Cái tôi trữ tình phân cực được tạo bởi nhiều đối cực vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa phân hóa vừa chuyển hóa lẫn nhau. Những đối 12 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI cực ấy không chỉ là những màu sắc khác nhau của một viên kim cương đa diện mà còn là những phương diện khác nhau của hiện thực khách quan thu hút mối quan tâm thường trực của thi nhân. Hơn sáu mươi năm qua, hồn thơ Huy Cận luôn luôn chịu sức hấp dẫn của nhiều đối cực và bộc lộ nhiều sắc thái riêng độc đáo. Đó là một hồn thơ vừa bám riết lấy cuộc đời vừa vươn tới vũ trụ bao la, vừa trăn trở trước cái chết vừa nâng niu trân trọng sự sống trên đời, vừa buồn bã ảo não vừa rộn rã niềm vui, vừa suy tư chiêm nghiệm vừa hồn nhiên tươi trẻ, vừa bay bổng trong cảm hứng lãng mạn vừa giàu có cảm hứng hiện thực. Ở Huy Cận, cái tôi trữ tình rất phong phú đa dạng. Nhưng vấn đề mà chúng tôi quan tâm hơn là mối quan hệ, sự thống nhất giữa những phương diện đối lập ấy. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính nói trên mà là một chỉnh thể có cấu trúc nội tại, có sinh thành phát triển, có sự thống nhất và chuyển hóa giữa các đối cực. Hai cực không gian - Vũ trụ và cuộc đời Từ những năm 1940, trong lời tựa tập thơ Lửa thiêng, Xuân Diệu đã khẳng định Linh hồn Huy Cận là linh hồn trời đất; nói thế không sai đâu! Xem suốt tập thơ Lửa thiêng, cái cảm giác trội nhất của ta là một cảm giác không gian... [39, 182]. Trong suốt hành trình sáng tạo, hồn thơ Huy Cận luôn có nỗi khắc khoải không gian. Và từ cảm quan không gian, Huy Cận mở ra thành cảm quan vũ trụ. Cảm quan về không gian là sự nhạy cảm đặc biệt của tâm hồn Huy Cận từ thời niên thiếu và về sau đã làm nên một đặc điểm riêng, một thế mạnh riêng của thơ Huy Cận. Nhà thơ nhớ lại thuở nhỏ theo trẻ chăn trâu lên núi làm chiếc trống đất, mặt trống là sợi dây rừng, tang trống là cả bề dày của đất núi. Âm thanh đơn sơ ấy cứ vang mãi trong tâm hồn của thi nhân: Chiếc trống vang lên điệu cổ sơ Vang từ lòng đất - Đến bây giờ Chöông 1. Caùi toâi tröõ tình trong thô Huy Caän 13 Tôi còn nghe rõ trong chiều lặn Tiếng dội như là đất thở ra (Chiếc trống đất) Âm thanh trống đất vang tỏa, mở ra một không gian rộng lớn của đất trời, đồng thời khiến đất trời trở nên gần gũi. Cũng từ thuở niên thiếu ấy, Huy Cận hay đi thả diều cùng với chú. Lúc ấy nhà thơ cảm giác rất cụ thể về không gian trên cao: Tay cầm đầu dây mà cảm giác nghe được gió đầu tay, không gian trên cao trở nên rất cụ thể, rất sống, rất nhẹ trong tay người thả diều. Ôi những trưa hè trời xanh ngắt, vắng bóng mây, hai chú cháu say sưa giữa cánh đồng rộng có phải đó là những cảm giác không gian đầu tiên, cảm giác bát ngát về sau nó nhập vào thơ tôi thành một thứ ám ảnh, thành một hơi thở của bát ngát, của mênh mông, của trời đất [27, 344]. Trước Cách mạng tháng Tám, sống trong xã hội tối tăm ngột ngạt, Huy Cận thường trực một nhu cầu giải thoát: A thế đấy, chốn hàng ngày cư trú Ván bài đời may mắn chỉ ù suông Ôi! Tâm tư ngăn giữa bốn bức tường Chờ gió mới, nhưng cửa đều đóng kín (Quanh quẩn) Trước thực trạng đó, nhà thơ không thể cúi mặt trước cõi đời mà phải ngẩng lên kiếm gió, phải trông lên cõi biếc xa xăm và đi vào vũ trụ... Hành trình đến với vũ trụ được Huy Cận nói lên rất cụ thể trong bài thơ Trông lên. Trông lên không đơn thuần là một động tác trữ tình mà chính là niềm khát vọng chiếm lĩnh không gian trên cao của nhà thơ. Từ mặt đất, Huy Cận Nằm im dưới gốc cây tơ và say mê Nhìn xuân trải lụa muôn tờ lá non. Nhưng cái nhìn của nhà thơ không dừng lại ở đó, từ chùm lá non nhà thơ hướng thẳng tới bầu trời, đưa cái gần trước mắt nâng lên khoảng xa xanh. Giữa trời hình lá con con Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền 14 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Gió qua là ngọn triều lên Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời Đây là cái nhìn, đồng thời cũng là tưởng tượng, mộng mơ. Gió không những đẩy thuyền lá giữa trời mà còn chở hồn lên tận chơi vơi nơi cõi biếc, cảm quan vũ trụ, niềm khắc khoải không gian càng da diết và thường trực hơn trong tập thơ Vũ trụ ca. Giờ đây nhà thơ không chỉ nằm im để trông lên mà chủ động hào hứng đi tới: Ta đi một mình trên đê nhỏ Ta góp chân nhanh cùng bốn gió Ta đi mau quá tầm chân người Ta gặp hồn ta trong vũ trụ (Xuân Hành) Đối với Huy Cận, niềm khát vọng vươn tới vũ trụ cũng chính là niềm khát vọng tự do, sức hấp dẫn của vũ trụ là niềm vẫy gọi trở về cội nguồn, trở về căn bản tồn tại của cá thể. Nhà thơ đến với vũ trụ là gặp được chính tâm hồn mình, là tìm được nguồn an ủi và phút giây hạnh phúc. Vũ trụ trong tâm thức của Huy Cận là nơi cư trú của hồn xa, nơi niềm vui tràn đầy trong Triều nhạc. Chính vì thế nhà thơ thường có tâm trạng bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài và khát khao đón nhận những tín hiệu từ không gian xa xôi dồn tới. Niềm khắc khoải không gian và cảm hứng vũ trụ trong thơ Huy Cận trước Cách mạng là một hướng siêu thoát thanh cao như các nho sĩ bất đắc chí thời trung đại. Nhưng khác với các nhà thơ xưa, cái tôi trữ tình của Huy Cận không hòa tan vào vũ trụ mà vẫn ý thức sâu sắc thân phận cá nhân, tình trạng cầm tù của bản thân mình nơi trần thế. Có lẽ cảm nhận được tình trạng lưỡng phân của hồn thơ Huy Cận thời Lửa thiêng, Hà Minh Đức đã nhận định: Huy Cận cũng có nhiều lúc như để tấm lòng ở nước non xưa, ở chốn vũ trụ thanh cao, song chính nỗi đau của ông nhói lên ở những cảnh đời hiện tại [62, 13]. Nhà thơ Huy Cận đến với thiên nhiên, hướng tới vũ trụ là để thoát khỏi cuộc Chöông 1. Caùi toâi tröõ tình trong thô Huy Caän 15 đời tối tăm, quẩn quanh, bế tắc, là để giữ tâm hồn mình trong sạch trước bụi bẩn trần gian. Dù có lúc tâm hồn ông được hương hoa tưởng tượng nâng tận chơi vơi của trời xa cõi biếc nhưng tấm lòng của ông vẫn nặng tình đời, vẫn gắn bó ràng rịt với cuộc đời, vẫn quan tâm đến số phận con người trong xã hội cũ. Đó là một tiền đề quan trọng để sau này Huy Cận tìm được rất nhiều thơ giữa cuộc đời, hoa giữa nắng. Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành, tồn tại và trở thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận trong hành trình sáng tạo. Thơ Huy Cận ngày càng gắn bó hơn với cuộc đời nhưng cảm hứng về cuộc đời không tách rời cảm hứng vũ trụ. Huy Cận quan niệm: Con người sống trong vũ trụ và sống trong xã hội. Sống với vũ trụ và sống với xã hội. Một thành viên của vũ trụ và một thành viên của loài người. Mỗi con người trong bản thân mình sống cả quy luật của vũ trụ và quy luật của loài người. Hai cực của cuộc sống, hai cực của tư tưởng, hai cực của nghệ thuật, của thơ [27, 352]. Con người sống trên Trái Đất, càng yêu mến hành tinh xanh của mình, họ càng mơ ước vươn xa về một cõi bất diệt. Vươn xa, lên cao vừa là để tìm hiểu những bí mật của vũ trụ đồng thời vừa để nhìn lại Trái Đất, nhìn lại chính mình. Khi kỷ nguyên du hành vũ trụ đã được mở ra từ Liên Xô vĩ đại, cảm xúc vũ trụ trong thơ Huy Cận, như buồm được gió, càng dồi dào hơn. Ước mơ của Huy Cận có cơ sở hiện thực khi con tàu vũ trụ của Liên Xô được phóng lên mặt trăng năm 1959: Từ mai nhân loại đã lên trăng Đem ấm nhân gian đến Quảng Hàn Hạnh phúc dẫu chưa tròn trái đất Người vào vũ trụ mở thêm xuân (Ga đầu vũ trụ Mạc Tư Khoa) Vũ trụ trong đôi mắt của Huy Cận từ Trời mỗi ngày lại sáng không còn xa xôi và bí ẩn như trước. Nó trở nên gần gũi thân thiết, hồn nhiên như tạo vật hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Đứng trước biển Huy Cận thấy: 16 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Sóng trắng bờm phi hí gió mai Mây bay tới tấp ngập chân trời Phải chăng vũ trụ thừa dư sức Thỉnh thoảng chồm lên như trẻ chơi (Bãi biển cuối hè) Vũ trụ rộng lớn, vô hạn và trường tồn. Đứng trước vũ trụ bao la con người thường có cảm giác rợn ngợp vì thấy sự hữu hạn và bé nhỏ của con người. Còn Huy Cận lại chiêm ngưỡng vũ trụ như là đối tượng thẩm mỹ, là cái đẹp chứ không phải là cái cao cả. Bởi ông phát hiện ra sự tương đồng giữa vũ trụ và con người. Trong đại vũ trụ kia cũng chứa đựng những vẻ đẹp, những tính cách của tiểu vũ trụ - con người. Từ cách nhìn đó, ông đã chuyển hóa cái đẹp của con người vào cái đẹp của vũ trụ, đưa tính cách của sự vật gần gũi vào thuộc tính phổ quát của vũ trụ bao la. Có lẽ vì thế mà Trong thơ anh, vũ trụ không kềnh càng, không cồng kềnh, chẳng vô tri mà cài vào những chuyện hàng ngày, những ý nghĩ hàng ngày của anh [39, 107]. Vũ trụ trong thơ Huy Cận cũng biết đùa như trẻ con, cũng hiếu động thừa dư sức thỉnh thoảng chồm lên như trẻ con. Những sự vật, hiện tượng trong vũ trụ trở nên xinh xắn, tươi tắn như một chùm hoa núi: Gió núi em ơi thổi vút về Nghìn hoa hương lạ sắc say mê Lòng anh hái cả cho em đó Hái cả chùm mây, sợi gió se (Chùm hoa núi tặng em) Các nhà khoa học chiếm lĩnh vũ trụ bằng những phát minh đưa con người ngày càng vươn tới những khoảng không vô tận, đến những hành tinh xa xôi còn các nhà thơ, chiếm lĩnh vũ trụ bằng độ nhạy cảm của tâm hồn. Từ trụ sở của con người nơi Trái Đất, bằng liên tưởng, tưởng tượng, Huy Cận đã liên lạc với những khoảng rộng xa. Tâm hồn nhà thơ như cái “ăng ten” bắt sóng, thường xuyên nhận những tín hiệu từ vũ trụ truyền tới. Những tín hiệu ấy được Huy Cận Chöông 1. Caùi toâi tröõ tình trong thô Huy Caän 17 nhận qua tiếng gió thầm thì, qua hơi thở biển cả, qua tia nắng vàng, qua sợi mưa mau. Có lúc nhà thơ bỗng thảng thốt trước một tiếng gọi mơ hồ nào đó từ nơi xa truyền tới: Ai gọi ngoài kia hay gió đêm Ai khua bên cửa, đến bên thềm Lòng ơi hãy dậy cùng trời đất Không thể nằm yên, hết ngủ yên. (Thăm mùa Huế đẹp) Nhà thơ Xuân Diệu đã có một lần đặt vấn đề: Dường như tâm trí Huy Cận có những giao thiệp huyền bí gì với gió nổi ban đêm này; gió thầm kín, tự xôn xao không biết vì đâu; phải chăng vũ trụ có những tâm sự nỗi niềm chi ở xa ta lắm, mượn gió của khí quyển Trái Đất để hé ra chút ít bí mật? [39, 113]. Nói đến gió là nói đến một hiện tượng thiên nhiên, nói đến làn không khí chuyển động chỉ giản đơn như vậy nhưng với nhà thơ Huy Cận thì gió là nỗi niềm của vũ trụ, là tiếng nói của đất trời. Gió vốn vô hình, nhờ các sự vật trong không gian mà trở nên có hình có tiếng. Gió đánh thức mọi giác quan của con người, lay gọi sự chú ý của con người. Một hồn thơ tinh tế nhạy cảm như Huy Cận làm sao thờ ơ trước gió. Đã bao đêm nhà thơ thức cùng gió và nhờ gió để giao thiệp với vũ trụ vời xa: Đêm nằm không ngủ còn cay mắt Đầu ngẩng, lùm tre gió mát đưa. (Ngày sáng dần lên) Có những đêm gió dậy thình lình Như xao xuyến một niềm chi chợt thức Như sự sống bỗng dài thêm kích thước Như cuộn thước tròn bỗng mở đo xa... (Có những đêm) Nhà thơ phát hiện ra khả năng dẫn truyền của gió; gió là cầu nối không gian, là mối lái giữa sự vật: 18 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Đêm lạnh tầng xanh đón gió cao Gió là mối lái giữa trăng sao Ai trong thăm thẳm treo cầu gió Cho nỗi niềm xa đến với nhau. (Đêm lạnh cuối thu) Nỗi niềm xa đó là nỗi niềm của vũ trụ mà nhà thơ cố gắng nắm bắt qua từng cơn gió thoảng. Đã bao lần đón gió, nghe tiếng gió nhưng tâm hồn Huy Cận vẫn khắc khoải khôn nguôi trước bí ẩn của vũ trụ: Đến bao giờ, đến bao giờ vũ trụ Mới cho ta nghe hết nỗi niềm xa? Người đã vào vũ trụ như về nhà Nhưng gió đến nửa đêm chưa hết lạ. Có phải thân ta có một bề hoa lá Và một bề gió thổi không ngưng. (Có những đêm) Sức hấp dẫn của vũ trụ đối với hồn thơ Huy Cận chính là sức hấp dẫn của niềm khát vọng tự tìm hiểu mình trong vũ trụ và tìm hiểu vũ trụ trong bản thân mình. Con người là đứa con của vũ trụ; làm sao hiểu được con người nếu không tìm về cội nguồn? Thơ ca chân chính bao giờ cũng hướng tới con người, thâm nhập thế giới vi mô của tâm hồn người. Nhưng hướng tới vũ trụ cũng chính là hướng tới con người, bởi vũ trụ là cái nôi của con người. Tâm hồn nhà thơ vươn tới những khoảng rộng xa cũng là để trở về gần gũi: Vũ trụ nghìn năm vẫn mẹ hiền (Ốm dậy) Nếu từ Lửa thiêng đến Vũ trụ ca, hồn thơ Huy Cận có khuynh hướng vận động từ cuộc đời tới vũ trụ thì sau Cách mạng nhà thơ lại đi từ vũ trụ vời xa đến với cuộc đời gần gũi. Hiện thực cuộc sống sôi động, hào hùng của dân tộc từ sau Cách mạng có sức hấp dẫn mãnh liệt tâm hồn thi nhân. Nhà thơ ngày càng lắng nghe nhiều hơn âm Chöông 1. Caùi toâi tröõ tình trong thô Huy Caän 19 vang của đời sống. Bao lần âm thanh cuộc đời thu hút sự chú ý lắng nghe của Huy Cận, nhập vào bản đàn thi ca của Huy Cận: Tiếng sáo anh Điều mù, Bài hát của tám chàng thợ mộc, Bài hát của những người kéo gỗ, Tiếng hát trên cảng, Bài ca đi thắp đèn biển, Đàn tơ rưng... Nghĩa là nhà thơ ngày càng thích nghe những tiếng đời, lắng nghe những âm thanh của cuộc sống lao động: Sáng ngày thu tới Đèo Nai Ríu ra ríu rít goòng ai đến mùa (Thu về trên Đèo Nai) Và biết bao âm thanh của cuộc sống, của sự sống vang lên bằng đủ tầm đủ giọng khắp mọi nơi, mọi lúc: Giữa đêm sương hay trưa nắng, tôi nghe tiếng nứt của hạt của mầm Sáng sớm dậy, tôi nghe những con bê cựa ràn đòi bú Tiếng lách cách của cuốc cày tranh thủ cày kịp vụ Và tiếng gà gáy ven sông náo nức biết bao nhiêu Mỗi ngày mới mọc lên lại rộn rịp muôn điều. (Cầu Hàm Rồng) Hướng về cuộc đời nhưng Huy Cận vẫn không thôi khắc khoải không gian, vẫn tha thiết vời trời rộng sông dài. Khi cảm quan vũ trụ hòa hợp với cảm quan cuộc đời thì khi đó nguồn cảm hứng thơ ca của Huy Cận bỗng trở nên dào dạt. Niềm vui sướng của thi nhân trên hành trình sáng tạo là tìm được vẻ đẹp hài hòa giữa cuộc đời và vũ trụ. Từ những ngày nhen nhóm ngọn Lửa thiêng, hát bài Vũ trụ ca đến những năm tháng hào hứng đi trên Đất nở hoa để viết những Bài thơ cuộc đời, Huy Cận càng tìm thấy sự hài hòa giữa con người và vũ trụ. Cảm quan về sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và vũ trụ không dừng lại ở một vài nét riêng lẻ mà đi vào toàn bộ ý thức nghệ thuật của Huy Cận, đi vào cảm nghĩ, liên tưởng, vào hình ảnh, nhịp điệu thơ, tạo nên những câu thơ cân xứng hài hòa, ấm áp tình, người, tình yêu cuộc sống: 20 NHỮNG VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Biển lặng em nằm trong gió êm Anh là bóng thức của hồn em Ngoài kia sao cũng từng đôi sáng Từng cặp nhân vàng trong trái đêm (Anh viết bài thơ) Còn gì đẹp và thơ mộng hơn một hạnh phúc trong sự nâng niu, ôm ấp của vũ trụ, của cuộc đời? Hạnh phúc của cá nhân, của lứa đôi càng được nhân lên rất nhiều trong không khí ân tình của xã hội. Phải chăng đó là lúc đất trời tương giao tương ngộ khiến vạn vật hóa sinh, xã hội hưng thịnh và con người tràn đầy nhựa sống, tràn trề hạnh phúc. Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận ở giai đoạn nào cũng chịu hai cực hấp dẫn: vũ trụ và cuộc đời, nhưng sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cuộc đời, là mặt đất. Đúng như nhận định của Giáo sư Hà Minh Đức: Tâm hồn mở rộng ra vũ trụ thênh thang nhưng chủ yếu Huy Cận vẫn hướng về cuộc đời, ôm ấp chắt chiu sự sống, từng nụ mầm đời [63, 327]. Đó cũng là cơ sở để nhà thơ Tế Hanh phác thảo bức chân dung tinh thần Huy Cận trong bốn câu thơ này: Các bạn dần đi còn lại anh Vượt qua thế kỷ bước xuân hành Đôi chân bám rễ sâu lòng đất Đầu ngẩng lên chào vũ trụ xanh. (Bước xuân hành) Hai cực nhân sinh - Sự sống và cái chết Trong hành trình sáng tạo thơ ca, Huy Cận dành nhiều bài thơ, câu thơ viết về cái chết, về sự hy sinh mất mát của con người. Số bài thơ viết về cái chết hoặc đề cập gần xa đến cái chết chiếm tỷ lệ 10% trong số những bài thơ của Huy Cận đã xuất bản (70 bài trên tổng số hơn 700 bài). Riêng tập thơ Hạt lại gieo tỷ lệ ấy lên tới trên 25% (21 bài trên tổng số 80 bài).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan