Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nhận xét chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ thay khớp háng toàn bộ điều ...

Tài liệu Nhận xét chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng

.PDF
67
218
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ------***------ TẠ THỊ BÍCH NGUYỆT Nhận xét chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp hang KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011-2015 Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đỗ Văn Minh HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo Đại học, Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập suốt bốn năm qua và được thực hiện nghiên cứu này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Đỗ Văn Minh, người thầy tận tâm và nhiệt tình, dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Sự tận tâm dìu dắt và khích lệ của thầy là động lực giúp tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ và nhân viên Viện Chấn thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Việt Đức cùng các bệnh nhân và người nhà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, bạn bè, người thân – những người luôn cổ vũ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Tạ Thị Bích Nguyệt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi, toàn bộ số liệu và kết quả thu được trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin và dữ liệu đưa ra. Tạ Thị Bích Nguyệt DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLCS Chất lượng cuộc sống BN Bệnh nhân HTVK Hoại tử vô khuẩn SF-36 Short-Form health survey -36 (Bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống) EQ-5D The EuroQOL five dimensions questionnaire (Bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống) WHOQOL-BREF The World Health Organization Quality of Life-BREF (Bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống) SIP Sickness Impact Profile (Bộ câu hỏi đo lường chất lượng sức khỏe sau một lần bị ốm) SAQ Seattle Angina Questionnaire (Bộ câu hỏi đánh giá mức độ đau thắt ngực ở bệnh nhân có bệnh lý mạch vành) SGRQ St. George’s Respiratory Questionaire (Bộ câu hỏi đánh giá CLCS của bệnh giãn phế quản) WOMAC The Western Ontario and McMaster Universities Osteoarthritis Index (Bộ câu hỏi đánh giá các bệnh viêm xương khớp) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ ................................. 3 1.1.1. Cấu tạo khớp háng nhân tạo............................................................ 3 1.1.2. Các loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật ...... 4 1.1.3. Một số tổn thương, bệnh lý có thể được chỉ định thay khớp háng ...... 4 1.1.4. Chống chỉ định ................................................................................ 5 1.1.5. Thời điểm phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ ............................... 6 1.1.6. Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng toàn bộ...................... 6 1.2. Tổng quan về CLCS .............................................................................. 9 1.2.1. Định nghĩa ....................................................................................... 9 1.2.2. Các lĩnh vực cần đánh giá của chất lượng cuộc sống ................... 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS ................................................... 11 1.2.4. Đánh giá CLCS ............................................................................. 11 1.2.5. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ...................................... 12 1.3. Bộ câu hỏi SF-36.................................................................................. 13 1.4. Một số nghiên cứu về CLCS ở BN sau phẫu thuật thay khớp háng .... 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 17 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 17 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 18 2.3. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 25 2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................... 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 27 3.1. Thông tin chung về bệnh nhân nghiên cứu .......................................... 27 3.2. Đánh giá sự thay đổi CLCS người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng ...................................................... 29 3.2.1. Đánh giá thay đổi CLCS chung .................................................... 29 3.2.2. Đánh giá thay đổi tình trạng sức khỏe thể chất ............................. 31 3.2.3. Đánh giá thay đổi tình trạng sức khỏe tâm thần ........................... 33 3.2.4. Đánh giá sự thay đổi CLCS trên từng khía cạnh sức khỏe........... 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 37 4.1. Đặc điểm chung của BN ...................................................................... 37 4.1.1. Tuổi ............................................................................................... 37 4.1.2. Giới................................................................................................ 37 4.1.3. Nơi ở.............................................................................................. 37 4.2. Đặc điểm lâm sàng của BN .................................................................. 38 4.2.1. Chẩn đoán...................................................................................... 38 4.2.2. Thời gian mắc bệnh ....................................................................... 38 4.2.3. Tiền sử ........................................................................................... 38 4.3. CLCS của BN thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng .... 39 4.3.1. CLCS chung .................................................................................. 39 4.3.2. Tình trạng sức khỏe thể chất ......................................................... 41 4.3.3. Tình trạng sức khỏe tâm thần ........................................................ 42 4.3.4. Sự thay đổi CLCS trên từng khía cạnh sức khỏe .......................... 44 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 1.0 .................................................. 19 Bảng 2.2: Chuyển đổi đáp án lựa chọn và điểm số cho bộ câu hỏi SF- 36........ 22 Bảng 2.3: Tính điểm trung bình của 8 khía cạnh trong bộ câu hỏi SF- 36 ...... 24 Bảng 3.1: Thông tin chung về đặc điểm cá nhân của BN............................ 27 Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của BN nghiên cứu ...................................... 28 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình CLCS chung của BN nghiên cứu ................ 29 Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình CLCS chung theo giới ................................. 29 Biểu đồ 3.3: Điểm trung bình CLCS chung theo nhóm tuổi....................... 30 Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình CLCS chung theo bệnh chẩn đoán .............. 30 Biểu đồ 3.5: Điểm trung bình sức khỏe thể chất của BN nghiên cứu ......... 31 Biểu đồ 3.6: Điểm trung bình sức khỏe thể chất theo giới.......................... 31 Biểu đồ 3.7: Điểm trung bình sức khỏe thể chất theo nhóm tuổi................ 32 Biểu đồ 3.8: Điểm trung bình sức khỏe thể chất theo bệnh chẩn đoán ....... 32 Biểu đồ 3.9: Điểm trung bình sức khỏe tâm thần của BN nghiên cứu ....... 33 Biểu đồ 3.10: Điểm trung bình sức khỏe tâm thần theo giới ........................ 33 Biểu đồ 3.11: Điểm trung bình sức khỏe tâm thần theo nhóm tuổi .............. 34 Biểu đồ 3.12: Điểm trung bình sức khỏe tâm thần theo bệnh chẩn đoán ..... 34 Biểu đồ 3.13: Điểm trung bình các khía cạnh cấu thành nên sức khỏe thể chất trước và sau phẫu thuật ........................................................... 35 Biểu đồ 3.14: Điểm trung bình các khía cạnh cấu thành nên sức khỏe tâm thần trước và sau phẫu thuật ................................................... 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các thành phần của khớp háng nhân tạo ......................................... 3 Hình 1.2: Khớp háng toàn phần có xi măng và khớp háng toàn phần không xi măng... 4 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong số các bệnh lý khớp háng mắc phải ở người trưởng thành thì thoái hóa khớp háng và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là những bệnh hay gặp nhất. Ở Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp háng từ 80 đến 150 người/100.000 dân và khoảng 10.000-20.000 bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi mỗi năm trong đó chủ yếu là nam giới, thường dưới 40 tuổi [1] . Cuộc sống và chất lượng sống của người bệnh mắc các bệnh lý khớp háng bị ảnh hưởng trầm trọng do đau, biến dạng khớp, ngắn chi, mất hoặc giảm biên độ vận động của khớp. Ở nhiều bệnh nhân (BN) chất lượng cuộc sốngcòn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự lo lắng, mệt mỏi, buồn chán, thất vọng về sức khỏe của bản thân và phải lệ thuộc vào người khác trong sinh hoạt hằng ngày. Khi diện khớp háng bị tổn thương không hồi phục, việc điều trị nội khoa không giúp cải thiện được triệu chứng cũng như chức năng của khớp háng. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo được đặt ra cho những trường hợp này nhằm làm thay đổi triệu chứng, cải thiện chức năng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ là phẫu thuật chỉnh hình được áp dụng rộng rãi trên thế giới với khoảng 1,5 triệu khớp được thay hàng năm, riêng tại Mỹ có 193.000 người thay khớp háng toàn bộ mỗi năm [2]. Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, cho đến nay phẫu thuật này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện lớn trong cả nước. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự cải thiện chức năng cũng như chất lượng cuộc sống (CLCS) người bệnh sau phẫu thuật thay khớp 2 háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng và ghi nhận những cải thiện rõ rệt về mặt chức năng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thay đổi chức năng khớp háng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến thay đổi CLCS của người bệnh sau mổ thay khớp háng toàn bộ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Nhận xét chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng", với mục tiêu nghiên cứu là: Nhận xét sự thay đổi CLCS của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ điều trị bệnh lý khớp háng bằng bộ câu hỏi SF- 36. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ Phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ diện khớp háng bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp háng nhân tạo bao gồm phần chỏm thay thế cho chỏm xương đùi và phần ổ cối thay thế cho phần diện khớp của ổ cối, cho phép lồng chỏm vào hoặc lồng chỏm vào qua lớp đệm. Vật liệu để làm khớp nhân tạo có tính thích ứng sinh học với cơ thể người bệnh, chống được sự mài mòn, sự thoái hóa và chịu tải trọng. 1.1.1. Cấu tạo khớp háng nhân tạo Một khớp háng nhân tạo có 3 phần chính: - Phần xương đùi (hay còn gọi là chuôi): để gắn vào ống tủy xương đùi. - Phần chỏm: thay thế chỏm xương đùi. - Phần ổ cối: thay thế diện khớp ổ cối của xương chậu. (Lớp đệm: là miếng nhựa đặt giữa chỏm và ổ cối nhân tạo để mặt phẳng trượt được nhẵn hơn) Hình 1.1: Các thành phần của khớp háng nhân tạo 4 (Nguồn: Phauthuatxuongkhop.com) 1.1.2. Các loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật Có 2 loại khớp háng toàn bộ được sử dụng trong phẫu thuật đó là: loại khi gắn với xương cần có xi măng và một loại khi gắn với xương không cần xi măng. Thay khớp háng toàn phần có xi măng: được khuyên dùng cho BN lớn tuổi hoặc ở BN trẻ hơn nhưng có tình trạng chất lượng xương kém. Thay khớp háng toàn phần không xi măng: được chỉ định cho BN trẻ hơn, chất lượng xương còn tốt. (a) (b) Hình 1.2: Khớp háng toàn phần có xi măng (a) và khớp háng toàn phần không xi măng (b) (Nguồn: Phauthuatxuongkhop.com) 1.1.3. Một số tổn thương, bệnh lý có thể được chỉ định thay khớp háng [3]: - Gãy cổ xương đùi - Viêm khớp: o Viêm khớp dạng thấp o Viêm cột sống dính khớp - Thoái hóa khớp háng: o Thoái hóa khớp háng nguyên phát 5 o Thoái hóa khớp háng thứ phát sau: - Gãy ổ cối do chấn thương - Trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp - Trật khớp háng do chấn thương - Bệnh Legg – Perthes – Calve - Bệnh Paget - Bệnh Hemophilia - Hoại tử vô khuẩn (HTVK) chỏm xương đùi liên quan đến: o Sau chấn thương hoặc trật khớp o Hoại tử vô căn o Bệnh hồng cầu hình liềm o Có bệnh lý về thận o Sử dụng corticoid liều cao o Người lạm dụng rượu, bia, thuốc lá o Người bị lupus ban đỏ - Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương, sau điều trị ổn định, hết vi khuẩn - Lao khớp háng đã điều trị ổn định - Bán trật hoặc trật khớp háng bẩm sinh - Khớp giả cổ xương đùi - U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối - Các rối loạn khớp háng di truyền 1.1.4. Chống chỉ định [3], [4] - Khi bệnh nhân đang có các nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ đang tiến triển. 6 - Khi bệnh nhân có các bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, suy tim, ung thư ở thời kỳ cuối. - Da vùng phẫu thuật bị nhiễm khuẩn. 1.1.5. Thời điểm phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ - Cơn đau khớp háng hạn chế nhiều đến các hoạt động thường ngày của BN như đi bộ, gấp háng, leo cầu thang. - Cơn đau khớp háng diễn ra liên tục ngay cả khi BN nghỉ ngơi. - Bệnh HTVK chỏm xương đùi giai đoạn 4 đã có biến dạng hẹp khe khớp và bán sai khớp. - Lao khớp háng được điều trị ổn định nhưng cấu trúc khớp đã bị phá hủy. - Có những biến chứng sau mổ thay khớp háng trước đó như mòn hỏng một vài thành phần của khớp nhân tạo, sai khớp háng tái diễn… - Gãy vỡ nát vụn vùng cổ - chỏm xương đùi không thể điều trị bảo tồn được. 1.1.6. Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng toàn bộ [5] 1.1.6.1. Mục đích của phục hồi chức năng - Giảm đau, giảm phù nề. - Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ. - Tăng tầm vận động khớp háng. - Bảo vệ khớp háng mới. - Lấy lại hoạt động bình thường cho BN. 1.1.6.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng 1.1.6.2.1. Ngày thứ 1 và 2 sau phẫu thuật - Tập các bài tập vận động ở trên giường, thay đổi tư thế. - Khớp cổ chân: tập gấp duỗi và xoay khớp cổ chân, tập vài lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút. Bài tập được tiến hành bắt đầu sau khi phẫu thuật cho đến khi khỏi bệnh. 7 - Khớp gối: BN nằm ở tư thế 2 chân duỗi thẳng, mũi chân thẳng lên trần nhà, tập gấp duỗi gối bằng cách nâng khớp gối lên thụ động hoặc chủ động 20 động tác mỗi lần. Ngày khoảng 2 lần. Chú ý: không xoay khớp gối. - Co cơ mông: BN nằm ngửa, co cơ mông trong 5 giây sau đó nghỉ 5 giây, tập mỗi lần 10 động tác và ngày tập 5 lần. - Tập khớp háng: tập khép và dạng khớp háng. BN nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, dạng khớp háng cả 2 chân (cả khép). Chú ý không xoay khớp háng vào trong và luôn để ở tư thế hơi xoay ngoài. - Tập co cơ tĩnh: BN nằm với gối thẳng, co cơ tĩnh cả 2 chân, mỗi lần co 5 giây rồi nghỉ 5 giây nâng, tập 10 động tác trong 1 lần và 10 lần/ngày. Nằm nâng chân lên khỏi mặt giường giữ trong 5-10 giây. - Tập sức mạnh cơ tứ đầu đùi: BN nằm thẳng đặt gối dưới khoeo chân, giữ cho khớp gối gấp khoảng 30°-40°. Giữ chặt đùi và đưa cẳng chân lên trên giữ trong khoảng 5 giây rồi từ từ đưa về vị trí cũ. Mỗi lần làm 10 động tác và 3-4 lần/ngày. 1.1.6.2.2. Từ ngày thứ 3-5 sau phẫu thuật - Cho BN ngồi dậy ở trên giường, tiếp tục tập các bài tập vận động ở trên giường: khớp gối, khớp háng. - Đưa 2 chân ra khỏi thành giường, tập đung đưa 2 chân và tập tăng sức mạnh của cơ đùi, BN có thể tự di chuyển nhẹ nhàng ở trên giường. 1.1.6.2.3. Từ ngày thứ 5 đến 4 tuần sau phẫu thuật - BN tiếp tục các bài tập vận động khớp và tăng sức mạnh cơ. - Giai đoạn này có thể tập đứng và đi với khung tập đi. - Những lần đầu BN có thể có người giữ sau đó tự đứng. - BN đứng chịu trọng lực trên chân lành, 2 tay bám vào thành ghế. Nâng gối của chân kia lên giữ trong 2-3 giây sau đó đặt chân xuống. Động tác nữa là 8 đứng chịu trọng lực trên chân lành giữ gối và háng trên 1 mặt phẳng rồi tập khép và dạng khớp háng bằng cách đưa chân vào trong và ra ngoài. - Động tác tập gấp và duỗi khớp háng: đưa chân phẫu thuật ra trước và ra sau. Chú ý là không được gấp khớp háng trên 90°. - Tập đi bộ, tập lên xuống cầu thang. - Tập mạnh sức cơ tư thế đứng bằng cách kéo chân bằng dây chun. 1.1.6.2.4. Từ 4-6 tuần sau phẫu thuật - BN đi bộ với khung tập đi, lần đầu đi khoảng 5-10 phút trong 1 lần và đi 3-4 lần/ngày. Những lần sau có thể đi 20-30 phút và 2-3 lần/ngày. - Tập đạp xe đạp tại chỗ và tập tham gia các hoạt động hàng ngày: rửa bát, giặt giũ. 1.1.6.2.5. Từ 6-12 tuần sau phẫu thuật - BN có thể tập đi mà không cần dùng khung tập đi. - Tập lái xe. 1.1.6.2.6. Sau 12 tuần - BN có thể trở lại công việc, lái xe, chạy… 1.1.6.2.7. Những điều người bệnh nên làm và không nên làm: Không nên: - Gấp khớp háng quá 90° và không xoay khớp háng vào trong. - Ngồi xổm. - Ngồi bắt chéo chân mổ. - Ngồi trên ghế mà không có tay vịn. - Ngồi ghế hoặc toilet thấp. - Xoay khớp gối khi đứng, ngồi, khi nằm phải kê gối giữa 2 chân. - Cố cúi, khom người khi đi tất, giầy. - Nằm nghiêng sang bên chân lành khi ngủ. 9 Nên: - Ngồi ghế hoặc toilet cao. - Thường xuyên đặt gối giữa hai chân khi ngủ, đặc biệt trong thời gian đầu sau mổ. - Kê một gối đủ dày giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng. - Muốn đứng dậy từ ghế: đưa chân phẫu thuật ra trước sau đó từ từ đứng dậy. - Khi đi tất, giầy nên nhờ người trợ giúp. - Giảm cân nếu thừa cân. 1.2. Tổng quan về CLCS 1.2.1. Định nghĩa Khái niệm chất lượng cuộc sống ra đời cách đây khá lâu và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này [6], [7]. Trước Công Nguyên, Aristotle đã định nghĩa “ Chất lượng cuộc sống là một cuộc sống tốt hoặc công việc trôi chảy” [8]. Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Chất lượng cuộc sống là sự nhận thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống phù hợp với hệ thống văn hóa và giá trị nơi mà họ sinh sống, có liên quan đến mục tiêu cuộc sống, sự kì vọng, mong đợi, các tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ” [9], [10]. Theo trung tâm nâng cao sức khỏe của Canada [11]: CLCS được xem như mức độ bằng lòng của một người về khả năng quan trọng của người đó. Theo từ điển văn hóa gia đình [12]: CLCS được xem là mức sống. Theo tác giả Nagpal [13], khái niệm về CLCS được xem như một phức hợp đo lường thể chất, tinh thần và xã hội. Đó là nhận thức tốt nhất của mỗi cá nhân và sự thỏa mãn, sự tự hài lòng trong những lĩnh vực như sức khỏe, hôn nhân, gia đình, nghề nghiệp, tài chính, cơ hội học tập, sự quan trọng của bản thân, nhận thức về nguồn gốc và độ tin cậy của người đó với những người khác. 10 Tác giả Oleson M [14] cho rằng: CLCS là mức độ hài lòng, thỏa mãn của con người trong những lĩnh vực mà họ cho là quan trọng nhất trong cuộc sống. Đây là một khái niệm rộng và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo, chính sách trợ cấp xã hội và tình trạng sức khỏe… Tùy theo lĩnh vực nào của cuộc sống được xem là quan trọng nhất và mức độ hài lòng, thỏa mãn của một người với một lĩnh vực đó sẽ quyết định CLCS của họ. Vì vậy, khi một người không hài lòng về một lĩnh không được xem là quan trọng thì CLCS của người đó gần như không bị ảnh hưởng. CLCS liên quan đến sức khỏe: Bao gồm tất cả các lĩnh vực của cuộc sống bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi trong sức khỏe (hoặc thể chất hoặc tâm thần) [15]. Như vậy, CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận của cá nhân về tình trạng sức khỏe và phản ánh sự hài lòng với cuộc sống nên mỗi người khác nhau sẽ có CLCS không giống nhau, nghĩa là hai người có cũng tình trạng sức khỏe vẫn có thể có CLCS khác nhau. 1.2.2. Các lĩnh vực cần đánh giá của chất lượng cuộc sống CLCS được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: thể chất, tinh thần và xã hội. Bao gồm cả đánh giá khách quan lẫn chủ quan của từng cá nhân[16]. Các lĩnh vực cần đánh giá bao gồm [16], [17]: - Sức mạnh thể lực: bao gồm các chỉ báo về bệnh tật và các dấu hiệu liên quan đến bệnh tật. - Hoạt động chức năng: bao gồm các chỉ báo về tự chăm sóc, tình trạng vận động, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện vai trò trong gia đình và công việc. - Xã hội/ nghề nghiệp: bao gồm các chỉ báo về số lượng và chất lượng của các giao tiếp và tương tác xã hội. 11 - Cảm xúc/ tâm lý: gồm các chỉ báo về chức năng nhận thức, trạng thái cảm xúc, sự hiểu biết chung về sức khỏe, sự hài lòng về cuộc sống và hạnh phúc. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS Theo Tổ chức Y tế thế giới, CLCS được đo lường bởi 6 yếu tố cơ bản: sức khỏe thể chất; sức khỏe tinh thần; các mối quan hệ xã hội; tín ngưỡng, niềm tin; điều kiện kinh tế và môi trường sống [18]. Trong các yếu tố trên thì yếu tố sức khỏe là quan trọng nhất, bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Con người không thể có một cuộc sống có chất lượng nếu thường xuyên sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật hoặc bị tàn phế. Đây là điều kiện cần để có một cuộc sống có chất lượng. Theo đơn vị nghiên cứu CLCS của trường đại học Toronto, Canada thì các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS được chia thành 3 phạm vi chính [19]: Một là: Các yếu tố nội tại bản thân. Đó là tình trạng sức khỏe, cảm xúc, tâm lý, nhận thức, niềm tin và tiêu chuẩn của bản thân, cùng với đó là chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Hai là: Mối liên quan với các yếu tố bên ngoài như nhà ở, nơi làm việc, tình trạng kinh tế, mối quan hệ với gia đình , bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hay các dịch vụ chăm sóc y tế xã hội… Ba là: Việc đạt được những mục đích cá nhân cũng như niềm hi vọng, mong muốn và khát vọng của bệnh nhân. Cụ thể là hoạt động thúc đẩy thư giãn, giảm căng thẳng, duy trì nâng cao kiến thức, kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi. 1.2.4. Đánh giá CLCS CLCS là một đo lường cho phép đánh giá nhiều khía cạnh khác liên quan đến đối tượng gồm các lĩnh vực: tâm lý, xã hội, kinh tế... 12 Vì vậy, đánh giá CLCS của người bệnh trước và sau phẫu thuật là rất quan trọng, không chỉ phản ánh ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của họ mà còn giúp đánh giá những thay đổi của người bệnh sau phẫu thuật một cách rõ ràng. 1.2.5. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống [15], [20] 1.2.5.1. Các thang điểm đo lường chất lượng cuộc sống Có hai loại thang đo lường CLCS là thang đo lường chung và thang đo lường chuyên biệt. Thang đo lường chung được thiết kế đo lường nhiều khía cạnh, cho phép bao quát một khoảng rộng các lĩnh vực cần đánh giá. Thang đo lường chung cho phép đánh giá CLCS của nhiều nhóm bệnh khác nhau nên có thể áp dụng cho nhiều nghiên cứu trên các bệnh lý khác nhau cũng như nghiên cứu trong cộng đồng, nơi mà ở đó các nhà nghiên cứu cần đánh giá CLCS của nhiều nhóm đối tượng mang những vấn đề khác nhau về sức khỏe. Ví dụ như thang đo lường SF-36, EQ-5D, WHOQOL-BREF, SIP… Thang đo lường chuyên biệt được thiết kế để đo lường CLCS của các bệnh lý hoặc chức năng cụ thể. Ví dụ như thang đo lường SAQ đánh giá mức độ đau thắt ngực ở bệnh nhân có bệnh lý mạch vành hay SGRQ đánh giá CLCS của bệnh giãn phế quản… 1.2.5.2. Cấu trúc và cách tính điểm một thang đo lường CLCS Cấu trúc một thang đo lường: Mỗi thang đo lường CLCS sẽ bao gồm nhiều phần đánh giá khác nhau, mỗi phần đánh giá lại bao gồm một hoặc nhiều câu hỏi. Trong một thang đo lường CLCS không những đánh giá được CLCS mà còn có thể đánh giá được nhiều mặt khác. Cách tính điểm: Mỗi thang điểm có cách tính điểm riêng do người phát triển hoặc nhóm phát triển thang điểm đề ra. 1.2.5.3. Đặc tính của thang đo lường CLCS Một thang đo lường CLCS phải đảm bảo các đặc tính sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng