Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại việt nam hiện đại...

Tài liệu Nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại việt nam hiện đại

.DOCX
110
1
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TẠ NGUYỄN DIỆU HUYỀN •• NHÂN VẬT LOÀI VẬT PHIÊU LƯU •• TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI •• VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.01.21 Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 9 5. Đóng góp của luận văn .................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................... 10 Chương 1: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ KIỂU NHÂN VẬT LOÀI VẬT PHIÊU LƯU .................................................. 11 1.1. Truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại ....................................... 11 1.1.1. Khái niệm truyện đồng thoại ..................................................... 11 1.1.2. Thành tựu của truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại ................. 16 1.2. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu ................... 20 1.2.1. Nhân vật loài vật phiêu lưu trong văn học thế giới .................... 22 1.2.2. Nhân vật loài vật phiêu lưu trong văn học Việt Nam ................ 25 1.2.3. Cảm hứng viết truyện đồng thoại phiêu lưu của các nhà văn Việt Nam. .............................................................................................. 28 Chương 2: HỆ THỐNG NHÂN VẬT LOÀI VẬT PHIÊU LƯU TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................... 33 2.1. Nhân vật loài vật phiêu lưu và tâm thế phiêu lưu .................... 33 2.1.1. Nhân vật bị ép buộc phiêu lưu ................................................... 34 2.1.2. Nhân vật chủ động phiêu lưu ..................................................... 37 2.2. Nhân vật loài vật phiêu lưu mang tính cách trẻ thơ ................ 42 2.2.1. Sự tinh nghịch, hồn nhiên .......................................................... 43 2.2.2. Chút ích kỷ bắt đầu nhen nhóm ................................................. 45 2.2.3. Ao ước khẳng định bản thân ...................................................... 46 2.3. Nhân vật loài vật trong quan hệ xã hội trên bước đường phiêu lưu ................................................................................................... 49 2.3.1. Nhân vật đồng hành ................................................................... 49 2.3.2. Nhân vật trợ giúp ....................................................................... 56 2.3.3. Nhân vật cản trở ......................................................................... 59 Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHIÊU LƯU TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................................................................. 63 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật............... 63 3.1.1. Miêu tả ngoại hình ..................................................................... 63 3.1.2. Miêu tả đời sống nội tâm ........................................................... 68 3.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................... 72 3.2.1. Đối thoại trực tiếp ...................................................................... 73 3.2.2. Độc thoại nội tâm ...................................................................... 76 3.3 Tình huống nghệ thuật ...................................................................... 80 3.3.1. Xây dựng tình huống nguy cấp .................................................. 80 3.3.2. Hành động quyết liệt hóa giải hiểm nguy .................................. 84 3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật .................................................... 87 3.4.1. Từ không gian nhỏ hẹp, tù túng đến không gian rộng lớn, đầy hiểm nguy ........................................................................................... 87 3.4.2. Từ thời gian giãn nở đến thời gian nén chặt trên mỗi chuyến đi . 92 KẾT LUẬN .............................................................................................. 97 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 101 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện đồng thoại là một thể loại có quá trình phát triển lâu dài, đạt được nhiều thành tựu và là một bộ phận có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, nó có vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và làm giàu có tâm hồn mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em trên suốt cuộc đời. Ở Việt Nam, truyện đồng thoại hiện đại được đánh dấu mốc bằng tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Đây là một trong những tác phẩm đồng thoại hiện đại đầu tiên của Việt Nam và cũng chính là tác phẩm đỉnh cao của thể loại đồng thoại nói riêng và văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung. Truyện phiêu lưu kể về những cuộc phiêu lưu, những cuộc tìm kiếm, khám phá li kỳ, mạo hiểm. Đến với truyện phiêu lưu, người đọc sẽ được bước chân vào thế giới của những chuyến đi bất ngờ, thú vị, gây cấn và nguy hiểm; những hoạt động sôi nổi, táo bạo nhưng vô cùng dũng cảm, bình tĩnh và mưu trí trước những khó khăn trở ngại tưởng như không vượt qua nổi của những nhân vật phiêu lưu. Người đọc hồi hộp, lo âu theo từng bước chân, những hiểm nguy của nhân vật để rồi phấn khích, vỡ òa trước những chiến thắng của nhân vật. Đây cũng là sức hấp dẫn riêng có của truyện phiêu lưu mà khó có thể loại nào theo kịp. Kiểu truyện phiêu lưu được sử dụng tương đối phổ biến trong truyện đồng thoại hiện đại. Với đặc thù vốn có của mình, kiểu truyện đồng thoại phiêu lưu dễ dàng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi. Hành trình khám phá của những nhân vật trong truyện cũng chính là hành trình tiếp cận bao điều mới lạ của bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc thiếu nhi. Các nhân vật trưởng thành hơn qua những chuyến đi đã để lại cho các em nhỏ bài học sâu sắc. 2 Tiếp nối thành công của Tô Hoài, nhiều nhà văn Việt Nam đã tham gia vào mảng truyện đồng thoại hiện đại và dùng kiểu truyện phiêu lưu để chuyển tải đứa con tinh thần của mình, tạo nên dạng nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Ta có thể kể đến những cái tên như: Vũ Tú Nam, Trần Đức Tiến, Nguyễn Kiên, Trần Hoài Dương... Chính họ đã tạo nên nền móng vững chắc cho truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại để bây giờ các nhà văn trẻ như: Trưong Quỳnh Như, Phưong Huyền, Nguyễn Trần Thiên Lộc. tiếp bước. Nhân vật loài vật phiêu lưu trong thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại cần được nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống vừa để tổng kết, vừa để đúc kết một số bài học kinh nghiệm cho chặng đường phát triển sắp tới của văn học thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay (ở Việt Nam) vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về các nhân vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại hiện đại. Chọn đề tài Nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại, chúng tôi muốn khảo sát một cách hệ thống kiểu nhân vật phiêu lưu trong thể loại này nhằm cung cấp những tri thức lí thuyết về nhân vật, giúp người đọc nhận biết, hiểu truyện đồng thoại đặc biệt là kiểu truyện phiêu lưu một cách chi tiết, cụ thể để thấy được những đóng góp của các nhà văn viết truyện đồng thoại hiện đại trên phưong diện xây dựng nhân vật. Từ đó, đề tài khẳng định được vai trò, vị trí của kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu trong thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại nói riêng và trong văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung. Nghiên cứu này bên cạnh giúp ích cho việc giảng dạy trong nhà trường, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói tiếp thêm động lực cho các cây bút sáng tác. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nhóm nghiên cứu về thể loại đồng thoại hiện đại Hoạt động nghiên cứu phê bình truyện đồng thoại diễn ra muộn hon rất 3 nhiều so với sáng tác. Tiền thân của Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện Con dế mèn ra đời 1941, ngay khi ra đời nó đã được đông đảo bạn đọc hưởng ứng, đón nhận. Tô Hoài đã nhanh chóng bắt tay viết thêm bảy chương để hình thành nên Dế Mèn phiêu lưu kí như ngày nay. Tuy nhiên giới phê bình văn học vẫn chưa chú ý khai thác, nghiên cứu. Khảo sát tư liệu, chúng tôi chỉ thấy mấy dòng ghi nhận ngắn ngủi trong Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan) [58, tr.422]. Mãi đến thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình mới thay đổi khi đồng thoại khởi sắc, trở thành đề tài cho nhiều học giả, cây bút phê bình theo đuổi. Đầu tiên là những bài viết của chính các tác giả đam mê, gắn bó với đồng thoại. Tô Hoài có một số bài viết như: Trao đổi về đồng thoại (Báo Văn nghệ, 1963), Tôi viết đồng thoại: Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông (Tạp chí Văn học, số 10/1968). Các nhà văn Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Ngô Quân Miện cũng có những bài viết về tình hình phát triển của truyện đồng thoại. Cùng với nhà văn, đội ngũ các cây bút phê bình đã bắt đầu quan tâm đến truyện đồng thoại một cách toàn diện hơn trước. Phần nhiều các tài liệu nghiên cứu truyện đồng thoại chủ yếu nghiên cứu đồng thoại trong thành tựu chung của văn học thiếu nhi hay của một tác giả cụ thể. Trong số đó, Vân Thanh là người đi đầu trong nghiên cứu đồng thoại. Từ những bài khái quát chung về văn học thiếu nhi có gợi nhắc qua đồng thoại như:Văn học thiếu nhi Việt Nam (Tạp chí văn học, 1962), Truyện viết cho thiếu nhi gần đây (Tạp chí Văn học, 1963), Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi (Tạp chí văn học, số 9/1995), đến bài viết đi sâu vào nghiên cứu thể loại truyện đồng thoại: Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại (Tạp chí Văn học, số 4/1974). Ngoài ra có thể kể đến một số bài viết của các nhà văn trực tiếp cầm bút viết cho thiếu nhi bàn về đồng thoại: Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi (Võ Quảng, Tạp chí Văn học, số 1/1982), Về sức tưởng tượng của đồng thoại (Nguyễn Kiên, Báo Văn nghệ, số 14/1986), Đồng thoại với việc bồi dưỡng tâm hồn các em (Ngô Quân Miện, Vì 4 trẻ thơ, 1982)... Tiếp nối những bước đầu nghiên cứu của những cây bút đi trước, Lê Nhật Ký đã đi sâu vào nghiên cứu đồng thoại, tiếp cận đồng thoại từ góc độ thể loại. Từ những bài viết điểm qua những khía cạnh của đồng thoại: Quan niệm của nhà văn Việt Nam về truyện đồng thoại (Tạp chí Diễn đàn văn hóa văn nghệ Việt Nam, số 6/2008), Về cách hiểu truyện đồng thoại ở Việt Nam (Tạp chí Khoa học xã hội (vùng Nam Bộ), số 11/2009), Đặc điểm truyện đồng thoại Võ Quảng (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3/2009), đến công trình Luận án: Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại bảo vệ ở hội đồng khoa học Trường Khoa học xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sau này những tinh túy của luận án đã được tác giả biên soạn, chỉnh lí, xuất bản thành sách với nhan đề: Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại. Hiện nay, đây là công trình đầy đủ và chi tiết nhất về truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Cuốn sách là tài liệu cơ sở về mặt lí luận để chúng tôi triển khai đề tài. 2.2. Nhóm nghiên cứu về thể loại truyện phiêu lưu nói chung và nghiên cứu đồng thoại hiện đại nói riêng dưới khảo sát kiểu nhân vật o o • • • ơ • 2.2.1. Nghiên cứu về thể loại truyện phiêu lưu Truyện phiêu lưu nói chung và kiểu truyện phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại nói riêng là mảnh đất màu mỡ của lí luận nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên kiểu truyện đồng thoại này cũng như văn học thiếu nhi chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi khảo sát thấy tài liệu viết về mảng này còn khá hạn chế. Ở phương diện thể loại truyện phiêu lưu - du kí chúng tôi thấy khái niệm, đặc điểm thể loại trong công trình Hệ thống thể loại trong văn học thiếu nhi của Châu Minh Hùng - Lê Nhật Ký.Tài liệu nêu rõ định nghĩa: “Thể loại 5 truyện kể lại những cuộc phiêu lưu của nhân vật nào đó đến những miền xa, xứ lạ chứng kiến và đối mặt với bao nhiêu cái li kì chưa từng thấy gọi chung là truyện phiêu lưu - du kí” [23, tr.123]. Ở khái niệm này tác giả đã kết nối hai từ phiêu lưu và du kí tạo thành một liên danh để thể hiện cách gọi ghép giữa tính chất vận động phiêu lưu và hình thức kí sự viễn du. Trong đó phiêu lưu là nhấn mạnh đến tính chất mạo hiểm của nhân vật còn du kí là một hình thức “ghi chép một cuộc vận động, xê dịch của “cái tôi” khi đi tìm lí tưởng tự do, thậm chí là những ảo tưởng, đi tìm cái chưa từng có hoặc khó có thể có trong đời sống”. Đặng Anh Đào trong sách giáo khoa 12 (phần văn học nước ngoài, NXB Giáo dục, 1993) khi phân tích tác phẩm Tom Sawyer đã có những nhận định: “truyện phiêu lưu đồng thời tái hiện một xung đột lớn, các xung đột đều quy vào đó. Xung đột làm nảy sinh hai phe, và ở đây, phe thiện và phe ác rõ rệt”; “tình tiết thường có những pha gay cấn, căng thẳng, sau đó được gọi là tạm hoãn treo lại để cuốn hút bạn đọc theo dõi những chương sau” [54, tr.7]. Tuy phân tích trên một tác phẩm cụ thể nhưng Nguyễn Anh Đào đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết phiêu lưu của Mark Twain nói riêng và truyện phiêu lưu nói chung về mặt kết cấu ở phương diện: tình tiết, xung đột, hành động và các tuyến nhân vật. Một trong những điểm hấp dẫn nhất của truyện phiêu lưu là chất mạo hiểm. Chính yếu tố li kì, ấn tượng này đã biến nó trở thành thể loại đặc biệt được trẻ em yêu thích, dù tác giả của nó có dụng ý viết cho trẻ em hay không. Vấn đề này được Hoàng Anh Đường đề cập trong bài viết Chất mạo hiểm trong truyện phiêu lưu, mạo hiểm viết cho thiếu niên đăng trên Tạp chí Văn học, số 3/1980 như sau: “Người đọc cảm xúc thật sự và khát khao nhập với nhân vật mà lần theo cuộc sống đương diễn ra trong câu chuyện, chia sẻ lo âu và hứng thú, luôn muốn đóng góp phần thử thách, cùng lao vào cuộc sống đó 6 với nhân vật, “nếm thử khó khăn gian khổ, “thử sức” và tin chắc sẽ vượt qua khó khăn càng nhiều càng mạo hiểm càng lớn, thắng lợi càng rực rỡ, gây được dấu ấn khó phai mờ, dấy lên những ước mơ thật táo bạo” [7, tr.67-68]. Nhà văn Văn Hồng cũng có nhìn nhận tương tự về đặc điểm chung của truyện phiêu lưu là “các nhân vật luôn thay đổi môi trường sống, thường xuyên phải đối phó với những cảnh ngộ bất ngờ, những tình huống hiểm nghèo, đòi hỏi phải bình tĩnh, thông minh, dũng cảm... Đặc điểm đó rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên, một lứa tuổi thích cái mới, cái lạ, ham hiểu biết, ham hành động, giàu ước mơ, giàu trí tưởng tượng. Yếu tố phiêu lưu thường gắn với sự kì diệu, kì lạ nên phiêu lưu thường kết hợp với huyền thoại, với viễn tưởng, với đồng thoại, với phản gián.” [20, tr.40], “tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, một thế mạnh của văn học thiếu nhi. Tiểu thuyết phiêu lưu luôn có hoàn cảnh thay đổi, nhân vật luôn đứng trước những bí ẩn, khó khăn, thử thách.” [20, tr.106]. Vấn đề thể loại truyện phiêu lưu còn tiếp tục được nhắc đến qua bài viết Từ thể loại truyện phiêu lưu nghĩ về “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài của Vũ Thị Thảo [76]. Bài viết đã đề cập đến các đặc điểm cơ bản của truyện phiêu lưu như: các câu chuyện phiêu lưu bị chi phối bởi hành động, hành trình của nhân vật trung tâm luôn liên quan đến nguy hiểm, rủi ro và hứng thú; bối cảnh không gian đặt ở nơi kì lạ hay xa xôi; phần lớn các nhân vật chính trong truyện phiêu lưu là nam giới. “Sau cuộc phiêu lưu đầy thử thách, nhân vật chính luôn có những thay đổi tích cực, trở thành “anh hùng” mang những phẩm chất tốt đẹp đáng ngợi ca” [76, tr.106]. Tác giả cũng chỉ ra ba motip truyện phiêu lưu quen thuộc: kiểu truyện phiêu lưu mang đậm yếu tố hoang đường, kì diệu; kiểu truyện mang đặc tính “Robinson” (kiểu nhân vật chính học cách tồn tại một mình nơi hoang đảo hoặc sa mạc) và kiểu truyện phiêu lưu mang đặc điểm “phiêu lưu sống còn”. Những tiền đề lí luận trên được tác giả soi chiếu vào tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí để tìm hiểu sâu về tác phẩm: tác phẩm là sự kết hợp 7 của ba thể loại (truyện kí, truyện phiêu lưu và truyện đồng thoại), phân nó vào kiểu truyện truyện phiêu lưu motip “phiêu lưu sống còn” [tr.108-109]. Ngoài ra chúng tôi tìm được Luận văn Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Bery Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của Iu.M.Lotman) của Nguyễn Thị Nhu, bảo vệ ở hội đồng khoa học Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2011 [54]. Luận văn này cho thấy hướng nghiên cứu tập trung vào cốt truyện phiêu lưu là một hướng khả thi trong nghiên cứu tác phẩm văn học. 2.2.2. Nghiên cứu đồng thoại Việt Nam hiện đại dưới góc độ khảo sát kiểu nhân vật Vấn đề nghiên cứu tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật, kiểu nhân vật đã có từ lâu. Giáo trình Lí luận văn học - Tập II định nghĩa: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [49, tr.73]. Điều này được nói rõ hơn trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại”, “nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện” [51, tr.236]. Chính vì thế nghiên cứu tác phẩm văn học cụ thể hay rộng hơn là một thể loại dưới thông tin của kiểu nhân vật là một hướng làm khoa học. Có khá nhiều luận văn đi sâu nghiên cứu về kiểu nhân vật trong văn học: Kiểu nhân vật trung tâm trong tác phẩm Hemingway (Lê Huy Bắc, Luận văn, 1998), Nhân vật người nông dân của Nguyễn Minh Châu qua hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975 (Lương Thị Tuyết, Luận văn, 2011), Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nhất Linh và Khái Hưng (Nguyễn Thị Diễm Hằng Luận văn, 2014), Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy (Nguyễn Như Quỳnh, Luận văn, 2014) ... Nghiên cứu chuyên sâu về nhân vật loài vật có 8 thể kể đến: Nhà văn Tô Hoài với mảng “truyện loài vật” (Cao Minh Hằng, Luận văn, 2000) [12], Nhân vật loài vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Võ Thị Tuyết Nhung, Luận văn, 2016) [56]. Nghiên cứu về kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu trong đồng thoại hầu như chưa có công trình nào đề cập đến, có chăng là trong một số bài viết tản mác. Phần lớn tài liệu chỉ điểm qua, như trong các công trình chuyên luận văn học thiếu nhi người viết chỉ nêu vấn đề nhân vật phiêu lưu gói gọn ở phần tác giả tiêu biểu viết cho thiếu nhi: Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình Văn học trẻ em dành một mục viết về nét đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng thoại của Tô Hoài [36, tr.48-49], phần lớn là chú trọng vào phân tích tính cách nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí [tr.54-57]. Lê Nhật Ký trong cuốn sách Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại có nói kĩ hơn về cốt truyện phiêu lưu ở thể loại đồng thoại “phổ biến của cốt truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại là cốt truyện tuyến tính - hành động" [31, tr.146-147] chia nó làm hai loại: cốt truyện phiêu lưu và cốt truyện đối thoại. Ông dành hẳn một chương (chương 5) để viết về “Nhân vật truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại" làm rõ đặc điểm hệ thống nhân vật và biện pháp xây dựng nhân vật trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Tác giả đã dụng công khảo sát trên diện rộng của thể loại, nhiều chỗ tập trung vào tác phẩm chất lượng (Dế Mèn phiêu lưu kí, Cá chuối con, Mùa xuân trên cánh đồng, Cuộc phiêu lưu của hòn sỏi...) để khái quát đưa ra luận điểm. Tuy nhiên vì phạm vi lớn, độ bao quát rộng nên tác giả chưa chú trọng vào kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu. Những thành quả nghiên cứu trên thật đáng trân trọng và quý giá với việc triển khai luận văn của chúng tôi. Vận dụng kết quả nghiên cứu về mặt thể loại truyện đồng thoại cũng như là phương pháp nghiên cứu văn học thông qua nhân vật, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng 9 thoại Việt Nam hiện đại ở mức độ chi tiết và cụ thể. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Đây là một kiểu nhân vật quan trọng trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại, được các nhà văn sáng tác trên cơ sở kế thừa học hỏi từ văn học viết các nước phương Tây. Mối quan tâm chính của luận văn là các biểu hiện có tính đặc điểm của nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại, thể hiện ở cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ khảo sát các sáng tác truyện đồng thoại có nhân vật loài vật phiêu lưu, gồm truyện của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Thy Ngọc, Trần Đức Tiến, Vũ Hùng, Chu Hồng Hải, Võ Thành An, Vũ Duy Thông, Bùi Quang Vinh, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Sĩ Mai, Trần Đồng Minh, Quân Thiên Kim, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Lê Hữu Nam, Đào Thu Hà... 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu những vấn đề mà luận văn đặt ra, có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu nhân vật văn học: tập trung về các phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật loài vật trong tác phẩm nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho nhu cầu khai thác sáng tác truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. - Phương pháp thống kê - phân loại: thống kê số lượng tác phẩm đồng thoại và từ đó phân loại tác phẩm theo yêu cầu nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh những tương đồng khác biệt 10 trong các tác phẩm cụ thể, từ đó thấy được sự đóng góp của chúng đối với thành công của kiểu truyện phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học thiếu nhi nói chung. - Phương pháp phân tích tổng hợp: khảo sát các tác phẩm đã được phân loại, phân tích các dẫn chứng trong cái nhìn tổng quát nhằm làm nổi bật luận điểm cần triển khai, từ đó khái quát vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu hệ thống về nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở giới thiệu, phân loại hệ thống tác phẩm đồng thoại có sự xuất hiện của nhân vật loài vật phiêu lưu luận văn sẽ tập trung làm rõ đặc điểm hệ thống nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Luận văn đã định danh được khái niệm, thấy được diễn tiến của thể loại truyện này nói chung, truyện có sự xuất hiện của kiểu nhân vật này nói riêng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Luận văn cũng cố gắng xem xét đối tượng trong sự vận động chung của văn học thiếu nhi Việt nam nhằm xác định chỗ tiếp nối và phát triển của các cây bút đồng thoại khai thác cốt truyện phiêu lưu sau thành công rực rỡ của Tô Hoài ở tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại và kiểu nhân vật phiêu lưu Chương 2: Hệ thống nhân vật loài vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại Chương 3: Phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật phiêu lưu trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại Chương 1 TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ KIỂU NHÂN VẬT PHIÊU LƯU 11 1.1. Truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại 1.1.1. Khái niệm truyện đồng thoại Thuật ngữ truyện đồng thoại (hay đồng thoại) trong văn học Việt Nam hiện đại vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong công trình Truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại, Lê Nhật Ký đã giới thuyết rất rõ nguồn gốc của khái niệm truyện đồng thoại. Vào thời điểm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, với nhu cầu xây dựng một nền văn học thiếu nhi vững mạnh đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong nước cũng như dồi dưỡng tâm hồn cho các em, nhà xuất bản Văn học đã cho dịch các tài liệu lí luận về sáng tác truyện cho thiếu nhi. Một trong số đó là bài viết Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác của Kim Cận và Mạn đàm về vấn đề sáng tác văn học nhi đồng của Hạ Nghi có đề cập tới quan niệm đồng thoại. Thuật ngữ đồng thoại chính thức được sử dụng ở Việt Nam vào năm 1961, trong bài viết Những thiếu sót cần khắc phục trong sáng tác cho thiếu nhi hiện nay của Vũ Ngọc Bình, đăng trên báo Văn Nghệ. Tiếp đó đến Võ Quảng với bài viết Đảng và văn học thiếu nhi, Vân Thanh với Văn học thiếu nhi Việt Nam... [31, tr.25]. Theo thời gian, thuật ngữ truyện đồng thoại được sử dụng ngày một rộng rãi hơn. Có lúc truyện đồng thoại chỉ được điểm qua trong các bài báo chuyên luận bàn về văn học thiếu nhi nhưng có khi nó được bàn luận cụ thể trong một chủ đề riêng biệt. Việc xác định truyện đồng thoại chính thức trở thành một thể loại văn học riêng biệt buộc các nhà nghiên cứu phải đưa ra một khái niệm cụ thể cho đồng thoại. Mục từ đồng thoại hoặc truyện đồng thoại được nhắc đến trong khá nhiều cuốn từ điển ngôn ngữ (Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Hán - Việt từ điển của Thiều Chửu, Từ điển Tiếng Việt của Bùi Quang Tinh và Bùi Thị Tuyết Khanh). Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên bản mới nhất có nêu định nghĩa đồng thoại là “thể truyện 12 cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em” [52, tr.449]. Theo định nghĩa này mục từ đồng thoại được giảng theo nghĩa hẹp, thay vì gọi đồng thoại là truyện cho trẻ em chung chung, khái niệm đồng thoại được khu biệt nhìn nhận như một thể loại văn học. Từ điển ngôn ngữ đã có sự nhìn nhận quan tâm đồng thoại tuy nhiên trên “khu vực sân nhà” - Từ điển văn học, mục từ đồng thoại chưa nhận được sự quan tâm tương tự. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các hầu hết các Từ điển văn học chưa đưa mục từ đồng thoại vào trong từ điển. Thuật ngữ đồng thoại chỉ mới xuất hiện trên các bài báo nghiên cứu chuyên ngành, các cuốn sách chuyên khảo. Vân Thanh là người đưa ra định nghĩa đầu tiên về đồng thoại vào năm 1974 trong bài viết Tìm hiểu đặc điểm của truyện đồng thoại. Vân Thanh đưa ra qua điểm: “Đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp giữa hiện thực và mơ tưởng. Nhân vật chính thường là động vật, thực vật và những vật vô tri nhưng lại mang tính cách “người”. (Cũng có khi nhân vật là người). Qua thế giới không thực mà lại thực đó, tác giả nhằm biểu hiện xã hội loài người; qua những sự việc bất bình thường đó tác giả cho người đọc thấy tình cảm và cuộc sống của con người. Tính chất mơ tưởng và khoa trương chính là những yếu tố không thể thiếu được của đồng thoại” [68, tr.104]. Tuy định nghĩa đồng thoại đưa ra khá chi tiết nhưng bản thân tác giả vẫn có chỗ ngập ngừng chưa dứt khoát. Trong bối cảnh vấn đề lý luận về thể loại truyện đồng thoại chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thì vấn đề Vân Thanh đưa ra rất đáng quý và trân trọng. Bên cạnh việc đưa ra khái niệm đồng thoại, Vân Thanh cũng đưa ra vấn đề cần phải phân biệt đồng thoại với một số loại văn học khác, như huyền thoại hoặc văn học dân gian. Điểm khác nhau rõ nhất giữa đồng thoại và huyền thoại là ở “đối tượng viết”. Đối tượng chủ yếu của đồng thoại là các em còn huyền 13 thoại thì đối tượng viết chính là cho người lớn, nội dung thường mang nghĩa triết học thâm thúy và phương pháp biểu hiện thường có khi rắc rối, phức tạp. Quan hệ giữa văn học dân gian và đồng thoại cũng là vấn đề Vân Thanh bàn bạc. Văn học dân gian “chính là một trong những nguồn gốc của đồng thoại, là nguồn cung cấp tài liệu không bao giờ cạn cho sáng tác đồng thoại” mặc khác “đồng thoại cũng có nhiều nét gần với cổ tích thần kì và ngụ ngôn trong văn học dân gian” [68, tr.105] Không chỉ các nhà nghiên cứu tìm hiểu, lí giải đồng thoại mà bản thân các nhà văn, những người trực tiếp sáng tác nên tác phẩm đồng thoại, cũng thể hiện quan điểm ý kiến của riêng mình, đóng góp cho mặt bằng chung của lí luận thể loại đồng thoại. Trong số đó phải kể đến Võ Quảng với bài viết Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi (đăng trên Tạp chí Văn học số 1/1982), ông đã đưa ra những ý kiến của riêng mình đối với mặt thể loại đồng thoại, nơi ông gắn bó đóng góp khá nhiều sáng tác của mình (23 tác phẩm). Nhà văn đưa ra quan niệm truyện đồng thoại là một thể loại tự sự hiện đại dành cho thiếu nhi, một loại hình văn chương rất phù hợp với thiếu nhi, vì nó “làm cho các em dễ hiểu dễ xúc động”. Trong bài viết ông có đề cập đến yếu tố tưởng tượng của đồng thoại và gọi nó là “loại truyện giàu chất tưởng tượng”, chất tưởng tượng ấy được bắt nguồn từ “thực tế” hoặc “từ một thói quen về một tập tục, về tín ngưỡng nào đó”. Hệ thống nhân vật của đồng thoại hết sức đa dạng: bên cạnh nhân vật con người thì “còn đủ các loài vật, loài có xương sống, hoặc không có xương sống, biết nhảy, biết bay, biết đi, biết lội... Nhân vật đồng thoại còn là các loài cây cỏ hoa quả mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả cây kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu sắt đều có thể biến thành nhân vật đồng thoại” [62, tr.74]. Võ Quảng cũng hết sức nhấn mạnh đặc điểm nhân cách hóa ở những nhân vật loài vật, cỏ cây, đồ dùng trong truyện đồng thoại. Nhưng ông không chăm chăm vào yếu tố nhân cách hóa ấy để đưa ra làm đặc điểm 14 khu biệt của đồng thoại mà ông nhấn mạnh sự hòa điệu giữa chất người và chất vật. Võ Quảng đã rất tỉnh táo khi nhận định có chất người chưa đủ để làm nên đồng thoại hay vì nếu chỉ có thế thì “cứ để “nhân vật” đó là một con người, chẳng cần phải nhân cách hóa làm gì nữa”. Nhà văn đã tinh tế nhận ra rằng điểm hấp dẫn của đồng thoại là ở chất người và vật hòa quyện vào nhau “tùy nơi, tùy lúc, đậm nhạt khác nhau”, yếu tố này mới là điều quan trọng tạo nên “chất nghệ thuật cho đồng thoại” [62, tr.76] Nhà văn Văn Hồng, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, một người đã gắn bó cả cuộc đời mình trong việc theo dõi phong trào sáng tác và viết phê bình - giới thiệu sách cho thiếu nhi, cũng đã nêu nhận định của mình về truyện đồng thoại như sau: “Đồng thoại theo Đào Duy Anh là truyện chép cho trẻ em (Từ điển Hán Việt). Nhưng trong nghĩa thông thường lâu nay vẫn dùng, đồng thoại có nghĩa hẹp hơn: Truyện loài vật được nhân cách hóa” [21, tr.53]. Với kinh nghiệm của một người làm công tác xuất bản, ông cũng khẳng định đồng thoại là “loại hình hợp với thị hiếu và tâm lí trẻ em, cái tâm lí thích nhìn sự vật trong những phép màu” [21, tr.54] Tiếp nối những quan điểm, nhận định của thế hệ đi trước, các nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi sau này đã vận dụng và đưa ra những khái niệm đồng thoại đầy đủ hơn. Trong giáo trình Văn học thiếu nhi, tác giả Châu Minh Hùng định nghĩa: “Thể loại văn học được các nhà văn viết cho các em với bút pháp kế thừa từ đồng thoại dân gian gọi là đồng thoại hiện đại. Vẫn là truyện lấy loài vật (con vật, cỏ cây, hoa quả...) làm đối tượng miêu tả, nhưng với tư cách là văn học viết, đồng thoại hiện đại phải mới so với đồng thoại dân gian” (22, tr.107) Như vậy đối với Châu Minh Hùng đồng thoại có một sự tiếp biến và gắn nối giữa quá khứ - hiện tại. Mạch nguồn của văn học dân gian đã nuôi dưỡng văn học viết, ở đây là các truyện ngụ ngôn, các truyện cổ tích về loài vật đã là kho tài liệu vô giá đối với các nhà văn đồng thoại. 15 Ở công trình Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại, sau khi tổng hợp các tư liệu cũng như ý kiến đánh giá, Lê Nhật Ký đã rút ra hai ý chính về khái niệm đồng thoại. Thứ nhất, trong suy nghĩ của nhiều người, nói đến truyện đồng thoại là nói đến “những sáng tác hiện đại trong nền văn học nước nhà”. Thứ hai, xét theo nghĩa hẹp, “truyện đồng thoại là một thể loại (hay thể tài) hiện đại dành cho trẻ em có hình thức đặc thù là nhân cách hóa nhân vật, kể chuyện vật mà gián tiếp đề cập chuyện con người” [31, tr.31]. Đây cũng quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu cũng như chính bản thân các nhà văn sáng tác truyện đồng thoại đồng tình. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này. Nhìn chung, truyện đồng thoại có nhiều điểm gần gũi với truyện cổ tích về loài vật, truyện ngụ ngôn truyện loài vật. Điểm chung của ba loại truyện này là lấy nhân vật loài vật làm nhân vật chính. Nhưng mỗi loại truyện lại có cách khai thác riêng để tạo nên đặc sắc của riêng mình. Vấn đề này được Châu Minh Hùng và Lê Nhật Ký làm rất rõ trong Hệ thống thể loại trong văn học thiếu nhi. Theo hai tác giả điểm khác nhau cơ bản giữa ba thể loại là: Thứ nhất, giữa truyện cổ tích về loài vật và truyện đồng thoại. Nếu như truyện cổ tích về loài vật là truyện kể dân gian truyền miệng, cốt truyện giản đơn, lời kể khái quát, biến cố xung đột mang tính giả tưởng thì truyện đồng thoại là một thể truyện văn học thành văn, do nhà văn kế thừa tinh hoa của văn học dân gian và sáng tạo ra những điều mới mẻ như miêu tả đặc điểm tự nhiên loài vật như nó vốn có, lồng ghép tính cách trẻ em vào tính cách loài vật, xây dựng hệ thống biến cố mang tính hợp lí, chân thực hơn truyện dân gian. Thứ hai, giữa truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại. Cả hai thể loại đều truyền tải bài học triết lí tuy nhiên truyện ngụ ngôn chủ yếu dành cho người lớn nên nội dung bài học mang tầm khái quát cao, trí tuệ trong khi truyện đồng thoại chủ yếu dành cho trẻ em nên bài học truyền đạt trực tiếp qua nhân vật nên đơn giản dễ hiểu. Thứ ba, 16 giữa truyện đồng thoại và truyện loài vật. Cả hai thể loại này đều nằm trong hệ thống văn học viết nhưng nếu như truyện đồng thoại miêu tả loài vật trên cơ sở nhân cách hóa thì truyện loài vật lại xây dựng theo lối tả thực [23, tr.128]. Những nét riêng biệt ấy đã làm nên sức hấp dẫn và thu hút của truyện đồng thoại khiến cho bạn đọc trẻ em thậm chí cả người lớn vẫn say mê dõi theo từng trang sách. 1.1.2. Thành tựu của truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại • »z • CJ • • • • Hoạt động sáng tác truyện dành cho thiếu nhi ở Việt nam được bắt đầu vào những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi ấy các tổ chức văn chương, nhà xuất bản, báo chí đương thời như Tự lực văn đoàn, Cộng Lực, Tân Thanh tạp chí, Truyền bá... đã tổ chức làm sách cho thiếu nhi, mời các nhà văn tham gia viết truyện, soạn kịch nhằm tạo ra những tác phẩm đúng tâm lí tuổi thơ tránh để các em vì đói sách mà phải đọc những tiểu thuyết kiếm hiệp đậm mùi bạo lực hay tiểu thuyết ái tình của người lớn [31; tr57]. Trong đó nhóm Tự lực văn đoàn nổi lên là một trong những đơn vị tiên phong và phát triển mạnh mảng văn học thiếu nhi với các loại sách như Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân phản ánh sinh hoạt của trẻ em thành thị. Nhưng ở thể loại truyện đồng thoại thì phải chờ đến năm 1941 khi Vũ Đình Long, ông chủ Nhà xuất bản Tân Dân, lập tờ báo Truyền bá dành cho thiếu nhi. Ông đã tin tưởng và đặt hàng cho cậu thanh niên mới mười bảy, mười tám tuổi đầu viết truyện với đề tài con dế mèn. Cậu thanh niên ấy không ai khác chính là nhà văn Tô Hoài. Không phụ sự tin tưởng của tiền bối, Tô Hoài đã viết nên truyện Con Dế Mèn. Sau khi xuất bản, tác phẩm được bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt tạo động lực cho ông viết tiếp Dế Mèn phiêu lưu kí và một loạt truyện đồng thoại, sinh hoạt khác như: Võ sĩ Bọ Ngựa, Mèo già hóa cáo, Ba anh em, Dê và Lợn....
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan