Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nhân vật trong truyện ngắn của trần quang nghiệp...

Tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn của trần quang nghiệp

.DOCX
89
1
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ THỊ LÀNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA •• TRẦN QUANG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO •• Bình Định - Năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ THỊ LÀNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA •• TRẦN QUANG NGHIỆP Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 01 21 Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC QUANG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất kỳ công trình nào. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Cao học và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô khoa Ngữ Văn và các phòng chức năng, trung tâm Thư viện của trường đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Quang đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 6 Chương 1:TRẦN QUANG NGHIỆP - CON NGƯỜI VÀ Sự NGHIỆP SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG ........................................................................ 9 1.1 Vài nét về thân thế Trần Quang Nghiệp................................................. 9 1.2 Thành tựu sáng tác của Trần Quang Nghiệp ......................................... 13 1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Trần Quang Nghiệp .............. 22 1.4 Vị trí của Trần Quang Nghiệp trong dòng chảy văn xuôi Nam Bộ..26 Chương 2: NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN QUANG NGHIỆP.................................................................29 2.1 Nhân vật văn học.................................................................................... 29 2.2 Kiểu nhân vật có lối sống buông thả, phóng túng, sa đọa...................... 31 2.3 Kiểu nhân vật mang tính triết lí. ............................................................ 36 2.4 Kiểu nhân vật con người lừa gạt ............................................................ 39 2.5 Kiểu nhân vật phụ nữ bất hạnh .............................................................. 44 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN QUANG NGHIỆP................................................................ 53 3.1 Xây dựng nhân vật qua ngoại hình .......................................................... 53 3.2 Xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội tâm................................................ 57 3.3 Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật ................................. 63 3.4 Xây dựng nhân vật qua giọng điệu ........................................................ 68 KẾT LUẬN.................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 76 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong sự phát triển thống nhất và đa dạng của nền văn học dân tộc, văn học ở mỗi vùng miền trên đất nước ta đều đã có những đóng góp riêng vào nguồn chung một cách rất đáng kể. Trong dòng chảy ấy, văn học Nam Bộ cũng đã góp phần không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Qua từng chặng đường lịch sử, những thế hệ nhà văn nối tiếp như Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam đến Trần Quang Nghiệp, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Ngọc Tư... đã khẳng định vị trí của mình trên văn đàn dân tộc. Tuy vậy, việc thẩm định lại giá trị của văn học Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài. Đoàn Lê Giang đã từng nhận định: “Từ sau năm 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời gian khá dài bị giới nghiên cứu, phê bình quên lãng, ít được ai nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với vài ba gương mặt nổi bật: Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh” [16, tr.7]. Khoảng 15 năm trở lại đây, nhờ nổ lực của nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm lại “hòn máu bỏ rơi” (chữ dùng của Bùi Đức Thịnh) mà việc nghiên cứu giới thiệu văn học Nam Bộ đã tiến một bước đáng kể, cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, các tài liệu của những công trình nghiên cứu này phần lớn mang tính chất bao quát, hoặc tập trung vào những nhà văn nổi tiếng mà bỏ khuyết nhiều tác gia tuy không thật sự nổi trội nhưng lại có vai trò là người mở đường cho văn học quốc ngữ Nam Bộ trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Do điều kiện đặc biệt, do địa dư và hoàn cảnh lịch sử, cho đến nay nhiều vấn đề về văn học sử nói chung, cũng như những gương mặt tác gia của văn học Nam Bộ nói riêng vẫn chưa được giới phê bình nghiên cứu trong và ngoài nhà trường tiếp tục quan tâm nhận diện một cách thỏa đáng. 1.2. Trong những cây bút nổi tiếng vừa kể trên, Trần Quang Nghiệp, 2 một trong những cây bút tiên phong trong địa hạt truyện ngắn lúc bấy giờ, với một thái độ lao động nghiêm túc, trái tim nhiệt huyết với nghề đã chắt lọc từng dòng chữ để mang lại cho người đọc những trang văn tinh khiết thắm sâu và giàu sức ám ảnh. Truyện ngắn của ông trầm tích nhiều giá trị nhân văn và thẩm mỹ thu hút được người đọc, rất cần được tiếp tục phát hiện, tìm hiểu thêm. 1.3. Trong thế giới nghệ thuật của văn xuôi, hình tượng nhân vật vốn là nơi nhà văn biểu hiện tư tưởng tình cảm, thể hiện tài năng hư cấu, tưởng tượng, cấu trúc tác phẩm và cả gửi gắm những quan niệm của bản thân về cuộc sống, con người. Việc đi sâu nghiên cứu thế giới hình tượng nhân vật cũng chính là con đường đưa chúng ta đến với thế giới nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp không chỉ giúp ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc của một tác gia mà còn thấy được vị trí của nhà văn trong sự vận động và phát triển của văn học nước nhà. Với lòng kính trọng, ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của ông, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp”. Qua đó, chúng tôi muốn làm sáng tỏ vai trò và đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong tiến trình phát triển văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX nhất là ở mảng truyện ngắn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự nghiệp văn chương của Trần Quang Nghiệp tương đối nhiều (7 tiểu thuyết, trên 50 truyện ngắn) nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu trọn vẹn về chúng. Liên quan trực tiếp đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông thì hầu như chưa có một công trình nào trọn vẹn, hầu hết chỉ mang tính chất nhận xét, đánh giá chung chung. Trong thư viện các trường đại học cũng như các tỉnh, thư mục về Trần Quang Nghiệp rất ít, chỉ có một vài tác phẩm. Điều này đã khiến cái tên Trần Quang Nghiệp tỏ ra xa lạ với những người trẻ yêu thích văn chương. 3 Nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, có những công trình nặng kí như: + Bằng Giang (1974), Mảnh vụn văn học sử, NXB Chân Lưu, Sài Gòn. + Bùi Đức Tịnh (1975), Đóng góp của văn học miền Nam, những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn. + Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ Nam kỳ 1865 - 1930, NXBTrẻ, TP.HCM. + Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1998), Văn học Nam Bộ từ đầu đến thế kỉ XX (1900 - 1945), NXB TP.HCM. + Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (1998), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM. Trong các công trình nêu trên, cái tên Trần Quang Nghiệp vẫn chưa thấy được nhắc đến. Mãi đến năm 1998, trong Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Cao Xuân Mỹ đã công bố 8 truyện gắn liền với tên tuổi của Trần Quang Nghiệp. Từ đây, độc giả mới biết đến Trần Quang Nghiệp. Dành một thời gian dài để đọc và chép tay những truyện ngắn của ông được lưu lại tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, Cao Xuân Mỹ đã bước đầu có những nhận xét, đánh giá về truyện ngắn và nhân vật trong tác phẩm của ông: “Các biện pháp tu từ được sử dụng có nghệ thuật.. .cách dẫn truyện sáng tạo, chặt chẽ...kết cấu bỏ lửng bất ngờ gây được cảm giác thú vị, tạo chiều sâu cho tác phẩm” [45, tr.11], “ nhân vật trong truyện với đủ hạng người, đủ mọi tầng lớp: vì tham tiền mà vợ - chồng, bè bạn, mẹ cha - con cái... phản bội thậm chí chém giết lẫn nhau; vì lợi danh mà con người không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào; vì sự hào nhoáng bên ngoài mà có người thay đổi tâm tính hoặc đánh mất bản thân mình” [45, tr12]. Năm 2004, Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nguyễn Kim Anh chủ biên. Công trình này đã giới thiệu khái quát văn học Nam Bộ 4 cũng như tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của một số tác giả tiêu biểu thời bấy giờ, trong đó có Trần Quang Nghiệp. Đối với trường hợp của Trần Quang Nghiệp, Nguyễn Kim Anh đã khẳng định: Trần Quang Nghiệp rất giỏi nắm bắt những chi tiết có giá trị, rất giỏi nhìn ra những mâu thuẫn, khiếm khuyết, bất toàn ở trái tim và đầu óc mỗi người. Không lý thuyết dài dòng, cũng không răn dạy đạo đức một cách lộ liễu, Trần Quang Nghiệp bám vào những chi tiết và tình tiết của cốt truyện, đi sâu nhiều hơn vào thế giới nội tâm phong phú của con người để chuyển tải cho độc giả những lời giáo dục chân lý nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ cảm. Cầm bút trong thời với rất nhiều nhà văn, giữa sự ồn ào, náo nhiệt của một văn đàn mới khởi phát và đang phát triển mạnh mẽ, Trần Quang Nghiệp đã chọn cho mình một hướng riêng bằng những đoản thiên tiểu thuyết châm biếm, hài hước, giàu tính trí tuệ. Đường hướng đó hẳn là một cách để Trần Quang Nghiệp gây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương đủ sức góp mặt với đời [4, tr.710]. Đến năm 2005, với Vài nét về đoản thiên tiểu thuyết của Trần Quang Nghiệp, Cao Xuân Mỹ đã khái quát những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Trần Quang Nghiệp. Cao Xuân Mỹ khẳng định: Văn phong Trần Quang Nghiệp dí dỏm, duyên dáng, tính triết lí cao - thường ẩn sau những tiếng cưòi...Vói cái nhìn sắc sảo tinh tế, với cách diễn đạt mang phong cách rất riêng Trần Quang Nghiệp đã nắm bắt và phản ánh từng khía cạnh của những vấn đề đang làm cho xã hội đổi thay, phức tạp một cách chân thực sống động. Bên cạnh đó, giọng kể của truyện thường rất khách quan, ít Tây phương, ít gợi ý hoặc bày tỏ thái độ của chính mình, tác giả 5 để nhân vật tự hành động theo quy luật, theo logic cuộc sống làm tăng thêm giá trị cho các tác phẩm [43, tr.2]. Năm 2006, trong Tập tham luận hội nghị khoa học: Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - 1945, có hai bài viết đáng chú ý. Thứ nhất là Tiểu sử và tác phẩm của nhà văn Trần Quang Nghiệp của Cao Xuân Mỹ. Bài viết này đã tóm tắt những nét chính về cuộc đời Trần Quang Nghiệp kèm theo những nhận xét ngắn gọn về các truyện ngắn của ông như: Ai đành phụ nghĩa, Tủi phận thuyền quyên, Nông nỗi vì đâu, Tấm hình của ai, Đi coi hát mất vợ... Thứ hai là Người ơi Người! Giờ ở phương nào? của Trần Thị Ngoạn (Nguyên là giáo viên Ngữ văn trường THPT Võ Thị Sáu, đồng thời là con gái nhà văn Trần Quang Nghiệp). Trong đó, khi nhận xét về vấn đề nhân vật trong truyện ngắn của ông, tác giả viết: “nhân vật được thể hiện nhằm đánh thức bản ngã của mỗi con người từ đó thức tỉnh lương tri và lòng thương cảm đồng loại của họ. Bởi đằng sau thái độ phê phán nhân tình thế thái một cách nhẹ nhàng, sâu sắc là một tấm lòng vị tha...” [72, tr.23]. Đến năm 2011, với bài viết Về một cây bút mở đường cho thể loại truyện ngắn ở Nam Bộ của Trầm Thanh Tuấn mới có những nhận định sâu sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp. Tác giả nhận định: “Trần Quang Nghiệp thông qua hệ thống nhân vật với quan điểm, cách sống, hành động của họ để tường giải cho quan niệm đạo lí của mình. Có lẽ vì cách thể hiện này mà nhân vật của ông trở nên thực tế hơn mặc dù vẫn còn có phần gượng ép, áp đặt” [69, tr.2]. Xét riêng về vấn đề liên quan đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp, tác giả các công trình nghiên cứu hay bài viết bình luận đánh giá cũng chỉ phân tích các hình tượng nhân vật trong tác phẩm của ông để làm rõ một vài luận điểm nào đó. Chẳng hạn công trình nghiên cứu Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn 6 Nam Bộ đầu thế kỉ XX có đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ông. Nhưng nhìn chung, tác giả chủ yếu khai thác nhân vật để thấy sự đổi mới trong cách thể hiện, nhằm khẳng định những đóng góp đáng kể của nhà văn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Ngoài ra, trong Trong bài viết Nhân vật trong truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ XX (2008), Bùi Thúy Phương có đề cập qua về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp nhưng chỉ mang tính chất nhận xét và đánh giá chung chung. Tác giả chỉ nhằm mục đích lấy nhân vật trong tác phẩm làm ví dụ minh họa. Khảo sát các công trình nghiên cứu về Trần Quang Nghiệp, có thể khẳng định, Cao Xuân Mỹ và Nguyễn Kim Anh là những người giữ vai trò tiên phong. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Trần Quang Nghiệp, chủ yếu thể hiện trên hai bình diện cuộc đời và những sáng tác của ông, dung lượng có thể ít hoặc nhiều, có thể chi tiết hoặc không. Vấn đề nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp vẫn chưa được khai thác nhiều. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến quý báu của những nhà nghiên cứu đi trước, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi cố gắng đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về nhân vật trong truyện ngắn của ông. Chúng tôi hy vọng sẽ góp phần đem lại một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về một nhà văn đã từng tạo dấu ấn riêng trên văn đàn Việt Nam nói chung và truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, đối tượng chúng tôi nghiên cứu là những đặc điểm nổi bật trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật và những kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng tác của Trần Quang Nghiệp chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết. 7 Tuy nhiên, theo yêu cầu của đề tài, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. Nói như vậy có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt truyện ngắn trong tương quan với các sáng tác nói chung của ông. Truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp đặt ra nhiều vấn đề khác nhau. Mặc dầu vậy, trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ đặt vấn đề nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện. Về văn bản, chúng tôi lựa chọn 40 truyện ngắn được in trong Trần Quang Nghiệp - cuộc đời và tác phẩm, do Cao Xuân Mỹ và Phạm Thị Phương Linh sưu tầm, giới thiệu và 8 truyện trên báo Công Luận. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Thao tác nghiên cứu tổng hợp Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích là chủ yếu để khám phá những nét tính cách đặc trưng của từng nhân vật cụ thể, từ đó có những đánh giá khái quát đối với từng loại nhân vật trong hệ thống nhân vật truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. - Phương pháp so sánh đối chiếu Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp với những nhân vật của các tác giả khác cùng thời hoặc khác thời. Từ đó cho thấy sự giống nhau hay những nét riêng, độc đáo trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật của tác giả. Đồng thời thấy được sự sáng tạo của nhà văn qua việc thể hiện các nhân vật. - Phương pháp hệ thống. Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ thuật. Ở mỗi nhân vật cũng có sự thống nhất giữa đặc điểm tính cách của nhân 8 vật và nghệ thuật nhà văn xây dựng nhân vật. Việc đặt nhân vật trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, trong mối quan hệ hài hòa của chỉnh thể nội dung và hình thức, trong hệ thống các nhân vật cùng loại hình, trong mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác sẽ giúp chúng tôi có được sự đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm và tư tưởng, tài năng của nhà văn. 5. Đóng góp của luận văn Với đề tài Nhân vật trong truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp, luận văn góp phần làm sống lại chân dung một nhà văn tài hoa, độc đáo của Nam Bộ đầu thế kỷ XX, đồng thời cho thấy nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Trần Quang Nghiệp, từ đó khẳng định vai trò của tác giả trong quá trình phát triển của văn xuôi Nam Bộ nói chung và truyện ngắn Nam Bộ nói riêng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Trần Quang Nghiệp - Con người và sự nghiệp văn chương Chương 2: Những kiểu nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp Chương 1 TRẦN QUANG NGHIỆP - CON NGƯỜI VÀ Sự NGHIỆP SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG 1.1. Vài nét về thân thế Trần Quang Nghiệp Trần Quang Nghiệp sinh năm 1907 tại làng Bình Thạnh, xã Bình Cách, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho; con của cụ Trần Quang Xuân (còn gọi là Phủ Xuân hay Phủ Cầm), một điền chủ tân học ở Mỹ Tho và bà Dương Thị Qúy. Gia đình có 6 anh chị em: Anh trai: Trần Văn Thủ, được học bổng của chính phủ Pháp (1920) sang Paris học ở Viện Cao đẳng Thương mại (Instilut des Hautes Etudes commerciales). Chị gái: Trần Thị Hạnh, có chồng là Lâm Văn Huê, chủ tỉnh Bình Dương. Chị gái: Trần Thị Phúc, có chồng là Võ Duy Thạch, bác sĩ làm việc ở Sài Gòn. Em trai: Trần Quang Huấn, học kiến trúc sư ở Hà Nội (1940); học đạo diễn điện ảnh ở Pháp (1953), về Việt Nam làm phim Ngã rẽ tâm tình, mở CLB thể hình đầu tiên ở Sài Gòn và lập trại Hoa Lan ở Đà Lạt, sau đó sang định cư ở Pháp. Em gái: Trần Thị Hường, tốt nghiệp khoa Hóa trang Sân khấu ở Pháp (1954), tham gia giảng dạy tại Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn từ 1960 - 1975, trường Cao đẳng Sân khấu Sài Gòn (1975-1990). Trần Quang Nghiệp là người hiền lành, điềm đạm, tinh tế và rất có duyên ăn nói. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ tân học có tiếng ở Mỹ Tho lúc bấy giờ. Tuổi thiếu niên, ông học ban Trung học Pháp tại trường College Mỹ Tho. Sau đó, lên Sài Gòn học tiếp, và dự định sẽ ra Hà Nội tiếp tục học thêm. Thời gian này (khoảng cuối năm 1927), ông bắt đầu viết truyện. Ông viết rất nhanh, nhiều và cũng khá thành công, lần lượt cho đăng trên báo Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Trung Lập, Công luận báo. Bấy giờ, Trần Quang Nghiệp đã có một vị trí nhất định trong làng văn, làng báo Sài Gòn. Giới thiệu về ông, Công luận báo viết: “...Trần Quang Nghiệp là người đã viết nhiều đoản thiên tiểu thuyết thật hay cho Đông Pháp thời báo, Thần Chung và gần đây cho Công luận.” (CLB, số 2128, ngày 28/7/1931). Với phong cách độc đáo và lối hành văn mới mẻ, truyện của ông thu hút rất nhiều độc giả và do đó được các nhà in nhanh chóng cho in thành sách kèm các mẫu quảng cáo để phổ biến rộng rãi hơn. Từ đó Cậu Năm nhà văn trở thành tên gọi thân mật của ông. Tuy nhiên, người anh trai đang du học tại Paris bỗng lâm bệnh và qua đời khiến ước mơ được ra Hà Nội học của ông tan vỡ! Trách nhiệm của người con trai lớn buộc ông phải về quê xây dựng gia đình và phụ quản lý ruộng đất cùng cha mẹ. Từ đó ông không viết truyện nữa. Cũng như nhiều nhà văn khác ở Nam Bộ, ông không xem sáng tác là cái nghiệp của cả đời mình. Cái thời trẻ trung lãng mạn đã đi qua, họ bước vào những lĩnh vực mới “bỏ quên” “sự nghiệp văn chương” của một thời! Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Trần Quang Nghiệp khởi đầu niềm đam mê thứ hai trong đời: thể thao. Vào những năm 1928 - 1931, Trần Quang Nghiệp có nhiều đoản thiên tiểu thuyết liên tục đăng trên các báo Công Luận, Thần Chung, Đông Pháp thời báo. Ông trở thành thần tượng của nhiều người, trong đó có cô Nguyễn Thị Nhàn - con gái của ông Nguyễn Đăng Khoa (còn gọi là ông Tế Sáu) ở Phú Đức (Mỹ Tho). Khi người mai mối cho biết người coi mắt mình là Trần Quang Nghiệp - nhà văn bấy lâu mình ngưỡng mộ, cô Nhàn đã vui mừng ưng thuận. Giữa năm 1931, ông “coi mắt vợ”. “Người dân tại rạch Ông Đa, Xã Phú Đức, nằm ở cực Nam Mỹ Tho, bỗng thấy một chiếc thuyền lạ cập bến dưới chân cầu. Lên bờ đầu tiên là một người đàn ông trung niên mặc quốc phục, đội khăn xếp đen, quần lụa trắng, áo dài gấm bông chữ thọ xanh thẫm, chân mang giày Gia Định bóng ngời. Người thứ hai bận âu phục nỉ xám, mũ “phớt” nâu, giày tây khua lộp cộp, tay cầm “can”, bước đi mạnh mẽ. Theo sau là hai người phụ nữ trạc ngoài 40, trang phục sang trọng và nền nã với áo dài the bông ép, khăn hoa lụa choàng quanh cổ, chân mang hài cườm, tay che dù dầm. Hai người cười sánh bước ngang nhau. Đi sau cùng, nổi bật trên nền đất nâu mát rượi bóng dừa là một chàng trai trẻ, vận âu phục trắng, tay cầm nón “fléchet” cũng màu trắng, vẻ mặt trang nghiêm”. Người dân trên bến tò mò: “Nghe nói hôm nay có nhà văn gì đó bên chợ Mỹ Tho qua “coi mắt” cô Nhàn... ” [48, tr.2]. Thấy cô Nhàn đẹp người đẹp nết, giỏi thêu thùa nấu nướng, lại yêu thích văn chương, ông liền đồng ý lấy làm vợ. Mùa thu 1932, Trần Quang Nghiệp cưới cô Nguyễn Thị Nhàn. Văn chương đã góp phần bắc nhịp cầu cho mối lương duyên hạnh phúc của ông. Họ sống với nhau được 5 mặt con. Tất cả đều có nghề nghiệp ổn định và thành danh: Trần Quang Nhụy (1933), vô địch bóng bàn Việt Nam năm 1949, là bác sĩ ở Pháp. Trần Thị Ngoạn (1936), cử nhân Văn khoa Sài Gòn, dạy văn các trường: Nữ trung học Lê Văn Duyệt (Gia Định), Phổ thông Trung học Võ Thị Sáu, trường Dân Chính I, trường Trung học Sư phạm thành phố. Trần Thị Kim Ngôn (1939), vô địch bóng bàn nữ toàn miền Nam 7 năm liền (1955-1962), làm việc nhiều năm ở báo Tin sáng, hiện định cư tại Mỹ. Trần Quang Nhuận (1943) tiến sĩ khoa học, hiện là trưởng phòng Sinh hóa, Đại học Y Dược Paris. Trần Quang Nhưỡng (1946), cử nhân khoa học, đang làm việc tại Bỉ. Cuộc sống trong một gia đình điền chủ thời bấy giờ rất đầy đủ, sung túc. Tại căn nhà của mình ở xã Bình Cách, Trần Quang Nghiệp dành hẳn một phòng mà ông gọi là phòng văn để lưu trử những cuổn sách yêu thích và những sáng tác đầu tay của mình. Trần Quang Nghiệp rất yêu thích văn chương và đọc sách. “Hàng tháng người đều mua sách vở cho chúng tôi đọc thêm. Tủ sách gia đình đầy ắp những chuyện hay. Từ các truyện Việt Nam mới xuất bản, truyện cổ điển Trung Quốc, truyện Pháp, đến các quyển Thằng Khờ, Tội ác và hình phạt (Dostoevsky); Chiến tranh và hòa bình (Lep Tonlstoi) của các nhà văn Nga... Có cả loại sách “học làm người” dịch của nước ngoài. Cha bảo tất cả chúng tôi phải đọc” [48, tr.22]. Hoạt động giải trí chủ yếu của Trần Quang Nghiệp trong thời gian này là chơi bóng bàn. Những lúc rảnh rỗi, ông thường đánh bóng cùng vợ con và bè bạn. Cuộc sống gia đình thanh bình và hạnh phúc cho tới năm 1944. Vào năm này, phong trào Việt Minh bắt đầu rầm rộ khắp Nam Bộ. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và sự lớn mạnh của phong trào này ở Nam Kỳ nhất là Mỹ Tho, thực dân Pháp bắt đầu điều lính về huyện lỵ các tỉnh trong đó có xã Bình Cách. Chúng nổ súng thị uy, đốt phá làng mạc. Nhà của Trần Quang Nghiệp bị đốt cháy tan hoang, bao nhiêu sáng tác tâm huyết của ông trở thành tro bụi. Tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, gia đình ông đành bỏ ruộng vườn, tản cư ra thị xã Mỹ Tho tá túc nhà người quen. Năm 1946, cả gia đình quyết định lên định Sài Gòn lập nghiệp. Để sinh sống trong giai đoạn này, ông và mấy chị em chung nhau mở một cửa hàng bán xe đạp tại góc đường Mac Mahon và Bonard (Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Lợi ngày nay), việc kinh doanh rất thuận lợi. Năm 1947 ông mua đất ở Frères Guillerault (Tôn Thất Tùng - Quận 1), xây nhà ở và sau đó xây dựng trên đất nhà một câu lạc bộ bóng bàn mang tên Nam Việt. Đây là Câu lạc bộ thể thao rộng lớn đầu tiên của người Việt ở đất Sài Gòn, đồng thời là điểm giao lưu của các cây vợt danh tiếng Nam - Bắc như: Mai Văn Hòa, Mai Văn Chất, Trần Văn Đức, Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng, Trần Văn Sang... ở Sài Gòn; Nguyễn Lan Hợp, Nguyễn Đức Thuận, Phó Quốc Huy. ở Hà Nội. Nhiều cây vợt từ “lò” Nam Việt đã đem lại vẻ vang cho tên tuổi Việt Nam. Là một thành viên của Tổng cục bóng bàn miền Nam, Trần Quang Nghiệp đã từng cùng các đồng đội đi thi đấu với nhiều nước trên thế giới. Đây là giai đoạn mà niềm đam mê thứ hai của ông phát triển mãnh liệt, thầy Năm bóng bàn Nam Việt lại là tên nhân mật của ông thời kỳ này. Tất nhiên, văn chương vẫn chảy trong mạch ngầm, nên những năm 60 khi được mời, ông đã hợp tác với hãng phim trong việc viết phụ đề Việt ngữ cho nhiều phim nước ngoài và dịch lời thoại rồi sắp xếp cho các âm tiếng Việt trùng khớp với miệng của diễn viên trong các phim ngoại quốc khi lồng tiếng. Vào 13 giờ ngày 3/4/1983, trong lúc nằm đọc sách, ông bị nhồi máu cơ tim và ra đi rất thanh thản. “Lúc ấy một tay người đặt trên ngực, một tay buông xuôi như vẫn đang cầm quyển tiểu thuyết. Cả nhà cứ nghĩ là ông đang nằm đọc sách. Có ai ngờ.” [48, tr.55]. Trần Quang Nghiệp qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh, trong niềm thương tiếc của công chúng dành cho Thầy Năm bóng bàn lẫn Cậu Năm nhà văn! 1.2. Thành tựu sáng tác của Trần Quang Nghiệp Bảng 1 : Đoản thiên tiểu thuyết của Trần Quang Nghiệp STT rri /V Jr 1A Nơi in Tên tác phẩm Đông Pháp thời báo - 683,684 (161 Ai đành phụ nghĩa 18/2/1928) Tập Chuyến xe trưa - NXB Đức Lưu Phương, SG, 1931. 2 Chuyến xe trưa Đông Pháp thời báo - 704, 705 (57/4/1928)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan