Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những thay đổi chính trị của myanmar từ 2010 đến 2015...

Tài liệu Những thay đổi chính trị của myanmar từ 2010 đến 2015

.PDF
107
350
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- SÁI VIỆT THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ CỦA MYANMAR TỪ 2010 ĐẾN 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- SÁI VIỆT THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ CỦA MYANMAR TỪ 2010 ĐẾN 2015 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60310206 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TSKH Trần Khánh Hà Nội - 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................................. 6 4. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................... 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn................................................................................................................ 8 CHƢƠNG 1 .................................................................................................................................. 110 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔICHÍNH TRỊ Ở MYANMAR TỪ 2010 ĐẾN 2015 ........................................................................................................................................ 10 1.1. Lịch sử chính trị của Myanmar ......................................................................................... 10 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................... 10 1.1.2. Những lực lượng chính trên chính trường Myanmar..................................................... 19 1.1.3. Các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ................................................................................. 27 1.2. Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính trị ở Myanmar từ 2010 đến 2015........ 28 1.2.1. Nguyên nhân bên trong .................................................................................................... 28 1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài .................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2 .................................................................................................................................... 42 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI Ở MYANMAR ..................................... 42 TỪ 2010 ĐẾN 2015 ........................................................................................................................ 42 2.1. Về đối nội ............................................................................................................................. 42 2.1.1. Dân chủ hóa ...................................................................................................................... 42 2.1.2. Thúc đẩy hòa hợp dân tộc................................................................................................. 46 2.2. Về đối ngoại ......................................................................................................................... 54 2.2.1. Quan hệ với Trung Quốc .................................................................................................. 55 2.2.2. Quan hệ với Mỹ ................................................................................................................. 62 2.2.3. Quan hệ với Ấn Độ............................................................................................................ 68 2.2.4. Quan hệ với Nhật Bản ...................................................................................................... 70 2.2.5. Quan hệ với Liên minh châu Âu ...................................................................................... 71 2.2.6. Quan hệ với ASEAN ......................................................................................................... 73 1 2.3. Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện cải cách chính trị Myanmar những năm tới .. 74 2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................................... 74 2.3.2. Khó khăn ........................................................................................................................... 76 CHƢƠNG 3 .................................................................................................................................... 78 TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở MYANMAR ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM ..................................................................................................................................... 78 3.1. Tác động đến cạnh tranh chiến lƣợc của Mỹ, Trung Quốc ở khu vực........................... 78 3.2. Tác động đến quan hệ của Myanmar với ASEAN ........................................................... 83 3.3. Tác động đến quan hệ Việt Nam - Myanmar ................................................................... 85 Kết luận ......................................................................................................................................... 101 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACMECS Chiến lược phát triển kinh tế 3 dòng sông AVIM Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar CLMV Hợp tác Việt Nam - Campuchia - Lào - Myanmar COC Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông CPB Đảng Cộng sản Myanmar DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông EU Liên minh châu Âu EWEC Hành lang Đông - Tây GMS Tiểu vùng Sông Mekong NLD USDA Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Hiệp hội Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar USDP Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar USAID Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ UECỦy ban Bầu cử Liên bang Myanmar SNDP Đảng Dân chủ Dân tộc Shan UN Liên hợp quốc SLORCHội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia SPDC Hội đồng Hòa bình và Phát triển Nhà nước 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Myanmar là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng tại Đông Nam Á, nhưng nhiều năm qua vẫn là một trong những nước chậm phát triển nhất khu vực. Kể từ khi Myanmar tiến hành Tổng tuyển cử bầu dân chủ năm 2010 và nhất là Chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein chính thức lên nắm quyền điều hành đất nước vào tháng 3 năm 2011, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi quan trọng. Từ một nước được điều hành bởi chính quyền quân sự trong hơn hai thập kỷ, Myanmar chính thức chuyển sang chính thể đa đảng dân sự với sự hiện diện của các đảng phái đối lập trong quốc hội. Quá trình thay đổi chế độ chính trị này xuất phát từ cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Ở trong nước, việc chính quyền quân sự chủ động chuẩn bị một lộ trình với những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn để chuyển đổi Myanmar sang nền chính trị dân chủ. Điều này nhằm vừa hợp thức hóa vai trò và quyền lực lãnh đạo của giới tướng lĩnh quân đội, kiểm soát quá trình cải cách và chuyển giao quyền lực diễn ra hòa bình, đồng thời lại vừa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Từ bên ngoài, mối lo ngại về việc Myanmar quá phụ thuộc vào Trung Quốc và việc Mỹ quay trở lại khu vực với chiến lược “tái cân bằng” là hai yếu tố có ảnh hưởng hơn cả đến quyết định chuyển đổi chính trị của chính quyền quân sự Myanmar. Nhờ những thay đổi đó, nền chính trị Myanmar đã có những chuyển đổi theo hướng dân chủ, minh bạch dựa trên những nền tảng pháp lý căn bản. Những nỗ lực hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa được thể hiện ở sự tham gia tự do vào đời sống chính trị của các đảng phái và các tổ chức phi Nhà nước, ở việc các quyền của người dân từng bước được đảm bảo… và được quốc tế ghi 4 nhận. Chính trị đối ngoại của Myanmar cũng đã có những thay đổi đáng kể theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; mở cửa và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế; tăng cường quan hệ với Mỹ và phương Tây (sau thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử 2015 của NLD, Mỹ đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm và dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận, trừng phạt với Myanmar); thu hút nguồn vốn đầu tư, sự hỗ trợ và viện trợ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước;đồng thời, giảm sự phụ thuộc quá lớn của Myanmar vào Trung Quốc.Vị thế của Myanmar trên trường quốc tế được cải thiện đáng kể, nhất là việc tổ chức thành công Seagames 2013 và Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014. Myanmar và Việt Nam đều là thành viên ASEAN. Hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Do đó, Những thay đổi chính trị tại Myanmar đã có những tác động không nhỏ đến Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam - Myanmar. Cải cách dân chủ ở Myanmar đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội mới làm ăn, kinh doanh. Với công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam tiếp tục thu được nhiều thành quả quan trọng. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu những thay đổi chính trị của Myanmar, phân tích, làm rõ các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự thay đổi chính trị của Myanmar từ năm 2010 đến nay. Làm rõ những thay đổi về chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay, những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình cải cách chính trị của Myanmar trong những năm tới. Trên cơ sở đó, 5 đánh giá tác động của quá trình trên đến quan hệ Việt Nam - Myanmar và đưa ra một vài gợi ý chính sách là điều cần thiết. Do vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Những thay đổi chính trị của Myanmar từ 2010 đến 2015” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những thay đổi về chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar và tác động của chúng đến quan hệ Việt Nam Myanmar. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, tập trung phân tích, đánh giá về những thay đổi chính trị tại Myanmar. Về thời gian: Từ 2010 đến 2015. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Trong nước: Từ khi Myanmar đưa ra Lộ trình dân chủ 7 bước vào năm 2003 đến nay, nhất là sau khi Myanmar tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử 2010, vấn đề cải cách chính trị ở Myanmar được rất nhiều học giả trong nước quan tâm. Đáng chú ý có: + Cuốn sách: “Biến đổi chính trị, kinh tế ở Myanmar từ 2011 đến nay: Bối cảnh, nội dung & tác động” do tác giả Võ Xuân Vinh chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2015. Cuốn sách được chia làm 3 chương, cuốn sách tập trung phân tích các nhân tố tác động đến sự biến đổi chính trị và kinh tế ở Myanmar từ tháng 3/2011 đến nay; chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình cải cách của Myanmar; tác động của chúng đến khu vực và Việt Nam.Đây là nguồn tài liệu quý cho việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu những thay đổi chính trị ở Myanmar gần đây 2010 - 2015. + Cuốn sách: “Myanmar: Lịch sử và Hiện tại” do tác giả Chu Công Phùng chủ biên được nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011. 6 Cuốn sách được chia làm 11 chương, giới thiệu tổng quan về đất nước - con người Myanmar và quan hệ Việt Nam - Myanmar. + Cuốn sách: “Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn” do tác giả Nguyễn Duy Dũng chủ biên được nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản năm 2013, đây là nguồn tài liệu quý cho việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu những thay đổi chính trị ở Myanmar gần đây 2010 - 2015, nhất là đánh giá tác động của chúng đến Việt Nam. - Thế giới: Có một số cuốn sách và công trình nghiên cứu về Myanmar đáng chú ý sau: + Cuốn sách “Hiểu biết về tiến trình hòa bình tại Myanmar: Các thỏa thuận ngừng bắn”, tác giả Minzawoo, xuất bản tháng 2 năm 2014. Trong đó tập trung đánh giá về tiến trình hòa bình giữa các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số với Chính phủ Myanmar. + Tác phẩm “Burma: A nation at the crossroads” (Miến Điện trước ngã ba đường) của tác giả Benedict Rogers, xuất bản năm 2012, đã cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện về đời sống xã hội Myanmar, xung đột sắc tộc… + Cuốn sách “Trả lời phỏng vấn giữa Tổng Tư lệnh các lực lượng Quốc phòng Myanmar với Hãng truyền thông Channel News Asia”, do nhà sách Myawady tổng hợp, xuất bản tháng 1 năm 2015, đánh giá về những thành tựu mà Chính phủ Myanmar đã đạt được kể từ khi mở cửa cải cách đến nay và vai trò của quân đội. + Cuốn sách “Từ Burma đến Myanmar: Con đường gian truân đi đến tự do”, nhà xuất bản thế giới xuất bản năm 2016, kể về cuộc đời và vai trò của bà Aung San Suu Kyi đối với nền dân chủ của Myanmar. + Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Myanmar đang thay đổi - những cơ hội và thách thức, xuất bản tháng 8 năm 2012. Đánh giá về những thành tựu trong cải cách, nhất là về kinh 7 tế của Myanmar thời gian gần đây. Các nghiên cứu của học giả Singapore về vị thế của Myanmar trong chiến lược phát triển của các nước lớn… 4. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện, làm rõ những thay đổi về chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar từ năm 2010 đến 2015, từ đó đánh giá tác động của nó đến quan hệ với ASEAN, quan hệ của các nước lớn ở khu vực và quan hệ Việt Nam - Myanmar. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những nhân tố tác động đến thay đổi chính trị của Myanmar từ 2010 đến 2015. - Phân tích những thay đổi về chính trị, nhất là về chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar từ 2010 đến 2015. - Đánh giá tác động của sự thay đổi chính trị ở Myanmar đến quan hệ vớiASEAN, quan hệ với các nước lớn ở khu vực và quan hệ Việt Nam Myanmar. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước để tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là dựa trên phân tích quan hệ quốc tế, phân tích văn bản, tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, logic… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính trị ở Myanmar từ 2010 đến 2015. Trong đó nêu khái quát các thông tin cơ bản về Myanmar như điều kiện tự nhiên; lịch sử hình thành và phát triển; các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội; Lộ trình dân chủ 7 bước: hình thành và 8 triển khai thực hiện; nhất là về những nguyên nhân bên trong và bên ngoài tác động đến sự thay đổi chính trị ở Myanmar. Chƣơng 2: Những thay đổi về đối nội và đối ngoại ở Myanmar từ 2010 đến 2015. Trong đó, tập trung đi sâu phân tích, làm rõ những thay đổi về chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar từ năm 2010 đến nay. Đồng thời,đưa ra những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình cải cách chính trị của Myanmar trong những năm tiếp theo. Chƣơng 3: Tác động của thay đổi chính trị ở Myanmar đến quan hệ quốc tế và Việt Nam. Trong đó, tập trung đánh giá về những tác động của nó đến quan hệ với ASEAN, quan hệ của các nước lớn ở khu vực và quan hệ Việt Nam - Myanmar. 9 CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở MYANMAR TỪ 2010 ĐẾN 2015 1.1. Lịch sử chính trị của Myanmar 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trước năm 1989, đất nước Myanmar hiện nay mang tên là Burma. Năm 1989, Hội đồng quân sự nước này đã đổi tên nước từ Burma thành Myanmar (tiếng Hán còn gọi là Miến Điện). Quá trình hình thành quốc gia dân tộc Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc với 135 sắc tộc là phái hệ của 13 dân tộc khác nhau, mà chủ yếu là tộc người Miến, Mon, Shan, Karen, Chin, Kachin, Kayah, Arakan.Vào khoảng trước hoặc sau thế kỷ I, ở vùng đất Myanmar ngày nay có một số tiểu vương quốc: Phía Bắc có nước của người Shan (tổ tiên là người Tai hoặc Thái từ Vân Nam, Trung Quốc đến); phía Nam có hai tiểu vương quốc của người Mon (có nguồn gốc từ các vùng đất của Thái Lan và Combodia ngày nay), khoảng giữa những năm 900 trước công nguyên, họ thành lập hai vương quốc nhỏ là Pegu và Thaton. Tại miền Trung và miền Nam Miến Điện còn có nước Phiêu của người Pyu. Sau nhiều triều đại tranh giành nhau trong hai thế kỷ đầu tiên của Pagan, một thủ lĩnh quân sự người Miến tên là Anawrahta đã trở thành vua của Pagan (1044 1077). Triều đại của ông được coi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay và đánh giá sự khởi đầu của Miến Điện như một Nhà nước thống nhất về chính trị, được nhà Tống của Trung Quốc và triều đại Chola của Ấn Độ công nhận. Quá trình phát triển quốc gia dân tộc Thời kỳ Đế chế Miến Điện thứ nhất (1044 - 1551): Vua Anawrahta đã thực hiện một loạt các cuộc cải cách quan trọng trong lĩnh vực xã hội, 10 tôn giáo, kinh tế có vai trò ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử Miến Điện. Sự phát triển quan trọng nhất là sự ra đời của đạo Phật tiểu thừa sau khi chinh phục vương quốc Thaton vào năm 1057. Đầu thế kỷ XIII, vương quốc Pagan đã bị suy yếu trước sự bao vây của người Mon, Shan, Mông Cổ. Năm 1277, Mông Cổ bắt đầu xâm lược Pagan. Năm 1287, vương quốc Pagan bị những đạo quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt đánh bại. Sau khi triều đại Pagan sụp đổ, ba thế kỷ tiếp theo là tình trạng phân tranh bất hòa, chia rẽ Miến Điện thành những quốc gia nhỏ. Đến giữa thế kỷ XIV, Miến Điện được chia thành 4 trung tâm quyền lực lớn: Thượng Miến Điện, Hạ Miến Điện, Shan và Arakan mà đại diện là vương quốc Begu của người Mon, vương quốc Shan của người Shan, vương quốc Arakan của người Arankan và vương quốc Ava của người Miến. Thời kỳ Đế chế Miến Điện thứ hai (1551 - 1752): Đế chế Miến Điện thứ hai được hình thành nhờ công lao của Bayinnaung (1551 - 1581), vốn là em rể và là người kế vị của Vua Tabinhshwehti. Từ đó, các quốc gia khác ở vùng biên giới Miến Điện - Trung Quốc và Manipur - nay thuộc Ấn Độ, hàng năm đã phải triều cống cho Miến Điện. Bayinnaung đã duy trì một hệ thống hành chính vững chắc tại khắp các quốc gia chinh phục được. Tuy nhiên, sau khi Vua Bayinnaung mất năm 1581, Vương quốc Xiêm tuyên bố độc lập năm 1584 và tổ chức cuộc chiến tranh với Toungoo cho đến năm 1605. Cũng như giai đoạn trước đó, người nước ngoài nhất là người Ả-rập và Bồ Đào Nha rất tích cực thông thương với Miến Điện. Năm 1725, người Xiêm đã chiếm lại Chiang Mai; năm 1740 người Mon do Smingtho cầm đầu với sự hỗ trợ của Pháp đã tấn công và chiếm được Ava năm 1752, kết thúc hơn 200 năm của đế chế Miến Điện thứ hai. Thời kỳ Đế chế Miến Điện thứ ba (1752 - 1885): Sau khi chiếm được Ava, người Mon cố sức kiểm soát Miến Điện cho đến khi Alaungpaya, một 11 trưởng làng người Miến khởi nghĩa đánh bại họ. Sau gần 8 năm chiến đấu, Alaungpaya cuối cùng đã thống nhất đất nước và lập ra vương triều Konbaung năm 1759 - Đế chế thứ ba và là Đế chế cuối cùng của Miến Điện. Cuộc chiến tranh Xiêm - Miến Điện nổ ra từ năm 1760 - 1767, Xiêm đầu hàng, chấp nhận làm chư hầu cho Miến Điện. Sau đó giữa Miến Điện và Xiêm liên tục xảy ra các cuộc chiến tranh, nhưng không bên nào giành thắng lợi. Năm 1824, dưới sự trị vì của Vua Bagyidaw Mahabandoola chiếm Assam, sát vùng thuộc địa của Anh ở Ấn Độ, gây nên 3 cuộc chiến tranh Anh - Miến Điện (1824 - 1826, 1851 - 1852, 1885 - 1886). Năm 1886 toàn bộ Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Thời kỳ là thuộc địa của Anh (1886 - 1947): Từ năm 1886, người Anh chiếm toàn bộ Miến Điện và sáp nhập thành một bang thuộc Ấn Độ và thực hiện nguyên tắc chia để trị, cho phép những nhà lãnh đạo địa phương cai trị các bang thiểu số. Ngày 02 tháng 3 năm 1935, Anh quyết định tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ, thành lập chính phủ Miến Điện thuộc Anh từ ngày 01 tháng 4 năm 1937. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, Miến Điện là một mặt trận chính tại mặt trận Đông Nam Á, sau những thắng lợi ban đầu trong “chiến dịch Miến Điện”, năm 1943, Nhật bản chiếm đa phần lãnh thổ Miến Điện. Sau khi Nhật Bản thất bại, tháng 7 năm 1945 Anh đã chiếm lại toàn bộ vùng đất này và sau đó từng bước trao trả độc lập cho Miến Điện. Ngày 17 tháng 10 năm 1947, Thủ tướng Miến Điện và Thủ tướng Anh đồng ký tên vào bản hiệp ước công nhận nền độc lập của Liên bang Miến Điện. Thời kỳ đất nước giành độc lập: Ngày 04 tháng 01 năm 1948, Liên bang Miến Điện được thành lập và 4 bang vùng thượng Miến Điện. Khác với đa số các thuộc địa của Anh, Miến Điện không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung, bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng 12 chung ra đời. Một hệ thống chính trị lưỡng viện tại Miến Điện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia. Sau khi giành được độc lập, Myanmar rơi vào tình trạng mất ổn định do những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số đòi tự trị. Từ tháng 3 năm 1948, Đảng Cộng sản rút vào hoạt động bí mật chống chính phủ tư sản. Tháng 9 năm 1948, một bộ phận người dân tộc Karen đã nổi dậy chống chính quyền U Nu, nhằm tách khu vực của người Karen ra khỏi Liên bang Miến Điện và lập nên Nhà nước Karen tự trị với quân đội riêng. Trước xu hướng ly khai mới, Chính phủ U Nu không đưa ra giải pháp cụ thể nào. Nhằm ngăn chặn nguy cơ phá vỡ Liên bang do việc Chính phủ U Nu có thể cho phép người Shan và các dân tộc khác ly khai, ngày 02 tháng 3 năm 1962, lực lượng quân đội do tướng Ne Win đã tiến hành đảo chính. Cuộc đảo chính đã hủy bỏ chế độ dân chủ Đại nghị, từ đó quân đội kiểm soát quyền lực. Năm 1974, bản Hiến pháp mới được thông qua và Miến Điện trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Miến Điện. Năm 1981, Ne Win thôi giữ cương vị Chủ tịch nước. Myanmar dưới thời của Tướng Saw Maung (1988 - 1992): Sau đảo chính, Đại tướng Saw Maung được Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia (SLORC) bầu làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao. Tháng 05.1989, SLORC quyết định đổi tên nước Miến Điện thành Myanmar với lý do không nên dùng tên do thực dân Anh đặt mà dùng tên gốc bản xứ. Ngày 26.09.1988, SLORC công bố quy định về đăng ký thành lập các đảng phái chính trị để tham gia tổng tuyển cử. Trong các lực lượng tham gia tranh cử thì Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) có nhiều uy tín nhất, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, ngày 19 tháng 7 năm 1989, SLORC đã ra lệnh bắt giữ bà Aung San Suu Kyi với cáo buộc gây nguy hiểm cho thống nhất dân tộc và quản thúc bà tại 13 nhà riêng. Ngày 27.5.1990, cuộc tổng tuyển cử được tiến hành với sự tham gia của 2.392 ứng cử viên của hơn 110 đảng, theo đó: NLD đã giành chiến thắng với 392 ghế trong Quốc hội (chiếm 79,8%). Tuy nhiên, SLORC kiên quyết không chuyển giao quyền lực cho Quốc hội mới. Ngày 20 tháng 12 năm 1990, Chính quyền của Tướng Saw Maung ký lệnh giải tán đảng NLD, đồng thời ban lệnh giới nghiêm, bắt giam tất cả những ai chống đối. Trước tình hình trên, Liên hợp quốc (UN), Mỹ và các nước phương Tây đã thực hiện lệnh cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanmar. Myanmar dưới thời của Tống tướng Than Shwe (1992 - 2010): Ngày 24 tháng 4 năm 1992, Đại tướng Than Shwe lên thay Tướng Saw Maung, với uy tín và thực quyền trong quân đội, Than Shwe đã được Hội đồng tướng lĩnh Myanmar tôn làm thống tướng nắm toàn quyền lãnh đạo Quân đội và Chính phủ. Thống tướng Than Shwe tuyên bố: Quân đội sẽ trao quyền cho nhân dân vào thời điểm thích hợp; ra lệnh rỡ bỏ thiết quân luật ở hầu hết các địa điểm nóng; trả tự do cho những người bị giam giữ vì lý do chính trị, nay không còn gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, riêng Aung San Suu Kyi vẫn bị giam lỏng; mở cửa trở lại các trường đại học và cao đẳng đã bị đóng cửa trước đó. Năm 1993 và 1996, Chính phủ Myanmar đã hai lần triệu tập Đại hội quốc dân, gồm các đại biểu trúng cử trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1990 để bàn về các vấn đề còn tồn tại của đất nước. Nhằm tập hợp lực lượng ủng hộ để thực thi đường lối chính sách của Chính phủ, Than Shwe cho thành lập Hiệp hội đoàn kết và phát triển liên bang (USDA). Ngày 15 tháng 11 năm 1997, SLORC đổi tên thành Hội đồng hòa bình và phát triển liên bang (SPDC) do Thống tướng Than Shwe làm chủ tịch. Tháng 02 năm 2003, Chính quyền của Than Shwe công bố “Lộ trình dân chủ 7 bước” về việc chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang chính phủ dân sự do dân bầu, như sau: Bước 1: Phục hồi triệu tập Đại hội Quốc dân. 14 Bước 2: Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực sự và có kỷ cương. Bước 3: Soạn thảo Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua. Bước 4: Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới. Bước 5: Tổ chức cuộc tổng tuyển cử một cách tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới. Bước 6: Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới. Bước 7: Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ. Trong những năm tiếp theo, Chính quyền do Thống tướng Than Shwe đứng đầu tiến hành nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình an ninh-xã hội, chính trị đất nước. Liên tiếp trong các kỳ họp Đại hội quốc dân (2004 - 2007) đã bàn thảo nhiều vấn đề lớn của đất nước như sửa đổi Quốc hiệu, Quốc huy, Hiến pháp, luật bầu cử…Ngày 24 tháng 5 năm 2008, Myanmar tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới của Liên bang. Ngày 26 tháng 5 năm 2008, Hiến pháp mới chính thức được thông qua với tỷ lệ 92,48% tổng số cử tri ủng hộ. Thời kỳ từ năm 2010 đến nay: Tiếp theo Lộ trình dân chủ, ngày 17 tháng 3 năm 2010, Myanmar thành lập Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (UEC); công bố luật bầu cử, cho phép các đảng phái chính trị đăng ký bầu cử. Ngày 29 tháng 3 năm 2010, Chính phủ quân sự Myanmar chính thức giải thể USDA và thành lập đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (USDP), với nòng cốt là các thành viên cũ của USDA. Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Chính phủ Myanmar quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa liên bang Myanmar và thay đổi quốc kỳ mới. Ngày 15 tháng 9 năm 2010, UEC ra thông báo chính thức có 42 đảng gửi đơn tham gia tranh cử, trong đó có 37 đảng đủ điều kiện tranh cử, với trên 3.000 ứng cử viên. 15 Theo đúng kế hoạch, ngày 07 tháng 3 năm 2010, cuộc Tổng tuyển cử bầu chính phủ dân sự của Myanmar đã diễn ra với sự tham gia của 29 triệu cử tri. Hơn 3.000 ứng cử viên từ 37 chính đảng tranh cử 1.159 ghế Quốc hội. Cuộc bầu cử diễn ra trong không khí hòa bình, ổn định, dân chủ và tự do. Ngày 17 tháng 11 năm 2010, UEC công bố kết quả bầu cử, theo đó: Đảng USDP giành chiến thắng áp đảo với 883 ghế (259/330 ghế Hạ viện, 129/168 ghế Thượng viện và 495/661 ghế Nghị viện bang, vùng). Kết quả bầu cử của Myanmar đã nhận được sự ủng hộ của các nước ASEAN, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác; Mỹ và phương Tây tuy không ủng hộ nhưng không phản đối kết quả trên. Ngày 31 tháng 01 năm 2011, Myanmar khai mạc phiên họp Quốc hội ba cấp đầu tiên (Hạ viện, Thượng viện, và 14 cơ quan lập pháp) để bầu ra Chính phủ mới. Với sự tham gia của các nghị sỹ thuộc 11 đảng phái chính trị khác nhau, Quốc hội đã bầu Thein Sein làm Tổng thống; Tin Aung Min làm Phó Tổng thống thứ nhất; Sai Mau Kham làm Phó Tổng thống thứ hai; Thura U Swe Man làm Chủ tịch Hạ viện; Khin Aung Min làm Chủ tịch Thượng viện. Theo đệ trình của Tổng thống Theis Sein, ngày 09 tháng 02 năm 2011, Quốc hội Myanmar thông qua danh sách thành viên Chính phủ mới. Theo đó, cơ cấu Chính phủ gồm 34 bộ. Ngoài ra, theo Hiến pháp 2008, Tổng thống kiêm chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, với vai trò là cơ quan giám sát, đảm bảo việc thực thi đường lối chính trị của người đứng đầu đất nước phát huy được hiệu quả. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Thein Sein tiến hành một loạt chương trình cải cách đất nước theo đường lối mở cửa tích cực cả về kinh tế, chính trị và đối ngoại. Về chính trị, Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp hòa hợp dân tộc: Thành lập Ủy ban hòa bình và Ủy ban nhân quyền quốc gia, nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân theo Hiến pháp 2008; liên tục cử đại diện các cấp (Tổng thống, Bộ trưởng) tiến hành đối thoại 16 với lãnh đạo đảng đối lập NLD bà Aung San Suu Kyi, nhằm gác lại bất đồng và tìm kiếm biện pháp hợp tác vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, Chính phủ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào ngày 01 tháng 4 năm 2012, đảng NLD đã giành được 43/45 ghế, bà Aung San Suu Kyi trở thành nghị sỹ Quốc hội, Chính phủ Myanmar đã chứng minh được quyết tâm thực hiện cải cách dân chủ, từ đó nâng cao uy tín của Chính phủ ở cả trong và ngoài nước; cho phép các đối tượng chống đối đang sống lưu vong được về nước; thả tù nhân chính trị; đàm phán hòa bình với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số… Bên cạnh đó, Chính phủ của Tổng thống Thein Sein còn ban hành các đạo luật, chính sách mới theo hướng cởi mở hơn quyền lợi dân chủ cho người dân như Luật về Công đoàn và Đình công; điều chỉnh luật đảng phái; dỡ bỏ lệnh cấm truy cập vào các trang thông tin điện tử của phe đối lập và nước ngoài; cho phép báo chí nước ngoài vào Myanmar hoạt động… Về kinh tế, Myanmar chủ trương đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp với thúc đẩy loại hình kinh tế tư nhân và mở cửa hệ thống ngân hàng… nhằm tạo điều kiện cho đầu tư và trao đổi thương mại phát triển. Về đối ngoại, Myanmar điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn, cởi mở hơn với phương Tây, thúc đẩy quan hệ truyền thống, đặc biệt là các nước ASEAN và Việt Nam. Tháng 11 năm 2015, UEC, cho biết có khoảng 80% trong tổng số trên 32 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu. Ngày 20 tháng 11 năm 2015, UEC công bố kết quả cuộc Tổng tuyển cử: (1) Thượng viện, Đảng NLD được 135/168 ghế; Đảng USDP được 12/168 ghế; (2) Hạ viện, NLD được 255/330 ghế; USDP được 30/330 ghế. Các ghế còn lại thuộc về các đảng nhỏ khác. Như vậy, NLD đã giành chiến thắng trong cuộc Tổng tuyển cử 2015 với số ghế áp đảo, đủ quyền tự thành lập Chính phủ mới. Một số vấn đề còn tồn tại trong xã hội Myanmar: 17 Tình hình xung đột tôn giáo diễn biến phức tạp: Vấn đề này đã tồn tại và kéo dài trong suốt lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của Myanmar. Bằng chứng là, xung đột giữa người Hồi giáo Rohingda và người Arakan theo Phật giáo tại bang Rakhine. Phần lớn người Hồi giáo Rohingda có nguồn gốc di cư trái phép từ Bangladet, Ấn Độ vào Myanmar, nên họ không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thực sự từ phía Chính quyền Myanmar. Trong thời kỳ Myanmar còn là thuộc địa của Anh, người Hồi giáo Rohingda bị bắt đi lính cầm súng đàn áp người Miến. Do đó, họ bị người Miến xem như kẻ thù. Ngoài ra, trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp của người Hồi giáo Rohingda đã làm cho người Myanmar bị ảnh hưởng vả về công ăn việc làm và sự ổn định tình hình an ninh, an toàn cuộc sống. Từ đó đến nay, cứ là người Hồi giáo Rohingda sinh sống tại Myanmar đều bị người dân theo đạo Phật kỳ thị, không chấp nhận họ là người Myanmar. Do vậy, mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa hai dòng giáo phái thường xuyên diễn ra. Trong cuộc xung đột từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2012, đã làm cho 77 người thiệt mạng và 109 người bị thương; 4.822 ngôi nhà, 17 nhà thờ Hồi giáo, 15 tu viện và 3 trường học bị phá hủy. Lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số chống đối Chính phủ: Kể từ khi Myanmar giành được độc lập cho đến nay, các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số luôn tiến hành các hoạt động quân sự chống lại quân đội chính phủ, nhằm đòi thành lập Nhà nước độc lập riêng. Dưới chủ trương chính sách của chính quyền mới, hiện nay cơ bản các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đã ký thỏa thuận ngừng bắn với Chính phủ. Tuy nhiên, các nhóm còn lại vẫn có lực lượng quân đội và vũ khí trang bị khá mạnh. Gần đây, các nhóm này tăng cường liên kết, thành lập Hội đồng Liên minh Quốc gia nhằm chống đối chính phủ; kêu gọi quốc tế can thiệp vào vấn đề nhân quyền tại Myanmar; chúng lợi dụng tuyến biên giới giữa Myanmar với Trung Quốc để làm chỗ dựa chống 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan