Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Những thế giới nghệ thuật ca dao

.PDF
22
21
56

Mô tả:

  Chương II NGÔN NGỮ CA DAO § ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÔN NGỮ CA DAO Có  thể  nói,  ngôn  ngữ  trong  ca  dao  đã  kết  tụ  những  đặc  điểm  nghệ thuật tinh tuý đẹp đẽ nhất của ngôn ngữ dân tộc.  Ngôn ngữ trong ca dao giản dị, cô đọng, trong sáng, chính xác  vì đã được gọt rũa, trau chuốt, chắt lọc qua sự đồng sáng tạo của hàng  bao thế hệ. Những câu ca dao đến được với chúng ta ngày nay phải  đẹp cả nội dung và hình thức giúp cho việc biểu lộ thế giới tâm hồn  đa dạng, phong phú và vô cùng sâu sắc của con người. Có thể khái  quát một số đặc điểm chung của ngôn ngữ ca dao:  +  Sự  kết  hợp  giữa  ngôn  ngữ  nghệ  thuật  (ngôn  ngữ  giàu  chất  thơ) với ngôn ngữ của đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng ngày của  quần chúng nhân dân;  +  Sự  kết  hợp  giữa  ngôn  ngữ  ca  dao  và  ngôn  ngữ  thơ  ca  văn  học viết;  +  Sự  kết  hợp  tính  dân  tộc  và  tính  địa  phương.  Văn  học  dân  gian  đóng  vai  trò  cơ  sở,  nền  tảng  cho  văn  học  viết  trong  quá  khứ  trên  nhiều phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Các nhà thơ lớn của dân  tộc như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Bính, Tố Hữu... đã  tiếp thu nguồn mạch trong trẻo của ngôn ngữ ca dao để sáng tác nên  những tác phẩm có giá trị lớn lao. Ngược lại, ca dao mang đặc điểm  phong cách thơ ca trung đại rõ nét, thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng  qua  lại  giữa  văn  học  dân  gian  và  văn  học  viết.  Những  tác  giả  bình  dân cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của thơ ca văn học viết từ cách    19  sử  dụng  từ  ngữ  đến  việc  đưa  vào  thơ  ca  của  mình  những  điển  cố,  điển tích giàu tính chất ước lệ “Vầng quế”, “Người ngọc”, “Vườn hồng”,  “Chim xanh”, “Trăng già”, “Nguyệt lão” khiến cho ngôn ngữ ca dao trở  nên sang trọng đẹp đẽ, giàu chất trí tuệ và biểu cảm.  Theo  Mai  Ngọc  Chừ:  “Ngôn  ngữ  ca  dao  có  những  đặc  điểm  “thơ” nhất của ngôn ngữ thơ Việt Nam, nó mang không chỉ chức năng  thông báo thuần tuý mà còn là thông báo ‐ thẩm mỹ”(1. tr.24‐28). Xuân  Diệu đã phải thốt lên khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôn từ dân gian  ‘Cái chàng thi sỹ dân gian nào đây đã xui gì mà xui hay xui đẹp vậy  “Lên non đón gió lấy trầm/ Xui ong lấy mật, giục tằm nhả tơ”. Ngôn ngữ  ca dao được gọt dũa, trau chuốt, được tinh luyện trên cơ sở khai thác  và  sử  dụng  ngôn  ngữ  dân  tộc  với  những  đặc  điểm  và  quy  luật  của  nó, ngược lại, ca dao là minh chứng rõ nét, đáng tự hào nhất về sự  phát triển rực rỡ của ngôn ngữ dân tộc:  Đèn tà thấp thoáng bóng trăng  Ai đem người ngọc thung thăng chốn này.  Bên cạnh vẻ đẹp trang trọng, giàu chất thơ thì sức hấp dẫn của  ngôn  ngữ  ca  dao  còn  ở  tính  chất  giản  dị,  đậm  màu  sắc  khẩu  ngữ  trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Các nhà nghiên cứu  thật có lý khi cho rằng sức quyến rũ của thơ ca dân gian chính là ở sự  giản dị, chân thực. Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp hài hoà giữa ngôn  ngữ đời thường với ngôn ngữ thơ. Nó vừa giản dị như lời ăn tiếng  nói hàng ngày của nhân dân lao động vừa mang tính nghệ thuật cao,  giàu sức biểu cảm.  ‐ Lá này là lá xoan đào  Tương tư gọi nó thế nào hở em  Lá khoai anh ngỡ lá sen  Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn em khêu.  ‐ Gió sao gió mát sau lưng  Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.  20    Tính chất khẩu ngữ thể hiện ở hiện tượng thêm hoặc bớt âm tiết  ở  câu  thơ  (đặc  biệt  ở  thể  thơ  lục  bát)  là  hiện  tượng  không  phải  là  hiếm thấy trong ca dao:  ‐ Cho dù trúc mọc thành mai  Em cũng không xiêu lòng lạc dạ nghe ai phỉnh phờ  ‐ Ngó lên quán Đảnh‐trời xanh  Với ai cũng vậy, gá nghĩa với anh cho rồi   Ngôn ngữ ca dao không phải là sáng tác cá nhân mà là sáng tác  tập thể, sáng tác truyền miệng của nhân dân lao động qua nhiều thế  hệ, nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau nên nó mang tính thống nhất và  tính  đa  dạng.  Ngôn  ngữ  ca  dao  vừa  đậm  đà  bản  sắc  dân  tộc  vừa  mang  sắc  thái  địa  phương  rõ  nét.  Việc  sử  dụng  tiếng  địa  phương  đúng chỗ, thích hợp sẽ làm cho ca dao có sắc thái riêng, thêm phong  phú đa dạng. Đúng như một số ý kiến nhận xét rất tinh tế: ca dao Bắc  Bộ thường trau chuốt, bóng bẩy, hay dùng lối so sánh, ví von, nghĩa  là hay nói vòng vo, bóng gió, gần với lối diễn đạt điêu luyện của văn  chương  bác  học;  còn  ca  dao  miền  Trung  và  đi  sâu  hơn  vào  nam  Trung Bộ, nó mang phong cách của ngôn ngữ vùng đất mới, có phần  tự nhiên, phóng khoáng, không bị trói buộc bởi các quy tắc một cách  quá chặt chẽ:  Anh đến tìm em thì em đã có chồng  Em yêu anh như rứa, có mặn nồng chi mô?  ‐ Tai nghe em bậu lấy chồng  Bất tỉnh nhơn sự, dậm chưn kêu trời.  Song  cũng  có  tình  trạng  nếu  ngôn  ngữ  địa  phương  bị  lạm  dụng  quá  nhiều  thì  ca  dao  sẽ  nặng  nề,  khó  hiểu,  khó  được  lưu  truyền rộng rãi.    21    § MỘT SỐ TỪ LOẠI TIÊU BIỂU A. TÍNH TỪ, TÍNH NGỮ TRONG CA DAO I. Vấn ₫ề nghiên cứu tính từ, tính ngữ Có một điều rất lạ rằng, trong vài chục năm gần đây, ca dao là  đối  tượng  được  các  nhà  nghiên  cứu  Việt  Nam  để  mắt đến  nhiều,  có  thể nói không ngoa rằng đó là thể loại được ưu ái nhất trong các thể  loại  văn  học  dân  gian.  Các  giáo  trình đại  học,  các  bài  nghiên  cứu,  khảo cứu, các chuyên luận đã đi sâu bình giá ca dao từ nội dung đến  nghệ thuật, từ nghiên cứu một cấp độ đến nhiều cấp độ ca dao: khảo  sát kết cấu, các phương thức ẩn dụ, so sánh, biểu tượng, không‐thời  gian nghệ thuật, các yếu tố ngôn ngữ, các thể thơ. Vậy mà ít ai (có thể  nói chưa có ai) lưu ý nghiên cứu sâu một phương diện ngôn ngữ có  giá trị biểu cảm to lớn, mang đặc trưng thể loại rõ nét của các bài hát  dân gian. Đó là việc sử dụng tính từ, tính ngữ trong các bài hát trữ  tình  dân  gian.  Trong  khi  đó giới  nghiên  cứu  thi  pháp  văn  học  dân  gian  thế  giới,  đặc  biệt các  nhà  phônclo  học  Nga  rất  quan  tâm  đến  hướng nghiên cứu này. Viện sĩ A.N.Vêxêlôpxki đã dành hai chương  cho việc  nghiên  cứu  tính  ngữ:  Từ  lịch  sử  của  tính  ngữ,  Sự  lặp  lại tính  ngữ như một thời điểm niên đại trong công trình nổi tiếng Thi pháp lịch  sử  của  mình.  V.M.Xidennhicôp  có  bài Tính  ngữ  trong  bài  hát  trữ  tình  dân  gian  (M,  1959),  N.L.Crapxôp  có  bài  Tính  ngữ  trong  các  bài  ca  sinh  hoạt  trữ  tình, E.I.Iaxucôp:  Tính  ngữ,  trong  các  bài  ca  múa  vòng,   N.V.Pôchiavina: Tính ngữ trong các bài ca binh lính, C.G.Laduchin Tính  ngữ  trong tráng  sĩ  ca,  bởi  ca  lịch  sử oà bài  ca  trữ  tình...  Trong  các  công  trình này, các nhà nghiên cứu đã đi sâu khảo sát tính ngữ trong các  thể  loại  khác nhau,  tìm  hiểu  đặc  điểm  sử  dụng  tính  ngữ  ở  mỗi  thể  loại, từ đó hiểu rõ hơn đặc thù thể loại.   22    Tính ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong phong cách thơ ca,  trong  cấu  trúc  nghệ  thuật,  tư  tưởng  của  tác  phẩm. Trong  mối  liên  quan  với  sự  hiện  diện  của  khoa  học  ngữ  văn, một  lĩnh  vực  lí  luận  mới xuất hiện với việc cần thiết nghiên cứu tính ngữ ở một khía cạnh  mới  nào  đó;  hiện  nay,  tính  ngữ cần  được  nghiên  cứu  sâu  sắc  hơn  dưới  ánh  sáng  của  việc  giải quyết  vấn  đề  thể  loại,  xác  định  những  đặc  trưng  của  phương pháp  nghệ  thuật,  sự  phát  triển  có  tính  quy  luật của phônclo và văn học. Các thể loại văn học dân gian khác nhau  không chỉ  được  phân  biệt  ở  những  đặc  trưng  phản  ánh  trong  nó những chất liệu cuộc sống mà còn ở chính những nguyên tắc, cách  thức, phương pháp nghệ thuật của sự phản ánh đó. Sự sử dụng tính  ngữ ở mỗi thể loại có những đặc điểm riêng thể hiện đặc thù thể loại.   Chuyên khảo này của chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào  những  vấn  đề  lớn  như  lịch  sử  tính  ngữ,  những  đặc  điểm tính  ngữ  trong việc góp phần phân biệt các thể loại mà chỉ đi vào việc khảo sát  tính ngữ trong thơ trữ tình dân gian Việt Nam; bước đầu nghiên cứu  đặc điểm sử dụng tính ngữ trong ca dao, tìm hiểu nét đặc sắc có tính  chất truyền thống trong hình thức nghệ thuật đã góp phần biểu hiện  thế giới tâm hồn phong phú của nhân dân lao động Việt Nam.   II. Phân loại tính từ, tính ngữ trong thơ ca trữ tình dân gian Theo định nghĩa của Viện sĩ A.N.Vêxêlôpxki: ʺTính ngữ là định  ngữ một phía của ngôn từ, hoặc xác định ý nghĩa chung chiếm ưu thế  hoặc làm tăng thêm, nhấn mạnh thêm một phẩm chất đặc trưng, nổi  bật nào đó của sự vậtʺ (Thi pháp lịch sử. M, 1940).   Muốn  nghiên  cứu  sâu  một  đối  tượng,  công  việc  đầu  tiên của  người nghiên cứu là phân loại đối tượng. Mỗi cách phân loại đều đi  theo một tiêu chí nhất định, chúng đều có hạt nhân hợp lý cũng như  sẽ  có  những  hạn  chế,  hoặc  khó  phân định  tư  liệu  hoặc  chưa  bao  quát được hết đối tượng. A.N.Vêxêlôpxki đã phân loại tính ngữ ra  thành bốn nhóm:   ‐  Tính  ngữ  trùng  lặp.  Về  bản  chất  có  sự  đồng  nghĩa, gần  gũi  giữa danh từ và tính từ, chúng đều diễn đạt một ý tưởng của cuộc    23  sống, của sự phản ánh. Thêm vào đó, trong sự đối chiếu của chúng  có  thể  không  biểu  đạt  được  nhận  thức về  nét  tương  đồng  cổ  xưa  của chúng.   Ví dụ: Mặt trời đỏ, ánh sáng trắng, bùn lầy.   ‐ Tính ngữ giải thích. Trên cơ sở một dấu hiệu chung nào đó:   + Được coi là dấu hiệu chính yếu của sự vật;  + Dấu hiệu đặc trưng của nó trong quan hệ với mục đích thực  tế và tư tưởng thẩm mĩ.   Về  nội  dung,  những  tính  ngữ  này  được  tách  thành  hàng loạt  nhóm  khác  biệt.  Trong  chúng  có  nhiều  trạng  thái  biểu thị  xúc  cảm  này hay xúc cảm khác mang tính chất dân tộc, chứa đựng những yếu  tố lịch sử ‐ địa phương.   ‐  Tính  ngữ  ẩn  dụ.  Tạo  ra  sự  song  hành  của  cảm  giác, ngầm  so  sánh chúng. Như bất kỳ ẩn dụ nào, sự giả định chuyển đổi dấu hiệu  nhận  thức  nổi  bật  từ  một  trong  những đối  tượng  so  sánh  này  sang  đối tượng khác.   Ví dụ: Nỗi buồn đen, nỗi buồn chết chóc.   ‐  Tính  ngữ  nguyên  hợp.  Cơ  sở  của  nhóm  tính  ngữ  này là  tính  dính  kết  giữa  tính  ngữ  này  và  tri  giác  bên  ngoài  với kết  quả  liên  tưởng, biểu tượng tình cảm của chúng ta.   Ví dụ: Chất giọng sáng, lời cay độc, đêm dày đặc.   Theo chúng tôi, giữa tính ngữ ẩn dụ và tính ngữ nguyên hợp có  nhiều điểm có thể hòa đồng. Xét về mặt cội nguồn, chúng có thể có  sự  phân  biệt  rõ  nhưng  trên  lớp  cắt  đồng  đại, có  thể  tạm  gộp  chúng  với nhau để tiện nghiên cứu. Vì thế, với tính ngữ trong các bài dân ca  trữ tình dân gian Việt Nam, chúng tôi khảo sát theo ba nhóm.   1. T˝nh ngữ tr•ng lặp Nghiên  cứu  bộ  phận  tính  ngữ  trùng  lặp  trong  bài  ca  trữ tình  dân gian Việt Nam có thể thấy chúng thiên về nhóm tính từ chỉ màu  24    sắc. Nếu tính ngữ ở nhóm này trong bài ca trữ tình dân gian Nga là  ʺcô gái đẹpʺ, ʺmặt trời đỏʺ, thì trong các bài hát trữ tình dân gian Việt  Nam  nó  thường  cụ  thể  hóa những  nét  đặc  điểm  nào  đó  của  con  người,  sự  vật:  ʺmá  đỏ hồng  hồngʺ,  ʺyếm  thắm  lòa  lòaʺ,  ʺrăng  đen  nhưng nhứcʺ, ʺchim xanh ăn trái xoài xanhʺ.   ‐ Cô kia má đỏ hồng hồng   Cô chưa lấy chồng còn đợi chờ ai.   ‐ Hỡi cô yếm thắm lòa lòa   Lại đây đập đất trồng cà với anh.   Bao giờ cà lớn trái xanh   Anh cho một quả để dành mớm con.   ‐ Răng đen nhưng nhức hạt dưa   Miệng cười tủm tỉm như chưa có chồng.   Những tính ngữ chỉ màu sắc chiếm một số lượng khá lớn trong  ca  dao.  Nó  diễn  tả  màu  sắc  thực  của  cảnh  vật:  trời, mây,  cây  cỏ  và  những  đặc  điểm  thể  chất  của  con  người,  tất nhiên  có  thông  qua  trường nhìn của tâm trạng nhân vật trữ tình. Tính từ trùng lặp đã gọi  tên và khắc họa đặc điểm đối tượng rõ nét:   ‐ Người khôn con mắt đen sì   Người dại con mắt nửa chì nửa thau.   Nhân  dân  lao  động  thường  thiên  về  miêu  tả  những  gam màu  tươi  tắn,  sáng  sủa.  Theo  sự  quan  sát  thì  màu  xanh chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất, rồi đến màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu đen. Có tả màu đen  thì cũng phải là màu đen theo quan điểm thẩm mỹ một thời: ʺRăng  đen nhưng nhức hạt dưaʺ….   ‐ Gặp cô má phấn răng đen   A di đà Phật anh quên mất chùa.     25  Sau các tính từ chỉ màu sắc, có thể còn có các từ láy tạo thành  tính ngữ kép. Phải chăng đây là một đặc điểm của tính ngữ chỉ màu  sắc của ca dao Việt Nam. Miêu tả, gọi tên màu sắc chưa đủ, còn phải  dùng  từ  láy  để  nhấn  mạnh,  để diễn  tả  đậm  nét  hơn:  ʺmá  đỏ  hồng  hồngʺ, ʺyếm thắm lòa lòaʺ, ʺcon mắt đen sìʺ, ʺđất rộng mênh môngʺ,  ʺtrời  cao lồng  lộngʺ. Tính ngữ kép  có  tác  dụng  gây  ấn  tượng  nhanh  mạnh,  có  thể khái  quát  chăng  về  tâm  lý  yêu  ghét  rõ  ràng,  rạch  ròi,  không chấp nhận sự nửa vời của nhân dân lao động.  Nhóm tính từ chỉ màu sắc cho thấy đặc điểm tâm lý dân tộc qua  cách  miêu  tả.  Những  màu  sắc  mà  người  dân  lao  động yêu  thích  thường được dùng để miêu tả đối tượng trữ tình ‐ đó là những chàng  trai  cô gái mà  họ  đang  thầm  yêu  trộm  nhớ hoặc  đang tìm  mọi  cách  khéo léo để giãi bày tâm trạng.   ‐ Hỡi cô thắt dải lưng xanh   Ngày ngày thấp thoáng bên mành chờ ai.   Thiên  nhiên  tươi  tắn,  rực  rỡ,ʺmây  trắng  trời  hồngʺ,  ʺmây bạc  chín tầngʺ, trời cao lồng lộngʺ, ʺmây xanh mây trắng mây vàngʺ, luôn  hiện  lên trong tâm trạng  của  chàng trai đang yêu. Thường ở những  bài  ca  này, nhân  vật trữ  tình là các  chàng  trai,  còn  cô  gái  nhìn  cảnh  sắc thiên nhiên bằng con mắt trầm tĩnh hơn, tâm tưởng hơn, cho nên  họ  ít  miêu  tả cảnh  sắc  thực,  có  chăng  là  màu  sắc  đã  được  chuyển  theo nghĩa tâm trạng: ʺHỡi anh áo trắng vân vânʺ.  Người  phụ  nữ  thường  nhìn  không  gian  trong  tâm  tưởng. Đây  là cách nhìn rất đặc trưng của họ:   ‐ Người về em vẫn ngó chừng   Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng sâu   ‐ Ngày ngày em đứng em trông   Trông non, non ngất, trông sông, sông dài   ‐ Trông mây, mây héo ngang trời   Trông trăng trăng khuyết trông người, người xa.   26    Có thể thấy rõ là, bên cạnh màu sắc được sử  dụng để miêu tả  màu  sắc  thực  của  đối  tượng  còn  có  một  bộ  phận không  nhỏ  được  dùng theo nghĩa bóng, cần hiểu theo văn cảnh:   ‐ Đôi tay vít lấy đôi cành   Quả chín thì trẩy quả xanh thì đừng.   ‐ Ai ơi đã vít thì vin,   Đã chơi bông trắng, thì nhìn bông xanh.   Đôi khi thiên nhiên với màu sắc trong một số bài ca cũng chỉ có  ý nghĩa đưa đẩy, bắt vần, được dùng theo những mô thức có sẵn để  dễ bề ứng tác, ứng khẩu:   ‐ Giữa trời có dám cây xanh   Hai bên bác mẹ tác thành thì nên.   ‐ Nước xanh xanh chảy quanh cồn cát trắng   Con chim phượng hoàng rầy vắng tiếng kêu.   2. T˝nh ngữ giải th˝ch Nhóm  tính  ngữ  này  giải  thích  hoặc  nhấn  mạnh  một  đặc điểm  đặc trưng nào đấy của đối tượng, có thể là miêu tả trạng thái thực:   ‐ Hai hàng nước mắt rưng rưng  Chàng xa thiếp cách, giậm chưn kêu trời.   ‐ Người về em những khóc thầm   Hai hàng nước mắt dầm dầm như mưa.   ‐ Nhớ ai con mắt lim dim   Chân đi thất thểu như chim tha mồi.   Điều  đặc  biệt  có  giá  trị  trong  nhóm  tính  ngữ  giải  thích này  là  ngoài việc nhấn mạnh đặc điểm đặc trưng của đối tượng, nó còn bao  hàm,  chứa  đựng  cách  đánh  giá  của  nhân dân  về  sự  vật,  hiện  tượng  đó: chim khôn, gái khôn, trai lành, ngọc lành, chiếu hoa sập vàng.     27  ‐ Chim khôn lựa nhánh lựa cành   Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân   ‐ Đào tơ sen ngó xanh xanh   Ngọc lành phải giá, gái lành phải duyên   ‐ Chiếu hoa mà trải sập vàng   Điếu ngô xe trúc, sao chàng chẳng say   ‐ Những nơi chiếu cói, võng đay   Điếu sành xe cậy chàng say la đà.   Cách gọi tên đặc điểm đối tượng một cách chính xác, rõ ý gọn  lời, bao hàm cách đánh giá.   ‐ Anh tiếc cái thuyền nho nhỏ, mũi nó sơn đen   Để cho người hèn bẻ lái không ra.   Chiếm một số lượng lớn trong nhóm tính ngữ này là nhóm tính  ngữ chỉ khoảng cách không gian, đặc biệt là những từ chỉ không gian  xa  cách  (cao,  dài,  rộng)  non  cao, sông  rộng,  rừng  sâu  bộc  lộ  thuộc  tính nội tại của sự vật, qua đó khắc họa những khó khăn cách trở của  đôi lứa yêu đương.   ‐ Anh nói với em sơn cùng thủy tận   Em nói với anh nguyệt khuyết sao băng.   ‐ Anh về em vẫn trông chừng   ‐ Trông mây mây tản, trông rừng, rừng xanh.   Đây là môtip được lặp lại nhiều trong ca dao. Từ một trường  nhìn,  một  điểm  nhìn  của  nhân  vật  trữ  tình,  không gian  mở  ra  dường như vô tận. Những tính ngữ khắc họa rõ nét tính chất của  không  gian,  nhờ  không  gian  mà  khắc  họa rõ  nét  tâm  trạng  người  trong cảnh. Tính ngữ ở đây rõ ràng đóng vị trí trung tâm trong giá  trị biểu cảm.   28    Nhiều khi thiên nhiên được nêu ra với những giả định về tính  chất bền vững, vĩnh cửu của không gian để so sánh với tình cảm con  người. Thiên nhiên thường được đưa ra để thề nguyền, ước hẹn:  ‐ Trăm năm đá nát vàng phai   Non mòn, biển cạn không phai lời nguyền.   ‐ Bao giờ sông cạn đá mòn hãy hay.   3. T˝nh ngữ ẩn dụ Thực  chất  tính  ngữ  ẩn  dụ  góp  phần  thể  hiện  sự  so  sánh ngầm,  chuyển  dời  dấu  hiệu  nhận  thức  từ  đối  tượng  này  sang đối tượng khác. Về số lượng, tính ngữ ẩn dụ trong ca dao trữ  tình người Việt không nhiều như nhóm tính ngữ giải thích nhưng  khá đặc trưng:   Anh ngồi bậc lở anh câu   Khen ai xúi giục cá sầu không ăn.   Bài ca đã sử dụng cả tính ngữ giải thích ʺbậc lởʺ cả tính ngữ ẩn  dụ ʺcá sầuʺ, ʺcá buồnʺ bằng biện pháp nhân cách hóa đối tượng thể  hiện tính khái quát cao:   ‐ Cá buồn cá lội tung tăng   Người buồn người biết đãi đằng cùng ai.   ‐ Trầu này trầu quế trầu hồi   Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình   Trầu này trầu tính, trầu tình   Trầu nhân, trầu nghĩa trầu mình lấy ta.   Trầu  quế,  trầu  hồi  là  tên những loại  trầu  quý  được nhân dân  dùng trong giao tiếp (ʺMiếng trầu là đầu câu chuyệnʺ), trong hôn lễ  (ʺMiếng  trầu  nên  dâu  nhà  ngườiʺ)  tác  giả  dân gian  đã  chuyển  đổi  tên  các  loại  trầu  biểu  tượng  cho  hạnh phúc  lứa  đôi,  những  biểu  tượng  rất  đặc  trưng  trong  ca  dao. Toàn  bộ  bài  ca  chỉ  là  một  điệp    29  khúc  về  miếng  trầu,  không cần  một  thông  báo  nào  khác  ngoài  sự  chuyển  đổi  dấu  hiệu nhận  thức  đối  tượng  với  những  tên  gọi  đa  dạng  phong  phú  về miếng  trầu.  Chỉ  cần  gọi  tên  miếng  trầu  trong  các tính ngữ ẩn dụ, bài ca đã diễn đạt được sự trân trọng người yêu  (biểu tượng  của  đẹp  đôi  vừa  lứa  (ʺtrầu  loan  trầu  phượngʺ),  sự  thắm thiết và đạo lý tình yêu (ʺtrầu nhân trầu ngãiʺ); sự thông minh  chững chạc của nhân vật trữ tình, sự duyên dáng ở lối phô diễn tình  cảm trong cách vơ vào rất có duyên (ʺtrầu tôi trầu mìnhʺ, ʺtrầu tính  trầu tìnhʺ, ʺtrầu mình lấy taʺ). Đây  là một  trong những  kiểu  bài  ca  có chức năng giao duyên (có thể rõ hơn là bài ca mời trầu) trong hát  giao duyên mà sự sử dụng hàng loạt tính ngữ có giá trị biểu cảm rõ  rệt. Chỉ  bằng  cách  sử  dụng  và  thay  đổi  các  tính  ngữ,  người  hát  đã diễn  đạt  rõ  ý  tưởng  của  mình,  bộc  lộ  rõ  tâm  trạng  trữ  tình của  thể  loại  mang  đậm  bản  chất  trữ  tình.  Trong  ca  dao,  ta  có  thể  gặp  không  ít  sự  chuyển  nghĩa  đặc thù  như  vậy.  Nỗi  buồn  của  lòng  người  cũng  như  niềm  vui sướng  hạnh  phúc  thường  được  gửi  gắm  trong cỏ, cây, hoa lá:   ‐ Nên chăng bởi khách chương đài   Mưa sầu, gió thảm lấy ai bạn cùng.   ‐ Anh về xin chớ về luôn   Phòng loan trăng úa gió luồn thâu đêm  Chén son nguyện với trăng già   Càn khôn đưa lại một nhà vui chung.   Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật, sự sử dụng các thành  ngữ  dân  gian  khiến  cho  việc  miêu  tả  vừa  mang  ý nghĩa  thực  vừa  mang  ý  nghĩa  khái  quát  cao,  tạo  cho  người nghe  những  hướng  liên  tưởng phong phú:   Tưởng rằng bóng cả cây cao   Thiếp lăn mình vào những nắng cùng mưa.   ‐ Ai ơi chua ngọt đã từng   Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau  30    III. Đặc ₫iểm sử dụng tính ngữ trong ca dao Trên đây trong quá trình phân loại, chúng tôi đã sơ bộ trình bày  một số đặc điểm sử dụng tính ngữ trong từng nhóm. Để có cái nhìn  tổng quát, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét chính về đặc điểm sử  dụng tính ngữ trong các bài hát trữ tình dân gian.   1.  Tính  ngữ  được  sử  dụng  trong  ca  dao  trữ  tình  với  số lượng  lớn,  lớn  hơn  bất  kỳ  một  thể  loại  tự  sự  hay  văn  vần  nào khác  trong  văn  học  dân  gian  (so  với  vè,  truyện  thơ).  Là  một yếu  tố  ngôn  ngữ  nghệ thuật của thể loại mang đậm bản chất trữ tình, tính ngữ đã góp  phần  bộc  lộ  tâm trạng  trữ  tình, biểu  lộ  tư  tưởng  thẩm mỹ  một  cách  ưu việt. Tính từ trong nhóm định ngữ này đã đóng vai trò trung tâm  trong  ý  nghĩa biểu  cảm.  Hãy  thử  che  đi  các  tính  từ,  chỉ  giữ  lại  các  danh  từ, ta  sẽ  thấy  lời  ca  mất  hẳn  đi  ý  nghĩa  biểu  cảm  đặc  thù.  Thế giới tâm hồn con người là vô hình, vô hạn, phong phú, phức tạp  muốn biểu hiện nó phải viện đến các biện pháp nghệ thuật mà tính  ngữ là một trong những phương tiện nghệ thuật đắc dụng.  2.  Ca  dao  mang  đặc  điểm  phong  cách  thơ  ca  trung  đại  rõ nét,  thể hiện rõ mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và  văn  học  viết.  Điều  này  đặc  biệt  rõ  khi  ta  khảo sát  nhóm  tính  ngữ  trong  ca  dao.  Tính  ngữ  trong  các  bài  ca trữ  tình  dân  gian  vừa  chứa  đựng  những  yếu  tố  ngôn  ngữ nghệ  thuật  cụ  thể  sinh  động,  diễn  tả  một cách chân thật tình cảm của người lao động (Em như tép nhỏ lộn  rong,  em  như chiếu  rách,  củi  than  nhem  nhuốc...)  vừa  sử  dụng  nhiều  hình ảnh  ước  lệ,  đôi  khi  dẫu  có  sáo  mòn  nhưng  được  lặp  đi  lặp  lại nhiều lần trở thành cách nói quen thuộc trong dân gian. Các điển  cố, điển tích được sử dụng nhiều trong văn học viết cũng xuất hiện  với mật độ cao trong thơ ca trữ tình dân gian, đem lại cho thơ ca dân  gian một vẻ đẹp thẩm mỹ thời đại.   Lối nói phóng đại hoặc lối nói nhún nhường với những điển cố,  những  ẩn  dụ  trong  ca  dao  rõ  ràng  chịu  ảnh  hưởng của  văn  thơ  bác  học trung đại.     31  ‐ Anh như tấm vóc đại đồng  Em như chỉ thắm, thêu rồng nên chăng.  ‐ Tơ hồng chỉ thắm là duyên  Dẫu bao giờ gặp thì nên bấy giờ.  ‐ Ước sao chỉ Tấn tơ Tần  Sắt cầm hòa hợp lửa vần quan thư.  ‐ Cánh hồng bay bổng trời thu  Thương con chim gáy cúc cu trong lồng.  ‐ Dâu về dâu chẳng về không  Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau  Ngựa ô đi đến vườn cau  Ngựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa.  Cách nói giàu tính chất ước lệ kết hợp hài hoà với cách miêu tả  không  gian,  cảnh  vật  thực  khiến  cho  lời  ca  vừa  đẹp, mang  phong  cách ngôn ngữ trang trọng của một thời đã xa mà vẫn chan chứa hồn  quê, làng quê Việt Nam thân thuộc.   3. Một đặc điểm dễ nhận thấy khi khảo sát tính ngữ ca dao là sự  sử dụng đậm đặc tính ngữ, thành ngữ dân gian. Chính việc sử dụng  nhuần  nhị  thành  ngữ  dân  gian,  tận  dụng lối  tư  duy,  lối  nói  quen  thuộc trong lời ăn tiếng nói của nhân dân nên kết cấu của ca dao tuy  ngắn gọn mà vẫn đủ sức diễn đạt ý tưởng, tình cảm một cách sâu sắc,  rõ  ràng.  Các  tính ngữ,  thành  ngữ  quen  thuộc  thường  được  dùng  trong  ca  dao như:  gừng  cay  muối  mặn,  gừng  cay  mía  ngọt,  non  xanh  nước bạc, đồng trắng nước trong, dạ sắt gan đồng…  ‐ Thấy anh em cũng muốn chào  Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài.  ‐ Tưởng rằng bóng cả cây cao  Thiếp lăn mình vào những nắng cùng mưa.  32    ‐ Trăm năm đá nát vàng phai  Sông mòn bể cạn, không sai lời nguyền.  Các tính ngữ, thành ngữ này mang lớp ý nghĩa tổng hợp, có giá  trị khái quát cao. Tưởng ít có cách diễn đạt nào gọn lời đa nghĩa mà  chất văn chương vẫn đậm đà đến vậy.   Còn có thể nhận thấy những đặc điểm khác nữa trong tính ngữ  ca dao… Ví dụ dấu ấn của biện pháp tu từ qua lối đảo từ đưa tính từ  lên trước danh từ để nhấn mạnh tính chất đối tượng:   ‐ Anh về nhớ ngãi em không   Hay là thuận buồm, xuôi gió biệt mong xa chừng.   ‐ Ai dè đâu trận gió đông   Rời hồng rã lục, hương nồng lạt hương.   Ví dụ sự sử dụng tính ngữ cặp đôi khá phổ biến trong ca dao: má  hồng  răng  trắng,  nước  biếc  non  xanh,  nguyệt  khuyết sao  băng,  sơn  cùng  thủy tận… góp phần đảm bảo tính nhịp nhàng cân đối của thể thơ lục  bát,  của  đặc  điểm  ngôn  ngữ thơ  Việt  Nam,  phù  hợp  với  nhịp  bằng  trắc theo luật ngữ âm. Tất cả những đặc điểm này và một số vấn đề  khác nữa như: tính ngữ ca dao trong sự so sánh với một số thể loại  văn  vần (vè  truyện  thơ,  sử  thi);  tính  ngữ  trong  sự  phát  triển  lịch  sử văn học dân gian; tính dân tộc, tính địa phương trong sự sử dụng  tính ngữ… cần được nghiên cứu kỹ càng trong một bài viết khác khi  có điều kiện.   Tóm  lại,  chúng  tôi  xin  nhấn  mạnh rằng  nghiên  cứu  tính  ngữ  những bài ca trữ tình dân gian, về nội dung, chúng ta có thể hiểu rõ  hơn quan niệm thẩm mỹ cũng như tâm lý truyền thống dân tộc và  về  thi  pháp,  tính ngữ  là  một  phương  diện  ngôn  ngữ  nghệ  thuật  được sử dụng một cách ưu việt trong việc diễn tả tâm trạng trữ tình  của một thể loại mang bản chất trữ tình đặc thù.     33  B. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Có  lẽ  không  ở  bộ  phận  văn  học  dân  gian  nào  mà  đại  từ nhân  xưng được sử dụng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm như trong ca  dao  trữ  tình.  Khảo  sát  ca  dao,  chúng  ta  sẽ  gặp hàng  loạt  các  đại  từ  nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai như: anh ‐ em, thiếp ‐ chàng, mình ‐  ta, cô kia ‐ anh; qua ‐ bậu; tui ‐ mình; người ‐ tôi; anh ‐ tôi; bạn ‐ ta, người  ngoan ‐ anh; người nghĩa ‐ em; anh ba ‐ em; chị hai ‐ tôi; đó ‐ đây; ai ‐ ta;  anh ‐ cô nường; anh ‐ cô bạn; em ‐ phu quân….  ‐ Công tôi đi đợi về chờ   Sao người ăn nói lững lờ như không.   ‐ Cô kia cắt cỏ bên sông   Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.   ‐ Bây giờ ướm hỏi người ngoan   Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan díu tình.   ‐ Bậu với qua, duyên đà thậm bén   Biết cha mẹ rầy chọn kén nơi nao.   ‐ Bây giờ hỏi thiệt cô ba   Còn thương như cũ hay là hết thương.   ‐ Cô mình ơi, anh quyết với cô mình   Công anh dan díu chẳng thành thì thôi.   ‐ Cá sấu cá chẳng quật đuôi   Như lan sầu huệ, như tui sầu mình.   ‐ Đó nghèo thì đây cũng nghèo   Đôi ta như bọt với bèo dưỡng nhau.   ‐ Đói no có thiếp có chàng   Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.   Ở  bài  viết  này  chúng  tôi  sẽ  hệ  thống  hoá,  phân  tích  các đặc  điểm sử dụng, giá trị biểu cảm và lý giải những đặc điểm đó từ góc  độ bản chất thể loại ca dao.   34    I. Cách sử dụng ₫ại từ nhân xưng trong ca dao Cách sử dụng các đại từ nhân xưng thể hiện rõ phương thức  diễn xướng, lối kết hợp câu đối đáp trong ca dao.  Ca dao in rõ dấu ấn của kết cấu đối đáp, lối trò chuyện bằng lời  thơ tiếng hát. Nhà nghiên cứu quá cố Cao Huy Đỉnh đã phân tích rất  hay  và  sâu  sắc  điểm  quan  trọng  này  trong bản  chất  thể  loại  của  ca  dao mà theo chúng tôi đại từ nhân xưng đã góp phần làm sáng tỏ. Có  đối tượng để trò chuyện trực tiếp thì người lao động mới sử dụng các  cặp từ nhân xưng mang đặc điểm gọi, chào, hỏi như vậy:   ‐ Hỡi anh đi đường cái quan  Dừng chân đứng lại em than vài lời.  ‐ Người về, em chẳng cho về  Em nắm vạt áo, em đề câu thơ.  Chính vì có nhân vật đối thoại, trò chuyện nên sự sử dụng đại  từ  nhân  xưng trong  ca  dao hết  sức  linh hoạt và  độc đáo.  Ta  có thể  gặp  nhiều  cách  nói  bóng  gió,  ỡm  ờ,  nhiều trường  hợp  tưởng  như  đang nói đến ngôi thứ ba, đến một người nào đấy nhưng thực chất  chỉ  là  ngôi  thứ  nhất  và  ngôi thứ  hai,  là  ʺmìnhʺ  và  ʺtaʺ,  là  những  người đang trực tiếp trò chuyện. Điều này rất hợp với bản chất trữ  tình của ca dao:   ‐ Cô ấy mà lấy anh này  Chẳng phải đi cấy đi cày nữa đâu  ‐ Áo anh sứt chỉ đã lâu  Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng  Trong  bài  ca  xin  áo  quen  thuộc  này,  chàng  trai  trò chuyện  với  cô  gái  về  cái  áo  bị  bỏ  quên  ʺEm  được  thì  cho  anh xinʺ  lại  bất  ngờ  chuyển  sang  nói  về  một  ʺcô  ấyʺ  nào  đó  bâng quơ.  Cô  gái  đang  trò  chuyện chắc cũng hiểu ngay ʺcô ấyʺ là ai rồi. Rõ ràng, cách xưng hô  này cho phép mọi người ở mọi thời điểm hiểu được bởi phương thức  diễn xướng của thể loại.     35  Không ở đâu, dấu ấn cộng đồng, dấu ấn đối đáp tập thể lại rõ  nét như trong ca dao. Bày tỏ tình cảm lứa đôi mà lại có ʺđôi ngườiʺ,  ʺđôi tôiʺ, ʺchúng tôiʺ, ʺđôi ba người ơiʺ.   ‐ Tính tang tình, chị hai ơi   Đương vui thế này   Chúng tôi trở ra về     Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng.   II. Sắc thái biểu cảm của ₫ại từ nhân xưng trong ca dao Đại từ nhân xưng trong ca dao sử dụng kết hợp cả lối xưng hô  trong văn chương bác học và lối xưng hô trong ngôn ngữ đời thường.   Chắc trong cuộc sống, người lao động xưa ít khi trực tiếp dùng  đại từ xưng hô mang tính chất trang trọng ʺchàng‐ thiếpʺ, ʺphu quân  ‐ emʺ. Vậy mà đi vào thơ ca dân gian, đại từ này được sử dụng khá  nhiều. Bên cạnh đó cũng sử dụng đậm đặc cách gọi bình dân ʺmình‐ taʺ, ʺtôi‐ cô mìnhʺ, ʺngười‐emʺ:  Bấy lâu chàng đợi thiếp trông   Bây giờ chàng hỏi thiếp nói không sao đành   Mình nghiêng tai tôi nói nhỏ cho rành   Theo mình có thác cũng đành dạ tôi.   Cách xưng hô trong ca dao chỉ mức độ quan hệ và thể hiện sắc  thái  biểu  cảm  cũng  giống  như  cách  xưng  hô  trong ngôn  ngữ  đời  thường. Khi  nghiêm  túc,  khi  tha  thiết  thì  dùng  ʺanh  ‐  emʺ,  ʺthiếp  ‐  chàngʺ, mình ‐ taʺ:   Thiếp nhớ chàng, tấm phên hư, nuột lạt đứt   Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm   Khi giận hờn, gay gắt:   Chồng gì anh, vợ gì tôi   Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.   36    Khi tình yêu đơn phương dè dặt:   Ngó đây, ngó đó không ưng   Ngó về xứ bạn, lòng mừng dạ vui.   Khi vui đùa, tinh nghịch:   Cô mình ơi anh quyết với cô mình   Công anh dan díu, chẳng thành thì thôi.   Đặc biệt cặp từ ʺngười ‐ tôiʺ, ʺngười ấy – tôiʺ, ʺngười dưng‐ tôiʺ  là những cặp đại từ rất đặc trưng trong ca dao, vừa mang tính chất  truyền thống vừa rất hiện đại. Ngày nay thơ hiện đại vẫn tiếp thu, sử  dụng  một  cách  ưu  thế  lối  xưng  hô này.  Nó  không  cũ  đi,  không  xói  mòn và giàu chất thơ, phù hợp với ca dao mà Xuân Diệu có lời bình  rằng ʺngười dưng mà chẳng thể dửng dưng đượcʺ:   Gió sao gió mát sau lưng   Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.   Cái  hay  của  các  đại  từ  này  ở  chỗ  nó  diễn  tả  mức  độ  quan hệ  chưa  đủ  độ  chín  để  thân  mật,  nhưng  cũng  không  hề  xa cách  lạnh  lùng.  Cách  xưng  hô  biểu  hiện  được  tình  cảm  của người  hát,  chứa  đựng  ẩn ý bên  trong. Lại  có những  đại  từ nhân  xưng  không  câu  nệ  vào  hình  thức  mối quan  hệ. Mối quan  hệ  của  hai  nhân  vật ở  câu  ca  dưới  đây  chưa  phải mối quan  hệ phu  ‐ thê nhưng  tác giả  vẫn  xưng  hô ʺmình ‐ taʺ biểu hiện mức độ thân thiết, ý thức gắn bó keo sơn:   Cửa song loan sớm mở tối gài   Mình đứng trong than thở, tôi đứng ngoài thở than.   Ở một bài ca dao khác, nội dung nói về mối quan hệ đã từng keo  sơn, gắn bó mà sao lối xưng hô lại cầm chừng, mức độ: ʺbạn ‐ taʺ. Nó  phản ánh phần nào khoảng cách hiện tại giữa các nhân vật trữ tình:   Ớ bạn ơi, bạn có nhớ hồi khi mô   Dang tay ta gối cho bạn nằm   Nay chừ hai hàng châu lệ đầm đầm như mưa.     37  Đó  là  lối  xưng  hô  độc  đáo  trong  ca  dao  gợi  cho  người  nghe những liên tưởng phong phú.   So với thơ bác học, có lẽ chỉ ở ca dao mới có cách sử dụng đại từ  nhân xưng kèm theo các tình từ chỉ rõ tính chất đặc điểm đối tượng  được gọi: ʺngười thươngʺ, ʺngười ngoanʺ, ʺngười nghĩaʺ.   ‐ Chiều nay người nghĩa xa anh   Chim sa cá lụy, kiểng đương canh vội tàn   ‐ Bây giờ ước hỏi người ngoan   Em về thưa với thầy mẹ, anh muốn dan díu tình.   Dân  ca  Thái  cũng  có  lối  gọi  rất  đặc  trưng  như  thế :  ʺanh yêuʹ,  ʺem yêuʹ, ʺmẹ yêuʺ:   Em yêu đan vó nên hình chim công   Vá chài thành hình lượn con rồng   Người các phương mường muốn khóc   Đều ước ao được em yêu thêu khăn.   (dân ca Thái)   Trong  ca  dao,  có  những  đại  từ  được  danh từ  hóa một cách tài  tình làm tăng chất thơ, chất nghệ thuật cho lời ca:   Bây giờ tôi mới gặp tình   Khác nào Kim Trọng thanh minh gặp Kiều.   III. Dấu ấn ₫ịa phương, dấu ấn vùng, miền qua từ nhân xưng trong ca dao Nếu  như  cách  gọi  anh  Cả,  chị  Hai,  chị  Ba,  chị  Tư,  người ngoan,  đôi người... là cách gọi đặc sắc của dân ca quan họ hay rộng ra là đặc  trưng  cho  lối  xưng hô nền nã, đằm thắm của  dân  ca  vùng  đồng  bằng  Bắc Bộ:   Năm canh tưởng nhớ bạn hiền   Nhớ câu hò hẹn trăng nguyền cho cam   Chị Tư có yêu cho mượn khăn áo giữ màu.   38   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan