MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam phát triển với tốc
độ nhảy vọt. Vũ Ngọc Phan nhận định: "một năm ở nước ta bằng ba mươi
năm ở nước người". Gia tốc phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này
thể hiện trên nhiều phương diện: sự xuất hiện một đội ngũ sáng tác hùng hậu,
sống bằng nghề văn; hàng loạt tác phẩm ra đời nhờ tiếp thu công nghệ in sách
của phương Tây; một công chúng văn học đông đảo ỏ thành thị với nhu cầu
mới mẻ, đa dạng, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Và nói đến
sự phát triển ngoạn mục ấy, không thể không nói đến sự phong phú của thể
loại văn học. Quả thật, khác với văn học trung đại trước đó, văn học Việt
Nam lúc này đã nằm trong quĩ đạo của hiện đại hoá. Mọi thể loại văn học đều
bừng rộ, đạt thành quả rực rỡ. Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, thơ trữ tình,
kịch,…đều đồng loạt có mặt. Trong bức tranh thể loại đa sắc đó, không thể
không nói tới sự góp mặt của phê bình văn học.
1.2. Phê bình văn học đã có bước "chạy đà" trước đó với Nam Phong
tạp chí, Đông Dương tạp chí, và được tiếp nối với Tri Tân, Thanh Nghị, Ngày
nay… Giai đoạn này xuất hiện nhiều cây bút phê bình chuyên nghiệp, tiếp thu
phương pháp phê bình văn học của phương Tây và gặt hái được những thành
tựu đáng ghi nhận: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Đặng Thai Mai,
Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan… Trong số những cây bút phê
bình vừa kể trên, Vũ Ngọc Phan tuy không phải là gương mặt thật xuất sắc,
nhưng, nói đến lịch sử phê bình văn học hiện đại Việt Nam, không thể không
nhắc đến ông. Nổi bật hơn cả trong sự nghiệp trước tác của ông là bộ Nhà văn
hiện đại. Đúng như lời đầu sách của Nhà xuất bản Văn học trong lần tái bản
thứ VI: "Bộ sách Nhà văn hiện đại chưa phải đã thật hoàn hảo, như nhiều nhà