Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Những vấn đề pháp lý về dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằn...

Tài liệu Những vấn đề pháp lý về dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tại việt nam từ thực tiễn tỉnh lào cai

.PDF
90
1
115

Mô tả:

MAI TRUNG THÀNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG SẮT TẠI VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÀO CAI MAI TRUNG THÀNH 2018 - 2020 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG SẮT TẠI VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÀO CAI MAI TRUNG THÀNH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ PHƢƠNG ĐÔNG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực; những kết luận mang tính khoa học thể hiện trong luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác./. Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN MAI TRUNG THÀNH LỜI CẢM ƠN Từ sự chân thành của mình, trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Phƣơng Đông đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các giảng viên, cán bộ công nhân viên chức Khoa Luật - Đại học Mở giúp đỡ tôi về kiến thức, phƣơng pháp và nguồn tài liệu quý giá; gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, động viên, cổ vũ, ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thêm những kiến thức mới, nhất là trong quá trình dự thảo, hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này./. Học viên Mai Trung Thành TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về đề tài: Những vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại Việt Nam từ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai. Các vấn đề đƣợc luận văn nghiên cứu bao gồm: - Tầm quan trọng và những đóng góp của Logistics vào kinh tế thế giới và Việt Nam - Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam; dịch vụ logistics đƣờng sắt tại Việt Nam - Các quy định pháp lý hiện hành cho hoạt động Logistics tại Việt Nam. - Thực trạng Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra vai trò quan trọng của logistics trong nền kinh tế và những giải pháp khắc phục những khó khăn vƣớng mắc trong hiện tại đối với hoạt động logistics nói chung và logistics đƣờng sắt nói riêng. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn hƣớng tới nghiên cứu các câu hỏi sau đây: - Logistics là gì? - Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về logistics nhƣ thế nào?. - Thực tiễn áp dụng pháp luật về logistics nhƣ thế nào tại Việt Nam hiện nay? Kết quả nghiên cứu của luận văn: việc nghiên cứu logistics đƣờng sắt kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động vận tải đƣờng sắt tại tỉnh Lào Cai đã giúp tác giả nhận ra những yếu tố then chốt trong việc phát triển ngành logistics đƣờng sắt tại Việt Nam, trên cả phƣơng diện pháp lý và thực tiễn. Ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu của luận văn: Luận văn chỉ ra sự tụt hậu của vận tải đƣờng sắt so với các phƣơng thức vận tải và logistics khác, và đƣa ra giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của hoạt động logistics đƣờng sắt. Mục lục CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT ............................................... 9 1.1. Khái niệm logistics .................................................................................. 9 1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ logistics ...................................................... 9 1.1.2. Sự đa dạng trong cách định nghĩa Logistics ...................................... 10 1.1.3. Phân loại Logistics........................................................................... 11 1.2. Pháp luật về Logistics tại Việt Nam ........................................................ 13 1.2.1. Những yếu tố tác động đến pháp luật về logistics .............................. 13 1.2.1.1. Những yếu tố đặc thù của nền kinh tế Việt Nam ......................... 14 1.2.1.2. Sự tiếp thu kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật về Logistics của một số của gia trên thế giới. .......................................................................... 16 1.2.2. Phạm vi quản lý nhà nƣớc về logistics tại Việt Nam .......................... 19 1.2.2.1. Quản lý chung về Logistics ........................................................ 19 1.2.2.2. Quản lý chuyên ngành về Logistics ............................................ 22 1.2.2.3. Những nội dung chính trong quản lý nhà nƣớc về Logistics ........ 23 1.3. Dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt ...... 28 1.3.1. Lý luận về dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt .................................................................................................. 28 1.3.1.1. Chủ thể cung cấp dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt.......................................................................................... 28 1.3.1.2. Nội dung dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt .................................................................................................. 31 1.3.1.3. Hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa bằng đƣờng sắt .................................................................................................. 32 1.3.2. Những đặc điểm của vận tải đƣờng sắt so với các loại hình vận tải khác ................................................................................................................. 34 1.3.3. Những yếu tố tác động đến dịch vụ logistic đƣờng sắt ....................... 36 1.3.3.1. Chính sách phát triển hạ tầng đƣờng sắt...................................... 36 1.3.3.2. Sự phát triển của các loại hình vận tải khác................................. 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 38 CHƢƠNG 2: ................................................................................................ 39 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÀO CAI ......................... 39 2.1. Thực tiễn hoạt động dịch vụ logistics đƣờng sắt tại tỉnh Lào Cai .............. 39 2.1.1. Thực tiễn hoạt động vận tải đƣờng sắt tại tỉnh Lào Cai ...................... 39 2.1.1.1. Vị trí của Đƣờng sắt Lào Cai trong hệ thống đƣờng sắt cả nƣớc .. 39 2.1.1.2. Thành tựu phát triển và tiềm năng của đƣờng sắt Lào Cai trong tƣơng lai................................................................................................ 40 2.1.2. Dịch vụ logistic trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 41 2.1.3. Những đặc trƣng của pháp luật về dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt ............................................................... 44 2.2. Những vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn hoạt động logistics đƣờng sắt 48 2.2.1. Những khó khăn trong đảm bảo an toàn chạy tàu đến từ việc vi phạm pháp luật đƣờng sắt ................................................................................... 48 2.2.2. Cơ sở hạ tầng đƣờng sắt lạc hậu và xuống cấp do thiếu cơ chế xã hội hóa trong vận tải và đầu tƣ hạ tầng đƣờng sắt ............................................. 50 2.2.3. Những hạn chế trong chính sách phát triển ngành đƣờng sắt .............. 51 2.3. Nguyên nhân làm phát sinh các hạn chế trong lĩnh vực logistics đƣờng sắt.53 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 53 2.3.2 Nguyên nhân khách quan .................................................................. 54 2.3.2.1. Sự vi phạm pháp luật luật an toàn giao thông đƣờng sắt gây ảnh hƣởng đến an toàn trong vận tải hàng hóa ............................................... 54 2.3.2.2. Sự cạnh tranh từ hình thức logistics sử dụng đƣờng bộ, hàng không hoặc đƣờng thủy .................................................................................... 55 2.3.2.3. Thiếu chính sách phát triển cụ thể cho lĩnh vực logistics ............. 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG SẮT 3.1 Những định hƣớng trong nâng cao hiệu quả hoạt động logistics đƣờng sắt 58 3.1.1 Định hƣớng phù hợp với đƣờng lối phát triển logistics và ngành đƣờng sắt của Đảng và Nhà nƣớc ......................................................................... 58 3.1.2 Định hƣớng phù hợp với đƣờng lối phát triển ngành đƣờng sắt trên thế giới........................................................................................................... 61 3.1.2.1. Công nghệ và phƣơng thức vận tải đƣờng sắt không ngừng đƣợc hiện đại hoá ........................................................................................... 61 3.1.2.2. Vận tải đƣờng sắt là phƣơng thức vận tải ít tiêu tốn năng lƣợng nhất, ít gây hại tới môi trƣờng nhất và tƣơng đối an toàn so với các phƣơng thức vận tải khác. .......................................................................................... 62 3.1.2.3. Chính phủ các nƣớc trên thế giới ngày càng nhận thấy vai trò tích cực của vận tải đƣờng sắt trong nền kinh tế quốc dân. ............................. 63 3.1.2.4. Chính sách kết hợp công – tƣ trong khai thác kết cấu hạ tầng đƣờng sắt 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics đƣờng sắt. ..................... 65 3.2.1 Một số giải pháp cụ thể ..................................................................... 65 3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về logistics ................................. 65 3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật khác liên quan đến ngành đƣờng sắt ............................................................................................................. 66 3.2.1.3. Giải pháp nâng cao tính an toàn của vận tải đƣờng sắt................. 68 3.2.1.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng đƣờng sắt............... 69 3.2.1.5. Giải pháp nâng cao tính kết nối của logistics đƣờng sắt với các loại hình logistics khác ................................................................................. 70 3.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị khác .......................................................... 71 3.2.2.1.Nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đƣờng sắt .............................................................................................. 71 3.2.2.2. Khôi phục và xây dựng đƣờng kết nối đƣờng sắt với các cảng biển quốc tế và các nhà máy .......................................................................... 72 3.2.2.3. Quy hoạch và đầu tƣ xây dựng các trung tâm logistics ................ 73 3.2.2.4. Quy hoạch và cần sớm đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng sắt đôi tiêu chuẩn 1435mm ...................................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 75 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU ASEAN : Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á WTO : Tổ chức Thƣơng mại thế giới LTM : Luật Thƣơng mại DN : Doanh nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 2.1 : Tốc độ chạy tàu của các tuyến đƣờng sắt tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Logistic là ngành dịch vụ có nội dung rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Logistic là ngành dịch vụ có giá trị cao, theo báo cáo “Logistics Service Market Report - Forecast up to 2027” phát hành bởi Market Research Future, doanh thu thị trƣờng dịch vụ logistics (3PL, 4PL) toàn cầu đạt trên một nghìn tỷ USD trong năm 2019 (tăng so với mức 900 tỷ USD năm 2018) và dự kiến sẽ tăng trƣởng với tốc độ 6,9%/năm trong giai đoạn dự báo 2019 2027, đạt trên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, thị trƣờng Logistic Việt Nam đạt giá trị khoàng 20 đến 22 tỷ USD/ một năm. Có thể thấy, dịch vụ logistic là ngành kinh doanh đem lại doanh thu và lợi nhuận cao, và ngày càng phát triển về quy mô không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Về mặt pháp lý, Việt Nam có khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ Logistic khá muộn và không có hệ thống pháp luật dành riêng (đƣợc tích hợp trong luật Thƣơng mại 2005). Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics mới chỉ có Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30.12.2017 (có hiệu lực từ ngày 20.2.2018), thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5.9.2007 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên canh đó, còn lại nằm rải rác ở những văn bản Luật khác nhƣ: Bộ luật dân sự, Luật: doanh nghiệp, đầu tƣ, cạnh tranh, hải quan, giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, giao thông thủy nội địa, hàng không dân dụng, hàng hải, bảo hiểm và các điều lệ, văn bản hƣớng dẫn thi hành. Khiến cho việc thực thi pháp luật về logistic còn gặp nhiều hạn chế. Trên thƣơng trƣờng, các doanh nghiệp logistic Việt Nam đang tỏ ra yếu thế trƣớc các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngay tại thị trƣờng trong nƣớc. Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả nƣớc hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là các doanh 1 nghiệp logistics nội địa nhƣng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam, 80% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhiều tập đoàn logistics hùng mạnh trên thế giới đã và đang từng bƣớc xâm nhập, chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ta nhƣ Tập đoàn APL, OOCL, Mitsui OSK Line, Maerks Logistics, NYK Logistics… Các hãng này không chỉ cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ từ vận tải quốc tế đến vận tải nội địa mà còn có mạng lƣới quốc tế rộng, tài chính mạnh và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện chỉ thực hiện đƣợc một phần rất nhỏ trong chuỗi các hoạt động nói trên, hoặc chỉ là nhà thầu phụ cho các nhà đầu tƣ logistics nƣớc ngoài. Chính vì tầm quan trọng của dịch vụ logistic trong phát triển kinh tế đất nƣớc, và thực trạng ngành logistic Việt Nam, tác giả mong muốn đóng góp tri thức của mình trong lĩnh vực pháp lý nhằm phát triển dịch vụ logistic tại Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn đề tài “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG SẮT TẠI VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH LÀO CAI” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, dịch vụ logistics đang ngày càng đƣợc quan tâm. Việc nghiên cứu vấn đề trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn đã có nhiều tác giả thực hiện, có thể kể đến: Sách chuyên khảo “Giáo trình Luật thƣơng mại” – Nhà xuất bản công an nhân dân, 2009. Sách chuyên khảo “ Logistics – Những vấn đề cơ bản” và sách chuyên khảo “ Quản trị logistics” của Đoàn Thị Hồng Vân. Sách chuyên khảo “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” - Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn. 2 Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống logistics ở nƣớc ta trong hội nhập quốc tế” - Đặng Đình Đào, Nguyễn Đình Hiền. Sách chuyên khảo “Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế Asean” - Phạm Thị Thanh Bình. Luận án tiến sĩ “ Phát triển logistics hiện nay” – Đinh Lê Hải Hà, Hà Nội2013. Vũ Thị Nhung - Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Luận văn thạc sĩ (2009). Luận án tiến sỹ kinh tế “Xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đƣờng sắt” - Hoàng Thị Hà, Hà Nội - 2016. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Thƣơng mại và phân phối” - Pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện - Châu Thị Ngọc Tuyết 2020; “Phát triển nguồn nhân lực ngành logistics tại Việt Nam - TS. Hồ Tuấn Vũ - Nguyễn Lê Đình Quý - 2020. Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đƣờng sắt” Vũ Thị Hải Anh, Hà Nội - 2017. Những công trình nghiên cứu trên đã bao quát nhiều nội dung liên quan đến dịch vụ Logistics, bao gồm: - Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam; - Tầm quan trọng và những đóng góp của Logistics vào kinh tế thế giới và Việt Nam; - Các quy định pháp lý hiện hành cho hoạt động Logistics tại Việt Nam. - Thực trạng Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù những công trình nghiên cứu trên có mức độ hoàn thiện cao, tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng, luận văn thạc sỹ của mình có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu trên những vấn đề sau: 3 Thứ nhất, nghiên cứu những thay đổi trong hành lang pháp lý cho hoạt động Logistics. Các công trình nêu trên đều đƣợc tiến hành trong bối cảnh nhà nƣớc ta chƣa thực sự quan tâm đến xây dựng cơ sở pháp lý riêng cho hoạt động Logistics mà chỉ tập trung lồng ghép trong các văn bản pháp luật có sẵn. Hiện nay, Nghị định 163/2017/NĐ- CP ra đời đã thể hiện tầm quan trọng của dịch vụ Logistics với nền kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng Logistics đƣờng sắt, đặc biệt là tại địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đƣờng sắt kết nối quốc tế nhƣ Lào Cai. Đa số các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung vào logistics hàng hải, đƣờng bộ và hàng không, do đó, tập trung nghiên cứu những vấn đề còn bỏ ngỏ nhƣ Logistics đƣờng sắt là điều cần thiết và là sự bổ sung cho kho dữ liệu các nghiên cứu về Logistics. 3. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là phƣơng pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Bên cạnh đó dựa trên cơ sở của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về dịch vụ logistics. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phƣơng pháp phân tích các quy phạm của luật thực định có liên quan đến tên đề tài của luận văn. Phƣơng pháp tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, các quy phạm pháp lý có liên quan đến dịch vụ logistics. Phƣơng pháp thống kê các số liệu thực tiễn trong quá trình áp dụng các các quy phạm có liên quan đến tên đề tài của luận văn. 4 Phƣơng pháp so sánh luật học nhằm đối chiếu với các quy định của pháp luật về logistics. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu các quy định của pháp luật về Logistics đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự 2015; Luật Thƣơng mại 2005; Luật doanh nghiệp 2014; Luật Đầu tƣ 2014, Luật cạnh tranh 2004 và các văn bản luật chuyên ngành; Nghị định 163/2017/NĐ-CP về Kinh doanh dịch vụ Logistic; Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2014 phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về logistics. Những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về logistics trong hoạt động logistics. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về logistics. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về logistics từ năm 2005 đến nay. 5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu nhằm những mục đích sau: - Chỉ ra những hiểu biết cơ bản về dịch vụ logistics thông qua các bài viết chuyên ngành về hoạt động Logistics trong các sách, giáo trình và các bài viết chuyên khảo của các tác giả về hoạt động Logistics - Hiểu r những nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực logisitcis tại Việt Nam thông qua các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về Logistics. 5 - Phân tích những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động logistics trong vận tải đƣờng sắt trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua các báo cáo thống kê về hoạt động Logistics Việt Nam và tỉnh Lào Cai. - Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể. Làm r , xác định khái niệm về logistics và pháp luật về logistics. Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành đối với dịch vụ logistics hiện nay. - Tập hợp các quy định của pháp luật về logistics. - Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về logistics ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá các yếu tố tác động đến việc áp dụng pháp luật về logistics trong thực tế hiện nay. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về logistics và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ cuối cùng mà luận văn hƣớng tới chính là việc giúp cho mọi ngƣời hiểu đƣợc các quy định của pháp luật về hoạt động logistics cũng nhƣ việc áp dụng các quy định đó Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn hƣớng tới nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây: Logistics là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về logistics nhƣ thế nào?. Thực tiễn áp dụng pháp luật về logistics nhƣ thế nào tại Việt Nam hiện nay? 6 Thực trạng dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai ? Giải pháp nào để phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu - Ngành vận tải đƣờng sắt tại Việt Nam đang kém phát triển hơn so với các loại hình vận tải khác. - Dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận tải hàng hóa của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với khu vực và thế giới. - Quản lý nhà nƣớc về logistics tại Việt Nam còn hạn chế. - Logistics nói chung và logistics trong lĩnh vực vận tải đƣờng sắt tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. 7. Bố cục của luận văn Luận văn đƣợc chia thành 3 phần gồm Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng với nội dung nghiên cứu nhƣ sau: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT 1.1. Khái niệm logistic 1.2. Pháp luật về logistic tại Việt Nam 1.3. Dịch vụ logistics trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng sắt Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÀO CAI 1. Thực tiễn hoạt động dịch vụ Logistics đƣờng sắt tại tỉnh Lào Cai 7 2. Những vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn hoạt động logistics đƣờng sắt 3. Nguyên nhân làm phát sinh các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực logistics đƣờng sắt. Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM. 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT 1.1. Khái niệm logistics 1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ logistics Theo cách dịch phổ thông, logistics có nghĩa là “dịch vụ hậu cần” hoặc “hậu cần”. Đây là khái niệm đƣợc Việt hóa và đƣợc đông đảo ngƣời hoạt động trong và ngoài ngành Logistics tại Việt Nam sử dụng cho đến khi Logistics là cụm từ đƣợc ghi nhận nguyên văn trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Ngoài cụm từ dịch vụ hậu cần, một khái niệm Việt hóa khác cũng đƣợc sử dụng, đó là “kho vận”, cụm từ này cũng phổ biến trong và ngoài ngành logistics và giúp đa số ngƣời không hoạt động trong ngành logistics hiểu đƣợc dịch vụ chủ yếu mà logistics mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động logistics rộng hơn so với dịch vụ kho bãi và vận chuyển. Tại Việt Nam, dịch vụ Logistics đƣợc định nghĩa chính thức trong Điều 223 Luật Thƣơng mại 2005 và đƣợc phiên âm là Lô-gi-stíc. Đây là cụm từ phiên âm Việt hóa nhƣng mang tính nguyên bản nhất so với các từ nƣớc ngoài khác đƣợc luật hóa, ví dụ nhƣ License (luật hóa thành li-xăng) hay Visa (luật hóa thành thị thực). Có thể xem đây là biểu hiện của mong muốn quốc tế hóa, giúp cho pháp luật Việt Nam có đƣợc sự tƣơng thích nhất định với pháp luật thế giới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay. Vào thời kỳ sơ khai, dịch vụ Logistics chƣa mang quy mô và quy trình nhƣ hiện nay mà chủ yếu để phục vụ hoạt động sản xuất tại chỗ trong phạm vi một nhà máy hay một vùng sản xuất. Do đó, hoạt động Logistics chủ yếu để tăng hiệu quả cung ứng hàng hóa với quy trình quản lý từ nguyên liệu đầu vào, đến thành phẩm/bán thành phẩm và phân phối đến khách hàng. Các dịch vụ đi kèm (nhƣ kho chứa hàng, vận chuyển) đƣợc tích hợp trong quy trình trên. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan