Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nhân học đại cương

.PDF
312
7872
123

Mô tả:

NGUYỄN VĂN MẠNH (Chủ biên) NGUYỄN XUÂN HÒNG, NGUYỄN CHỈ NGÀN NGUYỄN VĂN QUẢNG ĨM S' ' - - - ' ĐAI CƯƠNG in 5» ệ. ẹ NHÀ XUÂTBẢN ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN VĂN MẠNH (Chủ biên) NGUYỄN XUÂN HỒNG, NGUYỄN CHÍ NGÀN NGUYỄN VĂN QUẢNG NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2016 Biên mục trên xuất bản phẩm của Thu viện Quốc gia Việt Nam Nhân học đại cương/ Nguyễn Văn Manh (ch.b.), Nguyễn Xuân Hồng,, Nguyễn Chí Ngàn, Nguyễn Văn Quảng. - Huế : Đại học Huế, 2016. 312tr. : ảnh ; 24cm Thư mục cuối mỗi chương ISBN 9786049126529 1. Nhân học 301.0711 -dc23 DUF0129p-CrP Mã số sách: TK/104-2016 LỜI GIỚ I THIỆU Những năm qua, thực hiện chù trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, ở các cơ sở đào tạo đại học đã có những thay đổi trong cơ cấu ngành học và phương pháp giảng dạy. Những thay đổi này không chỉ giúp cho việc tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới, mà quan trọng hơn là thúc đẩy giáo dục Việt Nam hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới này, các cơ sở đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng chương trình đào tạo và mờ những ngành học mới. Một trong số những ngành học mới đó có Nhân học, mà đối tượng nghiên cứu của ngành học này là văn hóa tộc người trong suốt chiều dài lịch sử trên phạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực cụ thể. J Tộc người (Nation, Ethnic) và văn hóa tộc người từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của ngành Nhân học. Tộc người là một cộng đồng người có sức sống xuyên thời gian và mỗi tộc người có một nền văn hoá riêng. Văn hóa gắn liền với một tộc người và góp phần làm nên sức manh để tộc người đó phát triển và giữ được bản sắc của mình. Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hoá như là một xu thế tất yếu, việc nghiên cứu các khía cạnh tộc người và văn hoá tộc người là một đòi hỏi và cũng là một yêu cầu khách quan, góp phần vào sự phát triển và phát triển bền vững cùa các quốc gia, các tộc .người trên bình diện thế giới cũng như ở Việt Nam. Để có thể làm tốt được công việc nhiều khó khăn và thách thức này, tuy mới ra đời nhưng ngành Nhân học, bằng những kinh nghiệm của thế giới và sự nỗ lực cũng như kế thừa của những thành tựu nghiên cứu và giảng dạy trước đây, có đủ năng lực để thực hiện sứ mạng của ngành. Trước những yêu cầu thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, ngoài việc hoàn thiện các chương trình đào tạo, là việc các giảng viên nỗ lực biên soạn giáo trình nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cho các môn học. Nhăn học đại cương của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và các đồng nghiệp ra đời trong bối cảnh đó, đã góp phần vào việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và các đồng nghiệp ở Trường Đại học Khoa học Đại học Huế là những cán bộ giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đã trực tiếp tổ chức và triển khai nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Các kiến thức chuyên môn và nguồn tư liệu thu thập trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đã giúp PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và các đồng nghiệp hoàn thành cuốn sách, mà bạn đọc đang có trong tay. Trong công trình này, nhờ một tinh thần làm việc nghiêm túc, công phu, một cách tư duy mới trong tiếp cận và giải quyết vấn đề, nên những nội dung, được trình bày cô đọng và ngắn gọn, chứa đựng những kiến thức khá sâu rộng và bao quát về một lĩnh vực khoa học đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Cuốn Nhân học đại cương của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và các đồng nghiệp là một tài liệu hữu ích cho đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ờ các trường đại học về các ngành nhân học, văn hoá học, xã hội học,Việt Nam học, du lịch hoc, công tác xã hội... Tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Nhân học đại cương và hy vọng cuốn sách của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và đồng nghiệp sẽ góp phần tích cực vào việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề cơ bản của ngành Nhân học trong bối cảnh mà những tài liệu có liên quan đến ngành học này còn ít ỏi và tản mạn như hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2016 NGND.GS.TS. Ngô Văn Lệ Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NVĐHQGHCM LỜI NÓI ĐÀU Nhân học đại cương, một môn học thuộc kiến thức cơ bản rất quan trọng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Môn học này không chỉ truyền đạt cho sinh viên những vấn đề lý luận mang tính học thuật về nguồn gốc loài người, chủng tộc, tộc người, quá trình tộc người, văn hóa tộc người, ngôn ngữ tộc người, môi trường và kinh tế, thân tộc, dòng họ, hôn nhân, gia đình, tổ chức xã hội, phân tầng xã hội,... mà còn cung cấp những hiểu biết thực tiễn về nhân học ứng dụng, như văn hóa vì phát triển, nhân học môi trường, nhân học kinh tế, nhân học y tế, nhân học giáo dục, nhân học du lịch, nhân học đô thị... Đặc biệt, môn học này còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đặc điểm các dân tộc ờ Việt Nam, bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, cũng như nội dung và quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này trong quá trình đào tạo sinh viên, bộ môn Nhân học - Khảo cổ học - Văn hóa du lịch mà tiền thân là bộ môn Dân tộc học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Huế được hình thành từ năm 1976, đã đặc biệt chú trọng kết hợp giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học và biên soạn các bài giảng liên quan đến nội dung, kiến thức trong chương trình giảng dạy môn Nhân học đại cương. Cuốn sách Nhân học đại cương biên soạn là kết quả của quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cũng như kế thừa các bài giảng đã có từ trước cùa tập thể cán bộ bộ môn Nhân học - Khảo cổ học - Văn hóa du lịch của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Mặc dù hiện nay, một số trường đại học và cao đẳng trên cả nước, trong chương trình đào tạo vẫn còn giữ nguyên tên gọi môn học Dân tộc học đại cương - môn học đã được bộ giáo dục và đào tạo đưa vào chương trình bắt buộc của sinh viên một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, như Sử học, Đông phương học, Việt Nam học, Quan hệ quốc tế, Triết học, Công tác xã hội, Du lịch học,... nhưng, từ năm 2000 đến nay trong xu thế chung của cả nước, các trường đại học lớn ở Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học khác đã lần lượt chuyển đổi môn học Dân tộc V học đại cương, ngành học dân tộc học sang môn học Nhân học đại cương, ngành học nhân học trên cả 3 cấp: Đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Vì vậy, để cập nhật nhu cầu và xu hướng chung ở trong nước và thế giới, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn Nhân học đại cương trên cơ sở có sự kết họp với giáo trình Dân tộc học đại cicơng. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã dựa vào những gợi ý đề cương cũng như một số mặt về kiến thức của các giáo trình đi trước, như giáo trình Dân tộc học của Phan Hữu Dật, Dân tộc học đại cương của Lê Sỹ Giáo (Chủ biên), Nhân học đại cương của tập thể cán bộ khoa Nhân học Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nhân học văn hóa của Vũ Minh Chi, Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh của EMily A. Schultz và Robert H. Lavenda... Bên cạnh đó, nhóm tác giả biên soạn đã sử dụng thêm nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước để bổ sung minh họa làm rõ thêm các luận điểm trong nội dung tập sách này. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giáo trình đi trước, kết hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nhân học, dân tộc học trong và ngoài nước, cũng như những thành tựu có được của ngành dân tộc học, nhân học ở Việt Nam trong gần 50 năm qua, chúng tôi đã biên cuốn sách Nhân học đại cương bao gồm 11 chương với sự tham gia của các thành viên sau đây: Chương 1. Những vẩn đề chung (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 2. Nguồn gốc loài người (ThS. Nguyễn Văn Quảng) Chương 3. Chủng tộc (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 4. Tộc người (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 5. Văn hóa tộc người (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 6. Ngôn ngữ tộc người (ThS. Nguyễn Chí Ngàn) Chương 7. Nhân học tôn giáo (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 8. Thân tộc, dòng họ, hôn nhân và gia đình (TS. Nguyễn Xuân Hồng) Chương 9. Nhân học kinh tế (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 10. Tổ chức xã hội và phân tầng xã hội (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Chương 11. Nhân học ứng dụng (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh) Đây là cuốn sách có nhiều nội dung hết sức phức tạp, một số vấn đề trong sự giao thoa giữa khoa học dân tộc học và nhân học chưa có được sự đồng thuận cao trong giới khoa học, nên công trình này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hon trong lần tái bản sau. Nhân đây, tập thể ban biên soạn xin chân thành cảm ơn NGND. GS.TS. Ngô Văn Lệ đã đọc bản thảo và đóng góp những ý kiến quý báu; cám ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Đại học Huế đã động viên, tạo điều kiện để tập sách này sớm đến tay bạn đọc. Huế, 2016 Nhóm biên soạn CÁC CHỮVIÉT TẮT 1. BM: Bộ môn 2. Cb: Chủ biên 3. CHNL: Chiếm hữu nô lệ 4. CTHC: Chính trị Hành chính 5. CTQG: Chính trị Quốc gia 6. CXNT: Công xã nguyên thủy 7. DT: Dân tộc 8. ĐHKHXH&NVHN: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội 9. ĐHKHXH&NVTPHCM: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh 10. ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội 11. ĐHQGTPHCM: Đại học Quốc gia Thành phổ Hồ Chí Minh 12. ĐH&THCN: Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 13. ĐNA: Đông Nam Á 14. GD: Giáo dục 15. H: Hà Nội 16. KHKT: Khoa học kỹ thuật 17. KHXH: Khoa học xã hội 18. LĐ: Lao động 19. LLCT: Lý luận Chính trị 20. NN&PL: Nhà nước và pháp luật 21. NST: Nhiễm sắc thể 22. Nxb: Nhà xuất bản ix 23. PK : Phong kiến 24. ST: Sự thật 25. TBCN: Tư bản chủ nghĩa 26. TC: Tạp chí 27. T. Tập Toàn tập 28. Tr: Trang 29. XB: Xuất bản 30. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 31. VHDG: Văn hóa dân gian X MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu iii Lời nói đầu V CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 1.1. Đối tượng, chức năng và nhiệm vụ 1 1.2. Các phương pháp nghiên cứu của nhân học 12 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển khoa học nhân học 22 CHƯƠNG 2. NGƯÒN GỐC LOÀI NGƯỜI 48 2.1. Con người là gì? Bản chất của con người 48 2.2. Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người 50 2.3. Thời gian và không gian xuất hiện loài người 56 2.4. Nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ 57 vượn thành người CHƯƠNG 3. CHỦNG TỘC 65 3.1. Bản chất của chủng tộc 65 3.2. Thời gian hình thành chủng tộc 66 3.3. Không gian hình thành chùng tộc 68 3.4. Nguyên nhân hình thành các chủng tộc trên thế giới 71 3.5. Đặc điểm các chủng tộc trên thế giới 73 3.6. Mối quan hệ giữa chủng, dân tộc và văn hóa 81 3.7. Vấn đề chủng tộc ở Việt Nam 86 CHƯƠNG 4. TỘC NGƯỜI 92 4.1. Khái niệm 92 xi 4.2. Một số quan điểm của dân tộc học và nhân học về các đặc 94 trưng của tộc người (các tiêu chí để xác định thành phần tộc người) 4.3. Phân loại tộc người 99 4.4. Các khối cộng đồng tộc người trong lịch sừ 100 4.5. Các đặc trưng tộc người và sự thay đổi của nó trong lịch sử 110 4.6. Các quá trình tộc người và quá trình tộc người ở Việt Nam 123 4.7. Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam 128 CHƯƠNG 5. VĂN HÓA TỘC NGƯỜI 137 5.1. Khái niệm 137 5.2. Chức năng văn hoá với tộc người 139 5.3. Thuộc tính của văn hoá 141 5.4. Phân loại hệ thống văn hoá 144 5.5. Một số lý thuyết về văn hoá trong nghiên cứu nhân học 146 5.6. Một số lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến văn hoá trong nhân học 154 CHƯƠNG 6. NGÔN NGỮ T ộ c NGƯỜI 160 6.1. Bản chẩt và nguồn gốc ngôn ngữ 160 6.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với tộc người 167 6.3. Ngữ hệ 172 6.4. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển tộc người 176 CHƯƠNG 7. NHÂN HỌC TỒN GIÁO 182 7.1. Cơ sở lý luận về tôn giáo 182 7.2. Các hình thái tôn giáo nguyên thuỷ được nghiên cứu trong nhân học tôn giáo 188 xii 7.3. Một số khía cạnh của tôn giáo trong nghiên cứu nhân học 197 CHƯƠNG 8. THÂN TỘC, DÒNG HỌ, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH 206 8.1. Thân tộc và hệ thống thân tộc 206 8.2. Dòng họ 214 8.3. Hôn nhân 220 8.4. Gia đình 224 CHƯƠNG 9. NHÂN HỌC KINH TẾ 235 9.1. Nhân học kinh tế là gì? 235 9.2. Các trường phái nghiên cứu trong nhân học kinh tế 236 9.3. Mối quan hệ giữa con người và môi trường 238 9.4. Cách tiếp cận sinh thái trong nhân học kinh tế 241 9.5. Các phương thức hoạt động kinh tế của con người 246 9.6. Các hệ thống kinh tế 251 CHƯƠNG 10. TỒ CHỨC XÃ HỘI VÀ PHÂN TÀNG XÃ HỘI 261 10.1. Tổ chức xã hội 261 10.2. Phân tầng xã hội 271 CHƯƠNG 11. NHÂN HỌC ỨNG DỤNG 279 11.1. Lược sử về nhân học ứng dụng 280 11.2. Chức năng/ vai trò của nhân học ứng dụng 285 11.3. Một số lĩnh vực nghiên cứu của nhân học ứng dụng 288 xiii C hưong1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG 1.1. ĐÓI TƯỢNG, CHỨC NÀNG VÀ NHIỆM v ụ 1.1.1. Nhân học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nhân học Thuật ngữ nhân học, tiếng Anh là Anthropology, tiếng Pháp là Anthropologie, đều bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Anthropos nghĩa là con người và Logos nghĩa là lý luận, khải quát, học thuyết. Nhân học, vì vậy theo duy danh định nghĩa là khoa học nghiên cứu về con người1. Nhưng con người ở đây bao hàm cả về con người sinh học - chủng tộc, cả con người xã hội, cả về nguồn gốc con người, cả về con người lịch sử xã hội loài người trong quá khứ và hiện nay2. Như vậy, nhân học là một ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu tổng thể về bản chất con người, bao gồm con người sinh học (mặt tự nhiên của con người) và con người văn hóa (mặt xã hội của con người) trong cả tiến trình lịch sử của xã hội loài người. Nói cách khác, nhân học là: “Khoa học về con người - nghiên cứu về bản chất con người, xã hội loài người và lịch sử loài người”3; là “ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các phương diện 1 Ở Việt Nam, một số tài liệu còn đồng nhất nhân học với tên gọi nhân loại học, hay nhân chủng học. Thực ra, nhân chủng học là một ngành học nghiên cứu về các chủng tộc trên thế giói - một lĩnh vực trong nhản học. 2 Trong lúc đó, dân tộc học được hiểu là sự kết hợp cùa hai khái niệm, bắt nguồn tù hai thuật ngữ: Tiếng Anh là Ethnography và Ethnology, tiếng Pháp Ethnographie và Ethnologie, cũng đều bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Ethnos là tộc người/dân tộc và graphie là mô tả, logos là lý luận, khái quát; nó được hiểu là một ngành thuộc khoa học Lịch sử. Như vậy, nếu theo từ nguyên, dân tộc học là khoa học miêu tả và lý luận/khái quát các tộc người, trong tiến trình lịch sù từ nguyên thủy cho đến nay. Thực ra, dân tộc học mô tà và lý luận không tách rời nhau. Chúng ta cũng không thể đồng tình với quan điểm cho rằng, Ethnographie (miêu tả) chi là giai đoạn khởi đầu cùa quá trình nghiên cứu con người, đến Ethnologie (lý luận) là giai đoạn thứ hai/nhận định khái quát về con người và Anthropologie là giai đoạn thứ ba là nghiên cứu bản chất con người, xã hội con người một cách toàn diện, như Claude Levi Strauss đã tùng đề xướng (theo Phan Hữu Dật, 2015, ữ. 76). 3 Vũ Minh Chi, 2004, tr. 9. 1 sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng đồng dãn tộc khác nhan, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay.” ; là “ngành học về bản chất con người, xã hội con người, và quá khứ con người. Đảy là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con người theo một nghĩa rộng nhất có thế có được”5. Tóm lại, nhân học là một ngành khoa học thuộc khối ngành xã hội nhân văn, nghiên cứu tổng thể về bản chất của con người trên tất cả các lĩnh vực, từ con người sinh học đến con người xã hội, văn hóa, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay6. Đúng như Claude - Strauss, nhà nhân học tiên phong của thế kỷ XX, đã nói: Nhân học lấy con người làm mục đích nghiên cứu của nó, nhưng không giống như các khoa học khác về con người, nó cố gắng hiểu đối tượng của nó qua các biểu hiện đa dạng nhất. Nhân học cho thấy con người cỏ thể khác biệt nhau như thế nào, nhưng nó cũng tìm ra những điểm chung giữa tất cả con người và như Tim Ingold định nghĩa: “Nhân học là triết lý về con n g ư ờ r7. Như vậy, khách thể nghiên cứu của nhân học là con người với phạm vi rộng lớn toàn nhân loại, với các lĩnh vực rộng lớn cả nhân học tự nhiên/ nhân chủng học và nhân học văn hóa, xã hội, với quá trình lịch sừ rộng lớn cả nhân học lịch sừ/quá khứ xã hội người và nhân học hiện đại8. 4 ĐHQGTPHCM, 2008, tr.5. 5 Emily A.Schultz & Robert H.Lavenda, 2001, tr. 10-11. 6 Trong khi đó, dân tộc học được xác định là một ngành của khoa học lịch sử6, chuyên nghiên cứu các dân tộc, từ nguồn gốc các dân tộc, cấu tạo thành phần các dân tộc, sự phân bố của các dân tộc, đến văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần cùa các dân tộc, cũng như mối quan hệ qua lại về văn hóa - lịch sử giữa các dân tộc (Theo Phan Hữu Dật, 1973, tr. 10). 7 Dẩn theo ĐHQGTPHCM, 2006, tr. 9-10. 8 Trong sự so sánh với dân tộc học, có ý kiến cho đổi tượng nghiên cứu của nhân học rộng lớn hơn, vì dân tộc học đặt con người trong phạm vi từng tộc người, từng dân tộc, nhân học đặt con người trong phạm vi toàn nhân loại; về thời gian, dân tộc học hướng về truyền thống, nhân học nghiên cứu cà truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên cũng có ý kiến phản đổi quan điểm trên: Dân tộc học cũng nghiên cứu các dân tộc trên thế giới, dân tộc học cũng nghiên cứu những vấn đề hiện đại. Thật ra, mọi sự so sánh đều mang tính tương đối, nhung rõ ràng, nhân học tiếp cận những vấn đề nghiên cứu thiên về quốc tế và hiện đại hom, dân tộc học thiên về tộc người, dân tộc và truyền thống hơn. Tuy nhiên, do tính chât rộng lớn như vậy, nên vê đôi tượng nghiên cứu cụ thể và các lĩnh vực nghiên cứu của nhân học còn phức tạp và chưa có sự thống nhất9. Có ý kiến cho rằng, trong nhân học có hai lĩnh vực cơ bản: nhân học hình thể và nhân học văn hóa. Trong nhân học văn hóa lại chia thành ba chuyên ngành: Khảo cổ học, nhân học ngôn ngữ và nhân học văn hóa - xã hội. Cũng theo quan điểm này, vào những năm gần đây, còn có thêm chuyên ngành nhân học ứng dụng10. Ý kiến khác lại cho rằng, uDo tính đa dạng về nội dung học thuật, nhân học khó được xếp vừa vặn vào trong bảng phân loại chuẩn các ngành học thuật. Ngành học này thường được xếp vào ngành khoa học xã hội, nhưng nó cũng vươn tới các khoa học tự nhiên và các ngành nhân vãn nữa Theo đó, nhân học bao gồm năm chuyên ngành lớn: Nhân học hình thể, nhân học văn hóa, nhân học ngôn ngữ, khảo cổ học và nhân học ứng dụng.12 Có ý kiến cho ràng, trường phải Anh nhân học là một ngành độc lập và gọi là nhân học xã hội (social anthropology), còn trường phái Mỹ thiên về nhân học văn hóa (cultural anthropology) với quan niệm nhân học hình thành từ bốn lĩnh vực là nhân học tự nhiên, nhân học văn hóa, khảo cổ học và nhân học ngôn ngữ. Và “Từ nửa sau thế kỷ XX, ngay trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhân học ứng dụng (applied anthropology) đã ra đời và phát triển mạnh như một phần quan trọng của nhân học nhằm góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến con người theo yêu cầu của thời đại, nhất là các chính sách đối với con ngườf,ìĩ. Mặc dù, có những ý kiến chưa thống nhất về các chuyên ngành của nhân học, nhưng quan điểm khá phổ quát hiện nay là nhân học bao gồm năm chuyên ngành: nhân học hình thể, nhân học văn hóa, nhân học ngôn ngữ, khảo cổ học và nhân học ứng dụng. Trong đó, nhân học văn hóa ở nước ta được gọi là nhân học văn hóa - xã hội và rất gần nếu không muốn 9 Trong khi đó, dân tộc học có đối tượng nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu được xác định khá cụ thể và thống nhất là con người trong phạm vi từng tộc nguời/dân tộc cụ thể trên toàn thế giới. 10 ĐHQGTPHCM, 2008, tr.10-12. 11 Emily A.Schultz & Robert H.Lavenda, 2001, ừ. 13. 12 Emily A.Schultz & Robert H.Lavenda, 2001, tr. 14-20. 13 Vũ Minh Chi, 2004, tr. 9-10. 3 nói là đồng nhất với dân tộc học; “Xu hướng chung hiện nay là người ta kết hợp cả nhân học văn hóa và xã hội gọi chung là nhân học văn hóa - xã hội. Trong nhiều trường hợp người ta còn gọi là dân tộc học. Theo truyền thống các nước Bắc Mỹ và các nước nói tiếng Anh gọi là nhân học văn hóa - xã hội, trong khi đó ở trường phái Pháp, Nga và các nước chịu ảnh hưởng (trong đỏ cỏ Việt Nam) gọi là Dãn tộc học14”. S ơ đồ 1. C ác chuyên ngành của N hân học 1.1.1.1. Nhân học hình thể (physical anthropology, anthropologie physique) Nhân học hình thể/nhân chủng học/ chủng tộc học là một chuyên ngành ra đời đầu tiên của nhân học. Nó là một lĩnh vực khoa học chuyên tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành con người và về đặc điểm sinh học hình thể. Hay nói cách khác, “Nhân học hình thể tìm kiếm câu trả lời cho hai dạng câu hỏi riêng biệt. Dạng đầu tiên gồm những câu hỏi về sự xuất hiện con người và sự tiến hóa sau này để tìm hiểu nguồn gốc và quá trình hình thành con người. Phân ngành của nhân học hình thể nghiên cứu về vấn đề này gọi là cổ nhân học (Human paleontology hay paleanthropoỉogy). Dạng câu hỏi thứ hai trả lời về vấn đề như thể nào và tại sao các cư dân đương đại khác nhau về mặt sinh học (tập trung đề cập đến sự đa dạng của con người human variation)”15. 14 ĐHQGTPHCM, 2008, tr. 10-13-14. 15 ĐHQGTPHCM, 2008, fr.ll. 4 Thuộc chuyên ngành này là những nhà Linh trường học chuyên nghiên cứu các động vật có họ hàng gần gũi với con người và các nhà cổ nhân học chuyên nghiên cứu các hóa thạch của con người - tổ tiên xa xưa nhất của con người. Họ tìm tòi dưới mặt đất để kiếm tìm các bộ xương hóa thạch và so sánh với người hiện đại để làm sáng tỏ nguồn gốc của con người, cũng như “sảng tỏ nguyên nhân của sự tương đồng và dị biệt giữa con người với các sinh thể khác... công việc này chỉ là một phần trong sự nghiên cứu toàn diện về bản chất con người, xã hội con người và quá khứ con ngườFxố. Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhân học hình thể là nghiên cứu sự đa dạng của con người, sự khác nhau về đặc điểm sinh học hình thể, về hình dáng cơ thể, màu da, tóc, mắt... Loại Nhân học hình thể này được gọi là Nhân chủng học/ hay Chủng tộc học. Ngành học này ra đời khá sớm ở châu Âu; nó lấy đối tượng nghiên cứu là các chủng tộc trên thế giới. Các nhà nhân chủng học bằng kỹ thuật đo đạc đặc điểm các cộng đồng cư dân khác nhau, bao gồm hình dáng, màu da, màu tóc, màu m ắt,... để “tìm những chứng cứ khoa học khả dì cho phép họ sắp xếp tất cả các dân tộc trên thế giới vào những loại hình dứt khoát và rõ ràng dựa trên các đặc tỉnh sinh học. Những loại hình như thế gọi là chủng tộc”17. Theo đó, các nhà nhân chủng học châu Âu đã phân chia các thứ bậc các chủng tộc trên thế giới không chỉ có đặc điểm sinh học hình thái mà còn cả đặc điểm trí tuệ và văn hóa của họ nữa. Người châu Ầu da trắng được xem là giống người thượng đẳng, có văn hóa, văn minh cao, còn các chủng tộc da màu được xem là chủng tộc hạ đẳng, có văn hóa, văn minh thấp kém. “Như thế, các nhà nhân học hình thể của thời kỳ đầu đã giúp vào việc phát triển những lý thuyết có thể dùng để biện minh cho chù nghĩa phân biệt chủng tộc: Sự áp bức có hệ thống những thành viên của một hoặc nhiều chủng tộc xác định về mặt xã hội, bởi một chủng tộc khác cũng xác định về mặt xã hội; sự áp bức này được biện hộ bằng một giả định về tỉnh ưu việt vốn có về mặt sinh học của những người cai trị và giả định về sự thấp kém vốn có về mặt sinh học của những người bị họ 16 Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001, tr. 16. 17 Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001, tr. 15. 5 cai trĩ' . Tuy nhiên, càng ngày luận điểm phân biệt chùng tộc càng bị các nhà khoa học chân chính phê phán và bác bỏ. Những đặc trưng khác nhau về cấu trúc sinh lý học hình thái giữa các chủng tộc không liên quan đến trí tuệ và văn hóa của các tộc người trên thế giới. Càng về sau, nghiên cứu về nhân học hình thể càng tập trung vào việc đo đạc những đặc điểm bên trong cơ thể người, như loại máu, cấu trúc gien.. để bổ sung vào tính đa dạng của cơ thể con người, góp phần vào việc xác định thuộc tính của các chủng tộc. Theo đó, “Bác bỏ lối suy nghĩ mong màu sắc chủng tộc của thế kỷ XIX, nhiều nhà nhân học hiện đại,... không nghiên cứu chủng tộc nữa, và thay vào đó, họ quan tâm đến những dạng thức dị biệt của loài người nói chung. Có người truy tìm những tương đồng và dị biệt về mặt hóa học trong hệ miễn dịch của con người,... có người nghiên cứu mối tương quan giữa dinh dưỡng và phát triến cơ thế”'9. Như vậy, nhìn chung đối tượng nghiên cứu của các nhà nhân học hình thể tập trung nhiều vào các cộng đồng người với sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, mối quan tâm đó có sự khác nhau nhất định, có người tập trung sự nghiên cứu của mình về các xương, răng hóa thạch, có xu hướng tập trung vào sự khác nhau về cấu trúc sinh học hình thái, có xu hướng gần đây lại chú ý đến nhóm máu, gien, hệ miễm nhiễm, môi trường, dinh dưỡng và cơ thể con người... 1.1.1.2. Khảo cồ học (archeology, archẻologie) Khảo cổ học được coi là một chuyên ngành khác của nhân học, mà đối tượng của nó là những trang sử di tích, di vật về quá khứ của con người; nói như các nhà khảo cổ: Khảo cổ học là khoa học giở trang sách đất để mở trang sách đời. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học chính là văn hóa về quá khứ của con người. Nó giúp cho nhà nhân học hiểu biết về lịch sử của con người, nhất là lịch sử thời kỳ tiền, sơ sử và lịch sử các xã hội thời kỳ văn minh nông nghiệp. Nên nhớ rằng, văn minh chữ viết của xã hội loài người chỉ mới tồn tại khoảng trên dưới 5 - 6 ngàn năm, trong lúc quá trình hình thành con người trên dưới 2 triệu năm; và 18 Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001, tr. 15. 19 Etnily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001, tr. 16. 6 chính khoảng thời gian rất dài con người chưa có chữ viết, thì việc tái hiện lịch sử chủ yếu chỉ dựa vào các phương pháp nghiên cứu khảo cổ, các tư liệu khảo cổ, như rìu đá, mảnh tước, đồ trang sức, những mảnh gốm vỡ... Ngoài ra, khảo cổ học còn nghiên cứu các nền văn minh khác nhau trên thế giới qua những tài liệu vật thật của lịch sử còn lưu giữ lại. Đó là những nguồn tư liệu trực tiếp, sử liệu thật, vật thật, “tồn tại độc lập ngoài ỷ thức của chúng to”20. Bời vậy, những tri thức của khảo cổ học sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà nhân học. Từ những di vật hài cốt của người xưa mà các nhà khảo cổ phát hiện được, sẽ góp vào việc dựng lại quá trình tiến hóa của các loài linh trưởng đến việc phát hiện những tầng văn hóa khảo cổ, những di tích, di vật văn hóa vật chất của các lóp người, nhà khảo cổ góp cho nghiên cứu nhân học những tư liệu quý làm sáng tỏ bề dày lịch sừ của nhân loại, cũng như giúp hiểu thêm về sự đa dạng của văn hóa các cư dân, các tộc người trên trái đất. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học là “nghiên cứu quá khứ loài người căn cứ vào những sử liệu bằng vật thật. Khảo cổ học có nhiệm vụ thu lượm, miêu tả, nghiên cứu những di tích, di vật quá khứ của loài người còn để lại đến ngày nạy”21. 1.1.1.3. Nhân học ngôn ngữ (linguistics, linguistique) Nhân học ngôn ngữ là một chuyên ngành của nhân học. Vì rằng, khi lấy con người làm khách thể nghiên cứu, nhân học không thể bỏ qua những hiểu biết về ngôn ngữ. Bởi “Người ta dùng ngôn ngữ để nói tất cả mọi khía cạnh trong đời sổng, từ vật chất tới tinh thần. Như vậy ngôn ngữ là chìa khóa quan trọng cho sự hiếu biết một nhóm người nào đó và nếp sống của họ”22 . Nhưng khác với ngôn ngữ học nghiên cứu mọi mặt về lĩnh vực ngôn ngữ, nhân học ngôn ngữ chủ yếu nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ và sự biến đổi của nó theo thời gian, cũng như những hình thức trao đổi thông tin, sự chuyển biến văn hóa các tộc người thông qua ngôn 20 Hà Văn Tấn, 2005, Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, tr. 10. 21 Hán Văn Khẩn (Cb), 2008, tr. 20. 22 Emily A. Schultz & Robert H. Lavenda, 2001, tr. 18. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan