Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nhận xét kết quả sử dụng kem chải răng sensodyne rapid relief trong điều trị nhạ...

Tài liệu Nhận xét kết quả sử dụng kem chải răng sensodyne rapid relief trong điều trị nhạy cảm ngà

.PDF
105
215
63

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhạy cảm ngà răng là một hiện tượng phổ biến. Qua các nghiên cứu cho thấy 3 - 57% dân số bị nhạy cảm ngà tùy thuộc vào phương pháp chẩn đoán, địa lý và đối tượng được chọn [1], [2], [3]. Nó đặc trưng bởi một cơn đau nhói ngắn phát sinh từ ngà răng lộ khi phản ứng với nhiệt, hơi nước, cọ xát, thẩm thấu, hoặc kích thích hóa học mà không thể được gán cho bất cứ một sự khiếm khuyết nha khoa nào khác [2], [4]. Mặc dù các triệu chứng của tình trạng này là cấp tính và xảy ra thất thường nhưng chúng cũng có thể tồn tại trong nhiều năm. Nếu không được điều trị lâm sàng phù hợp, nhạy cảm ngà răng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [5], [6]. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà răng như mòn men răng do cọ xát, do ăn mòn hóa học, hoặc mặt chân răng bị lộ ra do mất lớp phủ xương ổ răng và lợi răng [7], tổn thương mạn tính do chải răng, răng bị bẻ cong do các lực tác động bất thường, các thói quen xấu, viêm lợi cấp tính và mãn tính, các bệnh nha chu, phẫu thuật nha chu và do ăn các thức ăn có nhiều axit [8]. Khi bệnh nhân bị nhạy cảm ngà răng, thì bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài, chẳng hạn như áp lực cơ học hoặc sự chuyển động của không khí, cũng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Hiện tại, lý thuyết thủy động học là cơ chế mà theo đó hiện tượng nhạy cảm ngà răng xảy ra và đã được chấp nhận bởi hiệp hội nha khoa. Thuyết cho rằng kích thích bên ngoài sẽ gây ra một sự thay đổi áp suất dịch trong lòng ống ngà răng. Kết quả là sự chuyển động của các chất dẫn lưu truyền tín hiệu đến các tạo ngà bào, qua đó mang theo những kích thích từ bề mặt răng đến các dây thần kinh hướng tâm kết thúc trong ống ngà răng, dẫn đến ê buốt [9], [10]. Mục tiêu cuối cùng của việc điều trị nhạy cảm ngà răng là giảm ê buốt tức thời và giảm ê buốt vĩnh viễn. Gần đây, có hai cách tiếp cận chính cho việc điều trị 2 nhạy cảm ngà răng, bao gồm bít tắc các ống ngà và chặn dẫn truyền thần kinh [11]. Khoảng 50 năm trước, trước khi các hợp chất kali được sử dụng rộng rãi để giảm nhạy cảm ngà răng – strontium fluoride đã được đưa vào kem đánh răng vì người ta cho rằng nó có thể giúp điều trị răng ê buốt bằng việc bít các ống ngà răng. Gần đây, strontium acetate đã được sử dụng trong kem đánh răng giảm nhạy cảm vì strontium acetate hầu như không có nhược điểm gây cảm giác khó chịu và có thể kết hợp tốt với natri fluoride, tạo nên một công thức mới cho một loại kem chải răng chứa được cả muối strontium và fluoride, sự kết hợp strontium acetate 8% và muối natri fluoride 1440ppm đã được phát triển và ứng dụng để cung cấp một hàm lượng strontium tương đương với những sản phẩm strontium chloride cổ điển. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một nghiên cứu trên in vitro về tác dụng bít kín ống ngà của kem có chứa strontium acetate của tác giả Huỳnh Mỹ Trang (2013) [12]. Còn trên thế giới thì đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của kem đánh răng có chứa 8% strontium acetate trong điều trị nhạy cảm ngà khi được dùng để chải răng mỗi ngày trong thời gian từ 4 đến 12 tuần [13], [14], [15], [16], [17], [18] nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả vẫn còn chưa rõ ràng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong hiệu quả giảm nhạy cảm ngà chúng tôi đã chọn kem đại diện Sensodyne Rapid Relief là kem chải răng có chứa 8% strontium acetate và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kết quả sử dụng kem chải răng Sensodyne Rapid Relief trong điều trị nhạy cảm ngà ” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của nhạy cảm ngà răng ở bệnh nhân độ tuổi từ 20 đến 50. 2. Nhận xét kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng kem chải răng Sensodyne Rapid Relief ở nhóm bệnh nhân trên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà Theo định nghĩa của Hollan GR được thông qua tại hội nghị nhạy cảm ngà răng ở Canada tháng 6 năm 2002 thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng sau: răng bị ê buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất) mà không phải do khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác [4]. 1.2. Dịch tễ học 1.2.1. Nhạy cảm ngà qua các nghiên cứu - Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3%-57% dân số [19], [1], [2]. Trong đó nhóm bệnh nhân bị viêm quanh răng là đối tượng có nguy cơ cao, tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm này 72%-98% [20]. - Theo báo cáo của tác giả Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012) tỷ lệ nhạy cảm ngà ở Việt Nam khoảng 47 – 48% (hay gặp ở lứa tuổi 30 - 40) [11]. - Ở Việt Nam, nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự tại công ty than Thống Nhất - Quảng Ninh (2012), tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07% [21] và tỷ lệ này lên tới 47,74% ở công ty bảo hiểm Nhân Thọ Hà Nội (2013) [22]. - Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh nhân thấy 2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà [20]. - Theo tác giả Guntipalli. M Naidu và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc nhạy cảm ngà ở người lớn đến khám tại trường Răng Hàm Mặt ở Andhra Pradesh, ở miền nam Ấn Độ là 32% [23]. 1.2.2. Tuổi Nhạy cảm ngà gặp ở nhiều lứa tuổi, phần lớn ở độ tuổi 20-50 đặc biệt tập trung nhiều ở nhóm 30-40 tuổi [20]. 4 1.2.3. Giới Tỷ lệ nữ bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn nam. Một số tác giả cho rằng có hiện tượng này là do nữ chải răng nhiều hơn nam. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [20]. 1.2.4. Thời gian bị nhạy cảm ngà Không ít người bị nhạy cảm ngà trong thời gian dài. Có từ 14-23% người bị nhạy cảm ngà răng từ 1-5 năm [20], [24]. 1.2.5. Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp - Thứ tự nhạy cảm ngà thường gặp như sau: răng nanh, răng số 4, sau đến răng cửa và răng số 5, cuối cùng là răng hàm lớn [20]. Hình 1.1: Mòn cổ các răng [25] - Đối với bệnh nhân viêm quanh răng: thường gặp ở răng hàm lớn trên và răng cửa dưới [20]. - Hầu hết nhạy cảm ngà hay gặp ở mặt ngoài của các răng và gặp nhiều ở vùng cổ răng [20]. - Với người thuận tay phải hay bị nhạy cảm ngà bên cung trái. 1.2.6. Ảnh hưởng tới sinh hoạt Có tới 11,4% người bị nhạy cảm ngà bị ảnh hưởng đến ăn uống và chải răng [20]. 5 1.3. Bệnh học thần kinh của răng - Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân loại các sợi thần kinh ra thành: nhóm A – có tốc độ dẫn truyền trên 2 m/s, và nhóm C – có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s. - Ê buốt do các sợi A delta dẫn truyền, trong khi các sợi C dẫn truyền cảm giác ê buốt âm ỉ. Sợi A có bao myelin liên quan tới nhạy cảm ngà [20], [26]. 1.4. Cơ chế của nhạy cảm ngà Ba cơ chế chính của sự nhạy cảm đã được đề xuất trong các tài liệu: + Thuyết phân bổ thần kinh + Thuyết về sự dẫn truyền các tế bào tạo răng + Thuyết thủy động lực học Theo lý thuyết phân bổ thần kinh trực tiếp, dây thần kinh xuyên qua ngà răng và kéo dài đến đường nối ngà-men [27]. Kích thích cơ học trực tiếp của các dây thần kinh sẽ khai mào tiềm năng hoạt động. Có rất nhiều thiếu sót ở lý thuyết này. Thiếu bằng chứng cho thấy ngà răng bên ngoài thường là phần nhạy cảm nhất, được phân bổ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đám rối Rashkow và dây thần kinh trong ống không tự thiết lập cho đến khi răng mọc lên [28]; tuy nhiên, răng mới mọc rất nhạy cảm. Hơn nữa, thuốc gây cảm ứng ê buốt như bradykinin không gây ê buốt đến khi bôi lên ngà răng và ngâm ngà răng các chất gây tê cục bộ không ngăn chặn cơn ê buốt, trong khi có giảm ê buốt khi bôi lên da [29]. Lý thuyết thụ thể tế bào tạo răng chỉ ra rằng các tế bào tạo răng hoạt động như thụ quan của bản thân chúng và chuyển tiếp tín hiệu đến đầu cuối dây thần kinh [30]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào tạo răng là một ma trận các tế bào đang hình thành và do đó không được 6 coi là tế bào có thể bị kích thích và các xi náp không được tìm thấy giữa tế bào tạo răng và đầu cuối dây thần kinh [31], [29]. Hình 1.2: Các học thuyết về nhạy cảm ngà [32], [33] (1) Thuyết thần kinh: kích thích vào ngà răng gây tác động trực tiếp lên các sợi thần kinh. (2) Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo ngà: kích thích được dẫn truyền theo các nguyên bào tạo ngà tới đầu tận cùng thần kinh cảm giác thông qua synap. (3) Thuyết thủy động lực học: kích thích do sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà tác động tới các sợi thần kinh. - Thuyết thủy động lực học của Brannstrom được nhiều tác giả công nhận và được áp dụng nhiều trong điều trị nhạy cảm ngà răng. Theo tác giả các kích thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo các dòng chảy dịch trong ống ngà (tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi này kích thích các sợi thần kinh A- δ ở biên giới ngà-tủy hoặc trong ống ngà tạo ra cảm giác ê buốt. Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch sẽ di chuyển từ tủy ra phía ngoài, khi có kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động ngược lại [20], [34]. 7 Hình 1.3: Thủy động lực học thuyết của Brännström [25] - Điều kiện để xuất hiện nhạy cảm ngà: + Ngà răng bị lộ: răng mất men hoặc tổ chức quanh răng. + Hệ thống ống tủy mở ở bên ngoài và thông với tủy ở bên trong. - Dưới kính hiển vi điện tử, ngà ở răng bị quá cảm có số lượng ống tủy nhiều gấp 8 lần và đường kính của ống ngà cũng rộng gấp đôi so với ngà ở răng không quá cảm. 1.5. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà Hình 1.4: Các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà 8 1.5.1. Mòn răng Hình 1.5: Mòn răng [25] - Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng: + Chải răng không đúng kĩ thuật: chải răng ngang, lông bàn chải quá cứng, lực chải quá mạnh. Hình 1.6: Mòn khuyết cổ răng mặt ngoài do chải răng ngang + Chế độ ăn uống có nhiều chất có tính axit: nước uống có gas, nước hoa quả chua, các thức ăn có vị chua, các thuốc có pH axit và tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng (ví dụ: vitamin C nhai, viên aspirin nhai) 9 Hình 1.7: Mòn mặt nhai các răng do tật nghiến răng [25] + Tật nghiến răng: bệnh nhân thường bị mòn mặt nhai hoặc rìa cắn các răng. + Các nguyên nhân khác: tiếp xúc với axit (ví dụ: công nhân sản xuất ắcquy chì), hay bị nôn và trào ngược dạ dày (ví dụ: nghiện rượu…) Hình 1.8: Mòn các răng do hội chứng trào ngược dạ dày [25] - Phân loại mòn răng: + Mòn răng – răng: Là sự mất tổ chức cứng do sự tiếp xúc giữa các răng đối đầu dưới tác động của các tác nhân nội tại thường là trụ men của các răng đối diện. Nguyên nhân: sang chấn khớp cắn, tật nghiến răng… 10 + Mòn răng – răng: Là quá trình mòn răng bệnh lý do tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai: lực chải răng quá mạnh, thói quen cắn các vật cứng… + Mòn hóa học: Là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà không có sự tác động của vi khuẩn. Nguyên nhân: hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, tiếp xúc nhiều với khí gas, axit hoặc chế độ ăn chứa nhiều axit… + Tiêu cổ răng: Là tổn thương tổ chức cứng trên bề mặt cổ răng trong quá trình răng chịu lực uốn. Nguyên nhân: răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên. Lâm sàng: tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới cement - ngà trên một răng đơn độc. 1.5.2. Lợi co Hình 1.9: Co lợi lộ chân răng [25] - Nguyên nhân: + Bệnh quanh răng. + Chải răng không đúng kĩ thuật. + Sang chấn khớp cắn. - Cơ chế: Lợi co gây hở chân răng, lộ cement và có thể dẫn đến lộ ngà. 11 1.5.3. Lấy cao răng Có thể làm mất lớp ngà mùn, lộ ống ngà. Trường hợp này bệnh nhân thường bị ê buốt trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ hết. 1.5.4. Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng Phẫu thuật nạo túi lợi, phẫu thuật làm dài thân răng…bệnh nhân có thể có nhạy cảm ngà kéo dài một vài tháng. 1.5.5. Tẩy trắng răng Hình 1.10: Bệnh nhân đeo máng tẩy trắng răng - Khoảng 25% bệnh nhân mang thuốc tẩy trắng răng bằng máng có nhạy cảm ngà. 1.6. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà Theo Ricarte JM. và cộng sự, có nhiều kích thích có thể gây nhạy cảm ngà, mặc dù không phải tất cả các kích thích này đều có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà. Vì sự đáp ứng nhạy cảm ngà do kích thích khác nhau tùy vào loại kích thích nên các nhà lâm sàng đề nghị cần sử dụng ít nhất hai loại kích thích thủy động học. Khoảng cách giữa các kích thích cần đủ lâu để giảm thiểu tương tác giữa chúng [35]. 12 1.6.1. Đo bằng kích thích hóa học Sử dụng dung dịch Glucose hoặc Sucrose ưu trương. Dung dịch axit không được sử dụng vì có thể làm trầm trọng triệu chứng. Quét dung dịch ưu trương lên bề mặt vùng nhạy cảm bằng một que bông trong vòng 10 giây cho đến khi bệnh nhân thấy khó chịu. Sử dụng phương pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát đáp ứng đạt được [19], [35]. 1.6.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh Sử dụng luồng khí từ ghế nha khoa được đặt vào răng trong 1 giây với áp lực 60 psi ở nhiệt độ 21 - 22ºC, khoảng cách 1cm và vuông góc với bề mặt răng. Nhược điểm là khó giới hạn vùng răng bị kích thích với kỹ thuật bằng luồng khí. Thường dùng để lựa chọn ban đầu những răng hoặc người tham gia nghiên cứu [35]. 1.6.3. Đo bằng kích thích nước lạnh Đây là phương pháp lý tưởng để đánh giá mức độ nhạy cảm ngà và hạn chế dương tính giả. Sử dụng bộ dụng cụ chứa nước ở những nhiệt độ khác nhau (từ 0 - 20ºC). Bắt đầu với nước ấm và giảm dần nhiệt độ. Áp vào răng không nên quá 3 giây, nếu không đáp ứng thì để 3 phút trước khi tiếp tục thử nghiệm với nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ của nước giảm 5°C với từng bước và thử nghiệm dừng lại khi xuất hiện cơn ê buốt hoặc khi 00C (không nhạy cảm ngà). Nếu cả kích thích xúc giác và nhiệt độ (hay luồng khí) cũng được sử dụng để đánh giá mức nhạy cảm ngà thì kích thích xúc giác được ứng dụng trước để ngăn ngừa có thể có những cơn ê buốt dài sau kích thích nhiệt (do nhiệt độ thấp) hoặc sự mất nước do luồng khí sau kích thích hơi [35]. 13 1.6.4. Đo bằng kích thích nhiệt Dụng cụ sử dụng là một đầu bịt nhiệt độ áp vào bề mặt răng. Nhiệt độ trên cây thăm dò phụ thuộc vào loại dụng cụ sử dụng. Thử nghiệm bắt đầu ở 25ºC, giảm 5ºC mỗi bước thử cho đến khi có đáp ứng ê buốt. Thanh nhiệt này phải tiếp xúc đúng với bề mặt răng để đảm bảo nhiệt độ được truyền đầy đủ trong mỗi lần kích thích [35]. 1.6.5. Đo bằng kích thích điện Luồng điện được truyền từ từ vào bề mặt răng có thể được sử dụng để đánh giá nhạy cảm ngà. Tuy nhiên, luồng điện có thể xuyên qua mô nha chu tác động đến thần kinh quanh răng gây nên dương tính giả [35]. 1.6.6. Đo bằng kích thích cơ học Dụng cụ kích thích là một que sonde bịt đầu và máy nén cơ học, hoặc sử dụng máy Yeaple. Những kích thích này được đặt vuông góc với răng, cường độ tăng dần cho đến khi tới ngưỡng ê buốt. Sử dụng máy Yeaple sự biến đổi được kiểm soát bởi một thiết bị điện từ. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác. Trong đa số trường hợp, nếu độ mạnh khoảng 70g là ngoài ngưỡng kích thích ê buốt, răng được coi như không nhạy cảm. Bắt đầu thử bằng cường độ nhỏ nhất, sau đó tăng dần tới khi có cảm giác ê buốt. Mỗi lần cường độ kích thích tăng thêm 5g [35]. Trong kỹ thuật luồng hơi hay hóa học, cường độ kích thích là không thay đổi, biến số nghiên cứu dựa vào đáp ứng của bệnh nhân: đó là mức trung bình của các lần đánh giá dựa vào thang phân loại VAS. Ngược lại, trong các kỹ thuật nhiệt, điện, nước lạnh hay cơ học bệnh nhân có thể đáp 14 ứng cả sau kích thích nên biến số nghiên cứu dựa vào sự tăng lên hay giảm đi của cường độ kích thích. 1.7. Thang đánh giá nhạy cảm ngà sau kích thích Ê buốt là một trải nghiệm chủ quan, trong đó nhận thức ê buốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tính cách cá nhân, yếu tố tâm lý, mức độ sợ hãi hay lo âu, yếu tố văn hóa và ảnh hưởng xã hội. Trong bối cảnh có hàng loạt biểu hiện đáp ứng khác nhau đối với cùng một kích thích thì một phương pháp đánh giá khách quan cần để định lượng đáp ứng chủ quan của bệnh nhân càng rõ, càng tốt [36]. Xác định mức độ ê buốt của nhạy cảm ngà cung cấp một giới hạn mà từ đó lập ra được biểu đồ về sự thay đổi sau này. Mức độ ê buốt có thể xác định thông qua 2 tiêu chí: - Cường độ kích thích cần có để gây ê buốt: là cường độ kích thích nhỏ nhất để gây ê buốt (ngưỡng ê buốt). Để xác định ngưỡng ê buốt cần thử lặp lại nhiều lần cách nhau một khoảng thời gian để thu được giá trị trung bình hay mức ngưỡng. - Sự đánh giá chủ quan cảm giác ê buốt gây ra bởi kích thích (hay là sự định giá đáp ứng sau kích thích), sự đánh giá này dựa vào hai thang phân loại: 1.7.1. Thang đánh giá VRS (Verbal Rating Scale) Bệnh nhân sử dụng mã số từ 0 đến 3 để mô tả ê buốt: 0: không ê buốt 1: ê buốt nhẹ 2: ê buốt vừa, bắt đầu khó chịu 3: rất ê buốt, ê buốt kéo dài trên 10 giây, khó chịu nhiều. Nhược điểm của phương pháp này là giới hạn sự lựa chọn ở bốn mức độ nên không mô tả chi tiết cảm nhận ê buốt [35]. 15 1.7.2. Thang đánh giá VAS (Visual analog scale) Bệnh nhân đánh giá mức độ ê buốt trên một thước đo chia vạch 0 – 100mm: với 0 là không ê buốt, 1 – 40mm là ê buốt nhẹ, 41 – 70mm là ê buốt vừa, 71 – 99mm là ê buốt nhiều và 100mm là ê buốt rất nhiều, không chịu được. Mặc dù thang đánh giá này không cho phép phân biệt giữa ê buốt do cảm giác hay tâm lý nhưng nó cũng thiết thực và hữu dụng trong đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà [35]. Sự kết hợp giữa hai loại thang đánh giá này giúp khắc phục được nhược điểm đã đề cập ở trên. 1.8. Chẩn đoán nhạy cảm ngà Dựa vào định nghĩa nhạy cảm ngà của Holland với các đặc trưng: răng ê buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích (hơi, cọ xát…) và sau khi loại trừ các bệnh lý khác: sâu răng, răng bị nứt vỡ, vỡ chất hàn răng, viêm tủy, hở bờ chất hàn. 1.9. Điều trị nhạy cảm ngà Điều trị nhạy cảm ngà bao gồm hai phương pháp chính: là điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật. Trong điều trị phẫu thuật, vùng ngà răng bị lộ do tụt lợi được che phủ lại bởi vạt (vạt trượt hay ghép) để hạn chế các kích thích tác động lên phần ngà lộ. Phương pháp điều trị này khá phức tạp nên chỉ định hạn chế. Phương pháp điều trị không phẫu thuật là phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn. Nó dựa trên sự tác động vào cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà. Theo thuyết thủy động học, nhạy cảm ngà là do thay đổi dòng chảy trong ống ngà kích thích đầu mút thần kinh tận cùng ở vùng ranh giới ngà – tủy. Vì vậy, để điều trị nhạy cảm ngà có thể tác động vào 16 nhiều nhân tố trong chuỗi thủy động học. Dựa vào sự tác động này có thể chia các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà thành 3 nhóm: * Nhóm có tác dụng đóng kín ống ngà: sự đóng ống ngà có thể bằng cơ chế thụ động như sự kết tủa của Canxium phosphate của nước bọt hay sự kết dính Protein huyết tương với các thành phần nước bọt trong lòng ống ngà. Hoặc bằng cơ chế chủ động như lớp lắng đọng những vật chất vô cơ hoặc sản phẩm hữu cơ trong ống ngà [37]. Trong nhóm này bao gồm các sản phẩm chứa oxalate, calcium... hoặc các resin, glass – ionomer. Laser cũng được xếp vào nhóm điều trị này. * Nhóm có tác dụng làm đông dòng chảy trong ống ngà: Laser và các glutaraldehyde hoặc HEMA (2 Hydroxyethyl methacrylate 35%) được xếp vào nhóm này. * Nhóm có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh: bao gồm các muối có ion K+. Theo Landry và Voyer, các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà nên hiệu quả ngay từ lần đầu và phải đáp ứng với những tiêu chí sau [38]: - Không kích ứng tủy hoặc không ê buốt. - Thực hiện dễ dàng. - Hiệu quả lâu dài. - Không làm nhiễm màu răng. - Không gây hại mô mềm và dây chằng quanh răng. - Giá thành thấp. Đối với hướng điều trị làm giảm đáp ứng của thần kinh với các kích thích, các loại muối chứa ion K+ như kali nitrate, kali chloride, kali citrate, 17 kali oxalate thường được sử dụng. Hướng thứ hai trong điều trị nhạy cảm ngà là bít kín các vi ống ngà, nghĩa là làm lắng đọng lớp vật liệu trên bề mặt ngà, hay trong lòng vi ống ngà, nhằm làm giảm đường kính vi ống ngà, giảm sự dịch chuyển của chất dịch bên trong vi ống ngà. Đối với những tác nhân được sử dụng trong việc điều trị nhạy cảm ngà theo hướng này, hiệu quả đóng kín vi ống ngà được nhấn mạnh về việc không chỉ che phủ những vi ống ngà mở một cách hiệu quả mà còn phải tạo ra sự bít kín bền vững nhằm kháng lại sự hòa tan trong môi trường nước bọt và axit mà có thể gặp trong khoang miệng [39]. Các tác nhân làm giảm nhạy cảm ngà được phân loại tùy theo phương thức hoạt động của chúng, chẳng hạn như: các loại thuốc dùng tại nhà không cần kê đơn hay điều trị tại phòng mạch, đặc tính tác động theo phương thức vật lý hay hóa học. Nhìn chung, các sản phẩm điều trị nhạy cảm ngà thường ở dạng kem đánh răng, gel, nước súc miệng hoặc ở dạng các chất bôi trơn tại chỗ như nhựa resin, keo dán ngà,… Ngoài ra còn có phương pháp điều trị bằng laser là hướng điều trị nhạy cảm ngà đem lại kết quả khả quan, hiệu quả có thể đạt được từ 59% - 100%, phụ thuộc loại laser và thông số điều trị: bước sóng, độ lớn tỷ trọng, phương cách phát quang và cách tiếp xúc của đầu quang học. Tia Laser tác dụng bít ống ngà làm đông protein trong ống ngà, gây bít các ống ngà và có tác dụng ngăn sự dẫn truyền thần kinh. Phương thức điều trị tại nhà thường rẻ tiền, dễ dàng thực hiện và có thể điều trị cùng một lúc hàng loạt những răng nhạy cảm. Những phương pháp điều trị tại phòng khám phức tạp hơn, cần nhiều kỹ thuật hơn và thường được sử dụng để điều trị khu trú trên một hoặc vài răng nhạy cảm. Tuy vậy, các sản phẩm giảm nhạy cảm ngà dùng tại nhà có khuyết điểm là cần sử dụng liên tục trong thời gian từ 2 - 4 tuần mới thấy được hiệu quả giảm ê buốt ngay sau khi 18 thực hiện. Do có rất nhiều phương pháp điều trị được đưa ra nên cần linh hoạt trong việc chọn lựa phương pháp phù hợp tùy vào mức độ trầm trọng của tình trạng nhạy cảm [12]. Ngoài ra, hiệu quả giả dược là một vấn đề cần được xem xét trong quá trình điều trị nhạy cảm ngà. West và cộng sự (1997) [40] nhận thấy trong thử nghiệm lâm sàng, một nhóm giả dược có thể làm giảm triệu chứng nhạy cảm ngà ở khoảng 40%. Một số nghiên cứu khác cũng xác nhận việc sử dụng nước trong điều trị cũng tạo ra hiệu quả giả dược. Bên cạnh đó, đáp ứng ê buốt cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đáp ứng ê buốt là yếu tố chủ quan và có thể thay đổi do những yếu tố như tâm lý của người bệnh và khả năng biểu lộ một đáp ứng. Cảm giác ê buốt có thể thay đổi ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nó cũng có thể thay đổi tạm thời trong vài tháng, biểu hiện trên lâm sàng cho thấy tình trạng nhạy cảm ngà có tính chất hơi xoay vòng, phản ánh những thay đổi trong sự cân bằng giữa ảnh hưởng của yếu tố bệnh căn và yếu tố bảo vệ [12]. 1.10. Các biện pháp dự phòng - Lời khuyên của nha sỹ: + Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách:  Chải răng đúng kĩ thuật: dùng bàn chải lông mềm, nên chải răng sau khi ăn ít nhất 30 phút. 19 Hình 1.11: Phương pháp chải răng dúng kĩ thuật 1. Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía đường viền nướu. Rung nhẹ bàn chải với biên độ ngắn rồi chải từ nướu cho đến bờ cắn 2. Chải mặt trong của các răng với động tác tương tự như trên. 3. Chải mặt nhai của các răng. 4. Dùng đầu bàn chải để chải mặt trong của các răng phía trước, cả răng trên và răng dưới. 5. Để có hơi thở thơm tho, đừng quên chải lưỡi.  Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần.  Sử dụng kem đánh răng có chất chống nhạy cảm ngà.  Sử dụng nước súc miệng: pH trung tính. + Nếu bệnh nhân có tật nghiến răng nên dùng máng bảo vệ mang ban đêm. + Nếu bệnh nhân có nhu cầu tẩy trắng răng cần thảo luận với họ về sự nhạy cảm ngà trước khi bắt đầu điều trị và có các biện pháp dự phòng thích hợp. 20 + Hướng dẫn bệnh nhân cẩn thận khi sử dụng sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà. + Thay đổi thói quen và chế độ ăn uống: hạn chế ăn uống thức ăn có tính acid như nước ngọt có ga, hoa quả có vị chua… + Nên khám răng miệng định kì 6 tháng một lần. - Nha sỹ khi làm thủ thuật nên tránh: + Tránh gây tổn thương vùng chân răng đặc biệt cùng cổ răng. + Tránh xâm phạm vào khoảng sinh học khi phẫu thuật. + Tránh làm đốt cháy mô lợi khi tẩy trắng răng tại phòng khám. + Tránh tạo các điểm lưu trữ thức ăn do chất hàn thừa. 1.11. Kem chải răng Sensodyne Rapid Relief và một số nghiên cứu Hình 1.12: Kem chải răng Sensodyn Rapid Relief 1.11.1. Hoạt chất Strontium Acetate 8% (công thức: Sr(C2H3O2)2) 1.11.2. Thành phần Aqua, Sorbitol, ngậm nước Silica, Glycerin, Strontium Acetate, Sodium Methyl Cocoyl Taurat, Xanthan Gum, Titanium Dioxide, Aroma, Sodium
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng