Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nhận xét thiết kế cầu chụp sứ cercon cearm kiss tại labo...

Tài liệu Nhận xét thiết kế cầu chụp sứ cercon cearm kiss tại labo

.PDF
69
47
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIM DUNG NHẬN XÉT THIẾT KẾ CẦU, CHỤP SỨ CERCON CERAM KISS TẠI LABO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA KHÓA 2009 – 2015 HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIM DUNG NHẬN XÉT THIẾT KẾ CẦU, CHỤP SỨ CERCON CERAM KISS TẠI LABO Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA KHÓA 2009 – 2015 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀM NGỌC TRÂM HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, các phòng ban trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, các labo ở Hà Nội và labo Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, người đã trực tiếp hướng dẫn và dìu dắt tôi từ những bước đầu làm nghiên cứu, người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn ở bên hỗ trợ, cổ vũ, động viên tôi hoàn thành được khóa luận này. Hà Nội, ngày 20/05/2015 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Dung MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3 1.1. Quy trình mài, sửa soạn cùi răng, trụ răng cho chụp và cầu sứ không kim loại. .............................................................................................. 3 1.1.1. Nguyên tắc mài răng mang chụp..................................................... 3 1.1.2. Các bước mài răng mang chụp........................................................ 3 1.2. Sứ nha khoa ........................................................................................... 4 1.2.1. Phân loại sứ nha khoa: .................................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm sứ nha khoa: .................................................................... 5 1.2.3. Quá trình chế tạo sứ nha khoa:........................................................ 7 1.2.4. Các biện pháp làm tăng độ bền sứ. ................................................. 8 1.2.5. Ưu điểm của các phục hình sứ không kim loại. .............................. 8 1.2.6. Sứ Cercon Ceram Kiss. ................................................................... 8 1.3. Các nghiên cứu về yêu cầu và thiết kế của cầu, chụp sứ không kim loại. 12 1.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................ 12 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. ......................................................... 18 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 19 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 19 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................... 19 2.3.2. Cỡ mẫu: ......................................................................................... 20 2.3.3. Dụng cụ và vật liệu dùng trong nghiên cứu: ................................. 20 2.3.3.3. Máy............................................................................................. 20 2.3.4. Các thông số nghiên cứu: .............................................................. 20 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 26 2.5. Biện pháp khống chế sai số .................................................................. 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ………................................................................................................... 27 3.1. Nhận xét một số đặc điểm của các mẫu cùi răng làm phục hình sứ Cercon Ceram Kiss. .......................................................................... 27 3.1.1. Chiều cao mẫu cùi răng. ................................................................ 27 3.1.2. Độ nhẵn của mẫu........................................................................... 28 3.1.3. Độ hội tụ. ....................................................................................... 28 3.1.4. Vị trí đường hoàn tất. .................................................................... 29 3.1.5. Loại đường hoàn tất. ..................................................................... 30 3.1.6. Độ dày đường hoàn tất. ................................................................. 31 3.1.7. Độ dày mô răng bị mài ở mặt cắn / nhai. ...................................... 32 3.2. Nhận xét một số đặc điểm thiết kế của cầu, chụp răng sứ Cercon Ceram Kiss. ....................................................................................... 33 3.2.1. Độ dày lớp sứ tại mặt trong và mặt ngoài của cầu, chụp răng...... 33 3.2.2. Độ dày lớp sứ tại mặt nhai (đỉnh múi răng, hố trung tâm, rãnh) / rìa cắn của cầu, chụp răng. ..................................................................... 35 3.2.3. Phần nối của cầu răng. .................................................................. 36 3.2.4. Đánh giá lớp men trong ở rìa cắn / mặt nhai của cầu, chụp răng. 36 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN… ........................................................................................................ 37 4.1. Nhận xét một số đặc điểm của mẫu cùi răng. ...................................... 37 4.1.1. Chiều cao mẫu. .............................................................................. 37 4.1.2. Độ hội tụ của mẫu. ........................................................................ 39 4.1.3. Độ nhẵn của mẫu........................................................................... 40 4.1.4. Vị trí đường hoàn tất. .................................................................... 40 4.1.5. Loại đường hoàn tất. ..................................................................... 41 4.1.6. Độ dày đường hoàn tất. ................................................................. 42 4.1.8. Độ dày mô răng bị mài ở mặt cắn / nhai. ...................................... 42 4.2. Nhận xét một số đặc điểm thiết kế của cầu, chụp răng sứ Cercon Ceram Kiss. ....................................................................................... 43 4.2.1. Độ dày lớp sứ mặt trong, mặt ngoài.............................................. 43 4.2.2. Độ dày lớp sứ mặt nhai / rìa cắn. .................................................. 44 4.2.3. Phần nối của cầu răng. .................................................................. 44 4.2.4. Đánh giá lớp men trong ở rìa cắn / mặt nhai của cầu, chụp răng. 44 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 46 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH Stand – by : Hiệu ứng trong mờ của hệ thống sứ Cercon Ceram Kiss. Opal : Hiệu ứng trong mờ. Ocean, Sky, Fog, Sunset, Sunrise : Các hiệu ứng Opal. Flu Inside : Vật liệu cao huỳnh quang White Surface : Hiệu ứng trắng đục. Bleach Opaque, Bleach Dentine : Hiệu ứng trắng đục (đối với răng đã tẩy trắng). Final Kiss : Vật liệu sửa chữa. Gum : Hiệu ứng lợi tự nhiên. Cercon brain : Phần mềm xử lý dữ liệu. Cercon art : Phần cứng và phần mềm tạo ảo ảnh. Cercon base, Cercon base colored : Phần mềm thiết kế chiều dài cầu răng. Cercon heat : Hệ thống thêu kết. Cercon move : Hệ thống định vị 3D. Cercon eye : Mô – đun cho chức năng quét cá nhân chết hoặc phân đoạn. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Độ thuôn tối ưu của cùi. ........................................................................ 17 Bảng 3.1. Chiều cao mẫu răng hàm lớn / răng hàm nhỏ ...................................... 27 Bảng 3.2. Chiều cao mẫu cùi răng cửa / răng nanh. ............................................. 27 Bảng 3.3. Độ nhẵn của mẫu ................................................................................... 28 Bảng 3.4. Độ hội tụ của cùi. ................................................................................... 28 Bảng 3.5. Độ dày đường hoàn tất. ......................................................................... 31 Bảng 3.6. Độ dày lớp sứ mặt trong. ....................................................................... 33 Bảng 3.7. Độ dày lớp sứ mặt ngoài. ...................................................................... 34 Bảng 3.8. Độ dày sứ ở mặt nhai / rìa cắn. ............................................................. 35 Bảng 3.9. Phần nối của cầu răng. ........................................................................... 36 Bảng 3.10. Lớp men trong ở rìa cắn / mặt nhai của cầu, chụp răng .................... 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Vị trí đường hoàn tất ......................................................................... 29 Biểu đồ 3.2. Loại đường hoàn tất........................................................................... 30 Biểu đồ 3.3. Độ dày mô răng bị mài ở mặt cắn / mặt nhai ................................... 32 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Năm hiệu ứng Opal ................................................................................ 10 Hình 1.2. Hai Gum cho hiệu ứng lợi tự nhiên....................................................... 11 Hình 2.1. Song song kế sử dụng trong đánh giá thành, vách mẫu cùi răng. ....... 21 Hình 2.2. Đo độ dày đường hoàn tất bằng thước đo chiều dày. .......................... 21 Hình 2.3. Mẫu cầu răng 21, 23 đạt tiêu chuẩn về độ nhẵn. .................................. 22 Hình 2.4. Mẫu cùi răng 13 không đạt tiêu chuẩn về độ nhẵn. ............................. 22 Hình 2.5. Đo chiều cao mẫu bằng sonde thăm dò nha chu có vạch mm............. 23 Hình 2.6. Đo khoảng hở khớp cắn ở múi chịu lực và múi hướng dẫn: đo silicone đặc bằng thước đo chiều dày khung................................................... 24 Hình 2.7. Đo độ dày lớp men trong ở rìa cắn ........................................................ 24 Hình 2.8. Đo độ dày sứ ở mặt trong. ..................................................................... 25 Hình 2.9. Đánh giá thiết kế phần nối cầu răng trên hệ thống CAD/CAM. ......... 25 Hình 4.1. Cùi răng có các thành dài (a) sẽ kháng lại di lệch nghiêng của phục hồi tốt hơn cùi ngắn (b). ............................................................................ 37 Hình 4.2. Cùi trên một răng có đường kính nhỏ (a) kháng lại chuyển động xoay tốt hơn cùi có chiều dài tương tự nhưng đường kính răng lớn hơn. 38 Hình 4.3. (a) Bằng cách hạn chế số lượng hướng tháo, lưu giữ sẽ được cải thiện. (b) Cùi răng với thành quá thuôn tạo ra vô số hướng tháo sẽ rất kém lưu giữ. ................................................................................................. 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống răng miệng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, cả về mặt chức năng và thẩm mỹ. Việc mất một hay nhiều răng không những chỉ có nghĩa là mất các chức năng của răng này mà còn ảnh hưởng tới chức năng các răng còn lại và toàn bộ hệ thống nhai [1]. Điều trị phục hình lại các răng mất là rất quan trọng. Chính vì vậy, từ thời xa xưa, con người đã tìm mọi biện pháp và sử dụng nhiều chất liệu để phục hình. Những răng giả xuất hiện đầu tiên là loại gắn liền. Khoảng 3000 - 4000 năm trước Công nguyên, trong một ngôi mộ cổ người ta thấy có 6 răng giả là răng người được cắt chân răng, khoan lỗ và buộc vào răng bên cạnh bằng chỉ vàng, chỉ bạc. Năm 400 trước Công nguyên, ở châu Mỹ người ta đã biết buộc những răng lung lay vào răng chắc, kỹ thuật đấy đến nay vẫn còn được sử dụng. Răng giả được đẽo gọt bằng xương hay ngà voi và buộc vào răng bên cạnh xuất hiện ở Tây Ban Nha vào thế kỷ VI. Răng giả được đẽo gọt bằng gỗ xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật giữa thế kỷ XVII. Thế kỷ XVIII, Pierro Franchard, người được coi là cha đẻ của nghề răng giả cũng đã ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật để làm răng giả, trong đó có kỹ thuật dùng trụ vặn vào chân răng để giữ cầu. Năm 1788, nha sĩ Dubois de Chemant đã chế tạo thành công răng sứ. Năm 1885, Aiguilhon de Sarran đã nghiên cứu và làm inlay. Năm 1906, Carmichael đã làm chụp hở mặt ngoài, kiểu chụp này đến nay vẫn còn được áp dụng. [2] Ngày nay, các phục hình sứ không kim loại được sử dụng rộng rãi vì các ưu điểm vượt bậc của nó: - Thẩm mỹ tự nhiên giống răng thật. [3] [4] 2 - Độ chính xác cao do được thiết kế bằng công nghệ CAD - CAM. [3] [5] [6] - Phục vụ chức năng ăn nhai tốt. [7] [8] [9] - Tương hợp sinh học. [10] [11] Hiện nay, sứ Cercon Ceram Kiss là một vật liệu veneer sứ phát triển đặc biệt và dành riêng cho chụp và cầu veneer zirconia. Các loại phục hình sứ không kim loại bao gồm: - Veneer. - Chụp răng. - Cầu răng. - Inlay – onlay. [2] Trong các loại trên thì chỉ định phổ biến nhất ở Việt Nam là cầu và chụp răng. Với sự phát triển và phổ biến rộng rãi, răng sứ không kim loại cũng không tránh khỏi có những chỉ định không đúng hoặc thất bại. Vì vậy, để đánh giá sự thành công của các phục hình cầu, chụp sứ không kim loại cũng như nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét thiết kế cầu, chụp sứ Cercon Ceram Kiss tại labo” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm của các mẫu cùi răng làm phục hình sứ Cercon Ceram Kiss. 2. Nhận xét một số đặc điểm thiết kế của các cầu, chụp răng sứ Cercon Ceram Kiss. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Quy trình mài, sửa soạn cùi răng, trụ răng cho chụp và cầu sứ không kim loại. Để cùi răng mang chụp và làm trụ cầu đúng yêu cầu thì phải tuân thủ những nguyên tắc mài sau: 1.1.1. Nguyên tắc mài răng mang chụp. - Chu vi cổ răng lớn hơn chu vi mặt nhai. - Các vách xung quanh phải song song hoặc hơi hội tụ về phía mặt nhai tạo một góc 2 - 5º so với trục của răng theo hướng lắp hàm. - Các vách phải thoát. - Tiết kiệm mô răng tối đa. - Tôn trọng giải phẫu của răng. [2] 1.1.2. Các bước mài răng mang chụp. 1.1.2.1. Mài mặt bên. - Dùng mũi khoan kim cương hình chóp nhọn đưa theo chiều ngoài trong cho thông khe. - Thay mũi khoan trụ để mài thêm sao cho sườn bên vừa tới đường viền lợi và vách hội tụ về phía mặt nhai 2-5º là được. [2] 1.1.2.2. Mài mặt nhai. - Mài mặt nhai theo hình dạng giải phẫu của răng cho một bề dày tương ứng của phục hình ở từng vị trí. [12] - Khoảng hở tối thiểu để đáp ứng cho yêu cầu của phục hình là 1,5mm cho múi ngoài; 1,0mm cho múi trong; 1,0mm cho các gờ và hố rãnh. [12] 4 1.1.2.3. Mài mặt ngoài, trong. - Vùng 1/3 phía cổ răng ở mặt ngoài và 2/3 phía cổ răng ở mặt trong: nên mài các vách song song. - Phần thân còn lại: các vách hội tụ về phía mặt nhai một góc 2 - 5º. [2] - Mài mặt ngoài sâu khoảng 1 - 1,5mm; mặt trong sâu khoảng 1mm. [12] 1.1.2.4. Mài chỉnh đường hoàn tất. - Mặt ngoài và mặt bên mỏm cụt mài dưới lợi, còn mặt trong có thể đặt ngang lợi. - Mài xung quanh và sâu khoảng 1 – 1,5mm cho lộ rõ bờ vai quanh mỏm cụt. [2] 1.2. Sứ nha khoa Sứ sử dụng trong nha khoa lần đầu vào cuối những năm 1700. Cấu trúc của sứ nha khoa gồm pha tinh thể và pha thủy tinh làm cho sứ nha khoa về cơ bản là một sứ thủy tinh. Một số sứ nha khoa hiện đại thuộc loại gốm oxide có nhiệt độ nóng chảy, độ tinh khiết cao. Cấu trúc đơn tinh thể được dùng làm sườn cho phục hình toàn sứ. [4] Sứ nha khoa được chế tạo từ 3 thành phần cơ bản: - Đất sét (cao lanh): chiếm 0 - 50%. - Thạch anh (SiO2): chiếm 15 - 30%. - Ca+ Al+ Si: chiếm 30 - 90%. [1] 1.2.1. Phân loại sứ nha khoa: Sứ nha khoa được phân loại dựa vào: nhiệt độ thiêu kết, bản chất hóa học và mức độ của pha tinh thể, kỹ thuật chế tác và ứng dụng. [13] 1.2.1.1. Phân loại sứ theo nhiệt độ thiêu kết (nung): - Sứ nung nhiệt độ cao: 1315 - 1370°C. - Sứ nung nhiệt độ trung bình: 1090 - 1260°C. - Sứ nung nhiệt độ thấp: 870 - 1065°C. 5 - Sứ nung nhiệt độ cực thấp: 870°C. Nhiệt độ thiêu kết được quyết định bởi tỷ lệ tương đối của các thành phần: thạch anh, trường thạch và kaolin (đất sét trắng). [13] 1.2.1.2. Phân loại theo pha tinh thể: Sau khi nung, sứ nha khoa gồm 2 pha: pha thủy tinh bọc xung quanh pha tinh thể. Tùy vào bản chất và lượng pha tinh thể để có đặc tính cơ học và quang học khác nhau. Tỷ lệ thủy tinh càng cao, sứ càng trong và có độ bền chống nứt gãy càng thấp. Các vât liệu cho phục hình sứ không kim loại thường có tỷ lệ tinh thể cao (từ 35 – 99%) để có đặc tính cơ học tốt. [13] 1.2.1.3. Phân loại theo kỹ thuật chế tác: - Thiêu kết (nung): là phương pháp chế tác truyền thống. Đó là quá trình xử lý nhiệt để sứ đạt được sự cứng chắc. Điều này đạt được khi nhiệt độ đạt đến sự chảy nhớt bột sứ. - Đúc trượt, ép nhiệt: là những phương pháp dùng trong phục hình toàn sứ. Sản phẩm phục hình được hoàn thành giai đoạn đầu bằng kỹ thuật dùng máy, giai đoạn sau là phương pháp thiêu kết. [13] 1.2.2. Đặc điểm sứ nha khoa: * Đặc điểm chung: Đặc điểm của sứ nha khoa phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc của sứ. Nói chung, tính chất và số lượng của pha tinh thể quyết định cấu trúc, độ bền và đặc tính quang học của sứ. Hầu hết sứ nha khoa có đặc tính: cứng, dễ nứt vỡ và trơ về mặt hóa học, không phóng thích các yếu tố gây hại, đạt được tính thẩm mỹ cao nhất so với các vật liệu phục hình hiện dùng. [13] * Đặc điểm quang học: - Màu của phục hình sứ: bột sứ trên thị trường thường là hỗn hợp có màu vàng đến màu vàng đỏ. Do khoảng màu của răng tự nhiên thường lớn hơn các 6 bột sứ bán sẵn nên có thêm một số loại được cung cấp để có thể điều chỉnh: xanh, vàng, hồng, da cam, nâu, xám,... Lớp ngoài và bề mặt của phục hình cũng có thể tạo được các chi tiết bằng sứ thủy tinh. - Độ trong của sứ: sứ làm ngà răng và men răng khác nhau về độ trong. Có loại rất đục để che sườn kim loại. Giá trị về độ trong của sứ ngà là 18 – 38%, sứ men là 45 – 55%. Độ trong của vật liệu toàn sứ phụ thuộc vào pha tinh thể tăng cường. Sứ zirconia và alumina tương đối cản sáng (kém trong), sứ tăng cường leucite khá trong. Độ trong của sứ spinel và sứ disilicate lithium tương đương nhau và ở trung gian giữa sứ alumina và sứ tăng cường leucite. Do lớp ngoài cùng của phục hình sứ trong, màu của phục hình bị ảnh hưởng bởi tia phản chiếu của lớp bên dưới. Đối với phục hình sứ - kim loại, là kết quả sự pha trộn của ánh sáng phản chiếu từ lớp bên dưới, sự che màu và ánh sáng truyền qua phần sứ thân răng. Độ dày của sứ thân răng quyết định màu của phục hình với cùng một màu của lớp che màu. Do men răng có tính huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím nên trước đây người ta đã thêm vào uranium oxide để tạo đặc điểm này cho sứ, nhưng do có tính phóng xạ (tuy rất thấp) nên đã được loại bỏ. Gần đây người ta sử dụng cerium oxide, là một nguyên tố hiếm để tạo tính huỳnh quang. Chất dán, gắn phục hình là một yếu tố quan trọng đối với một phục hình toàn sứ. Nhiều loại phục hình toàn sứ thường cần chất gắn có độ trong với nhiều màu khác nhau. [13] * Các đặc điểm vật lý khác: - Đặc điểm cơ học: phụ thuộc vào các yếu tố như: kích thước tinh thể (của pha tinh thể), tỷ lệ thể tích của pha tinh thể, độ bền của liên kết, sự chênh lệch của modun đàn hồi, sự chênh lệch về độ giãn nở giữa các pha. 7 - Độ bền uốn: các sứ trường thạch để làm phục hình sứ - kim loại có độ bền khoảng 70 MPa, thấp hơn sứ dùng trong phục hình toàn sứ. Tuy vậy, do có sườn nâng đỡ bằng kim loại nên phục hình sứ kim loại vẫn tồn tại lâu hơn. - Độ bền cắt: độ cắt của sứ trường thạch là 110 MPa, độ bền kéo xuyên tâm là 34 MPa, độ bền nén là 172 MPa, độ cứng Knoop là 460kg/mm². - Độ bền gãy: sứ trường thạch xấp xỉ thủy tinh: 0,78Mpa.m, sứ ép nhiệt disilicate lithium cao hơn 4 lần và gấp đôi sứ tăng cường leucite. - Hằng số đàn hồi: đây là yếu tố cần để tính độ bền uốn và độ bền gãy. Tỷ số Poisson của sứ nha khoa từ 0,21 – 0,26. Modun đàn hồi của sứ trường thạch khoảng 70GPa, sứ ép nhiệt disilium lithium là 110GPa, sứ zirconia là 210GPa, sứ nhôm oxide là 350GPa. - Sự co thể tích: đây là vấn đề lớn nhất đối với vật liệu toàn sứ (trừ khối sứ). Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự co thể tích của sứ nung ở nhiệt độ thấp là 32 – 37%, sứ nung nhiệt độ cao là 28 – 34%, sứ nung nhiệt độ trung bình ở khoảng giữa hai loại trên. Độ co tuyến tính khi nung của sứ trường thạch vào khoảng 14% đối với sứ nung nhiệt độ thấp (sứ - kim loại), 11.5% đối với sứ nung ở nhiệt độ cao (sứ răng cho hàm giả). - Mật độ: mật độ của sứ trường thạch sau khi nung khoảng 2,45g/cm³ và bị thay đổi bởi độ lỗ rỗ. Mật độ cũng phụ thuộc vào sự có mặt của pha tinh thể. - Đặc điểm nhiệt: sứ là một vật liệu cách nhiệt và cách điện tốt. Độ dẫn nhiệt của sứ trường thạch là 0,0030cal/giây/cm², độ khuếch tán nhiệt là 0,64mm²/ giây. [13] 1.2.3. Quá trình chế tạo sứ nha khoa: Do phải đáp ứng những tiêu chuẩn về màu sắc, độ bền nén, tính không hòa tan, đặc tính quang học, độ giãn nở nhiệt một cách nghiêm ngặt nên trong sản xuất sứ nha khoa đòi hỏi nguyên liệu phải đặc biệt tinh khiết và kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất. [13] 8 1.2.4. Các biện pháp làm tăng độ bền sứ. - Biện pháp nội sinh: tăng cường pha tinh thể, biến đổi tăng độ bền. - Biện pháp ngoại sinh (hóa học): tạo lớp ion bề mặt, làm láng. [13] 1.2.5. Ưu điểm của các phục hình sứ không kim loại. - Thẩm mỹ tốt: Độ thấu quang cao, màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên theo tỷ lệ đẹp nhất nên răng sứ biểu đạt được vẻ sống động như răng tự nhiên. [3] [4] - Độ chính xác và tự nhiên cao: Răng toàn sứ được chế tác qua công nghệ CAD/CAM – mọi thông tin và dữ liệu hình ảnh của mẫu răng sau khi lấy dấu hàm sẽ được xử lý chuẩn xác trên hệ thống máy tính, xác lập hình ảnh 3 chiều mô phỏng răng thật đúng với khớp cắn và bề mặt nhai, các cạnh bên. [3] [5] [6] - Phục vụ chức năng ăn nhai tốt: Hợp chất Zirconia hay Lithium cực kỳ rắn chắc, độ bền trung bình của hợp chất từ 360 MPa, đối với 1 số loại sứ như Cercon còn lên đến 1000 MPa (gấp 3 lần răng sứ kim loại, gấp 12 lần răng bình thường). Răng sứ không kim loại không những thẩm mỹ mà còn chịu lực nhai tốt. [7] [8] [9] - Tương hợp sinh học: Sứ không kim loại lành tính, không chứa các thành phần có nguy cơ tạo ra phản ứng hóa học với môi trường acid trong khoang miệng hay những kích ứng bất lợi với cơ thể. Răng toàn sứ có thể đạt đến độ chính xác tuyệt đối, mô răng sứ và mô răng thật tiếp xúc sát khít, vừa vặn nên loại bỏ hoàn toàn được tình trạng hở kẽ, đen viền lợi, dắt thức ăn gây viêm nhiễm, hôi miệng cũng như các bệnh nha chu. [10] [11] [12] 1.2.6. Sứ Cercon Ceram Kiss. - Được phát hành từ tháng 2 năm 2005, Cercon Ceram Kiss là một vật liệu veneer sứ phát triển đặc biệt và dành riêng cho chụp và cầu veneer 9 zirconia. Nó có một hệ số giãn nở nhiệt 10.5 mm / m • K và được làm được làm bằng những Cercon cơ bản. - Cercon Ceram Kiss thích hợp cho các sườn Cercon. - Cercon Ceram Kiss chống chỉ định ở bệnh nhân có thói quen nghiến răng hoặc có bất kỳ rối loạn chức năng nào khác. Cercon Ceram Kiss còn chống chỉ định trong trường hợp kích thước vùng răng cửa không đủ. + Thông số kỹ thuật CTE ngà răng : 9.2 mm / m • K ( 25-500 ° C ) vật liệu sứ nha khoa: Loại 1, nhóm 2- 8 theo DIN EN ISO 6872. + Cấu trúc: Cercon Ceram Kiss mang đến một loại vật liệu veneer sứ phát triển, đặc biệt đối với các khung sườn zirconia. - Sự đa dạng màu sắc trong một hệ thống với tỷ lệ trộn đơn giản: Sáu năng lượng bão hòa về sắc độ huỳnh quang có thể tái sản xuất số lượng lớn của tất cả các hiệu ứng cổ và phân thùy cũng như tăng độ bão hòa. Đơn giản sự pha trộn 1:1 giữa các năng lượng bão hòa này dẫn đến 15 sắc thái trung gian. Ngay cả các màu nhỏ nhất có thể được mô phỏng nhanh chóng và trong một cách có hệ thống. Vật liệu đa chức năng Stand - by là một hiệu ứng trong mờ mạnh mẽ của hệ thống Kiss. Nó có thể được sử dụng bởi một mình hoặc pha trộn với bất kỳ vật liệu nào khác. Ba hiệu ứng Opal; Ocean, Sky và Fog, kiểm soát giá trị và độ trong mờ của màu xanh dương và xám trong vùng răng cửa. Sunset và Sunrise phù hợp với tính chất của răng cửa và cho sự giảm dần độ bão hòa trong mờ trong miệng. Các răng cửa đơn lẻ trong hệ thống Kiss cho phép sự thể hiện của tất cả độ trong mờ tự nhiên và các hiệu ứng huỳnh quang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng