Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư buồng trứng tái phát tại bv k t...

Tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư buồng trứng tái phát tại bv k từ 2013 2 2015

.PDF
73
131
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ________ MAI THỊ KIM NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA KHÓA 2009 - 2015 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Hồng Thăng HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng cám ơn: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội. Ban giám đốc Bệnh viện K, các khoa phòng Bệnh viện K đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Với lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Vũ Hồng Thăng, người thầy đãtrực tiếp dìu dắt, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Thầy không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn, phương pháp học tập, nghiên cứu mà còn cả những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, bạn bè và những người thân đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và luôn là chỗ dựa cho tôi mỗi khi khó khăn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2015 Mai Thị Kim Ngân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm2015 Mai Thị Kim Ngân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AJCC : Hiệp hội Ung thư Mỹ BC : Bạch cầu BN : Bệnh nhân CA-125 :Cancer antigen 125 – Kháng nguyên ung thư 125 CT : Chụp cắt lớp vi tính FIGO : Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế GĐ : Giai đoạn GOT : Glutamat Oxaloacetat Transaminase GPT : Glutamat Pyruvat Transaminase GPB : Giải phẫu bệnh HC : Hóa chất HE-4 : Human epididymal protein 4 IOTA : International Ovarian Tumour Analysis MRI : Chụp cộng hưởng từ NMTC : Nội mạc tử cung PAP-test :Papanicolaou test PET : Chụp cắt lớp vi tính với bức xạ ion dương (Positron Emission Tomography) PT : Phẫu thuật TC : Tiểu cầu UT : Ung thư UTBT : Ung thư buồng trứng UTBM : Ung thư biểu mô UTBMBT : Ung thư biểu mô buồng trứng WHO : Tổ chức y tế thế giới - World Health Organization MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ MÔ HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG ............. 3 1.1.1. Giải phẫu của buồng trứng .............................................................. 3 1.1.2. Mô học ............................................................................................ 4 1.2. DỊCH TỄ ........................................................................................ 4 1.2.1. Trên thế giới ................................................................................... 4 1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................. 5 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ .......................... 5 1.4. CÁC HÌNH THÁI LAN TRÀN CỦA UTBT .................................. 6 1.4.1. Xâm lấn tại chỗ, tại vùng ................................................................ 6 1.4.2. Theo ổ phúc mạc ............................................................................. 7 1.4.3. Theo đường bạch huyết ................................................................... 7 1.4.4. Theo đường máu ............................................................................. 7 1.5. CHẨN ĐOÁN ................................................................................ 7 1.5.1. Chẩn đoán xác định ......................................................................... 7 1.5.2. Chẩn đoán mô bệnh học ................................................................ 11 1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn...................................................................... 12 1.6. CHẨN ĐOÁN TÁI PHÁT ............................................................ 14 1.6.1. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 14 1.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng ............................................................. 15 1.7. ĐIỂU TRỊ ..................................................................................... 15 1.7.1. Điều trị UTBMBT giai đoạn I ....................................................... 16 1.7.2. Điều trị UTBMBT giai đoạn II ...................................................... 16 1.7.3. Điều trị UTBMBT giai đoạn III .................................................... 16 1.7.4. Điều trị UTBMBT giai đoạn IV .................................................... 16 1.7.5. Điều trị UTBMBT tái phát, kháng Platium ................................... 16 1.8. TIÊN LƯỢNG .............................................................................. 17 1.8.1. Giai đoạn bệnh .............................................................................. 17 1.8.2. Thể tích u tồn dư sau mổ ............................................................... 17 1.8.3. Nồng độ CA-125 huyết thanh ....................................................... 17 1.8.4. Mô bệnh học và độ mô học ........................................................... 17 1.8.5. Các yếu tố khác ............................................................................. 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP................................... 19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 19 2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ................................................................... 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 19 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 20 2.2.2. Cỡ mẫu ......................................................................................... 20 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 20 2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................. 21 2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 23 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.................................................. 23 3.1.1. Tuổi BN ........................................................................................ 23 3.1.2. Giai đoạn lúc chẩn đoán ban đầu ................................................... 23 3.1.3. Loại mô bệnh học ......................................................................... 24 3.1.4. Thời gian tái phát, di căn .............................................................. 25 3.1.5. Lí do vào viện ............................................................................... 25 3.1.6. Triệu chứng cơ năng, toàn thân ..................................................... 26 3.1.7. Triệu chứng thực thể ..................................................................... 27 3.1.8. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm ổ bụng ..................................... 27 3.1.9. Đặc điểm tổn thương trên CT Scan ............................................... 28 3.1.10. So sánh giữa siêu âm và CT ổ bụng .............................................. 29 3.1.11. Nồng độ CA-125 huyết thanh ....................................................... 29 3.1.12. Nồng độ Hemoglobin máu ............................................................ 30 3.1.13. Giá trị một số chỉ số máu khác ...................................................... 30 3.2. Đặc điểm tái phát, di căn và mối liên quan với một số yếu tố ........ 31 3.2.1. Vị trí tái phát, di căn ..................................................................... 31 3.2.2. Số vị trí tái phát, di căn ................................................................. 31 3.2.3. Mối liên quan giữa thời gian tái phát, di căn và một số yếu tố ....... 32 3.2.3.1. Với tuổi (lúc chẩn đoán ban đầu) .................................................. 32 3.2.3.2. Với giai đoạn bệnh ban đầu .......................................................... 32 3.2.3.3. Với loại mô bệnh học .................................................................... 33 3.2.3.4. Với phác đồ hóa chất điều trị trước tái phát.................................. 33 3.2.4. Mối liên quan giữa đặc điểm tái phát, di căn và nồng độ CA-125..34 3.2.4.1. Số vị trí tái phát, di căn và nồng độ CA-125.................................. 34 3.2.4.2. Vị trí tái phát, di căn và nồng độ CA-125 ...................................... 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 36 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.................................................. 36 4.1.1. Tuổi bệnh nhân ............................................................................. 36 4.1.2. Giai đoạn lúc chẩn đoán ban đầu ................................................... 36 4.1.3. Thể mô bệnh học........................................................................... 37 4.1.4. Thời gian tái phát, di căn ............................................................... 38 4.1.5. Lý do bệnh nhân vào viện ............................................................. 38 4.1.6. Triệu chứng cơ năng, toàn thân ..................................................... 40 4.1.7. Triệu chứng thực thể ..................................................................... 40 4.1.8. Cận lâm sàng................................................................................. 41 4.1.8.1. Chẩn đoán hình ảnh ...................................................................... 41 4.1.8.2. Nồng độ CA-125 ........................................................................... 42 4.2. Đặc điểm tái phát, di căn và mối liên quan với một số yếu tố ........ 43 4.2.1. Vị trí và số vị trí tái phát, di căn .................................................... 43 4.2.2. Liên quan giữa thời gian tái phát, di căn và một số yếu tố ............. 43 4.2.2.1. Với giai đoạn bệnh trước khi tái phát ............................................ 43 4.2.2.2. Với tuổi (lúc chẩn đoán ban đầu) .................................................. 44 4.2.2.3. Với loại mô bệnh học .................................................................... 44 4.2.2.4. Với phác đồ hóa chất điều trị trước tái phát.................................. 45 4.2.3. Mối liên quan giữa đặc điểm tái phát, di căn và nồng độ CA-125..45 KẾT LUẬN ................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Lý do chính BN đến viện khi chẩn đoán tái phát, di căn ............... 25 Bảng 3.2: Tổn thương trên CT Scan ............................................................. 28 Bảng 3.3: Độ nhậy của siêu âm và CT phát hiện u tiểu khung ...................... 29 Bảng 3.4: Nồng độ CA-125 tại thời điểm tái phát, di căn. ............................ 29 Bảng 3.5: Chỉ số máu khác khi bệnh tái phát, di căn..................................... 30 Bảng 3.6: Vị trí tái phát, di căn ..................................................................... 31 Bảng 3.7: Đặc điểm số vị trí tái phát, di căn ................................................. 31 Bảng 3.8: Thời gian tái phát, di căn trung bình theo tuổi. ............................. 32 Bảng 3.9: Thời gian tái phát, di căn trung bình theo giai đoạn bệnh ban đầu.32 Bảng 3.10: Thời gian tái phát, di căn trung bình theo mô bệnh học. ............. 33 Bảng 3.11: Thời gian tái phát, di căn và phác đồ hóa chất điều trị trước đó. . 33 Bảng 3.12: Liên quan giữa số vị trí tái phát, di căn và CA-125..................... 34 Bảng 3.13: Liên quan giữa vị trí tái phát, di căn và CA-125. ........................ 35 DANH MỤC TRANH Hình 1.1. Tử cung và phần phụ nhìn từ sau…………………………………..3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh theo tuổi. ............................................................ 23 Biểu đồ 3.2: Giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán ban đầu ..................................... 23 Biểu đồ 3.3: Phân bố các thể mô bệnh học ................................................... 24 Biểu đồ 3.4: Phân bố thời gian tái phát, di căn.............................................. 25 Biểu đồ 3.5: Triệu chứng cơ năng, toàn thân. ............................................... 26 Biểu đồ 3.6: Triệu chứng thực thể. ............................................................... 27 Biểu đồ 3.7: Tổn thương trên siêu âm ổ bụng khi tái phát ổ bụng. ................ 27 Biểu đồ 3.8: Nồng độ Hb khi được chẩn đoán tái phát, di căn. ..................... 30 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong những ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ. Trên thế giới UTBT đứng ở vị trí thứ sáu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay gặp ở nhóm phụ nữ da trắng (châu Âu và Bắc Mỹ), tỷ lệ thấp ở các nước châu Á. Theo thống kê tại Mỹ, năm2014 có 21.980 ca mới mắc và có 14.270 ca chết do bệnh này, số phụ nữ tử vong vì UTBT bằng tổng số phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và ung thư niêm mạc tử cung [1]. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2004, bệnh phổ biến đứng hàng thứ 3 trong các bệnh ung thư phụ khoa và đứng hàng thứ 7 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Theo ghi nhận ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi là 4,4/100.000 dân, ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân [2],[3]. Về mô bệnh học, 80-90% UTBT là loại biểu mô, 5-10% là ung thư tế bào mầm và khoảng 5% ung thư có nguồn gốc mô đệm. Hơn 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) nguyên nhân do vị trí buồng trứng ở sâu và các triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, dễ lẫn với các bệnh nội khoakhác. Thời gian sống thêm phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh [31],[34]. Điều trị chuẩn của UTBT là phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật công phá u tối đa nhằm giảm thể tích u, tạo điều kiện cho hóa trị bổ trợ phát huy tác dụng. Phác đồ hóa trị bổ trợ là sự phối hợp của hai nhóm Taxane và Platium. Ung thư buồng trứng tái phát là bệnh xuất hiện trở lại sau 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị.Trường hợp xuất hiện triệu chứng trong thời gian 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị được xem là bệnh tiên phát chưa lui bệnh hoàn toàn, không xếp vào nhóm tái phát [54],[65]. Vì bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên dù được điều trị đúng theo phác đồ, tỉ lệ tái phát cũng như di căn của ung thư buồng trứng còn rất 2 cao, thời gian tái phát ngắn [76]. Ung thư buồng trứng tái phát có thể được phát hiện sớm thông qua các thăm dò cận lâm sàng khi người bệnh khám định kì mặc dù không có các triệu chứng lâm sàng hoặc giai đoạn muộn hơn khi người bệnh đến khám vì có triệu chứng lâm sàng tái phát. Ở nước ta, do ý thức chăm sóc sức khỏe của người bệnh chưa cao cùng với định kiến về bệnh ung thư nên bệnh nhân hay bỏ tái khám và chỉ đến khám lại khi có triệu chứng tái phát rõ, do đó đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rất thay đổi [3],[54].Khi UTBT tái phát được chẩn đoán sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Những năm gần đây, có một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu về ung thư buồng trứng tái phát nhưng chủ yếu về đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị mà chưa đi sâu vào đánh giá, phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng tái phát và đặc điểm của tái phát.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, di căn. 2. Nhận xét đặc điểm tái phát, di căn, phân tích mối liên quan giữa chúng với một số yếu tố lúc chẩn đoán ban đầu và nồng độ CA-125 khi tái phát, di căn. 3 CHƯƠNG1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU HỌC VÀ MÔ HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG 1.1.1. Giải phẫu của buồng trứng Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ nhìn từ sau (Trích từ Atlas Giải phẫu người của Frank H.Netter) [87] Buồng trứng nằm trong ổ phúc mạc, có 2 buồng trứng nằm về 2 phía tử cung, phía sau và dưới phần ngoài vòi tử cung, trong hố buồng trứng ở thành bên chậu hông bé. Buồng trứng có hình hạt đậu hơi dẹt, màu hồng nhạt. Hình dáng, kích thước của buồng trứng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Liên quan: động mạchchậu ngoài, động mạch chậu trong, động mạch tử cung và niệu quản ở mặt ngoài; mặt trong là các quai ruột gồm manh tràng, ruột thừa, ruột non ở bên phải và đại tràng sigma ở bên trái. Buồng trứng được giữ tại chỗ nhờ: + Dây chằng riêng buồng trứng. + Dây chằng treo buồng trứng. 4 + Mạc treo buồng trứng. Mạch máu và bạch huyết của buồng trứng: *Động mạch:động mạch buồng trứng và động mạch tử cung. * Tĩnh mạch:tĩnh mạch đổ về các đám rối tĩnh mạch buồng trứng. * Hệ thống bạch huyết: đám rối ở rốn buồng trứng đi qua mạc treo buồng trứng tới các hạch quanh động mạch, hoặc các hạch chậu trong, chậu ngoài, giữa động mạch chủ, động mạch chậu chung và hạch bẹn [98], [109], [110]. 1.1.2. Mô học Buồng trứng được cấu tạo bởi hai vùng là vùng tủy và vùng vỏ. - Vùng tủy được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, chứa những sợi chun, những sợi cơ trơn, những động mạch xoắn và những cuộn tĩnh mạch. -Vùng vỏ có một lớp biểu mô đơn bao phủ mặt ngoài. Dưới lớp biểu mô là mô kẽ gồm những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau, chúng có thể biệt hóa thành những tế bào nội tiết là tế bào kẽ và tế bào vỏ, tạo ra các tuyến kẽ và tuyến vỏ có chức năng tiết ra hormone loại steroid. -Mô kẽ của vùng vỏ chứa những nang trứng hình cầu chứa noãn. Những noãn chứa trong nang trứng là những tế bào sinh dục gọi là dòng noãn. Trong dòng noãn có các dòng: noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn bào 2và noãn bào chín [110], [121]. 1.2. DỊCH TỄ 1.2.1. Trên thế giới UTBT chiếm 1/5 số ca ung thư sinh dục của phụ nữ, tỷ lệ mắc mới hàng năm trung bình khoảng 15/100.000 phụ nữ [67]. Bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh UT phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ, tỉ lệ cao ở phụ nữ da trắng, thấp ở châu Á và châu Phi. Tỷ lệ mắc trung bình ở phụ nữ da trắng là 13-15/100.000 phụ nữ, trong khi đó tỷ lệ mắc trung bình ở 5 phụ nữ da đen là 10/100.000 phụ nữ [132]. Năm 2014, tại Mỹ thống kê có21.980 trường hợp mới mắc,14.270 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này[16]. Về tỷ lệ mắc theo tuổi, UTBMBT thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, nhóm phụ nữ 40-44 tuổi tỷ lệ mắc 15-16/100.000. Tỷ lệ này tăng dần theo tuổi và đạt đỉnh cao ở nhóm 70-74 với tỷ lệ mắc 57/100.000 [76]. UTBMBT chiếm 85% trong tổng số UTBT, ít gặp ở độ tuổi dưới 40. UTBT loại không biểu mô hay gặp ở tuổi trẻ, thường được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 20 [65]. 1.2.2. Tại Việt Nam Năm 2004, theo ghi nhận UT tại thành phố Hồ Chí Minh UTBT đứng hàng thứ 3 trong UT cơ quan sinh dục nữ với tần suất là 4,4/100.000 dân [143]. Bệnh đứng thứ 7 trong số 10 bệnh UT thường gặp nhất ở phụ nữ theo ghi nhận UT năm 2006 tại Việt Nam. Vì sàng lọc và phát hiện sớm là rất khó, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị và tiên lượng đều không tốt nên bệnh thực sự là gánh nặng sức khỏe đối với phụ nữ[3]. Theo Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong, giai đoạn 2001 - 2004 tỷ lệ mắc UTBT ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân [2]. 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Nguyên nhân của bệnh đến nay chưa rõ, tuy nhiên bệnh có một số yếu tốnguy cơ đã được xác định như sau:  Tuổi: UTBMBT thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và tỉ lệ mắc tăng theo tuổi. Nhóm phụ nữ 40 - 44 tuổi tỷ lệ mắc 15-16/100.000 và gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 70 - 74 với tỷ lệ mắc là 57/100.000 phụ nữ. Tuổi mắc trung bình là 60[76].  Tiền sử bệnh tật: nguy cơ mắc ở phụ nữ có tiền sử mắc UT nội mạc tử 6 cung, UT dạ dày, UT đại tràng [154].  Tiền sử sinh sản:là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với UTBMBT. - Nguy cơ giảm ở nhóm: đã từng mang thai(giảm được từ 30-60%), sinh nhiều con, thời gian cho con bú dài. - Nguy cơ tăng ở nhóm: có kinh sớm, mãn kinh muộn [154],[156].  Tiền sử nội tiết * Hormon ngoại sinh: - Nguy cơ mắc bệnh giảm ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài hoặc dùng hormon thay thế. - Nguy cơ tăng ở phụ nữ dùng thuốc kích thích rụng trứng như Clomiphen citrate [154],[176],[187]. * Hormon nội sinh: nồng độ Androgen cao, FSH và LH thấp làm tăngnguy cơ UTBMBT.  Tiền sử gia đình: có khoảng 5-10% UTBT mang tính chất gia đình. Nguy cơ mắc UTBT tăng lên khi có mẹ hoặc chị em gái mắc UTBT hoặc ung thư vú, đặc biệt mắc ở tuổi trẻ. UTBT mang tính chất gia đình nằm trong hai hội chứng chính: “Hội chứng UT vú - buồng trứng gia đình” và “Hội chứng Lynch II”.  Các yếu tố khác - Điều kiện sinh hoạt, vật chất cao ở các nước phát triển làm tăng tỷ lệ ung thư buồng trứng ở các nước này. - Nguy cơ có thể tăng ở phụ nữ tiếp xúc với bột Talc có trong bao cao su, băng vệ sinh. 1.4. CÁC HÌNH THÁI LAN TRÀN CỦA UTBT UTBT lan tràn chủ yếu theo đường sau: 1.4.1. Xâm lấn tại chỗ, tại vùng Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Not Expanded by / Condensed by 7 Tốc độ phát triển và xâm lấn tại chỗ của UTBT rất nhanh. Vòi trứng, dây chằng rộng và thân tử cung là các tạng bị xâm lấn sớm nhất sau đó đến các tạng lân cận khác như ruột thừa đối với UTBMBT bên phải và đại tràng sigma, trực tràng đối với UTBMBT bên trái [187],[198]. 1.4.2. Theo ổ phúc mạc Theo tiến trình phát triển, các tế bào ác tính bị bong ra khỏi buồng trứng. Các tế bào này sẽ đi khắp ổ phúc mạc nhờ cử động hô hấp của cơ hoành và nhu động ruột. Trên đường di chuyển chúng sẽ cấy lại và phát triển thành các u ở khắp ổ phúc mạc. Các vị trí hay gặp di căn: mạc nối lớn, mặt dưới cơ hoành, rãnh đại tràng, bàng quang. 1.4.3. Theo đường bạch huyết Tế bào ung thư theo đường bạch huyết đi tới hạch chủ bụng, hạch bịt, hạch chậu hoặc theo dây chằng tròn tới hạch bẹn. Di căn hạch có liên quan mật thiết với giai đoạn bệnh, ở giai đoạn sớm (I và II) có 10-20% di căn hạch. Tỉ lệ này tăng lên 60-70% ở giai đoạn muộn (III và IV). 1.4.4. Theo đường máu Ở giai đoạn bệnh tiến triển, theo đường máu, tế bào ung thư có thể di căn tới gan và phổi, màng phổi, di căn xương. 1.5. CHẨN ĐOÁN 1.5.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:  Triệu chứng lâm sàng  Triệu chứng cơ năng 8 - Giai đoạnđầu: các triệu chứng thường mơ hồ và không đặc hiệu như đầy tức bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn,… đau bụng ở các mức độ khác nhau. Khoảng 75% BN lúc chẩn đoán đã có các triệu chứng trên 6 tháng do đó hơn 70% các trường hợp khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn. - Giai đoạn muộn: các triệu chứng thường rầm rộ, tiến triển nhanh như gầy sút, kém ăn, bụng chướng, bệnh nhân tự sờ thấy khối u, các triệu chứng chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan lân cận như chèn ép bàng quang gây các triệu chứng kích thích, tắc nghẽn bàng quang hoặc trực tràng gây tắc ruột, rối loạn tiêu hóa. - Giai đoạn cuối: bệnh nhân có biểu hiện suy dinh dưỡng nặng, rối loạn nước điện giải, da bọc xương, bụng căng to, mất hết tổ chức mỡ ở mặt làm cho bệnh nhân luôn như cười mỉa mai, mắt trũng. Hình ảnh đó gọi là bộ mặt buồng trứng. - UTBT tế bào mầm thường có biểu hiện căng xoắn, gây đau vì vậy thường được phát hiện ở những giai đoạn đầu do bệnh nhân đến sớm. - Các u thuộc nhóm dây sinh dục - đệm thường đi kèm với rối loạn nội tiết như dậy thì sớm hoặc chảy máu âm đạo kéo dài sau mãn kinh.  Triệu chứng thực thể - U có thể được phát hiện khi thăm khám tiểu khung, thăm âm đạo, trực tràng và khi đó có thể đánh giá: vị trí, thể tích, mật độ cũng nhưng mức độ xâm lấn của khối u. Khám bụng có thể thấy hiện tượng đóng bánh mạc nối lớn. - Giai đoạn cuối: bệnh nhân thường có cổ chướng. - Khám toàn thân có thể phát hiện: hạch bẹn, hạch thượng đòn, dịch màng phổi, gan to.  Cận lâm sàng  Siêu âm ổ bụng 9 - Siêu âm ổ bụng là phương pháp có giá thành thấp và độ nhậy cao. Các dấu hiệu sau trên siêu âm gợi ý hình ảnh một khối u ác tính thuộc type UT biểu mô:  Thành phần hỗn hợp cả đặc và lỏng  Có nhiều vách, dày không đều, kích thước > 3 mm  Có nụ sùi trong nang  Có dịch ổ bụng  Kích thước ≥ 10 cm  Nhiều mạch máu tân sinh trên siêu âm Doppler màu - Theo IOTA (International Ovarian Tumour Analysis), siêu âm có độ nhậy 99,2% và dương tính giả khoảng 4%. - Siêu âm ổ bụng giúp đánh giá kích thước, vị trí u ở một hay cả hai bên buồng trứng, tình trạng dịch ổ bụng và bằng chứng về di căn xa tới các cơ quan đặc biệt là gan, hạch bụng. - Kết hợp siêu âm đầu dò âm đạo với định lượng nồng độ CA-125 huyết thanh có ý nghĩa trong việc sàng lọc và phát hiện sớm UTBMBT đối với các phụ nữ có nguy cơ cao, tuy nhiên sự kết hợp này không được khuyến cáo trong sàng lọc đối với những phụ nữ không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng [1209],[210],[221],[232].  Dấu ấn sinh học: xét nghiệm CA-125 và HE4 huyết thanh - CA-125 bản chất là một loại glycoprotein, nồng độ trong máu bình thường < 35U/ml. - Nồng độ CA-125 huyết thanh tăng cao ở khoảng 80% - 85% bệnh nhân UTBMBT. Tuy nhiên xấp xỉ 50% trường hợp UTBMBT giai đoạn sớm nồng độ CA-125 huyết thanh không tăng, điều này làm hạn chế giá trị của nó trong sàng lọc UTBMBT. - Ở những phụ nữ đã mãn kinh, khi có khối u buồng trứng đi kèm với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng