Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Những chuyển biến kinh tế xã hội ở bình dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 ...

Tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở bình dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 2003)

.PDF
151
1
53

Mô tả:

1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo thực hiện từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đến nay đã đưa đất nước ta thoát khỏi những khó khăn, từng bước phát triển nền kinh tế - xã hội, ổn định và giữ vững quốc phòng - an ninh, tạo vị thế xứng đáng cho Việt Nam trên trường quốc tế. Trong xu thế phát triển chung ấy, tỉnh Sông Bé rồi tiếp nối là Bình Dương được cả nước biết đến với những thành quả khả quan của sự nghiệp đổi mới, từ vùng đất nông nghiệp nghèo nàn trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ biết tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế để đề ra quyết sách đầu tư cơ sở hạ tầng, “trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến Bình Dương sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Những thành tựu quan trọng và toàn diện gặt hái được từ công cuộc đổi mới đã làm cho Bình Dương trở thành thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những thành tựu của Bình Dương trong thời gian qua tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, khẳng định sức mạnh của một Đảng bộ có truyền thống đoàn kết, thống nhất, đã chủ động, suy nghĩ tìm tòi và biết vận dụng một cách sáng tạo đường lối đổi mới vào điều kiện, đặc điểm của địa phương, biết kế thừa và phát huy những thành quả quý báu của các thế hệ đi trước. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII (năm 2001), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Mạnh Cầm đã đánh giá: 2 “Bình Dương là một trong số ít tỉnh, thành phát triển nhanh chóng và toàn diện, duy trì được nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cao 14% năm, gấp đôi so mức tăng trưởng bình quân của cả nước” [65, tr.5]. “Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”. “Bình Dương là tỉnh tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và gần gũi với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là những thị trường rộng lớn đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh” và “trong điều kiện đó, những tỉnh, thành đi đầu như Bình Dương phải vươn lên, thực hiện phương châm “đi tắt, đón đầu”, tranh thủ và ra sức ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. Có như vậy, Bình Dương mới có điều kiện phát triển nhanh và bền vững, mới góp phần cùng cả nước khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước ở khu vực và trên thế giới, góp phần đưa nước ta vào hàng phát triển trung bình ở khu vực vào cuối thập kỷ này” [65, tr.9]. Những thành tựu của Bình Dương đã góp phần làm tăng thêm thế và lực mới tạo tiền đề thuận lợi cho bước phát triển cao hơn của tỉnh vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Đó là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi trong bước đường vượt khó, đi lên, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, con đường phía trước còn không ít khó khăn và thử thách, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đặc biệt là nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (từ năm 1997 đến năm 2003) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng. Chính vì vậy, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 - 2003)” với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân của thành công 3 cũng như những hạn chế, tồn tại và những giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới của tỉnh nhà. 1.2. Mục đích nghiên cứu Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 - 2003) sẽ góp phần tái hiện bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá; vững bước đi lên trên đường đổi mới và phát triển. Trên cơ sở đó, luận văn cung cấp những tư liệu, những thông tin, những đánh giá khái quát, để giúp có một cái nhìn bao quát về vị trí, vai trò và tiềm năng phát triển về kinh tế - xã hội của Bình Dương, sự đóng góp của Bình Dương vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước. Về thực tiễn, nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh sẽ đúc kết được một số kinh nghiệm từ những thành công, những mặt mạnh, mặt làm được cũng như những khó khăn, hạn chế, những mặt chưa làm được và trên cơ sở các giải pháp mà địa phương đã vận dụng nhằm tháo gỡ các vấn đề khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có thể tổng kết thành chuyên đề lý luận về kinh nghiệm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng vào tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Qua đó, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, hợp với lòng dân và hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và của đất nước. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Tỉnh Bình Dương được đánh giá cao về những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong một số lĩnh vực như thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung… Bình Dương có vinh dự đứng vào 4 nhóm tỉnh, thành có mức tăng trưởng cao trong cả nước. Do vậy, các cơ quan chức năng và nhiều nhà nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu và tổng kết về công cuộc đổi mới của cả nước hoặc của khu vực phía Nam đã rất quan tâm và đề cập đến quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của Bình Dương. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp phát triển của Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Bình Dương (Tỉnh uỷ Bình Dương phát hành năm 2000), Tác động của cải cách hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Uỷ ban nhân dân tỉnh - phát hành tháng 10/2002); Thủ Dầu Một Bình Dương đất lành chim đậu do Vũ Đức Thành chủ biên (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999); Bình Dương thời đổi mới (NXB Thanh niên, 2002), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, do Chu Viết Luân chủ biên (NXB Chính trị quốc gia, 2003)… Những công trình trên chủ yếu thể hiện những luận điểm, luận chứng của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh về đất nước, con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong nhiều thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đó chưa phải là những công trình hoàn chỉnh, nghiên cứu một cách có hệ thống về tổng thể quá trình phát triển và sự chuyển biến kinh tế xã hội của Bình Dương trong công cuộc đổi mới, mà đặc biệt là trong giai đoạn từ ngày tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2003. Do vậy, trên cơ sở kế thừa, cập nhật và phát triển những nội dung, vấn đề đã được nghiên cứu ở các công trình trên và dựa vào những tài liệu, báo cáo, đề án quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển của các ngành, các huyện, thị xã…, luận văn cố gắng tìm tòi, hệ thống và phát triển thêm những gì tiếp cận được, nhằm khái quát được một số nội dung, vấn đề chủ yếu đã đặt ra đối với đề tài nghiên cứu này. 5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đã được xác định như tên gọi của đề tài là những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003. Ở lĩnh vực kinh tế, luận văn sẽ nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, xây dựng hạ tầng cơ sở. Ở lĩnh vực xã hội, luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề về xây dựng thiết chế văn hoá, giáo dục, về hiện trạng và việc giải quyết những vấn đề xã hội gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, phân tích và chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội của tỉnh và những tồn tại, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển bền vững và toàn diện hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Mặc dù đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 2003), nhưng để có cái nhìn tổng thể, xuyên suốt cả quá trình phát triển và sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh, luận văn sẽ đề cập thoả đáng đến các giai đoạn phát triển trước đó: từ sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 đến trước năm 1986), từ năm 1986 đến trước ngày tái lập tỉnh. Mục đích nhằm làm rõ các bước phát triển từ khi còn là tỉnh Sông Bé với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn nghèo khó và lạc hậu đến sự đột phá của tỉnh Bình Dương biết chủ động vươn lên gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những nét khái quát, nhằm làm nổi bật nội dung trọng tâm của đề tài là sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2003. 6 Về không gian, luận văn không chỉ nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế xã hội từ năm 1997 đến năm 2003 trên phạm vi địa bàn và ngành cấp tỉnh, dựa vào các dữ liệu chỉ sự phát triển của các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; mà còn đề cập đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội trên phạm vi phát triển của các huyện, thị trong tỉnh. Luận văn cố gắng thể hiện sự chuyển biến về kinh tế - xã hội diễn ra một cách khá toàn diện và đồng bộ trên tất cả các địa bàn và các ngành, các lĩnh vực của tỉnh. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng nguồn tài liệu gồm các loại: - Tài liệu gốc: Văn kiện Đại hội Đảng các lần thứ IV, V, VI, VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá IV, V, VI, VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ I,II, III, IV, V, VI, VII của Tỉnh uỷ Sông Bé và Tỉnh uỷ Bình Dương; Nghị quyết công tác năm; Nghị quyết công tác nhiệm kỳ I, II, III, IV, V, VI, VII các năm từ 1976 đến 2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng năm, Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 05 năm các năm từ 1976 đến 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sông Bé và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương; Niên Giám thống kê các năm từ 1997 đến 2003 của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương; Báo cáo công tác năm các năm từ 1976 đến 2003 của các ngành: Phát thanh - Truyền hình, Văn hoá - Thông tin, Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thể dục - Thể thao, Y tế, Dân số - Gia đình và Trẻ em, Hội Văn học - Nghệ thuật, Công nghiệp, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Giao thông - Vận tải, Tài chính, Thương mại - Du lịch và của một số ngành có liên quan. 7 - Các công trình nghiên cứu có liên quan: luận văn có tham khảo tư liệu của một số công trình nghiên cứu của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, một số cơ quan, đơn vị và của các tác giả như: Chu Viết Luân chủ biên (2003), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Vũ Đức Thành chủ biên (1999), Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh; Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương thực trạng và giải pháp phát triển của Tỉnh uỷ Bình Dương (2000); Lịch sử Đảng bộ Bình Dương (1930 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Tỉnh uỷ Bình Dương; Tác động của cải cách hành chính với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương (Do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đánh giá) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002); Bình Dương thời đổi mới của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2002). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra. Vì đây là loại đề tài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội, liên quan rất nhiều đến các khía cạnh kinh tế cũng như những vấn đề xã hội, đòi hỏi phải có các thao tác liệt kê, so sánh, đánh giá khái quát và tổng hợp các số liệu, các vấn đề, nên đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… để thực hiện đề tài một cách khoa học và hệ thống. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn đã dựng lại một cách tổng thể, toàn diện về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới, từ năm 1997 đến năm 2003. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, so sánh các số liệu phát triển qua các mốc thời 8 gian cụ thể, luận văn sẽ làm rõ sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới. Luận văn sẽ góp một phần nhỏ đúc kết quá trình vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ trương, đường lối đối mới của Đảng vào tình hình thực tế ở địa phương. Thành tựu này không chỉ mang những nét đặc trưng riêng của tỉnh Bình Dương mà còn có ý nghĩa như một bài học kinh nghiệm thực tế có thể vận dụng vào một số địa phương khác trong khu vực và cả nước có những đặc điểm và điều kiện phát triển tương tự như Bình Dương. Luận văn cũng mạnh dạn đánh giá lại những cái làm được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của nó, để góp phần đề ra những định hướng phù hợp cho quá trình phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn mới còn nhiều cam go, khó khăn và thử thách ở phía trước. Luận văn đã sưu tầm, tập hợp các tư liệu, số liệu có phân tích, đánh giá và so sánh, để làm rõ sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ ngày tái lập năm 1997 đến năm 2003. Việc làm này có đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu về Bình Dương trong tương lai. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn có 4 chương chính, ngoài ra còn có phần dẫn luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÁI LẬP TỈNH BÌNH DƯƠNG. Chương này gồm 3 mục nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm cư dân và kinh tế - xã hội và những biến đổi hành chính qua các thời kỳ lịch sử và quá trình tái lập tỉnh Bình Dương. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG TRƯỚC KHI TÁI LẬP TỈNH. Chương này gồm 2 mục chính trình bày tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua hai giai đoạn: từ 1976 - 1986 và từ 1987 - 1996. 9 CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN 2000. Chương này gồm 3 mục chính trình bày phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2000, những biến đổi về cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế và những chuyển biến trên lĩnh vực xã hội. CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU (2001 - 2003). Chương này gồm 3 mục chính, trình bày định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, những chuyển biến kinh tế và những chuyển biến về xã hội giai đoạn 2001 - 2003. PHẦN KẾT LUẬN: Nêu khái quát những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến cuối năm 2003; vai trò của Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm; nguyên nhân của những chuyển biến và triển vọng phát triển của Bình Dương trong thời gian tới. 10 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÁI LẬP TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 2.695,54 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao đến thấp xuống dần từ 5m đến 10m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o 50’ - 27’’ đến 11o - 24’ - 32’’ vĩ độ Bắc và từ 106o - 20’ đến 106o25’ kinh độ Đông [42, tr.10]. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi... có hai ngọn núi thấp nhô lên trên cánh đồng bằng phẳng, đó là núi Châu Thới (huyện Dĩ An) và núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở Dầu Tiếng. Ngoài ra còn rải rác một số ngọn đồi nhấp nhô gợn sóng, cao thấp khác nhau. Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây 11 trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã, Thuận An và một ít chạy dọc Quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, cây ăn trái chịu được hạn như cây mít, cây điều. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối, có chua phèn, tính axít vì chất sun-phát sắt và Alumin của chúng, chỉ có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái... sau khi được cải tạo đất. Khí hậu ở Bình Dương cùng chung với chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC - 27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39oC và thấp nhất từ 16oC - 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm [42, tr.11]. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu 12 Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi Cam Xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt. Sông Sài Gòn chẳng những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt quân sự. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ - Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn con sông chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường Quốc lộ 13 - con đường chiến lược rất quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối liền Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14 chạy từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (tỉnh Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; Liên tỉnh lộ 14 từ Bến 13 Cát đi Dầu Tiếng... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh. Hệ thống giao thông đường thủy của Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương [42, tr.14]... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm. Rừng Bình Dương ngoài những loại dây, củ lấy bột như củ nần, cù mài, củ chụp, nhiều loại rau rừng như rau tàu bay, lá bươm, lá bép và nhiều loại trái cây như trái ươi, trái dâu là nguồn lương thực quan trọng. Ở vùng Lái Thiêu, Thuận An với những kênh rạch chằng chịt hình thành những vườn cây trái đặc sản nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt…, tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, hấp dẫn đối với du khách. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Thị Xã, Dĩ An. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp... 14 1.2. ĐẶC ĐIỂM CƯ DÂN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Đặc điểm cư dân Quá trình tạo dựng, phát triển vùng đất Bình Dương hiện nay đã trải qua biết bao thế hệ, nối tiếp nhau đổ mồ hôi và xương máu khai phá, bảo vệ vùng đất thân yêu của mình. Suốt quá trình lịch sử, vùng đất và con người Bình Dương đã quyện vào nhau, tác động lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển. Thuở xa xưa, Bình Dương là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm rạp. Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật tại Vườn Dũ, Gò Đá, Cù Lao Rùa, Dốc Chùa (huyện Tân Uyên), các nhà khảo cổ đã phát hiện từ thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng, vùng đất Bình Dương ngày nay đã từng là địa bàn sinh tụ của tộc người Anh-đô-nê-diên cổ đại - tổ tiên của người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-nông ngày nay. Từ đó, các nhóm dân tộc bản địa: Stiêng, Mơ-nông, Châu Ro, Châu Mạ... từng bước được hình thành, quy tụ khai phá đất đai và sinh sống trên vùng đất này [42, tr.21]. Đến đầu thế kỷ XVII, trên vùng đất trù phú này dần dần xuất hiện thêm những lớp cư dân mới. Đó là những di dân người Việt từ các tỉnh phía Bắc, thuộc tầng lớp nông dân và thợ thủ công nghèo khổ không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc, buộc phải vào đây tìm đường sinh sống. Đặc biệt, khi cuộc chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn diễn ra khốc liệt, mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến và nông dân ngày càng trở nên gay gắt, thì tiến trình di cư của người Việt vào phương Nam (trong đó có Bình Dương) diễn ra liên tục và dồn dập hơn. Trong quá trình di dân vào Đàng Trong, ngoài người Việt còn có người Hoa. Người Hoa di cư vào Đàng Trong bao gồm nhiều đợt, vào những giai đoạn lịch sử khác nhau với những điều kiện xã hội khác nhau. Đáng chú ý là giai đoạn từ 1678 đến 1685, khi cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” ở Đài Loan tan vỡ (1683), các di thần nhà Minh đã đến Đàng Trong định cư lâu dài với 15 khoảng 3.000 binh lính của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch [42, tr.22]. Từ năm 1685 trở đi, khi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh - Nguyễn chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị - xã hội đã tương đối ổn định, nền ngoại thương đang trên đà phát triển rất cao, cả một vùng lãnh thổ trải dài từ Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ nguồn lao động của con người đến từ mọi hướng. Cũng trong giai đoạn lịch sử này, người Hoa được phép xuất cảnh đến các nước để buôn bán, vì vậy, đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong (trong đó có vùng đất Bình Dương). Một đợt di dân quan trọng khác của người Hoa vào miền Nam và Thủ Dầu Một đã diễn ra sau Hòa ước Thiên Tân (1885) được ký kết giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh. Đông đảo người Hoa đang sống ở Thủ Dầu Một là con cháu của những di dân trong đợt này. Tiến trình nhập cư của người Việt diễn ra liên tục suốt thế kỷ thứ XVII. Để thể chế hóa một tình hình thực tế về dân cư và hành chính, mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất phương Nam, xác lập cương thổ, xây dựng thiết chế hành chính lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long với dinh Trấn Biên (gồm phần lớn miền Đông Nam Bộ ngày nay) và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn (gồm tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An... ngày nay). Đây là đơn vị hành chính được xác lập đầu tiên trên vùng đất mới khai khẩn của người Việt ở Phương Nam. Từ đó, vùng đất mới dần dần phát triển sôi động. Cư dân ngày càng đông, đất hoang ngày càng bị đẩy lùi, nhường chỗ cho xóm làng, ruộng đồng trù phú, phố chợ sầm uất nhộn nhịp. Trên đất Bình Dương thời đó, những tên đất, tên làng đã sớm xuất hiện với dáng vóc riêng biệt. Lái Thiêu, chợ Búng, chợ Phú Cường, chợ Tân Ba (Đồng Ván), chợ Tân Uyên (Đồng Sứ), chợ Thị 16 Tính, chợ Dầu Giếng (Dầu Tiếng)... là biểu hiện sức sống mạnh mẽ và sinh động của sức sản xuất và trao đổi hàng hóa trên vùng đất mới Bình Dương. Trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, ở Bình Dương không có biến động lớn về cư dân, chỉ một số ít đồng bào ở các tỉnh Nam bộ đến sinh sống và lập nghiệp. Sau năm 1975, đồng bào một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và Nam bộ (trong đó, có đồng bào các dân tộc thiểu số) di dân vào sinh sống và lập nghiệp tại Bình Dương. Trong giai đoạn đầu sau ngày giải phóng 30/4/1975, hầu hết dân di cư tập trung đến các vùng kinh tế mới của tỉnh. Nhiều gia đình bám trụ được và phát triển kinh tế từ những vùng đất mới, ngày nay đã có đời sống sung túc, trở thành những chủ trang trại. Hầu hết các hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định, ngày càng thích nghi với điều kiện sinh hoạt và canh tác, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhờ tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án định canh, định cư. Trong giai đoạn tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hầu hết di dân từ các tỉnh đến Bình Dương tham gia lao động tại các doanh nghiệp trong các, khu, cụm công nghiệp; tập trung nhiều nhất ở các huyện Dĩ An, Thuận An, kế đến là thị xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200.000 lao động nhập cư. Đây là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương. Nhiều người trong số đó đã có cuộc sống ổn định và trở thành cư dân của tỉnh, góp phần tăng dân số và là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Bình Dương. Dân số toàn tỉnh (tính đến cuối năm 2003) là 853.807 người [8, tr.8]. Ngoài người Việt (người Kinh), Bình Dương có khoảng 6.000 người dân tộc ít người (bao gồm 11 dân tộc: Khơme, Chăm, Tày, Nùng, Stiêng, Châu Ro, Mường, Tháo, Sán Dìu, Sán Chỉ, H’Mông) và gần 20.000 người Việt gốc Hoa. 17 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương là vùng đất chủ yếu người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Nông dân chiếm trên 80% dân số. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, sống trên vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, công việc khai phá, trồng trọt của người dân Bình Dương được tiến hành tương đối thuận lợi. Về mặt kinh tế, Bình Dương từ rất xưa đã có chợ Thủ Dầu Một (Chợ Thủ) là nơi buôn bán sầm uất, nhiều xe cộ, ghe thuyền quy tụ về đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Đặc biệt chợ Thủ còn là một trong những chợ lớn nhất về buôn bán gỗ. Một đặc điểm nổi bật trong truyền thống văn hóa vừa là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế ở Thủ Dầu Một - Bình Dương là có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ với đội ngũ thợ lành nghề. Trong đó, có những nghề nổi tiếng và lâu đời nhất là nghề mộc, điêu khắc, gốm sứ, sơn mài. Ngoài ra, còn các ngành nghề khác như nghề đục đẽo đá, nghề làm guốc, đan lát mây tre, hội hoạ, kiến trúc, nghề làm đồ nữ trang (kim hoàn), vẽ tranh trên kính... Chính do ở Thủ Dầu Một - Bình Dương có nhiều nghề nổi tiếng và một đội ngũ thợ thủ công khá đông đảo, cho nên ngay từ năm 1901, thực dân Pháp đã mở tại đây một trường Bá Nghệ sớm nhất và lớn nhất ở Nam Kỳ thời bấy giờ. Trường Bá Nghệ chuyên dạy về vẽ, mộc, điêu khắc, chạm trổ gỗ để có điều kiện phát triển các sản phẩm hàng hóa về sơn mài và đồ gia dụng trang trí nội thất để xuất khẩu. Gốm sứ là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Bình Dương. Tại những điểm khai quật một số di chỉ khảo cổ ở huyện Tân Uyên, đặc biệt là di chỉ Dốc Chùa thuộc xã Tân Mỹ, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều loại 18 di vật gồm: gốm sứ, đồ đồng thau, các công cụ đồng dùng để sản xuất nông nghiệp, săn bắn... Sản phẩm gốm đã thu được tại di chỉ này gồm dọi xe chỉ, đồ dùng các loại. Sau khi nghiên cứu, khảo nghiệm các loại di vật, các nhà khảo cổ đã dự đoán rằng, di chỉ Dốc Chùa là một trong những trung tâm văn minh xưa ở lưu vực sông Đồng Nai. Dốc Chùa là địa điểm cư trú lâu dài của cư dân thời đại Đồng Thau. Dốc Chùa đã bước vào thời kỳ văn minh cách ngày nay khoảng 2.500 năm đến 3.000 năm, tương đương với thời kỳ phát triển cao của nền văn minh Đông Sơn thời các vua Hùng [42, tr.31]. Gốm sứ tại di chỉ Dốc Chùa - Tân Uyên do con người bản địa thời tiền sử đã tạo ra cách nay nhiều thế kỷ. Gốm sứ ở đây có hình dáng đẹp đẽ, chắc bền do được nung ở nhiệt độ khá cao. Cũng tại vùng đất Thủ Dầu Một, Biên Hòa, trước khi có những lò gốm của người Hoa xuất hiện trên vùng đất này, nghề gốm của người Việt đã được hình thành ở đây từ rất sớm, mà Tân Vạn là trung tâm của sự phát triển đó. Dần dần làm ăn phát đạt, họ tiếp tục phát triển rộng hệ thống hầm lò ra các vùng lân cận thuộc An Thạnh, Hưng Định, Chánh Nghĩa, Tân Phước Khánh ngày nay... Tương tự như ở gốm sứ, nghề làm sơn mài ở tỉnh Bình Dương là một trong những nghề cổ truyền đã hình thành cách nay vài trăm năm, đây là một ngành có giá trị cao về lợi ích kinh tế. Mặt khác, vốn là vùng đất có nhiều gỗ quý - nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển nghề sơn mài cộng với nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng từ trước, tất cả các yếu tố đó đã tạo nên Bình Dương có một nghề sơn mài truyền thống phát triển mạnh. Trong đó, Tương Bình Hiệp vốn từ lâu đã nổi tiếng là trung tâm sơn mài của đất Bình Dương. Về văn hoá - xã hội, dưới chế độ Pháp thuộc, nhân dân ta sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mọi sinh hoạt mang tính chất văn hóa dân tộc đều bị 19 chúng bóp chẹt. Đời sống của nhân dân vô vàn khó khăn, vật chất thiếu thốn khổ cực, nền âm nhạc chỉ dành cho những người giàu có, tầng lớp trung lưu trở lên. Thời gian này, việc hoạt động âm nhạc là tự phát ở một số người, một số nhóm yêu thích và có tâm huyết. Nhạc dân tộc, hò vè dân gian thời kỳ này chỉ phổ biến ở các dịp cúng đình, chùa, miếu, các dịp tết, giỗ, cưới xin và ma chay. Đầu thế kỷ XX, có sự ra đời và trưởng thành nhanh chóng của nghệ thuật cải lương. Một số nghệ nhân có tiếng của Bình Dương là ông Chín Hòa, Tám Quốc, Văn Còn chơi được nhiều lọai đàn và hướng dẫn cho một số người thuộc thế hệ sau này. Ngoài ra còn nhiều nghệ nhân rất giỏi về đàn kìm, đàn tranh, đàn ghi ta phím lõm. Một số địa phương có truyền thống âm nhạc khá sôi nổi của tỉnh lúc đó là Phú Cường, Bến Thế, Lái Thiêu, Dĩ An... Vùng đất Bình Dương là nơi hội tụ cư dân từ bốn phương trong cả nước. Họ đều xuất thân từ những người lao động nghèo khổ cùng cảnh ngộ bị vua quan phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột nên họ rất dễ hòa hợp trong cộng đồng, cùng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau chống chọi với thiên nhiên, chống chọi với kẻ thù của dân tộc để bảo vệ những thành quả lao động, bảo vệ phẩm giá con người [42, tr.25]. Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản Pháp, công nhân cao su và công nhân xe lửa bị đối xử, bóc lột hết sức nặng nề. Trong suốt quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cùng với nông dân và các tầng lớp lao động khác, công nhân Bình Dương - tiêu biểu là công nhân cao su là lực lượng quan trọng góp sức vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Một trong những đặc điểm quan trọng ở Bình Dương là suốt quá trình kháng chiến, đội ngũ trí thức trong tỉnh tương đối đông đảo. Đội ngũ này rất nhạy bén trước những đổi thay của thời cuộc và có những đóng góp rất quan trọng cho kháng chiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có những người 20 được Đảng, nhân dân tín nhiệm trao cho những cương vị trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và chính quyền trong tỉnh... Về tín ngưỡng, cũng như một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân người Việt ở Bình Dương phần đông được hình thành trên cơ sở các tập tục truyền thống của làng xã miền Trung và miền Bắc Việt Nam, mà trực tiếp là mô hình thôn làng Thuận - Quảng được các nhóm lưu dân người Việt mang theo vào vùng đất mới. Cơ cấu tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của cư dân ở Bình Dương là một tập hợp rất phong phú và nhiều vẻ về dạng thức được biểu hiện cụ thể như: Lễ hội đình, Lễ hội miếu, Lễ hội võ, Lễ hội tổ nghề, Lễ hội chùa Phật, Lễ hội thờ Mẫu của đồng bào miền Bắc, Lễ hội của người Hoa... Các dạng thức lễ hội có nguồn gốc xuất phát từ các nhóm cư dân vùng ngoài đến quy tụ, sinh cơ lập nghiệp ở Bình Dương. Trong đó, có đông đảo các nhóm lưu dân mang theo vào vùng đất này nền văn hóa truyền thống làng xã và thiết chế văn hóa làng xã được định hình ngay trong quá trình khai hoang, lập làng xây dựng quê hương mới. Ở Bình Dương, hàng năm mỗi đình làng có nhiều ngày lễ như lễ Tiết tứ thời có ngày đưa thần (25/12), rước thần (30/12), Nguyên đán (1/1), Đoan ngọ (5/5), Khai Sơn (7/7)... các lễ Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên mang tính chất tôn giáo. Các ngày lễ mang tính dân gian như lễ cúng miếu, cầu an tống phong. Nhưng quan trọng nhất là lễ Kỳ yên theo tập tục xưa được phân ra hai kỳ lễ: lễ Hạ điền và lễ Thượng điền [42, tr.26]. Người Hoa ở Bình Dương thường có các tổ chức hội, đoàn nhằm mục đích đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, bảo đảm đời sống luôn ổn định. Do vậy, các lễ hội của họ có múa cù, múa hẫu, nhiều màu sắc rộn ràng, vẫn giữ được những bản sắc căn bản của họ, không thể lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào ở địa phương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan