Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những chủ đề cơ bản trong kí viết về hà nội sau 1945...

Tài liệu Những chủ đề cơ bản trong kí viết về hà nội sau 1945

.PDF
91
233
86

Mô tả:

Những chủ đề cơ bản trong kí viết về Hà Nội sau 1945 MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Trước hết xuất phát từ bản thân kí là một loại hình văn học phức tạp nhưng độc đáo. So với các thể loại khác như thơ,truyện ngắn hay tiểu thuyết kí là một loại hình văn học không thuần nhất nên khó định danh về mặt thuộc tính thể loại. Dù vậy kí vẫn là một miền đất màu mỡ hấp dẫn cho các nhà văn gieo hạt văn chương bởi đây là loại hình văn học cơ thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai trò sáng tạo của người cầm bút. Nó phá vỡ và thoát khỏi khung cốt truyện, khung tính cách vốn được định hình chặt chẽ cứng nhắc để trở thành một thể loại nghệ thuật tự do phóng khoáng bậc nhất.Với kí nhà văn có thể bộc lộ một cách trực tiếp và rõ ràng nhất những cảm xúc của mình. Do đó kí không chỉ hấp dẫn lớn lao với nguời viết kí mà còn hấp dẫn với nguời đọc kí. Hà Nội- mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến- với vẻ đẹp hào hoa, sang trọng và thanh lịch đã trở thành đề tài quen thuộc, muôn thủơ của thơ văn. Nhìn suốt chiều dài lịch sử 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã có biết bao cây bút viết hay về Hà Nội nhưng có lẽ những áng văn hay nhất đẹp nhất ghi lại đuợc hồn cốt của Hà Nội muôn đời phải thuộc về những tác phẩm kí. Với những tác phẩm kí, Hà Nội hiện lên chân thực, sinh động với tất cả nét đẹp của mình. Do đó để hiểu sâu sắc hơn về Hà Nội thân yêu chúng tôi tìm đến những tác phẩm kí- tản văn về Hà Nội. Chúng tôi lựa chọn kí về Hà Nội từ 1945 đến nay là bởi xét về mặt số lượng cũng như chất lượng đây là giai đoạn tập trung nhiều bài kí hay về Hà Nội. Hơn nữa đây là giai đoạn Hà Nội chứng kiến bao biến thiên dữ dội của lịch sử do đó tìm hiểu kí Hà Nội trong giai đoạn này chúng tôi muốn nhìn 1 Hà Nội trong sự vận động biến thiên cùng lịch sử của dân tộc từ đó tìm ra vẻ đẹp làm nên sức sống mãnh liệt cho Hà Nội xưa và nay. Dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng lại là người yêu Hà Nội, với đề tài này tôi mong muốn được bày tỏ tình yêu của mình với Hà Nội với tất cả niềm tự hào cùng ý thức giữ gìn tôn vinh vẻ đẹp vốn có của thủ đô ngàn năm tuổi để Hà Nội ngày càng rực rỡ hơn xứng đáng là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vuơng muôn đời”. Đặc biết trong những ngày tháng này, cả nước đang chuẩn bị đón chào lễ kỉ niệm nghìn năm tuổi của thành phố, chúng tôi cũng mong muôn góp chút công sức của mình vào ngày hội lớn đó. II. Lịch sử vấn đề. Sau cách mạng Tháng Tám 1945,Kí viết về Hà Nội tiếp tục thu được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Tuân đóng góp tập kí Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Phố Phái, Cốm, Phở…Tô Hoài với Chuyện cũ Hà Nội, Cát bụi chân ai”, “cỏ dại”…Vũ Bằng có Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội…Băng Sơn có Thú ăn chơi người Hà Nội, Đường vào Hà Nội, Tình yêu Hà Nội… Mai Thục đóng góp Tinh hoa Hà Nội…ngoài ra có thể kể đến hàng trăm bài kí lẻ của các tác giả khác…. Số lượng kí viết về Hà Nội từ 1945 đến nay có thể coi là khá đồ sộ, xét về mặt chất lượng nghệ thuật cũng đạt những giá trị nhất định. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy các bài nghiên cứu thường tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài và một số bài viết đánh giá về Mai Thục, Băng Sơn Đánh giá về những sáng tác về Hà Nội của Tô Hoài mỗi người có góc nhìn khác nhau: Võ Xuân Quế soi chiếu dưới góc độ giá trị hiện thực của tác phẩm thì nhận xét “Mặc dầu còn một vài hạn chế nhất định về tư tưởng song nó đã vẽ lên được một bức tranh chân thực về một vùng quê ngoại thành Hà Nội. Đó là cảnh sống nghèo khó khốn khổ, cùng cực, những 2 phong tục tập quán cổ hủ với những người thợ thủ công Nghĩa Đô trước cách mạng”. Trong cuộc trao đổi về Cát bụi chân ai giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến trên báo văn nghệ số ra ngày 13- 11- 1993 Trần Đức Tiến nhận xét “ lần đầu tiên Tô Hoài đã cho thế hệ cầm bút của ông nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà ở cự li gần- một khoảng cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” còn Xuân Sách khẳng định rằng “ So với những tác phẩm của ông mà tôi đọc thì Cát bụi chân ai là tôi thích nhất. tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài”. Trong bài viết “ Viết về một cuộc đời và những cuộc đời” tác giả Đặng Thị Hạnh lại quan tâm đến cấu trúc thời gian và ngôn ngữ “ dòng hoài niệm trong “Cát bụi chân ai chạy lan man rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen vào nhau dày đặc với những rẽ ngoặt co… vương quốc của Tô Hoài, Nguyễn Tuân và bè bạn. Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng cũng chạy lông bong theo dòng hoài niệm…nhìn một cách tổng thể, cuốn sách có dáng vẻ đi theo trình tự biên niên, căn cứ trên việc từ 1 đến 6… nhưng chỉ cần dừng lại ở chương một ta đã có thể thấy các bước chuyển khônng thời gian khiến trình tự biên niên bị phá vỡ tới mức nào” Nhận xét về Thương nhớ mười hai, luận văn Nghệ thuật viết kí của Thạch lam, Vũ Bằng, Tô Hoài qua các tác phẩm kí viết về Hà Nội, Tạ Văn Hiếu đưa ý kiến: “ Hà Nội hiện lên thật đẹp, cái đẹp lộng lẫy tinh khôi đến kì ảo. Cái đẹp ấy thể hiện ở thiên nhiên, cảnh quan ở nghệ thuật ẩm thực”. Bài nghiên cứu cũng nhận ra: “Hà Nội qua Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội còn gợi lên vẻ đẹp lễ hội, của tết nhất, của những con người nơi đây..” tuy nhiên với mục đích tìm hiểu để so sánh nghệ thuật viết kí giữa ba tác giả nên bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vẻ đẹp của thiên 3 nhiên và miếng ngon của Hà Nội, những nội dung khác thì bài nghiên cứu cũng chưa đề cập đến. Với Băng Sơn và Mai Thục – hai cây bút kí khá thành công về đề tài Hà Nội trong giai đoạn đổi mới. Xung quanh hai tác giả này cũng có khá nhiều bài nhận xét. Về tác giả Mai Thục có những bài tiêu biểu như Mai Thục, tinh hoa Hà Nội của giáo sư Trần Thiện Đạo, Tản mạn với tác giả Tinh hoa Hà Nội của giáo sư Đỗ Đức Hiểu. Những bài viết này đều có chung nhận xét: Tinh hoa Hà Nội biểu đạt đúng bản sắc dân tộc Việt Nam . Tác giả Trần Thiện Đạo ghi nhận : Tập bút kí Tinh Hoa Hà Nội ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, những rung động suy ngẫm, cảm nhận trước con người, sự việc và cảnh sắc hiện hữu ở vùng đất kinh kì thuở trước và thủ đô ngày nay”. Còn giáo sư Đỗ Đức Hiểu nhận thấy chất thơ trong tác phẩm Tinh hoa Hà Nội: Đọc xong tác phẩm tinh hoa Hà Nội của Mai Thục tôi vừa cảm thấy như vừa thưởng thức nhiều bài thơ về Hà Nội chứ không phải những bài kí viết bằng văn xuôi”. Như vậy những bài viết đó mới đơn thuần là những cảm nhận của người đọc sau khi đọc những tác phẩm đó mà chưa thể là những bài nghiên cứu sâu sắc. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác phẩm nghiên cứu và những luận văn nghiên cứu kí về Hà Nội như Vũ Bằng, bên trời thương nhớ của Văn Giá. Các luận văn Cái đẹp trong thương nhớ mười hai của Nguyễn Thị Thu Hòa ; Phong cách nghệ thuật kí của Tô Hoài qua hồi kí Chuyện cũ Hà Nội; Nghệ thuật viết kí của Vũ Bằng, Thạch Lam qua những sang tác về Hà Nội… Có thể thấy nghiên cứu về các tác phẩm kí viết về Hà Nội không phải là ít. Tuy nhiên khi tìm hiểu nhũng bài nghiên cứu đó chúng tôi nhận thấy những bài nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở việc đơn lẻ từng tác giả, hơn nữa nghiên cứu chủ yếu với mục đích qua các tác phẩm ấy tìm hiểu phong cách của các tác giả. Do đó hầu hết các bài nghiên cứu chưa có cái nhìn toàn 4 cảnh đối với kí về Hà Nội từ sau 1945 đặc biệt chưa thể đem lại cái nhìn toàn diện về hình ảnh Hà Nộ qua các tác phẩm kí đó. Bởi vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi không chỉ tìm hiểu sự phát triển của kí trong tiến trình văn học Việt Nam từ sau 1945 mà còn muốn tìm hiểu them về Hà Nội, đồng thời để khẳng định giá trị và ý nghĩa của thể loại kí trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như trong đời sống hiện tại và tương lai. III. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: hiểu biết sâu sắc hơn về thể loại kí, đặc biệt tìm hiểu thêm vẻ đẹp Hà Nội trong quá khứ cũng như hiện tại, từ đó quay lại phục vụ vào thực tiễn dạy học tác phẩm quí với đặc trưng thể loại và soi tỏ hơn vào thực tiễn đời sống. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích đó chúng tôi xây dựng cho mình nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu về đặc điểm thể loại kí và diện mạo kí về Hà Nội từ sau 1945 - Các chủ đề chính cũng như những đặc sắc nghệ thuật của kí về Hà Nội từ sau 1945 V. Đối tuợng - phạm vi nghiên cứu. 1.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác phẩm kí viết về Hà Nội 2. Phạm vi nghiên cứu. Với đề tài kí viết về Hà Nội sau 1945 đến nay luận văn sẽ bắt đầu bằng một số quan niệm về kí cũng như sự phát triển của kí Việt Nam từ xưa đến nay. Kiến thức lí luận không phải là mục đích cuối cùng xong là cơ sở vững chắc để lí giải cắt nghĩa đặc điểm kí từ 1945 đến nay. 5 Luận văn sẽ triển khai những phuơng diện chủ đề cơ bản của kí viết về Hà Nội từ sau 1945 đến nay: Chân dung tinh thần nguời Hà Nội, Đặc sắc văn hoá Hà Nội và cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội. VI. Phuơng pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đồng thời cũng là để đạt đuợc những mục đích như mong muốn, chúng tôi đã tìm đuợc cho mình những phuơng pháp nghiên cứu đề tài sau: - Phương pháp nghiên cứu hệ thống - Phuơng pháp thống kê - Phuơng pháp phân tích, đánh giá tư liệu VII. Những đóng góp của luận văn. Ở đề tài này chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu kí về Hà Nội của từng tác giả như một số công trình trước đây mà chủ yếu cung cấp cái nhìn khái quát về kí viết về Hà Nội trong chiều dài lịch sử từ 1945 đến nay. VIII. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đuợc triển khai thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kí và sự phát triển của kí ở Việt Nam Chương II : Những chủ đề cơ bản trong kí viết về Hà Nội sau 1945 Chương III: Những nét đặc sắc về nghệ thuật 6 Chương 1: Lí luận chung về kí và sự phát triển của kí ở việt Nam 1.1- Đặc trưng của kí văn học 1.1.1 Quan niệm về kí trong lịch sử So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ trữ tình, kịch, truyện ngắn thì kí là một thể loại rất phức tạp. Bàn đến các thể kí văn học dư luận dễ thống nhất về tầm quan trọng của các thể kí, nhưng xác định một định nghĩa về kí lại là vấn đề khá phức tạp. Do đó, trong lịch sử phát triển của văn học xoay quanh kí có rất nhiều quan niệm. - Ở Trung Quốc: Trong Văn tâm điêu long, khi bàn về thể loại tác giả, Lưu Hiệp chia toàn bộ thể loại văn học Trung Hoa thành hai loại: văn (văn chương thẩm mĩ gồm thơ, nhạc phủ tụng, phú...) và bút (văn nghị luận gồm có sử truyện chủ tử, luận thuyết, chiếu sách, thư kí). Trong đó thư kí là thể loại nội hàm rất rộng từ sự thể y phục đến ghi chép tạp danh. Đời sau người ta tách “thư” thành một loại riêng thành “thư điệp”, các loại văn chương như: trạng điệp, lệnh, sớ cũng tách ra khỏi loại “thư kí”. Phần còn lại trong thư kí gọi là “tạp kí”...Kí nằm trong thư kí là một loại văn bản ghi chép mang tính chất hành chính. Nghiên cứu về các thể loại văn học cổ đại Trung Quốc, Chử Bản Kiệt nhận định: “văn “tạp kí” rất phức tạp”. Những cái gọi là văn tạp kí cũng bao gồm những bài không dễ phân loại, bất đắc dĩ mà thành loại riêng...Từ các bài kí hiện còn mà nhìn lại thì có cái ghi chép về nhân vật, có cái ghi chép về sự việc, sự vật, có cái ghi về phong cảnh núi sông, có cái chuyên tự thuật, có cái chuyên nghị luận, có cái chuyên trữ tình, có cái chuyên miêu tả, vô cùng phức tạp đa dạng. 7 Như vậy có thể thấy thưở sơ khai hành chính công vụ, kí ở Trung Quốc được coi là sau thể loại văn chương ghi chép lại các mấu chuyện trong cuộc sống thường ngày nhằm mục đích ghi nhớ, ít mang tính nghệ thuật. Trong nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại, tác giả Lưu An Hải, trong cuốn lí luận văn học của mình đã đề cập đến “kí” là thể tài văn học biên duyên – có thể dịch là văn học trung gian vừa có yếu tố văn học, vừa có yếu tố ngoài văn học, trong đó có văn học báo cáo và tiểu thuyết kí thực, tạp văn và tuỳ bút...Bàn về đặc trưng của “văn học báo cáo”, tác giả cho rằng: “văn học báo cáo vừa có tính chất báo chí, vừa có đặc điểm của văn học. Mang tính chất báo chí, nó có tính thời sự, tính chân thực, tính tranh luận. Mang đặc điểm văn học, nó thuờng xuyên sử dụng các thư pháp của văn học để lựa chọn, sáng tạo hình tượng nhân vật từ người thật, việc thật. Lấy thư pháp phong phú của văn học làm cho tác phẩm có một sức hấp dẫn nghệ thuật. Lấy nhãn quang thẩm mĩ mà lựa chọn cứ liệu đề tài, dùng các thư pháp biểu hiện của văn học để khiến tác phẩm giàu cảm xúc và có những khả năng miêu tả sinh động của đời sống. Tạp văn, theo tác giả, là sự kết hợp giữa văn học và chính luận. Sắc thái chính luận của tạp văn là thông tính hình tượng văn học mà biểu hiện ra. Thông qua những thu nhận nói chung ít ỏi về nghiên cứu kí trong văn học Trung Quốc, có thể thấy tính chất phức tạp của thể loại và cho thấy đặc điểm của kí: tính thời sự và tính chân thực của kí. _Ở phương Tây Từ Nghệ thuật thi ca của Arixtot đến Mĩ học của Hê-ghen đều chia văn học thành 3 loại : Tự sự, trữ tình, và kịch. Như vậy không có chỗ dành cho thể kí. Trong Từ điển thuật ngữ văn học phương Tây hầu như không có một khái niệm nào tương đương với khái niệm kí vốn quen dùng trong văn học Việt Nam, mà chỉ có khái niệm nonfiction ( chỉ văn chương phi hư cấu) 8 phân biệt với fiction( chỉ văn chương hư cấu), ngoài ra có một số các thể loại khác như essay, report…nhưng cũng không bao quát hết phạm vi mà chúng ta gọi là kí của Việt Nam. Từ điển Encarta định nghĩa về thể loại essay: là kết cấu văn học nhằm biểu hiện những tư tưởng của chính nhà văn về một chủ đề và thường chỉ một phương diện riêng của chủ đề . Khác với những hình thức giải thích mang tính qui phạm như luận văn, luận thuyết, luận án, essay thường ngắn gọn về phạm vi và thoải mái về phong cách, cho phép diễn tả phong phú và đầy đặn những vấn đề liên quan đến cá nhân. Như vậy từ arixtot đến He-ghen đều không nhắc đến kí như một thể loại nghệ thuật. - Ở Liên Xô: Ở Liên Xô, kí được quan tâm đặc biệt. Trong từ điền thuật ngữ văn học của L.Chimôfeep và N.Vengro, các tác giả cho rằng kí là “một thể loại của văn xuôi tự sự”, “miêu tả chính xác sự kiện xảy ra trong cuộc sống thật và những người tham gia vào các sự kiện đó và những ngưòi có thật trong cuộc sống”, tác giả viết kí “không có quyền hư cấu mà chỉ có thể chọn lọc những sự kiện, sự việc, con người điển hình” (Chimôfeep và N.VengropTừ điển thuật ngữ văn học – NXB GDH.1956). Như vậy, theo hai tác giả này thì kí thuộc thể loại tự sự. Và nhấn mạnh đến tính xác thực của thông tin sự kiện, nhân vật trong kí, không thừa nhận sự hư cấu trong tác phẩm kí. Trong từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết – Maxcơva, khái niệm kí được xác định: Thể văn thuộc loại văn xuôi tự sự, cơ sở của nó là thông qua miêu tả sự kiện có thật của cuộc sống, điển hình hoá chúng để đạt đến những khái quát nghệ thuật. Tác giả Giulaiep cho rằng đặc trưng của “kí” là ở tính tổng hợp của đối tượng miêu tả, cách tiếp cận toàn diện, bao quát các phương tiện đời sống, nhân vật của kí “đại diện cho một mặt nào đó của ý thức xã hội, cho phép biểu hiện những xu hướng đó trong sự phát triển của 9 lịch sử”, kí là thể loại tổng hợp giữa những yếu tố của văn chương và sự điều tra khoa học, nhân tố tác giả trong kí được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Tóm lại, các nhận định của nhà nghiên cứu Nga tuy đa dạng nhưng nói chung rất thống nhất, đặc biệt khi đặt vấn đề kí miêu tả người thật, việc thật. _ Ở Việt Nam: Quan niệm trong truyền thống được trình bày rải rác trong các bài Tựa : Tựa Lam Sơn thực lục, Hồ Sĩ Dương viết “ôi quyển Lam Sơn thực lục này không nói chuyện hoang đường như Lĩnh Nam chích quái”, không chép những điều quái loạn như Việt điện u linh, chỉ thêm bớt đi cho đúng sự thực để rõ chính thống và làm sáng tỏ rõ đế nghiệp mà thôi (Đặng Đức Siêu Tổng tập văn học Việt Nam – NXB KHXH H.1994). Tựa Trung hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương cũng viết “sách thực lục được biên soạn nhằm chép lại sự việc, nêu công lao, tỏ rõ chính thống và ghi rõ dòng dõi của vua hiền”, “tập thực lục này không phải ghi chuyện phỏng đoán vu vơ và đặt lời văn hoa thêm bớt mà chỉ căn cứ vào sự thực mà chép hẳn ra”. Như vậy, trong các lời “tự, bạt” này, ta thấy các tác giả quan niệm là những ghi chép sự thực, những điều “bấy lâu nghe được” hoặc đã từng xảy ra với bản thân, những điều hoàn toàn không hoang đường quái đản và các tác phẩm kí viết ra thường mang mục đích là để răn dạy, nêu gương, giáo dục hoá đạo đức. Đến thế kỉ thứ XVIII – Phan Huy Chú cũng nêu quan niệm về truyện kí: “phàm các bản thực lục các triều, các sách ghi chép khác, các bản kiến văn tạp chí, cho đến các sách chép về môn phương thuật đều xếp vào loại truyện kí” (Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương tạp chí). Như vậy, Phan Huy Chú đã bắt đầu có ý thức về phạm vi loại truyện kí. Song, phạm vi này rộng, bao gồm nhiều tác phẩm mang nặng tính chức năng, ít tính nghệ thuật, và đúng như tên gọi truyện kí, tác giả không tách 10 truyện Lĩnh nam chích quái, Việt điện u linh, Truyền kì mạn lục ra khỏi kí. Kí ở đây được hiểu theo một hàm nghĩa rất rộng là những tác phẩm ghi chép dưới mọi hình thức văn xuôi, mọi phương diện đời sống, không phân biệt sự thật và hư cấu. Đến thời hiện đại từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI: Viết về thể kí, giáo sư Hà Minh Đức đã cho rằng “các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong thế kỉ thứ XV với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện bình luận về sự kiện, con người có thật trong cuộc sống, với những nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý tính thời sự của đối tượng miêu tả”. Nhà viết kí Tô Hoài cho rằng “ kí cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó vẫn đầy nhưng vóc dáng nó luôn luôn đòi hỏi sáng tạo và thích ứng. Cho nên, càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn, cũng không có thể làm việc ấy được” Trong Thuật ngữ nghiên cứu văn học (NXB GD Hà Nội.1973), kí được xem là “một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật, việc thật. Hình tượng của kí có địa chỉ chính xác của nó trong cuộc sống. Do đó, tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Kí phản ánh cuộc sống kịp thời, linh hoạt và thuyết phục người đọc bằng người thật việc thật” Còn theo giáo sư Trần Đình Sử “kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù. Đó là các tác phẩm văn học văn xuôi tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật như là các sự thật xã hội không tô vẽ…Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thực ngoài văn học của đời sống” Có rất nhiều những quan điểm, định nghĩa khác nhau về thể loại kí, mỗi người, ở mỗi góc độ nghiên cứu lại có cái nhìn khác nhau về thể loại kí. Qua một số ý kiến và định nghĩa về thể kí trên, ta thấy dù soi chiếu ở góc độ 11 nào thì giữa các quan niệm ấy đều có một quan điểm chung về kí: kí là tác phẩm văn xuôi nhấn mạnh đến tính chân thực, trong tác phẩm kí, những sự việc, sự kiện, con người trong kí đều là các sự thật. Những sự thật ấy được tái hiện sinh động, linh hoạt, do đó, ta có thể rút ra một cái nhìn chung nhất về thể loại kí: “Kí là một thể văn xuôi trần thuật, phản ánh đời sống một cách nghệ thuật mà chân xác linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ, cảm xúc trực tiếp của cá nhân về người thật việc thật có giá trị thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân ấy, tôn trọng sự xác thực và tính thời sự của đối tượng miêu tả sử dụng hư cấu một cách hợp lí” 1.1.2. Các đặc trưng của kí văn học 1.1.2.1 Kí lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở Điểm khác biệt cơ bản của kí với các loại hình văn học khác là ở chỗ kí viết nhiều về những cái có thực trong đời sống, có ý nghĩa thời sự hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Giống như người viết báo, người viết kí phải đặc biệt tôn trọng, phải truyền đạt trung thực, chính xác những sự kiện của đời thực, việc thực, xúc cảm thực. Nhà viết kí nào cũng phấn đấu theo phương châm xác thực đến mức tối đa. Các xác thực ấy có lúc thuộc về khách thể, cũng có khi thuộc về chủ thể sáng tạo. Do đặc trưng này, người viết kí đòi hỏi một sự chuẩn bị nghiêm túc như là một công trình khoa học. Vì vậy, tác phẩm kí không chỉ có giá trị văn chương mà còn có giá trị cung cấp những tri thức về cuộc sống và có giá trị như những tư liệu lịch sử. Đọc những lá thư trong Từ tuyến đầu tổ quốc chúng ta biết được bao sự thật đau lòng như: “ở Điện Bàn, chị Th. có mang bảy tháng, bị chúng bắt tra tấn suốt mấy ngày, cuối cùng bị một cú đá giày vào bụng, đứa con chưa đủ tháng bị phọt ra ngoài. 12 Chị cầm cái thai vừa rú lên vừa chạy ra đường. Một loạt tiểu liên bắn theo”; “ở Thăng Bình, chị T. bị chúng cột chặt ống quần lại bỏ vào trong năm con rắn. Chị ngã ra chết ngất. Đến nay, đêm đến là chị rùng mình, đang ngủ vùng dậy kêu la: “nó nhiều quá”…(TTĐTQ.Tr112). Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, ngoài những trang viết cực kì phóng túng, tài hoa, Nguyễn Tuân còn cho ta biết những số liệu rất cụ thể, tỉ mỉ về con sông Đà: “Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lấy tên là Li Tiên…tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét”. Trong Tờ hoa Nguyễn Tuân đóng vai trò là một nhà sinh vật học khiến ta bất ngờ, lí thú với những thông tin về loài ong: “ người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó là kết quả của 2.700.000 chuyến đi, đi từ tổ nó đến các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số”. Như vậy có thể nói rằng sự thực là thước đo giá trị trong kí. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định “ngoài gây hiệu quả khoái cảm mĩ học, thể kí gây ở người đọc những khoái thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp những tri thức người đọc quan tâm”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có ý kiến tương tự: “Cùng với cảm xúc văn học, ký còn chứa đựng cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi không giống như một cảm giác mỹ học mà như một quả táo Niu Tơn rơi xuống tâm hồn người đọc” Nhưng kí là một tác phẩm nghệ thuật, sự thực trong kí là sự thực của những giá trị nhân sinh kết tinh trong sự kiện. Kí không chỉ đơn thuần là thông tin sự kiện mà là thông tin giá trị. Đọc nhan đề của kí, đặc biệt là các tác phẩm kí hiện đại, người ta thấy nội dung thông tin nổi bật lên là tiếng reo hân 13 hoan, tự hào trong Những ánh đèn Hà Nội bật sáng, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Vui dân công.…, là niềm suy tư chiêm nghiệm triết học trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn…, là câu hỏi xót xa nhúc nhối trong Cái đêm hôm ấy đêm gì, Người đàn bà quỳ. Dường như nội dung ghi chép sự kiện nhòe mờ đi để lắng đọng lại một bức thông điệp về sự sống. Mỗi trang kí là một thể nghiệm của người viết, cho nên quá trình phát triển lâu dài của thể loại là quá trình tích lũy không ngừng những giá trị cuộc sống đã kinh qua sự trải nghiệm thực sự. Trong kí, người ta thấy sự kết đọng của những ý vị nhân sinh. Đó có thể là niềm ngưỡng mộ trước công trình kiến trúc mang biểu trưng cho cái huyền diệu của Phật Pháp, có thể là nỗi cảm hoài thời thế, có thể là tiếng nói vừa căm phẫn vừa xót thương trước sự sa ngã của con người, có thể là một bản tố cáo đối với tội ác thực dân…Tất cả những trải nghiệm sự sống ấy không chỉ cung cấp cho người đọc một kho tri thức, mà còn bồi đắp thế giới tâm hồn, khiến cho người đọc được sống nhiều cuộc đời, nhiều cảnh huống. Kí không chỉ sao chép lại, nhận thức những hiện tượng riêng lẻ của cuộc sống, nó thường có xu hướng siêu việt khỏi sự sống cá thể và hữu hạn để vươn tới giá trị vĩnh hằng. Cho nên, ta thấy trong các trang kí, lớp thông tin sự kiện thường là lớp thông tin bề mặt mà chìm sâu của nó là bức thông điệp của nhà văn, những tìm tòi của nhà văn về ý nghĩa đích thực của sự sống, cắt nghĩa của nhà văn về thân phận con người. Trong trang kí của Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, những tác phẩm văn học thực hiện chức năng của báo chí thời chiến tranh, những tác phẩm theo sát dòng thời sự nóng hổi của cuộc chiến, người ta vẫn thấy xu hướng khái quát một quy luật tồn tại. Trang kí Trên những con đường Việt Bắc của Nam Cao dường như không chỉ nhằm mục đích ghi lại một chuyến công tác lên Việt Bắc mà còn thấm đẫm bao suy nghiệm về đất nước, về sự đổi thay và sức 14 mạnh kì lạ của con người: “Người mình thì kiên nhẫn. Cái nghị lực của dân tộc ta là một thứ nghị lực bình tĩnh, lặng lẽ, tiềm tàng. Nó không nổ tung ra một cách ầm ỹ như trái phá, cốt mìn. Nó không chuyển rung trời đất như núi lửa. Nó là dòng sông cần cù, đêm ngày mài rũa đôi bờ để tạo cho mình một con đường rộng mãi ra, đêm ngày bồi đắp những cánh bãi phì nhiêu và ngày càng bát ngát. Nó biểu lộ ra ngoài một cách giản dị, thản nhiên, dường như không tự biết”. Như vậy là “Trên những con đường Việt Bắc” không chỉ là cuộc hành trình trong không gian, mà là cuộc hành trình đi tìm kiếm những giá trị người, khám phá những bí ẩn của con người vốn tiềm tàng trên mỗi chặng đường của đất nước. Xu hướng vượt thoát ra khỏi những sự kiện mang tính chất cá thể, hữu hạn để vươn tới biểu đạt và tìm tòi những giá trị nhân sinh đã khiến cho kí thường mang tính triết luận. Nhưng đó là thứ triết luận xuất phát từ sự chứng kiến, suy ngẫm về một sự sống có thật, đơn lẻ, cho nên nó không trừu tượng, có khả năng lay gợi những suy tư rất nhân bản nơi người đọc. Do đó hạt nhân cốt lõi của kí là ghi chép sự thực nhưng không phải bất cứ ghi chép sự thực nào cũng được coi là kí. 1.1.2.2. Tuy phản ánh chân xác hiện thực nhưng không phải bao giờ nhà văn cũng được trực tiếp chứng kiến các sự thực ấy. Nhà văn có thể chỉ ghi lại qua dòng hồi tưởng, qua lời kể của người khác. Khi ấy, nhà văn cần đến sự hỗ trợ của tưởng tượng và hư cấu. Nói như Nguyễn Tuân: “chẳng cứ trong truyện ngắn, truyện dài, kịch, thơ ca hay trong kí, trong sáng tác nghệ thuật nào cũng có hư cấu. Hư cấu, nói cho nôm na dễ hiểu là tưởng tượng ra. Hư cấu không phải là tách rời thực tiễn và thực tế đời sống mà chính là rất gắn bó với đời sống. Vốn sống có nhiều bao nhiêu thì càng hư cấu được bấy nhiêu, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao rộng hơn”. 15 Khi sáng tác kí, tác giả có thể cần vận dụng đến trí tưởng tượng, hư cấu, nhưng hư cấu trong kí khác với hư cấu trong truyện. Nếu như trong truyện, hư cấu tạo ra một cái “hiện thực thứ hai”, cao hơn hiện thực có thật ngoài đời sống thì hư cấu trong kí chỉ thể hiện ở vai trò sáng tạo chủ quan thông qua liên tưởng, ước đoán trong công việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp, bình giá những hiện tượng được mô tả để liên tưởng, sự việc con người được nổi bật những nét tiêu biểu, điển hình của nó. Nhưng cần lưu ý rằng, dù có hư cấu, kí vẫn phải lấy điểm tựa ở sự thật khách quan đời sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và những sự kiện, sự việc xác thực chỉ được xem là có giá trị nghệ thuật khi chúng được lựa chọn, có ý nghĩa tiêu biểu và giá trị thẩm mĩ và được tổ chức theo một ý đồ nghệ thuật. Không gắn với tính xác thực của đời sống, kí sẽ tự xóa đi ranh giới giữa mình và các thể loại khác. 1.1.2.3 Ở trong kí, nhân vật trần thuật thường chính là tác giả Đúng như nhà phê bình Xô Viết Priliut đã nói: “Thông thường tôi trong kí là tác giả, mặc dù không trừ hình thức người trần thật ước lệ”. Tác giả trong kí đóng một vai trò rất quan trọng và đa dạng: “ vừa là nhân vật – nhân chứng cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức sâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn bạc, đánh giá về đói tượng phản ánh và bộc lộ lập trường, quan điểm, cảm xúc của bản thân”. Với vai trò là nhân chứng của hiện thực đời sống phản ánh trong tác phẩm, nhân vật trần thuật dẫn dắt người đọc đến mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống, trò chuyện với nhân vật khác để tìm tòi, phơi bày những mặt trái, góc khuất của hiện thực. Theo chân người kể chuyện- nhân chứng- người đọc như được tận mắt chứng kiến những bằng chứng- sự thật sinh động, đáng tin cậy. Vì vậy, sự xuất hiện của nhân chứng “tôi” tạo nên niềm tin nơi người đọc vào độ xác thực của kí. Khi khoác áo phu xe, Tam Lang không 16 ngoài mục đích thuyết phục người đọc cũng thấm thía như mình nỗi cơ cực của hạng “ người ngựa ngựa người”: bị đánh đạp, bắt bớ lừa gạt, coi khinh, ngỡ ngàng, vì những mánh khóe nghề nghiệp và phẫn nộ trước tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Khoác lên mình tấm áo cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng có thể đưa ra “đủ những mẫu hạng người về giới cơm thầy cơm cô”, cung cấp cho người đọc một cái nhìn đúng đắn về hiện thực. Nhân vật trần thuật xưng tôi trong kí còn là nhân tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vào một điểm nhìn thống nhất để kết cấu nên tác phẩm. Tất cả những sự kiện, số liệu về hiện thực tưởng chừng như rời rạc bỗng được xâu chuỗi, liên kết với nhau, giới hạn trong tầm nhìn của cái tôi duy nhất. Không phải ngẫu nhiên mà có người gọi tác phẩm kí văn học là một dạng “văn tư liệu”. Điều này cũng có lý do của nó. Có những thiên kí mà trong đó xuất hiện dày đặc số liệu, chi tiết mà khi đọc lên ta có cảm giác rời rạc, khô cứng, không liền mạch nếu người đọc không tinh ý nhận ra dụng ý và sự sắp xếp của tác giả. Chắc hẳn phải có một lí do, dụng ý nào đó của người viết chứ? Để phục vụ cho dụng ý này, người viết phải có cách tổ chức, xâu chuỗi, liên kết riêng của họ. Chẳng hạn, ở những tác phẩm kí đậm màu sắc trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường không được tổ chức thông qua hành động của “tôi” trong không gian mà thường qua sự suy biện, liên tưởng, xúc cảm trong chiều sâu thời gian. Trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thường xuất hiện nhiều những “tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày rất yên tĩnh này”, “ tôi cảm thấy điều đó một cách tự nhiên”…Phương thức nối kết sự kiện bằng một cái tôi đượm những xúc cảm cảm giác suy tư ấy khiến cho kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thường man mác, da diết một chất trữ tình riêng trầm tư sâu lắng. 17 Mặt khác, nhân vật trần thuật xưng tôi còn bộc lộ trực tiếp những lập trường quan điểm , tư tưởng , cảm xúc của nhà văn . Nói như giáo sư Phương Lựu là “ nhân vật người trần thuật đóng vai người nhà thơ và là nhà hùng biện trong các tác phẩm kí văn học” Có thể nói đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng truyệ và kí, bởi trong kí tác giả có thể phát biểu trực tiếp quan điểm và lập trường thái độ của mình một cách công khai, không như trong truyện tác giả chỉ có thể bộc lộ mình trong những đoạn trữ tình ngoại đề, song bộc lộ này cũng rất hạn chế và không bao giờ cũng đáng tin cậy. 1.1.3. Các tiểu loại kí Kí có khá nhiều tiểu loại. Nhưng sự phân chia kí thành những tiểu loại khác nhau không dễ dàng gì và cũng chỉ tương đối. Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi. So với tùy bút, bút kí, phóng sự có mục đích cụ thể, trực tiếp, phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt chẽ. Phóng sự gần với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố trữ tình Bút kí cũng tái hiện con người và sự việc khá dồi dào, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả. Bút kí do đó mang màu sắc trữ tình. Những yếu tố trữ tình luôn được xen kẽ với sự việc. Kí sự ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo vào nhau, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét. Truyện kí tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật. Xoay quanh một nhân vật, truyện kí dễ triển khai những tình tiết thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Đây là một thể loại có tính chất trung gian giữa truyện và kí. Hồi kí kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết cấu- cốt truyện hoặc dạng kết cấu – liên tưởng. 18 Tùy bút là một tiểu loại có lối viết tương đối phóng khoáng, nhà văn tùy theo ngòi đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia để bộc lộ những cảm xúc những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các thể loại kí. Ngoài những tiểu loại trên còn có thể kể đến du kí, nhật kí, tự truyện, tạp văn, bút kí chính luận, tiểu luận…Nhưng tựu trung lại thấy có những tiểu loại rất gần với thông tin như kí sự, phóng sự…, có thể rất gần với chính luận như: tạp văn, bút kí, chính luận…, có thể rất gần với lịch sử như : hồi kí, tự truyện…, có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như: tùy bút, bút kí… 1.2 Sự phát triển của kí trong văn học Việt Nam 1.2.1. Thời trung đại: Trong văn học trung đại nước ta, kí là một bộ phận văn học bên cạnh các loại hình truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi. Sự hình thành và phát triển thể loại kí là cả một hành trình gian khổ để giải thoát khỏi văn học chức năng. Như chúng ta đã biết, hình thức của kí đầu tiên ở nước ta là văn khắc, tự, bạt ghi trên văn bia, chuông khánh. Bài tự đặt đầu tác phẩm và bạt đặt cuối tác phẩm có phần lạc khoản ghi rõ ngày, tháng, năm, tên tuổi, chức vụ người viết. Thuở sơ khai, kí chỉ là những ghi chép tổng hợp mọi phương diện đời sống từ tự nhiên, lịch sử, địa lí, văn hóa. Hình thức sử dụng là đi kí, minh kí, tháp kí, mộ chí, văn bia. Đến cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến bắt đầu nứt rạn, mục ruỗng, thể kí bỗng có sức mạnh mới, kí sự đột phá dần bứt thoát khỏi văn học chức năng, tiến tới văn nghệ thuật. Với lối tự sự cặn kẽ, tỉ mỉ, xác thực, sinh động xen lẫn với những đoạn trữ tình phóng túng, tự do. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Na “đây là một thế kỉ 19 của kí và tiểu thuyết chương hồi”. Người mở đầu cho kí thế kỉ XVIII – XIX là Vũ Phương Đề (1697-?) với tác phẩm Công dư tiệp kí và tiếp theo là Trần Tiến (1708-1772) với Cát xuyên tiệp bút. Sau đó kí nở rộ với Hoan châu kí của dòng họ Nguyễn Cảnh, Sơn cư tạp thuyết – khuyết danh, “Sơn cư tạp thuật” của Đan Sơn, “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ”, “Tang thương ngẫu lục” của Tùng Niên và Kính Phủ, “Mẫn hiên thuyết loại” của Cao Bá Quát. Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến cố, biến động. Con người trong giai đoạn này không phải chỉ có rung cảm trước mà còn nhận thức, lí giải nó, và quá trình này đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm kí. Từ những tác phẩm kí ghi chép về những tấm gương, những vị thánh nhân trong lịch sử và những biến cố biến động lịch sử, các tác phẩm kí đã dần đi xa hơn. Bên cạnh những dòng ghi chép lịch sử là những câu chuyện diễn ra bên lề mà tác giả “mắt thấy tai nghe” cùng những lời bàn về vấn đề đạo đức, về luân lí, phong tục… Cái tôi cá nhân ngày càng biểu hiện một cách trực tiếp. Trong những thành tựu kí văn học trung đại đã kể trên, “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ là hai tác phẩm tiêu biểu tạo nền tảng cho thể loại kí những giai đoạn sau phát triển. “Thượng kinh kí sự” được xem là “một đỉnh cao”, “nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam”, “sự hoàn thiện thể loại kí văn học trung đại” và là “mực thước” cho lối viết sau này. Tác phẩm vừa mang tính chất du kí vừa mang tích chất kí sự. Đây là lối khảo cứu đậm chất thời sự và cũng uyển chuyển, tinh tế, phóng túng trong ngòi buts miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên đường đến phủ chúa của Lê Hữu Trác. “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ ghi chép những việc xã hội xảy ra lúc bấy giờ, người đọc hình dung không khí xã hội những năm cuối cùng của triều đại Lê-Trịnh ở Thăng Long. Tác phẩm dù mang cảm hứng phê 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan