Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân (nghiên cứ...

Tài liệu Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân (nghiên cứu trường hợp tại công ty tnhh may thêu winning, tình bình dương)

.PDF
89
1
141

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VIẾT AN NHU CẦU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC MẦM NON CHO CON CÔNG NHÂN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH MAY THÊU WINNING, TỈNH BÌNH DƯƠNG) LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGHÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƯƠNG – 2019 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VIẾT AN NHU CẦU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC MẦM NON CHO CON CÔNG NHÂN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH MAY THÊU WINNING, TỈNH BÌNH DƯƠNG) LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGHÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƯƠNG – 2019 LỜI CẢM ƠN ---0O0--Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là quý thầy cô giảng dạy chương trình thạc sĩ Công tác Xã hội đã giảng dạy, góp ý và hỗ trợ để tác giả thực hiện tốt đề tài trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Hoàng Liễu – Giảng viên hướng dẫn Khoa học cho luận văn đã tận tình, chu đáo hướng dẫn và góp ý cụ thể giúp tác giả có hướng nghiên cứu phù hợp và hoàn thiện luận văn tốt nhất. Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ đang công tác tại Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương và các cán bộ thuộc Ban quản lý công ty TNHH May thêu Winning, Tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ, chia sẻ tận tình cho tác giả những thông tin về hoạt động của công ty. Đặc biệt, các công nhân của công ty đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, khảo sát ý kiến trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng xin cho tôi được gửi lời tri ân đến mẹ và những người thân trong gia đình đã cho tôi tình thương yêu và luôn hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả LỜI CAM ĐOAN ---0O0--Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Hoàng Liễu. Đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Những số liệu này được sử dụng trong đề tài là hợp pháp và đáng tin cậy. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bình Dương, ngày 01 tháng 03 năm 2019 Học viên Nguyễn Viết An MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 2 4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 7.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .......................................................... 4 7.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ........................................................... 4 7.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6 7.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 7.5. Khung phân tích ............................................................................................... 7 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 7 8.1 Ý nghĩa lý luận .................................................................................................. 7 8.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 9 Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 18 1.2. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 22 1.2.1. Các khái niệm nghiên cứu .......................................................................... 22 1.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội.................................................................... 22 1.2.1.2. Dịch vụ xã hội ...................................................................................... 23 1.2.1.3. Các khái niệm có liên quan đến dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non ............................................................................................................ 23 1.2.1.4. Khái niệm Dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non .................. 25 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................. 26 1.2.2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn duy lý ........................................................... 26 1.2.2.2. Lý thuyết nhu cầu Maslow ................................................................... 28 i CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀGIÁO DỤC MẦM NON CHO CON CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MAY THÊU WINNING, TỈNH BÌNH DƯƠNG................................................. 29 2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................. 29 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một ..... 30 2.3. Thực trạng nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại công ty TNHH May thêu Winning ............................................... 31 2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .......................................................... 31 2.3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ giáo dục mầm non cho con của công nhân .... 37 2.3.3 Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội giáo dục mầm non tại Công Ty May Thêu Winning................................................................................................................. 44 2.4. Đánh giá chung về vai trò của dịch vụ công tác xã hội trong giáo dục mầm non tại khu vực nghiên cứu ................................................................................... 46 CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHẾ XUẤT, CÔNG TY XÍ NGHIỆP .......... 49 3.1. Đề xuất mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp, chế xuất, công ty, xí nghiệp .................................................................................................................. 50 3.2. Giải pháp thực hiện tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. ................ 53 3.3 Giải pháp về chính sách ................................................................................... 57 3.4 Giải pháp thực hiện, nâng cao chất lượng công tác xã hội trong dịch giáo dục nhà trẻ mầm non tại khu công nghiệp, công ty sản xuất. ............................ 58 3.5 Thí điểm thực hiện mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp tại Công ty Winning. .............................................................................................................. 61 3.6. Thực hiện công tác xã hội trong khu công nghiệp là tạo cầu nối cho người lao động tiếp cận chính sách an sinh xã hội . ....................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 66 B. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 72 ii DAN H MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội CSGDMN: Cơ sở Giáo dục mầm non CTXH: Công tác xã hội DVXH: Dịch vụ xã hội ĐH TDM: Đại học Thủ Dầu Một ĐLTT: Độc lập tư thục GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo GDMN: Giáo dục mầm non IFSW: Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế KCN: Khu công nghiệp NASW: Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VBHN-BGDĐT: Văn bản hợp nhất – Bộ Giáo dục Đào tạo XH: Xã hội iii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Tên gọi Nội dung Trang Độ tuổi và số con hiện có 1 Bảng 1 2 Bảng 2 3 Bảng 3 Trình độ học vấn của công nhân 35 4 Bảng 4 Thu nhập và số con 36 5 Bảng 5 6 Bảng 6 7 Bảng 7 8 Bảng 8 Thời gian sinh sống tại Tỉnh Bình Dương của công nhân Mức độ tiếp cận trường mẫu giáo từ thông tin, đến các quy định thủ tục nhập học Chi phí dành cho giáo dục mầm non con công nhân Nhận xét của công nhân về chất lượng dịch vụ mầm non nơi gửi con Quan sát của Cha mẹ khi gửi con vào trường mầm non trong mẫu nghiên cứu 33 34 38 39 40 41 Đánh giá của cha mẹ (Công nhân trong mẫu nghiên 9 Bảng 9 cứu) về chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non nơi họ 42 gửi con Mong muốn có dịch vụ công tác xã hội được hỗ trợ 10 Bảng 10 cung cấp thông tin kết nối dịch vụ giáo dục mầm non 45 tại Công Ty Winning DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên gọi Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1 Tỷ lệ giới tính của công nhân được khảo sát 31 2 Biểu đồ 2 Độ tuổi công nhân có con từ 36 đển 72 tháng tuổi 32 3 Biểu đồ 3 4 Biểu đồ 4 5 Biểu đồ 5 Dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ công nhân tại Công Ty Mức độ hài lòng của công nhân về dịch vụ giáo dục mầm non Nhu cầu nhân viên công tác xã hội Công ty iv 37 43 45 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên gọi Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1 Khung phân tích 7 2 Sơ đồ 2 Mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp 52 v MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, việc thành lập các khu, cụm công nghiệp thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương phát triển nhanh trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh thành về làm việc tại Bình Dương, bên cạnh nhu cầu công việc cho người lao động nhập cư và chính cư, những nhu cầu về an sinh xã hội, dịch vụ xã hội tăng theo mức độ gia tăng dân số cơ học. Giải quyết tốt chính sách về lao động, nhưng về an sinh xã hội cho tỉnh Bình Dương là điều khó khăn cho các nhà quản lý vì bên cạnh những khó khăn về đời sống, nhu cầu nhà ở, bệnh viện… thì thực trạng nhu cầu gửi con của công nhân lao động hiện nay cũng là vấn đề cấp bách [37]. Làm thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ, đẩy mạnh công tác chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là con của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp đang là sự cần thiết trong đời sống của người lao động ? Luôn là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, cha mẹ là công nhân có con trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Giáo dục trẻ trong trong độ tuổi từ 36 tháng đến 72 tháng là giai đoạn mấu chốt quyết định trực tiếp đến sự phát triển của trẻ [4]. Đứng trước việc các khu công nghiệp tại Bình Dương ngày một thu hút nhiều lao động, làn sóng lao động nhập cư mạnh mẽ, kéo theo đó là bài toán đảm bảo giáo dục toàn diện cho nhóm trẻ này ngày một khó khăn. Phần lớn các cơ sở giáo dục công lập đều đã quá tải, không đáp ứng được nhu cầu cho con em của người lao động. Rất nhiều phụ huynh cũng mong muốn được gửi con ở các trường mầm non công lập nhưng điều này vượt quá khả năng của trường vì cơ sở vật chất, nguồn lực, không đáp ứng được hết nhu cầu của người dân địa phương, thì làm sao đáp ứng được nhu cầu của lao động nhập cư. Công nhân và người lao động di cư từ nông thôn lên thành phố, từ Bắc vào Nam. Vì cuộc sống mưu sinh, trình độ học vấn không cao, địa phương dư thừa nhân lực lao động… họ phải xa quê hương, xa gia đình để tìm kiếm việc làm với những đồng 1 lương ít ỏi, không đủ khả năng gửi con vào các trường tư thục đạt chuẩn, giờ làm việc của họ theo ca kíp hoặc ngày làm việc từ 10-12 giờ nên cũng khó để gửi con vào trường công lập [6]. Trong khi các cơ sở tư thục có trẻ gửi là nhận, giá thành rẻ, không áp đặt về thời gian, có thể đưa con đến trường sớm và đón con muộn [15]. Do những nguyên nhân trên, họ đã chọn cách gửi con vào các cơ sở tư thục, bên cạnh đó sự ra đời của các nhóm trẻ tư nhân là tất yếu và phù hợp với hoàn cảnh của công nhân có con nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các nhóm trẻ này còn nhiều bất cập, chú trọng vào chăm sóc, nuôi dưỡng hơn là giáo dục, chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các nhóm trẻ này cũng khó kiểm soát. Nhóm trẻ gia đình thường có quy mô nhỏ, hầu hết cơ sở vật chất không đủ điều kiện để hoạt động, chủ yếu tận dụng phòng sinh hoạt chung với gia đình là nơi giữ trẻ, chật hẹp, thiếu ánh sáng, vệ sinh môi trường không đảm bảo [3]. Các dịch vụ công tác xã hội chưa được quan tâm để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non cho con người lao động. Đó chính là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân (nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương). 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non và tìm hiểu nhu cầu gửi con của công nhân lao động đang làm việc Công ty TNHH May thêu Winning, vai trò công tác xã hội tại Công ty trong hỗ trợ can thiệp dịch vụ giáo dục mầm non. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình công tác xã hội trong Công ty, một số giải pháp, kiến nghị để hỗ trợ cho người lao động nhập cư trong việc giáo dục cho con em. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu -Khái quát và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non dành cho đối tượng là con công nhân tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng; 2 -Tìm hiểu nhu cầu gửi con của công nhân lao động tại Công ty TNHH May thêu Winning; -Đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội, thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning -Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning; -Đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phát triển dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Khu công nghiệp hiện nay. 4. Mục tiêu nghiên cứu -Tìm hiểu nhu cầu gửi con của người lao động từ 36-72 tháng tuổi tại công ty may thêu Winning; -Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning; -Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục nhà trẻ mầm non nhằm hỗ trợ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp; -Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò, nhiệm vụ của người làm công tác xã hội về giáo dục mầm non trong khu công nghiệp. 5. Câu hỏi nghiên cứu -Nhu cầu gửi con từ 36 đến 72 tháng tuổi của người lao động tại Công ty TNHH May thêu Winning có hay không? -Tai Công ty có dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ về giáo dục mầm non cho con công nhân không? -Bối cảnh tiếp cận dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho Công ty TNHH May thêu Winning như thế nào? -Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ công nhân lao động? 3 6. Giả thuyết nghiên cứu -Nhu cầu gửi con từ 36-72 tháng tuổi của công nhân Công ty TNHH May thêu Winning rất nhiều nhưng chưa được đáp ứng; -Công nhân có con từ 36-72 tháng tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong việc gửi con, việc tiếp cận thông tin từ trường mầm non, nhóm trẻ tư nhân còn ít, chưa an tâm, sợ con bị bạo hành; -Chưa có mô hình tổ chức dịch vụ công tác xã hội về giáo dục nhằm hỗ trợ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp; -Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại khu công nghiệp và trường mầm non vẫn chưa được thể hiện rõ; 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. 7.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Đề tài tập trung tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp qua các báo cáo, tài liệu của Phòng Mầm non, Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT của địa phương về phát triển giáo dục mầm non nói chung và các nhóm trẻ tư nhân nói riêng trong 2 năm học gần nhất. Bên cạnh đó đề tài có sử dụng chọn lọc một số thông tin từ các nghiên cứu trước về tình hình hoạt động các nhà trẻ tại khu vực nghiên cứu; tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà trẻ, giáo dục mầm non, về cách thức mô hình hoạt động chăm sóc trẻ. 7.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Công cụ phỏng vấn sâu Với phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài sử dụng công cụ thu thập thông tin là phỏng vấn sâu và quan sát. Với công cụ phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu chọn ra 9 trường hợp để thực hiện. Các đối tượng này bao gồm 5 trường hợp là 4 công nhân nhập cư có nhu cầu gửi trẻ, 2 trường hợp là giáo viên tham gia chăm sóc trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non và 2 trường hợp là nhân viên phụ trách vấn đề này ở cấp UBND xã. Qua quá trình này, các ý kiến nhận định của các bên liên quan sẽ được trình bày, đánh giá và phân tích một cách khách quan để thấy được những góc nhìn khác nhau của chủ đề nghiên cứu. Công cụ quan sát Với công cụ quan sát, nhóm nghiên cứu xem xét, ghi nhận lại hiện trạng khuôn viên bên ngoài các cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó tập trung tiến hành quan sát các hoạt động, môi trường tổ chức hoạt động và các điều kiện phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ...nhằm góp phần đánh giá khách quan và toàn diện về thực trạng hoạt động, quản lý. Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ, bảng biểu mô tả để minh chứng cho các kết quả của đề tài. Thu thập thông tin định lượng Với phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng công cụ thu thập thông tin điều tra bằng bảng hỏi và quan sát Bảng hỏi được thiết kế theo mục tiêu, nội dung, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đã lựa chọn và được khảo sát thu thập thông tin trên những mẫu nghiên cứu đã được chọn. Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân dành cho công nhân có con trong độ tuổi giáo dục mầm non tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương. Mục đích nhằm hiểu được mức độ đánh giá và hài lòng của công nhân đối với chất lượng của các cơ sở giáo dục này cũng như nhu cầu, mong muốn của họ đối với chất lượng đào tạo, chăm sóc con em của họ. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng Mẫu nghiên cứu định lượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với công nhân có con từ 36 tháng đến 72 tháng tuổi. Đơn vị mẫu được chọn là các cá nhân, đó là công nhân có con trong độ tuổi giáo dục mầm non tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương. 5 7.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân. 7.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH May thêu Winning, Tỉnh Bình Dương. Khách thể nghiên cứu -Đại diện công đoàn của Công Ty Winning -Các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ công tác xã hội về giáo dục -Công nhân có con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2017 – 2018 6 7.5. Khung phân tích Sơ đồ 1. Khung phân tích Thực trạng công tác xã hội dịch vụ giáo dục mầm non tại công ty Winning Nhu cầu gửi con công nhân công ty Winning từ 36 tháng -72 tháng Nhom trẻ gia đình Nhà trẻ công lập Nhà trẻ tư nhân Đánh giá dịch vụ nhà trẻ của công nhân gửi con Nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại công ty Mô hình công tác xã hội tại công ty Nguồn: Tác giả, 10/2018 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1 Ý nghĩa lý luận Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp và làm sáng tỏ hơn những cơ sở lý thuyết và ứng dụng của phương pháp công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội vào 7 thực tiễn cuộc sống nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội dưới góc độ của một ngành khoa học có tính ứng dụng cao. 8.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp các thông tin thiết yếu về thực trạng và nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội mà cụ thể là tác động của dịch vụ công tác xã hội đối với vấn đề giáo dục mầm non cho con công nhân. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục nhà trẻ, mầm non là một vấn đề đang được dư luận quan tâm, tuy nhiên nếu tiếp cận từ góc nhìn dịch vụ công tác xã hội thì rất ít công trình nghiên cứu. Điểm qua các tài liệu trong nước, tác giả nhận thấy những đề tài nghiên cứu phần lớn tập trung vào đối tượng là trường mầm non chính quy hơn là nhà trẻ, và đi sâu vào cách thức hoạt động, chuyên môn của giáo viên, vấn đề dinh dưỡng của trẻ… nhưng không đặt trong mối quan hệ với người nhập cư và đời sống đô thị. nghiên cứu về công tác xã hội trong dịch vụ nhà trẻ mầm non hầu như chưa được thực hiện. Tại Việt Nam, bảo đảm an sinh xã hội luôn được xem là nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước và toàn xã hội. Với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu người dân có việc làm,; thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội và hỗ trợ kịp thời những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt, tại Điều 34 Hiến pháp năm 2013 đã chính thức tuyên bố về quyền an sinh xã hội của người dân [24]. Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già thông qua tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) để chủ động bù đắp phần thu thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính 9 sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông [21]. Tuy nhiên việc thực thi chính sách vẫn còn ở mức độ hạn chế, nên có rất nhiều vấn đề xã hội xảy ra chưa được giải quyết thấu đáo, điển hình dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cho việc thực thi chính sách, trong giáo dục hầu như không có nhân viên công tác xã hội tại các trường học, việc này làm hạn chế các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ dịch vụ giáo dục, cho đến hiện nay những vụ bạo hành trẻ, bạo lực học đường, chưa có nghiên cứu thể hiện được nguyên nhân giải pháp để góp phần diều chỉnh chính sách an sinh xã hội [12]. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu trong nước có liên quan đến công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục nhà trẻ, mầm non, rất ít đề tài tìm hiểu trực tiếp và toàn diện về vấn đề này. Tham luận “Vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại TP. HCM” của tác giả Mai Thị Quế, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM, trình bày trong hội thảo khoa học: “Chất lượng cuộc sống của người dân Bình Dương trong bối cảnh kinh tế hiện nay” tổ chức vào tháng 12 năm 2012. Bài viết đã phản ánh được thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em TP. Với những mục tiêu đặt ra ban đầu theo chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015, TP đã có những cố gắng và thành tựu lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ, đảm bảo thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giữ trẻ đối với nhóm trẻ em của các gia đình nhập cư vẫn gặp nhiều bất cập. Theo thống kê số trẻ em của TP hiện có khoảng trên 1.8 triệu với gần 400.000 trẻ em nhập cư từ các tỉnh thành khác. Nhóm trẻ này khó tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội, sức khỏe, giáo dục. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến vấn đề trên là do khó khăn về kinh tế, nhất là đối với các gia đình ở ngoại ô, gia đình nhập cư, nơi cha mẹ phải bươn chải kiếm sống và có ít thời gian quan tâm, chăm sóc con cái; 10 nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em còn hạn chế; sự thiếu hiểu biết về luật pháp bảo vệ trẻ em còn phổ biến; môi trường xã hội tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến trẻ như internet, phim bạo lực, ấn phẩm đồi trụy; mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa được triển khai trên diện rộng; hệ thống pháp luật, các chính sách chưa đồng bộ và đầy đủ. Bài viết đã đưa ra một số kiến nghị cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được nhanh chóng và thuận lợi như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; củng cố và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em rộng khắp, nâng cao mức trợ cấp xã hội và đối tượng thụ hưởng đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; hoàn thiện pháp luật, đưa các nhóm trẻ đặc biệt vào Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; và hoàn thiện các chế tài xử phạt một cách triệt để các hành vi xâm hại trẻ em [17]. Bài báo cáo đã nêu được hiện trạng nhóm trẻ nhâp cư khó tiếp cận với dịch vụ giáo dục nhà trẻ, mầm non, bên cạnh đó môi trường xã hội không an toàn cho trẻ, trong phần giải pháp kiến nghị tác giả chỉ đề cập đến mức trợ cấp, xử phạt các hành vi làm tổn thương trẻ, chưa đưa được giải pháp cụ thề cho vấn đề đã nêu ra. Bài báo khoa học “Vấn đề di dân và kiểm soát rủi ro của người công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương” Nguyễn Đức Lộc, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM, đăng trên tạp chí Phát triển nhân lực số tháng 3 năm 2012, đã lý giải về nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều các nhà trẻ tự phát, NTGĐ. Theo tác giả, do không có điều kiện gửi trẻ và thiếu cơ sở giữ trẻ ở các KCN, công nhân phải gửi trẻ về quê, đưa người nhà vào TP chăm sóc trẻ, hoặc đưa trẻ vào gửi trong các NTGĐ, nhà trẻ tư nhân, với chi phí cao và thiếu cơ sở đảm bảo cho con họ phát triển một cách toàn diện [18]. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh khả năng giới hạn của người nhập cư trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục ở đô thị, là nguyên nhân khiến cho công nhân phải gửi con ở các NTGĐ dù biết trước những rủi ro có thể xảy ra. Khoảng trống của nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp khắc phục nguyên nhân. Bài viết “Di dân và vấn đề đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP. HCM” của Tổng cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015, đã trình bày những đặc điểm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan