Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Những bài học kinh nghiệm xây dựng, phát triển quan hệ đối ngoại song phương và ...

Tài liệu Những bài học kinh nghiệm xây dựng, phát triển quan hệ đối ngoại song phương và đa phương trong thời kỳ đổi mới ở việt nam

.PDF
75
109
127

Mô tả:

PGS. TS. Xuân Đình NH÷NG BµI HäC KINH NGHIÖM X¢Y DùNG, PH¸T TRIÓN QUAN HÖ §èI NGO¹I SONG PH¦¥NG Vµ §A PH¦¥NG TRONG THêI Kú §æI MíI ë VIÖT NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 2 MỤC LỤC Chương I CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM (1986-2012) .............................7 I.1. Chủ trương đối ngoại rộng mở, xây dựng, phát triển quan hệ song phương và đa phương (1986-1995).................................................7 I.1.1. Sự chuyển biến của tình hình khu vực, thế giới và yêu cầu đổi mới về đối ngoại của Việt Nam .......................................7 I.1.2. Chủ trương đối ngoại rộng mở, xây dựng, phát triển quan hệ song phương và đa phương .................................................23 I.2. Chủ trương đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá - tích cực, chủ động phát triển quan hệ song phương và đa phương (1996-2012) ........49 I.2.1. Những động thái mới của tình hình khu vực và thế giới ....49 I.2.2. Chủ trương đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực, chủ động phát triển quan hệ song phương và đa phương .........................................................56 Chương II TIẾN TRÌNH VIỆT NAM THIẾT LẬP, PHÁT TRIỂN ...................77 QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG (1986-2012).........77 II.1. Thiết lập, phát triển quan hệ song phương với một số nước lớn II.1.1. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc........................................77 II.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ...............................................83 II.1.3. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản............................................93 II.1.4. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga .................................102 II.1.5. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ...............................................107 3 II.2. Thiết lập, phát triển quan hệ đa phương với một số tổ chức khu vực, quốc tế ....................................................................................... II.2.1. Thiết lập, phát triển quan hệ đa phương Việt Nam - ASEAN. II.2.2. Thiết lập, phát triển quan hệ đa phương Việt Nam - APEC... II.2.3. Thiết lập, phát triển quan hệ đa phương Việt Nam - EU ....... II.2.4. Hội nhập thương mại toàn cầu - Gia nhập WTO .................. II.2.5. Mở rộng, phát triển quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc ........ Chương 3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI III.1. Ý nghĩa của việc thực hiện đường lối đối ngoại xây dựng, phát triển quan hệ song phương và đa phương ......................................... III.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra ..................................................... III.3. Bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, phát triển quan hệ song phương và đa phương (1986-2012) .......................................... Kết luận ................................................................................................... Danh mục tài liệu tam khảo .................................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU Thời kỳ đổi mới, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội đánh dấu sự chuyển biến nhận thức của Đảng về quan hệ chính trị quốc tế; về yêu cầu, nhiệm vụ trong nước. Từ đó dẫn tới đổi mới tư duy trên các lĩnh vực đối ngoại, mà nổi bật là sự chuyển biến từ tư duy đối ngoại thời kỳ chiến tranh lạnh sang tư duy chính trị thực tế - từ nhận thức về thế giới và xu thế quốc tế dưới lăng kính ý thức hệ, duy ý chí trước đó, được thay bằng thái độ khách quan, tôn trọng sự thật; từ quan niệm cũ về “bạn, thù” sang quan niệm “đối tác, đối tượng”; từ quan hệ “theo phe” sang đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế phục vụ thiết thực cho lợi ích quốc gia Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức mới, tư duy mới, Đảng đề ra chủ trương, đối sách đối ngoại rộng mở, phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, chủ động, tích cực tham gia vào đời sống quốc tế. Kết quả đối ngoại trên nền tảng đổi mới tư duy là nhân tố quan trọng đưa đất nước thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận; ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế. Nội dung cuốn sách làm rõ các vấn đề cơ bản như: 1) Hệ thống chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tiến trình mở rộng quan hệ quốc tế, thời kỳ đổi mới; 2) Trình bày tiến trình bình thường hóa quan hệ và xây dựng, phát triển quan hệ đối ngoại song phương với các nước lớn có quan hệ không bình thường trong lịch sử với Việt Nam, như: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga…; 3) Trình bày tiến trình Việt Nam xây dựng, phát triển quan hệ đối ngoại đa phương, như: Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam gia nhập APEC, Việt Nam gia nhập WTO…; 4) Đúc kết một số bài học kinh nghiệm từ tiến trình Việt Nam xây dựng, phát triển quan hệ đối ngoại song phương và đa phương trong thời kỳ đổi mới. 5 Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho sinh viên các học viện, các trường đại học, cao đẳng trong học tập các môn Quan hệ quốc tế, Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam; tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành quan hệ quốc tế, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tác giả xin chân thành tiếp thu ý kiến góp ý của Quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả PGS. TS. Xuân Đình 6 Chương I CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM (1986-2012) I.1. Chủ trương đối ngoại rộng mở, xây dựng, phát triển quan hệ song phương và đa phương (1986-1995) I.1.1. Sự chuyển biến của tình hình khu vực, thế giới và yêu cầu đổi mới về đối ngoại của Việt Nam Từ giữa thập kỷ 80, thế kỷ XX, trong khu vực và trên thế giới diễn ra sự chuyển biến sâu sắc. Quan hệ chính trị quốc tế có những thay đổi và tác động mạnh mẽ đến chiến lược đối ngoại của các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam. Trước hết, sự tiến bộ nhanh chóng với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới thúc đẩy lực lượng sản xuất toàn cầu phát triển vượt bậc. Yếu tố kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp và vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế. Thứ hai, sự kiện chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở các nước Đông Âu cuối thập kỷ 80; tiếp đến, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ (tháng 12-1991). Từ các sự kiện này dẫn đến những biến đổi cơ bản nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu (trật tự hai cực) tan rã, mở ra thời kỳ quá độ hình thành một trật tự thế giới mới. Thời kỳ chiến tranh lạnh, sự phân biệt, đối đầu, thù địch về ý thức hệ, về chế độ chính trị - xã hội là cơ sở cho sự tồn tại của thế giới hai cực và là nhân tố chi phối lớn đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ 7 Bắc - Nam. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, việc tập hợp lực lượng không còn cơ bản dựa trên lăng kính ý thức hệ tư tưởng, chính trị mà chủ yếu dựa trên lợi ích chung của các quốc gia, của khu vực và toàn cầu. Một đặc điểm lớn trên chính trường quốc tế sau khi Liên Xô tan rã, là Mỹ với vị trí siêu cường duy nhất về kinh tế, chính trị và quân sự, có ý đồ muốn thiết lập một trật tự thế giới mới dưới sự chi phối của họ (thế giới một cực). Các nước lớn (kể cả những đồng minh của Mỹ) đấu tranh mạnh mẽ nhằm xác lập vai trò, vị thế của mình đối với khu vực và thế giới, nhằm ngăn cản Mỹ thực hiện ý đồ xây dựng trật tự thế giới đơn cực. Xu hướng đa cực hoá chính trị trở thành phổ biến của thế giới đương đại. Để thích ứng với tình hình mới, các nước thực hiện điều chỉnh chiến lược, chính sách đối nội, đối ngoại nhằm tăng cường sức mạnh đất nước và khẳng định vai trò, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương Các nước lớn đặc biệt là Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc đi vào hoà hoãn và cải thiện quan hệ với nhau; dành sự tập trung cao nhất cho giải quyết các vấn đề trong nước, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo thế cho tương lai; cuộc chạy đua vũ trang giảm mạnh, xu thế hoà hoãn phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ các mâu thuẫn lớn của thế giới, là khu vực nóng bỏng và xung đột vũ trang kéo dài. Sau sự kiện Hoa Kỳ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi Đông Nam Á, tình hình khu vực có những chuyển biến sâu sắc. Vào giữa thập kỷ 80, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đi dần vào trạng thái hoà bình, ổn định, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trên cơ sở đó vai trò, vị trí của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Bước vào thập kỷ 90, tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những diễn biến mới: Trước hết là sự nổi lên của tam giác chiến lược mới Mỹ - Trung Nhật trở thành nhân tố chủ yếu chi phối an ninh, chính trị của khu vực. 8 Hai là, trong khu vực này tuy vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột như vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên; vấn đề Đài Loan; vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và việc các nước trong khu vực tăng cường vũ trang, nhưng châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh vẫn được đánh giá là khu vực yên tĩnh và ổn định của thế giới. Ba là, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hoà bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh, sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác phát triển kinh tế của khu vực cũng đang gặp những khó khăn trở ngại. Đó là, sự chênh lệch về trình độ và tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế trong khu vực; xuất hiện những nhân tố mới có thể gây mất ổn định khu vực, trong đó có nhân tố xuất phát từ sự tranh giành lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị giữa một số nước lớn. Tình hình một số nước tư bản chủ nghĩa thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương Về Hoa Kỳ: Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực diễn ra từ giữa thập kỷ 70, Hoa Kỳ buộc phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại của mình. Cụ thể: tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề bên trong như, cắt giảm thuế, cắt giảm các chi phí một số hoạt động của Chính phủ; tập trung xây dựng phát triển kinh tế, củng cố, gia tăng vị thế của Hoa Kỳ trong các nước đồng minh thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, bước vào giữa thập kỷ 80, nước Mỹ tiếp tục lún sâu vào khó khăn, Tổng thống Mỹ đã phải kêu gọi tiến hành cuộc “Cách mạng nước Mỹ lần thứ 2”, với nội dung chủ yếu là tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, Mỹ buộc phải thực hiện giảm cam kết với bên ngoài, rút quân đội khỏi Đông Nam Á...; đàm phán với Liên Xô về các vấn đề vũ khí chiến lược và bình thường hoá quan hệ với Liên Xô. Trong hoàn cảnh đó, các đồng minh của Mỹ có những bước phát triển vượt bậc, Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành các nền kinh tế hùng mạnh, hình thành 3 trung tâm kinh tế của thế giới, xác lập vị thế cạnh tranh với Mỹ. Trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, xuất hiện xu hướng giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, thậm chí là độc lập với Mỹ, nhất là trên lĩnh vực quan hệ chính trị quốc tế. 9 Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và đặc biệt là sau sự thất bại của Irắc trong chiến tranh vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố về trật tự thế giới một cực (cực đó là Mỹ). Tuy nhiên, mong muốn về thế giới một cực của Tổng thống Bush đã không trở thành hiện thực, bởi Mỹ không còn đủ sức mạnh để các nước, kể cả các nước đồng minh chịu sự chỉ huy của Mỹ như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Về kinh tế, vào thập kỷ 90, tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ chỉ còn chiếm từ 23-25% GDP thế giới (so với 40%, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2). Mặt khác, sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, các đồng minh Mỹ đều cho rằng mối đe dọa cộng sản đã không còn nặng nề như trước, vì vậy, sự hấp dẫn về sức mạnh quân sự, sức mạnh hạt nhân và sự bảo hộ của Mỹ cũng bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, tham vọng xác lập địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ vẫn rất lớn. Trong tuyên bố nhậm chức ngày 20-1-1993, tân Tổng thống B.Clintơn khẳng định lại mục tiêu nhất quán của nước Mỹ là sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị thách thức ở khắp mọi nơi1. Về quân sự, Mỹ bố trí một lực lượng lớn nhằm bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục gia hạn các hiệp ước an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Ôxtrâylia và Niu Dilân. Về kinh tế, Mỹ chủ trương thúc đẩy việc thành lập các tổ chức kinh tế, thương mại như: NAFTA ở Bắc Mỹ, FTAA cho toàn châu Mỹ và APEC cho châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua các tổ chức này, Mỹ muốn mở rộng thị trường khu vực cho hàng hoá và dịch vụ và tăng cường ảnh hưởng của họ trong khu vực. Khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ B. Clintơn thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên là châu Á - Thái Bình Dương. Tại đó, Tổng thống Mỹ khẳng định, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng ngày càng tăng về chiến lược và kinh tế. Mỹ 1 Trong tuyên bố nhậm chức ngày 20-1-1993, B.Clintơn khẳng định lại mục tiêu nhất quán của nước Mỹ là "Mỹ vẫn có trách nhiệm trên khắp thế giới... Dân tộc chúng ta (Mỹ) sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị thách thức ở khắp mọi nơi" (Viện Nghiên cứu bảo vệ hoà bình và an ninh vùng biển: Vấn đề an ninh ở khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1994, tr 35) 10 cam kết sẽ tiếp tục là một lực lượng duy trì hoà bình và ổn định tại khu vực và duy trì khoảng 100.000 quân tại đây2. Về Nhật Bản, vào những năm 80, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế đứng sau Mỹ. Năm 1992, kinh tế Nhật Bản bằng 60% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của Mỹ; thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Nhật Bản khoảng 38.750 USD (Mỹ khoảng 25.900 USD); tài sản nước ngoài của Nhật hơn 600 tỷ USD; Nhật là nước xuất khẩu tư bản, và là chủ nợ lớn nhất thế giới; năm 1993, viện trợ phát triển (ODA) của Nhật là 13 tỷ USD; Nhật là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất thế giới. Thủ tướng Thái Lan cho rằng, Nhật Bản đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh kinh tế3. Sau khi Liên Xô sụp đổ, vai trò của Mỹ đối với khu vực bị suy giảm, Nhật Bản tận dụng cơ hội này để thể hiện vị trí, vai trò độc lập hơn với Mỹ và phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế, như tham gia giải quyết vấn đề Campuchia; tham gia chiến tranh vùng Vịnh; tích cực tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc và muốn giành chiếc ghế Uỷ viên Thường trực ở Hội đồng Bảo an của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này. Để thực hiện mục tiêu về chính trị và an ninh, Nhật Bản đặc biệt chú ý tăng cường ảnh hưởng của họ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư và tăng cường cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực. Tình hình một số nước khác, như: Ôxtrâylia, Canađa, Hàn Quốc và các quốc gia thuộc tổ chức ASEAN,... trong chiến tranh lạnh, các nước này bị lôi kéo vào cuộc đối đầu về ý thức hệ, và một số nước trở thành đồng minh của Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các nước có nền kinh tế phát triển với trình độ cao ngày càng có vị trí và vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế. Nhận thức được điều đó, các quốc gia tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương tìm cách phát huy ảnh hưởng của mình trong công việc của khu vực và tìm chỗ đứng độc lập hơn trong chính sách đối ngoại 2 3 Hoàng Anh: “Chiến lược của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương từ nay đến năm 2000 và đầu thế kỷ XXI”, Nghiên cứu Quốc tế, (15), 12/1996, tr 24. Lê Linh Lan: “Vai trò an ninh của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Quốc tế, (4), 12/1995, tr 31. 11 với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ. Vai trò tích cực và quan trọng của các nước tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh thể hiện qua các sự kiện: Canađa, Ôxtrâylia nối lại viện trợ cho Việt Nam trong năm 1990-1991, ngay cả khi Mỹ đang thi hành cấm vận đối với Việt Nam; việc Ôxtrâylia đưa ra những sáng kiến cho giải pháp về Campuchia; việc các nước đều tham gia ARF do ASEAN chủ đạo bàn về an ninh châu Á - Thái Bình Dương... Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa Về Liên Xô: Từ cuối thập kỷ 70, Liên Xô ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế Liên Xô lún sâu vào trì trệ, khủng hoảng và tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật so với các nước tư bản chủ nghĩa (Liên Xô lạc hậu hơn các nước Phương Tây 15-20 năm). Trong khi đó, cuộc chạy đua vũ trang và các chi phí quốc phòng mấy thập kỷ trước đó tiêu tốn của Liên Xô hàng trăm tỉ đô la, càng làm cho kinh tế Liên Xô thêm kiệt quệ. Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (4-1985) đề xướng “Cải tổ”, coi đây là quá trình cải tạo toàn diện, triệt để xã hội Xô Viết trên cơ sở đường lối đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Để cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đề ra chiến lược tăng tốc kinh tế trên cơ sở khoa học kỹ thuật nhằm tăng gấp đôi GDP trong vòng 15 năm. Chiến lược này không thành công, vì tăng tốc kinh tế mà không thay đổi mô hình, cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế, nên sản xuất tiếp tục sa sút. Theo đề nghị của Goócbachốp, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Hội nghị lần thứ 19, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (7-1988) thông qua phương án tổng thể cải tổ chính trị với những nội dung căn bản như: công khai phê bình và tự phê bình trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; đẩy mạnh dân chủ hoá đời sống xã hội... Trong thực tế, càng về sau chủ trương “công khai” trở thành “những mưu đồ phủ nhận thành tựu lý luận và thực tiễn của 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội; “Phê bình và tự phê bình” trở thành phê phán những thế hệ tiền bối một cách không thương xót; “Đẩy mạnh dân chủ hoá toàn diện” trở thành sự thoán quyền của một số người trong giới chính trị; trong xã hội thì phát triển thành đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập... “Cải tổ để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn” đã làm tan rã Liên bang Xô Viết, sự biến mất của chủ nghĩa xã hội ở 12 Đông Âu”4. Đây là sự kiện đặc biệt của tình hình thế giới trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Về Trung Quốc, từ năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa. Trọng tâm của chính sách cải cách được xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc thực hiện chính sách tranh thủ vốn, kỹ thuật của các nước phát triển, trong đó đặc biệt là tranh thủ Mỹ, Nhật Bản và phương Tây. Từ năm 1983, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại mở cửa mạnh mẽ sang phương Tây và coi trọng hơn việc quan hệ với các nước thuộc “Thế giới thứ ba”, trong đó chú trọng cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á. Tình hình thế giới từ cuối thập kỷ 80, tạo cơ hội quốc tế thuận lợi để Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 4 hiện đại hoá. Đại hội 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1992) quyết định thực hiện chiến lược "tăng tốc" do Đặng Tiểu Bình đề xướng, trong 5 năm sẽ đưa Trung Quốc phát triển lên giai đoạn mới, phát huy vai trò nước lớn của Trung Quốc đối với thế giới. Điều đáng chú ý là cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá quốc phòng. Từ năm 1988-1993, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 98% và "chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong năm 1995 là 7,48 tỷ đô la, tăng 21% so với năm 1994, mức tăng này gấp hơn hai lần so với mức tăng chi ngân sách nhà nước"5. Trung Quốc rất coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tích cực tham gia hội nhập các diễn đàn chính trị, kinh tế, an ninh khu vực, bởi lẽ sự nghiệp mở cửa và 4 hiện đại hoá của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào vốn, khoa học - công nghệ, đầu tư và thị trường của khu vực, trong đó đặc biệt là của Mỹ và Nhật Bản. 4 5 Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên): Đổi mới và phát triển ở Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2008, tr17-18 Phạm Cao Phong: “Vài tư liệu về tình hình Trung Quốc năm 1995”, Nghiên cứu Quốc tế, (4), 12/1995, tr 45. 13 Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa khác: Vào thập kỷ 80, các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa (ngoài Liên Xô và Trung Quốc) đều lâm vào khủng hoảng: nền kinh tế lạc hậu, trì trệ, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị xã hội mất ổn định; các thế lực đối lập tăng cường hoạt động; quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa phát sinh nhiều phức tạp, bất đồng. Từ cuối thập kỷ 80, cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc, dẫn đến sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (Ba Lan: tháng 6-1989; Tiệp Khắc: tháng 12-1989; Bun ga ri: tháng 2-1990; Cộng hoà Dân chủ Đức: tháng 3-1990; Rumani: tháng 12-1990). Đến đầu thập kỷ 90, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ (tháng 12-1991). Từ những khó khăn dẫn đến tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trong phong trào cộng sản quốc tế nảy sinh các ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về phương hướng và mục tiêu đấu tranh. Đặc biệt, một số Đảng cộng sản ở Tây Bắc Âu có xu hướng muốn xây dựng mô hình riêng là “chủ nghĩa cộng sản châu Âu”. Tình hình ASEAN Từ cuối thập kỷ 80, trước xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá và chạy đua về phát triển kinh tế, ASEAN trong khi vẫn coi trọng hợp tác an ninh, chính trị đã chú trọng hơn đến hợp tác kinh tế. ASEAN khuyến khích tìm đối tác bên ngoài, nhất là đối với các cường quốc kinh tế và những tổ chức kinh tế lớn của thế giới. Sự hợp tác của ASEAN ngày càng thoát ra khỏi mặc cảm về ý thức hệ. Hội nghị cấp cao lần thứ tư của ASEAN tổ chức tại Singapore (1-1992), đánh dấu bước ngoặt quan trọng về hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, với việc chuyển mạnh sang hợp tác kinh tế trong nội bộ ASEAN và với bên ngoài. Hội nghị quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế... Trong quan hệ với khu vực, ASEAN kêu gọi các nước Đông Nam Á tham dự và ký kết Hiệp ước Bali. Đối với ngoài khu vực, các nước ASEAN chủ trương tăng cường hợp tác với các nước đối thoại và các tổ chức quốc tế, phát triển cơ chế mới thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế với bên ngoài. Sự nỗ lực phấn đấu của khối ASEAN đưa đến những kết quả to lớn: "Kim ngạch thương mại giữa các nước ASEAN tăng từ 10 tỷ đô la Mỹ năm 1967 lên tới 620 tỷ đô la 14 Mỹ vào năm 1995... nền kinh tế của các nước thành viên có sự chuyển đổi. Một số nước đang thực hiện công nghiệp hoá với tốc độ cao trong hoàn cảnh Đông Nam Á là một khu vực có tốc độ phát triển cao của thế giới6. Cùng với việc tăng cường hợp tác khu vực, ASEAN cũng rất coi trọng việc mở rộng quan hệ với các tổ chức ngoài khu vực. Năm 1989, ASEAN tham gia thành lập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và là một trong những thành viên trụ cột của tổ chức này; ngày 25-7-1994, theo sáng kiến của ASEAN, tại Băng Cốc diễn ra cuộc đối thoại đầu tiên của Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của đại biểu 17 nước và liên minh châu Âu, nhằm trao đổi ý kiến về tình hình an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương; tháng 3-1996, ASEAN tham gia cuộc gặp gỡ lần thứ nhất Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM). Sự chủ động tham gia vào các tổ chức trên đã nâng cao vị thế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á trong cộng đồng quốc tế. Các xu thế quốc tế Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá: Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, có nhiều quan niệm về toàn cầu hoá*. Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến, vận hành theo các “luật chơi” chung được hình thành qua hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế7. Toàn cầu hoá kinh tế, xét về bản chất, là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại của các quốc gia, khu vực trên lĩnh vực kinh tế. 6 * 7 Phạm Cao Phong: “ASEAN hướng về tương lai”, Nghiên cứu quốc tế, (4), 8/1997, tr19 Dưới góc độ triết học có thể coi toàn cầu hoá là xu thế quốc tế nhằm liên kết, hợp tác, trao đổi những giá trị, những hoạt động, về chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá trên phạm vi khu vực, thế giới. Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: Đề cương các bài giảng: Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, H. 2001, tr102. 15 Tính khách quan của toàn cầu hoá bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi phải phá bỏ các rào cản về thị trường; sự phát triển của khoa học và công nghệ làm cho nền sản xuất vật chất có điều kiện vượt biên giới quốc gia và khu vực; sự phát triển sản xuất đòi hỏi phân công lao động sâu rộng, gia tăng hợp tác phát triển giữa các nền kinh tế; nhiều vấn đề toàn cầu xuất hiện như, tội phạm, ma tuý, dịch bệnh... đòi hỏi phải hợp tác toàn cầu mới giải quyết được. Toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường yêu cầu ngày càng cao về độ mở cửa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia, chủng tộc, tôn giáo và không phân biệt các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Trên cơ sở đó thúc đẩy hình thái quan hệ liên kết, hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc. Từ giữa thập kỷ 80, có hai nhân tố rất quan trọng tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự gia tăng tốc độ và chiều sâu của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Trước hết, sự đổi mới tư duy về lợi ích dân tộc, quan hệ quốc tế, an ninh và phát triển của các quốc gia, về nhận thức vai trò, vị trí của kinh tế trong việc xác lập vị thế của các quốc gia dân tộc. Tiềm lực và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò quan trọng trong việc giữ vững nền độc lập dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế mỗi nước trong cộng đồng quốc tế. Các nước đều coi chiến lược mở cửa với bên ngoài là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Nhu cầu liên kết, hợp tác để phát triển ngày càng gia tăng. Thứ hai, cục diện chiến tranh lạnh kết thúc, các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tan vỡ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa, hướng ngoại. Các nước xã hội chủ nghĩa khác như Trung Quốc, Việt Nam... tiến hành cải cách, đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc) và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Như vậy, phạm vi của kinh tế thị trường được mở rộng hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh, đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. 16 Thời kỳ chiến tranh lạnh, liên kết hợp tác khu vực chủ yếu giữa các nước có cùng chế độ chính trị dưới hình thức liên minh chính trị quân sự. Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng hợp tác khu vực không phân biệt chế độ chính trị - xã hội ngày càng nổi trội. Nội dung của hợp tác khu vực được mở rộng toàn diện hơn, trong đó hợp tác kinh tế, kỹ thuật, giao lưu văn hoá trở thành xu hướng chủ đạo. Đến thập kỷ 90, thế kỷ XX, toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển rất đa dạng, với các loại hình quy mô khác nhau, từ liên kết hợp tác tiểu khu vực, liên châu lục, cho đến các tổ chức kinh tế, thương mại toàn cầu. Hội nhập khu vực và quốc tế là sự tham gia của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ vào các tổ chức khu vực hoặc quốc tế. Các nước lớn, nhỏ, giàu, nghèo; các nước phát triển, đang phát triển... ở những mức độ khác nhau đều tìm thấy lợi ích của quốc gia mình khi tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, các quốc gia cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn. Những tác động tích cực của toàn cầu hoá được thể hiện: Trên cơ sở thị trường mở rộng, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm, giao lưu hàng hoá thông thoáng hơn, trao đổi hàng hoá tăng mạnh, thúc đẩy sản xuất của các nước phát triển; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác; về chính trị, toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hợp tác song phương và đa phương. Nhìn chung, toàn cầu hoá tạo điều kiện phát huy hiệu quả nguồn lực trong nước và khai thác, tận dụng các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển của các quốc gia. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, xuất phát từ nguyên nhân các nước công nghiệp phát triển thao túng quá trình toàn cầu hoá tạo nên sự phân cực giữa nước giàu và nước nghèo. Theo Báo cáo về sự phát triển nhân loại 1999 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì, dân số ở 85 quốc gia trên thế giới có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm... Trong khi các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới, hiện đang chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước 17 ngoài8; nền kinh tế toàn cầu hoá là nền kinh tế rất dễ bị biến động. Sự biến động, nhất là những biến động tiêu cực có thể lây lan rất nhanh ra phạm vi toàn cầu, gây thiệt hại lớn cho các nước đang phát triển; việc tự do hoá thương mại đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước phát triển vì hàng hoá của họ chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó tạo thua thiệt cho những nước mà nền kinh tế khả năng cạnh tranh yếu; toàn cầu hoá kéo theo các tệ nạn như, tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá văn hoá không lành mạnh... Toàn cầu hoá tác động sâu sắc đến quan hệ chính trị quốc tế, chiến lược và chính sách đối ngoại của các nước, trên các khía cạnh như: - Thúc đẩy xu hướng thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài để tăng cường xuất, nhập khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển. - Thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ song phương và đa phương trên nhiều tầng nấc: tiểu khu vực, khu vực, liên châu lục và toàn cầu. - Gia tăng tính “tuỳ thuộc lẫn nhau” giữa các quốc gia và nền kinh tế, tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên nhiều lĩnh vực. Trước xu thế toàn cầu hoá, ở các nước đang phát triển diễn ra ba xu hướng: Một là, cường điệu hoá mặt tích cực của toàn cầu hoá, coi đây là liều thuốc vạn năng cho sự phát triển của quốc gia; Hai là, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, khó khăn, thách thức, từ đó tìm cách né tránh, quay lưng lại với toàn cầu hoá. Ba là, “chủ động hội nhập” trên cơ sở nhận thức sâu sắc những tác động tích cực của xu thế khách quan này cùng những tác động tiêu cực của nó để tìm cách hạn chế. Thực tế cho thấy, các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua. 8 Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: Đề cương các bài giảng: Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, H. 2001, tr107. 18 Các xu thế quốc tế khác: Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại, trong đó nổi bật là nâng cao ý thức độc lập, tự chủ và tự lực tự cường, chủ động trong tìm kiếm con đường phát triển của quốc gia mình. Thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới tồn tại những điểm nóng, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp... Sau chiến tranh lạnh tình trạng này vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình, hợp tác và phát triển. Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, buôn bán ma tuý, hiểm hoạ AIDS và khủng bố quốc tế, đều ảnh hưởng đến an ninh, phát triển của các nước, không kể là nước lớn hay nhỏ. Để giải quyết những vấn đề toàn cầu, các quốc gia phải nỗ lực hợp tác cùng hành động; các nước phải đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Sau chiến tranh lạnh, các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được đặt ở vị trí quan trọng nổi bật. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia chuyển dần từ hình thức chạy đua vũ trang, tăng cường sức mạnh quân sự trong chiến tranh lạnh sang hình thức cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia. Quan hệ quốc tế từ thế đối đầu chuyển dần sang đối thoại, hợp tác và cạnh tranh. Các quốc gia ưu tiên phát triển kinh tế, chạy đua về kinh tế. Kinh tế trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi nước. Các nước đang phát triển (nước vừa và nhỏ) tăng cường thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, đa phương hóa, đa dạng hoá, coi trọng việc cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm chính trị - kinh tế quốc tế. Đặc điểm và xu thế quốc tế nêu trên đã tác động đến chính sách đối nội và đối ngoại của các nước, trong đó có Việt Nam. 19 Yêu cầu đổi mới về đối ngoại của Việt Nam - Yêu cầu phá thế bị bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị Từ sau năm 1975, đặc biệt từ khi xảy ra sự kiện Campuchia (năm 1979), Việt Nam bị nhiều nước bao vây, phong tỏa về kinh tế, về chính trị, gần như bị cô lập trong quan hệ với khu vực và quốc tế. Ông Furuta Motoo, giáo sư người Nhật Bản, nhận xét về thời kỳ này là: “Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam rơi vào “thời kỳ lạnh giá”... hình ảnh Việt Nam phần nào bị phai mờ đi, và lúc bấy giờ chỉ có rất ít người còn giữ được mối quan tâm đến Việt Nam. Ngay cả trong giới khoa học, nếu có ai đề nghị tổ chức một hội nghị về Việt Nam cũng thường bị coi là “thích Việt Nam”9. Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) nhận định, các thế lực thù địch “tiến hành một kiểu chiến tranh phá hoại đối với Việt Nam trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá bằng nhiều lực lượng khác nhau và nhiều thủ đoạn rất thâm độc... Bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, chúng ra sức phá hoại ta về chính trị, tư tưởng và tổ chức, âm mưu chia rẽ các dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, ngấm ngầm nhen nhóm các lực lượng phản động, tổ chức các hoạt động chống đối hòng gây bạo loạn và lật đổ… Chúng tìm mọi cách bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam hòng cô lập nước ta trên trường quốc tế... Như vậy, đất nước ta đang ở trong tình thế vừa có hoà bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt... đồng thời, phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn”10 Trong hoàn cảnh đó, vấn đề giải toả tình trạng căng thẳng, đối đầu, thù địch, nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước, tạo môi trường khu vực thuận lợi để xây dựng đất nước là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. - Yêu cầu chống tụt hậu về kinh tế Sau năm 1975, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại càng thêm khó khăn. Trong khi chưa khắc phục hết hậu quả chiến tranh chống Mỹ, lại xảy ra hai 9 10 Furuta Motoo, "Thời đại mới của quan hệ Việt - Nhật", Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, (1), 1998, tr9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006, tr 53. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan