Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Ngô sĩ liên và đại việt sử ký toàn thư...

Tài liệu Ngô sĩ liên và đại việt sử ký toàn thư

.PDF
101
183
133

Mô tả:

GS . PHAN ĐẠI DOÃN ( Chủ biên ) NGÔ Sĩ LIÊN VÀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ Sỉ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA GS . PHAN ĐẠI DOÃN ( Chủ biên ) NQÔ Sĩ LIÊrc VÀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA H à Nôi - 1998 TẬP THỂ TÁC GIẢ GS. PHAN ĐẠI DOÃN (Chù biên) GS. PHAN HUY LÊ PGS,PTS. TRẦN BÁ CHÍ PGS. MOMOKI SHIRO PTS. TRẨN KIM ĐỈNH PGSPTS. NGUYỄN QUANG NGỌC PTS. HOÀNG HỒNG PGS,PTS.NGƯYỄN d a n h p h i ệ t PTS. ĐỖ ĐỨC HÙNG PTS. v ữ VĂN QUÀN PGS, PTS. NGUYỄN THỪA HỶ GS,PTS. TRƯƠNG HỮU QUÝNH TS. NGUYỄN HẢI KẾ Đại tá, PTS. LÊ ĐÌNH SỶ PGS, PTS. HOÀNG VĂN KHOÁN GS. H À V Ả N T Ấ N PGS, PTS. LÊ THÀNH LÂN PTS. NGUYỄN HỮU THỨC PTS. HOÀNG VẢN LÂƯ BÙI ANH TỈNH ĐẶNG VĂN T ư CHÚ DẨN CỦA NHÀ XUẤT BAN Ngô Sĩ Liên là một trong những nhà sử học lớn nhất Việt Nam thòi trung đại, là tác giả chính bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sử vào loại xưa nhất còn lại cho đến ngày nay thuộc di sản văn hoá dân tộc. Qua bộ sử này, Ngô Sĩ Liên đã có nhiều đóng góp lớn lao không chỉ cho sử học mà còn cho nhiều ngành khoa học khác của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm khác in bộ Đại Việt sử ký toàn thư (1697-1997), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn Ngô Sĩ Liên và Đại- Việt sử ký toàn thư - kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được trình bày tại cuộc Hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm ngày ra đời của bộ sử có giá trị này. Đây là công trình khoa học tập thể có sự phối hợp giữa các cơ quan và cá nhân các nhà khoa học ỏ trung ương và địa phương theo một chủ đề chung, nhằm đánh giá toàn diện sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử kỷ toàn thư đõì với dân tộc, góp phẩn giáo dục truyền thông cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Mặc dù các bài viết đă được tuyển chọn và sắp xếp theo một bô" cục nhất định để bạn đọc dễ theo dõi, song chắc chắn vẫn còn những hạn chế này hay hạn chế khác, mong được lượng thứ. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn. Tháng s năm 1998 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 5 LỜI NÓI ĐẨU Thê kỷ XV - thê kỷ anh hùng, anh hùng trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn bờ cõi, anh hùng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cải cách kinh tế - xà hội. Những người khổng lồ của thế kỷ XV như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhân vặt lịch sử tiêu biểu cho sự nghiệp anh hùng của dân tộc. Ngoài ra còn phải kể thêm Ngô Sĩ Liên, ngưòi góp phần quan trọng xây dựng nền sử học Đại Việt, là một danh nhản văn hoá của dân tộc ta. Ngô Sĩ Liên đã khởi đầu và đặt nền móng xây dựng bộ quốc . sứ Đại Việt sử ký toàn thư, sau đó bộ sử này được nhiều học giả tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh vào cuối thế kỷ XVII. Đại Việt sử ký toàn thư là di sản văn hoá quý giá của dân tộc, có giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và về tư tưởng. Ngỏ Sĩ Liên và bộ Đại Việt sử kỷ toàn thư đã để lại cho chúng ta những trang sử có bi ca và đầy hùng ca. Tư tưởng chính của tác phẩm và tác giả được kết tinh lại là tinh thần dân tộc cao cả và chủ nghĩa yêu nước sâu sắc. Trong một thời gian dài, danh nhân văn hoá Ngô Sĩ Liên và di sản văn hoá quý giá Đại Việt sử ký toàn thư chưa có một cuộc hội thảo khoa học phân tích cụ thể để đánh giá, để tôn vinh. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in (1697-1997), Khoa Lịch sứ - Trường đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn thực hiện đề tài của Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử kỷ toàn thư; do GS. Phan 7 Đại Doãn làm chú nhiệm. Đề tài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các học giả trung ương và tỉnh Hà Tây, được sự ủng hộ tích cực của uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ và sở Vản hoá - Thông tin tỉnh Hà Tây (quê hương của Ngô Sĩ Liên). Tập sách này là kết quả cúa việc thực hiện đề tài khoa học trên đây. Tập sách được chia làm ba phần: Phần thứ nhất: Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên Phần thứ hai: Phân tích tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư Phần thứ ba: Giới thiệu quê hương Ngô Sĩ Liên. Giữa ba phần có mổì quan hệ đan xen, bổ sung cho nhau nên sự phân chia trên chỉ là tương đối. Có thể nói đây là công trình khoa học đầu tiên phân tích riêng về Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử kỷ toàn thư được xuất bản nhằm ghi lại những kết quả nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài. Đây đó trong công trình này có thể có ý kiến trùng lặp, thậm chí có ý kiến khác biệt bởi lẽ có nhiều tác giả với nhiều ý kiến khoa học. Mong bạn đọc thông cảm. Tập sách được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Hà Tây và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Chủ nhiệm đề tài xin thành thực cảm ơn. Hà Nội, tháng 8 năm 1998 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI GS. PH AN Đ Ạ I DOÃN 8 P H Ầ N TH Ứ N H Ấ T CUỘC ĐỜI VÀ S ự NGHIỆP CỦA NGÔ SĨ LIÊN 9 NGỎ Sĩ LIÊN VÀ Đ Ạ I VIỆT s ử K Ý TOÀN THƯ GS. P H A N HUY LÈ Đại học Khoa lìọc Xã hội và Nhân vân I. NGÔ Sĩ LIÊN VÀ BỘ ĐẠI VIỆT s ử K Ý TOÀN THƯ NÁM 1479 Ngô Sĩ Liên là một trong những nhà sử học lớn nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam, nhưng tư liệu về tiểu sử. hành trạng của ông thì rất ít và có chỗ không được rỏ ràng lắm. Ỏng người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, nay là thôn Chúc Sơn. xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Kliông rõ ông sinh và mất vào năm nào, chỉ biết, theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục và văn bia Ngô tiên sinh di tích ký, ông thọ 99 tuổi ta tức 98 tuổi. Theo một vài tư liệu gia phả thì ông có tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Chỉ biết chắc chắn ông đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, năm Đại Bảo thứ 3, đòi Lê Thái Tông, tức năm 1442, khoa thi Hội lấy đỗ Tiến sĩ đầu tiên thời Lê sơ. Dưới triều Lê, Ngô Sĩ Liên giĩt chức Đô ngự sử đời Lê Nhân Tông (1443-1459), rồi Lễ bộ hữu thị lang Triều liệt đại phu, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn đòi Lê Thánh Tông (1460-1497). Ông hoạt động chủ 11 yêu trong hai cơ quan chuyên trách vể văn hoá, giáo dục là Quốc tử giám và Quốc sử viện. Vào đầu thế kỷ XV, trong thời gian xâm lược và đô hộ nước ta từ 1406 đến 1427, quân Minh đã tiêu huỷ và cưốp mang về nưốc nhiều di sản văn hoá dân tộc, trong đó có những tác phẩm văn học, lịch sử đời Lý, Trần, Hồ. Lê Quý Đôn cho biết: "Triều ta dẹp loạn, lập lại trị bình, các bậc danh nho như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên cùng nhau sưu tầm các sách vở, giấy tờ, nhặt nhạnh từng tò giấy còn sót lại, nhưng sau cuộc binh hoả. mười phần chỉ còn được bốn, năm phần"1 . Lê Thánh Tông đã hai lần hạ chiếu "tìm tòi những dã sử, thu thập những truyện ký cổ kim còn chứa ỏ các nhà riêng" (năm Quang Thuận, 1460-1469) và "cầu những sách còn sót lại đem chứa cất ở Bí các" (năm Hồng Đức, 1470-1497). Trên cơ sở những tư liệu được thu thập lại, Quốc sử viện đòi Lê Thánh Tông đã đẩy mạnh hoạt động biên soạn quốc sử. Lòi tựa sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn viết: "Khoảng năm Quang Thuận (1460-1469) xuông chiếu tìm kiếm dã sử và các truyện ký xưa nay do các tư nhân cất giữ, đều ra lệnh dâng cả lên để sẵn tham khảo. Lại sai các Nho thần thảo luận, biên sắp, thần lúc trưóc ở Sử viện, đã được dự vào việc ấy. Đến khi thần lại vào sử viện thì sách ấy đã dâng lên chứa ở Đông các, không được trông thấy nữa"2 . Như vậy là trong những năm đầu đời 1. Lê Quý Đôn: Toàn tập , Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, t.Iĩl, tr.101. 2. Đại Việt sử kỷ toàn thư, Nxb. Klioa học xã hội, Hà N ội, 1993, t.I, tr.99. 12 Lê Thánh Tông, Quốc sử viện triều Lê đã biên soạn một bộ sử cất giữ ở Đông các. Ngô Sĩ Liên có tham gia công trình biên soạn này, nhưng nửa chừng phải về chịu tang cha. Nhưng bộ sử này do ai chủ trì. mang tên gì, biên soạn lịch sử theo thể loại nào và nội dung bao gồm những vương triều nào thì không rõ. Đấy là một vấn đề cần đặt ra, nhất là khi ngliiên cứu về sự nghiệp sử học của Ngô Sĩ Liên vì ông là người đã từng tham gia biên soạn bộ sử này. Năm 1479, Lê Thánh Tông "sai sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn Đại Việt sử ký toàn thư 15 quyển" (Bản kỷ, Quyển XIII, XVII). Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn trên cơ sở "lấy hai bộ sách của tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ"1 . Hai bộ sử của tiên hiền đó là bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần và Phan Phu Tiên đời Lê. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bôi: "Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của Thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử của nưốc ta, tìm thêm các sách sử còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đòi saVI không có gì phải tiếc nữa là được". Mặt khác, Ngô Sĩ Liên cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quổc sử đó: "Song ghi chép còn có chỗ chưa đủ, nglũa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, ngiíòi đọc không khỏi có chỗ còn chưa vừa ý"2. Và cách "hiệu chính biên soạn lại" của ông là: "Có việc nào quên sót thì bổ 1,2. Sđd, t.I, tr.100, 99- 13 sung thêm, lệ nào chưa thoả đáng thì cải chính lại, văn có chỗ nào chưa 011 thì đổi đi, thỉnh thoảng gặp những việc thiện ác có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau"1 . Trong Phàm lệ, điều 1, Ngô Sĩ Liên cho biết rõ hơn những nguồn sử liệu ông đã sử dụng là: "Sách này làm ra. gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên , tham kliảo thêm Bắc sử, dã sử. các bản truvện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính, biên tập mà thành"2. Phần biên soạn mối của Ngô Sĩ Liên là phần Ngoại kỷ chép lịch sử từ họ Hồng Bàng cho đến hết đòi An Dương Vương. Cơ sở tư liệu và phương pháp biên soạn phần này được tác giả nêu lên như sau: "Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép"3. Phải ghi nhận đây là một cống hiến lốn lao của Ngô Sĩ Liên. Vối phần bổ sung của ông, lịch sử thòi đại mỏ nước mang tính chất nửa lịch sử nửa huyền thoại bao gồm các đòi Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, An Dương Vương, lần đầu tiên được chính thức đưa vào chính sử. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép lịch sử từ đời Hồng Bàng cho đến khi quân Minh bị đánh đuổi ra khỏi nước vối thắng lợi của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn năm 1427. Như vậy bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479 có thể coi như tác phẩm của ba nhà sử học lốn là Lê Văn Hưu đòi Trần, Phan Phu Tiên và 1,2.3. Sdd, t.l, tr.100, 103. 14 Ngô Sĩ Liên đòi Lê sơ. Lê Văn Hưu (1230-1322) người làng Phủ Lý huyện Đông Sơn, nay là thôn Phủ Lý, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá, thuộc dòng dõi của Trấn bộc xạ Lê Lương đòi Đinh. Ông đỗ Bảng nhãn năm Đinh Mùi (1247) đòi Trần Thái Tông. Năm Thiệu Long 15 (1272) đời Trần Thánh Tông (1258-1278), với chức vị Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu, ông vâng mệnh biên soạn bộ Đại Việt sử ký chép lịch sử từ Triệu Vũ Đê đến Lý Chiêu Hoàng (12241225). Xung quanh bộ quốc sử này còn tồn tại nhiều vấn đề cẩn nghiên cứu và xác minh, nhưng theo các nguồn sử liệu của ta thì bộ sử của Lê Văn Hưu gồm 30 quyển' . Sang đòi Lê Nhân Tông (1443-1459), Phan Phu Tiên lại vâng mệnh vua Lê biên soạn tiếp từ đời Trần Thái Tông (1225-1258) cho đến khi quân Minh bị đuổi ra khỏi nước năm 1427. Bộ quốc sử coi như tiếp tục bộ quôc sử đời Trần do Lê Văn Hưu biên soạn, nên vẫn mang tên Đại Việt sử ký. Phan Phu Tiên người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Tây Hồ, thành pliố Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh năm 1396 đời Trần, sau lại thi đỗ khoa Minh kinh năm 1429 đời Lê Thái Tổ. ôug viết tiếp bộ Đại Việt sử ký khi đang giữ chức Quốc tử giám bác sĩ tri Quốc' sử viện. Theo Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú, bộ sử của Phan Phu Tiên gồm 10 quyển2. 1. Sdd. t.ll, tr.38. 2. Lê Quý Đôn: Toùii tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà N ội, 1978. t.lll. tr.1 1 0 . ’ 15 Cliính trên cơ sở hai bộ quốc sử đó, Ngô Sĩ Liên biên tập lại và bổ sung phần Ngoại kỷ th àn h bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển. Theo Bài tựa của Ngô Sĩ Liên viết vào tiết Đông chí năm Kỷ Hợi, Hồng Đức 10 (1479), bộ sử đã hoàn thành, đã "kính cẩn biên định thành sách, lưu ỏ Sử quán" (Bài tựa, Quyển thủ, tồ 2b). Theo Biểu dâng sách của ông cùng viết vào thời gian đó, bộ sử đã "được kính cẩn đóng' thành pho, gói kín toàn bộ, kèm theo tò biểu dâng lên" (Biểu dâng sách, Quyển thủ. tờ 3a). Công việc biên soạn của Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành và bộ sử đã được đóng thành sách, dâng lên vua Lê Thánh Tông. Rất tiếc là bộ sử chưa được khắc in và đến nay, chưà tìm thấy văn bản lưu truyền của bộ quốc sử này, nhưng nội dung của nó đã được các nhà sử học đời Lê Trung hưng biên tập lại và đưa vào bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in năm Chính Hoà 18 (1697). II. NGÔ Sĩ LIÊN VÀ BỘ ĐẠI VIỆT s ử K Ý TOÀN THƯ NĂM 1697 Bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên mói chỉ chép lịch sử đến năm quân Minh bị đuổi ra khỏi nưóc ta (năm 1427). Công việc biên soạn quốc sử còn được tiếp tục sau đời Lê Thánh Tông và đòi Lê Trung hưng. Đầu th ế kv XVI, năm 1511 Vũ Quỳnh vối cương vị sử quan đô tổng tài, biên soạn xong bộ Đại Việt thông giám thông khảo chép lịch sử từ đời Hồng Bàng cho đến khi Lê Lợi "đại định thiên hạ" tức cho đến thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngô dẫn đến sự sáng lập vương triều Lê, khởi 16 Đại Viêt sử ký toàn thư - Bản khắc in năm Chính Hoà thứ 18(1697) c đầu là triều vua Lê Thái Tổ. Như vậy bộ sử của Vũ Quỳnh \ bao quát thòi gian lịch sử gần như bộ sử của Ngô Sĩ Liên \ và chắc chắn dựa trên cơ sỏ bộ sử của Ngô Sĩ Liên để biên 1tập lại theo quan niệm của ông. về phân quyển, bộ sử của 1Ngô Sĩ Liên chia làm lõ quyển, bộ sử của Vũ Quỳnh chia ] làm 26 quyển, về ranh giới giữa phần Ngoại kỷ và Bản ì kỷ. Ngô Sĩ Liên chép Bản kỷ bắt đầu từ Ngô Vương, Vũ í Quỳnh bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng. Bộ sử của Vũ Quỳnh (còn được gọi tắ t là Đại Việt thông giám hay Việt giám i thông khảo. Năm 1514. Lê Tương Dực (1509-1516) lại sai Lê Tung (tên họ th ậ t là Dương Bang Bản) trên cơ sở bộ sử của Vũ Quỳnh viết bài tổng luận mang tên Đại Việt thông giám tông luận. Sang thời Lê Trung hưng, năm 1665 Phạm Công Trứ (1600-1675) cùng một nhóm triều thần do ông đứng đầu, được giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử. Đó là bộ Đại Việt sử ký tục biên chia làm 23 quyển, gồm phần Ngoại kỷ và Bần kỷ. Riêng phần Bản kỷ lại chia làm ba phần: - Bản kỷ toàn thư từ Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến Lê Thái Tổ (1428-1433). - Bản kỷ thực lục từ Lê Thái Tông (1434-1442) đến Lê ''ung Hoàng (1522-1527). - Bản kỷ tục biên từ Lê Trang Tông (1533-1548) đến 5Thần Tông (1649-1662). Theo Bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên do Phạm mg Trứ viết vào tháng 11 năm Ất Tỵ, niên hiệu c ả n h i ị 13 (1665) thì phần Ngoại kỷ và Bản kỷ toàn thư ông "ueu theo đúng như các sử thầrfTrCfớc là Ngô-Sĩ'Liêii-và - Vũ Quỳnh đã trước thuật", phần Bản. kỷ thực lục thì ông chỉ "khảo đính", "nhân theo sách t.rưóc đă chép", phần Bản kỷ tục biên từ năm 1533 đến năm 1665 là do ông biên chép tiếp, sách Đại Việt sử ký, Quyển thủ, tờ la-4b). Theo Bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên của Lê Hy viết tháng 11 năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà 18 (1697) thì bộ sử của Phạm Công Trứ đã được khắc in. nhưng "mười phần mối được chừng năm, sáu, công việc chưa xong, sách CÒ11 cất giữ ở Bí các" (Tựa Đại Việt sử ký tục biên, Quyển thủ, tờ la). Gần đây, nhà nghiên cứu Hán - Nôm Ngô Thế Long đã tìm thấy trong Thư viện gia đình của cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, quyển 20 và 21 cuốn Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên và xác định đó là một phần còn lại của bộ sử do Phạm Công Trứ biên soạn và khắc in một phần năm 16651 . Năm 1676, Thượng thư bộ Công Hồ Sĩ Dương được giao nhiệm vụ "trông coi việc sửa quốc sử". Nhưng đến năm 1681 Hồ Sĩ Dương mất nên Tham tụng, Thượng thư bộ Hùili tri Trung thư giám Lê Hy (1646-1702) lại được giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử. ông kế thừa công trình của những người đi trưốc "khảo đính sử cũ, chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúiig thì chép lấy. vể thế thứ, phàm lệ, niên biểu, hết thảy đều theo như thòi trước đã trước thuật"2. Và ông biên soạn tiếp từ Lê Huyền Tông năm cảnh Trị 1 (1663) đến Lê Gia Tông năm Đức Nguyên 2 (1675) cũng gọi là Bản kỷ tục biên. Đó là phần biên soạn mối của Lê Hy. 1. Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà N ội, 1993, t.III, tr. 303-343. 2. Sdd, t.I, tr. 93 - 94. 18 Tháng 11 năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà 18 (1697), bộ quốc sử do nhóm Lê Hy biên soạn hoàn thành "Sách làm xong, dâng lên ngự lãm, bèn sai thợ khắc in, ban bố trong thiên hạ"1 . Đó là bộ Đại Việt sử ký toàn thư gồm 24 quyển, bộ quốc sử lần đầu tiên được khắc in toàn bộ và điểu may mắn là một bản in gần trọn vẹn của hệ ván khắc năm Chính Hoà 18 (1697) còn được bảo tồn đến nay. Đó là bộ Đại Việt sử ký toàn thư bản "Nội các quan bản" của nhà Đông phương học người Pháp P.Demiéville. hiện nay đang được lưu giữ tại Thư viện của Hội Á châu (Société asiatique) ở Pari. Văn bản này đã được sao chụp và in lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư kèm theo bản dịch tiếng Việt, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1993. Đây đó trong nước và ở N hật Bản, cũng có tìm thấy một số quyển của bản Chính Hoà, nhưng đều là những bộ tàn khuyết. Bên cạnh bản Chính Hoà mang tên "Nội các quan bản", còn nhiều bản mang tên "Quốc tử giám tàng bản" được khắc in lại vào đời Nguyễn. Như vậy bộ Đại Việt sử ký toàn thư do nhóm Lê Hy hoàn thành và được khắc in năm Chính Hoà 18 (1697). Nhưng cần phải coi đó là một côn'g trình mang tính tập đại thành của nhiều bộ quốc sử trưốc đấy, từ bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu năm 1272 qua bộ Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên năm 1455, bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên năm 1479, bộ Đại Việt thông giám thông khảo của Vũ Quỳnh năm 1511, đến bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên của nhóm Phạm Công Trứ rồi đến bộ Đại Việt sử ký toàn thư của nhóm Lê Hy. Quá trình này kéo dài Ỉ.S d cl. t.l.tr. 93-94. 19 425 năm từ đời Trần đến thòi Lê Trung hưụg với sự tham gia đóng góp của những nhà sử học nổi tiếng thòi bấy giò. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư khắc in năm Chính Hoà 18 (1697), cống hiến của Ngô Sĩ Liên rất to lốn và để lại dấu ấn rất đậm trong bộ quốc sử còn lưu lại đến nay. Có thể nói phần lịch sử từ đời Hồng Bàng đến năm 1427. về căn bản nhóm Phạm Công Trứ và nhóm Lê Hy đều dựa vào bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn năm 1479 và hoặc như Phạm Công Trứ nói "đều theo đúng như các sử thần trưóc là Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh đã trước thuật" hoặc như Lê Hy nói "khảo đính sử cũ, chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy". Nhưng bộ sử của Ngô Sĩ Liên lại biên soạn trên cơ sở kế thừa hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Do đó có thể xác định, ngoài phần biên tập lại hai bộ sử của hai nlià sử học tiền bôi Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên mà sau này nhóm Lê Hy kê thừa, phần đóng góp cụ thể của Ngô Sĩ Liên qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư năm 1479 được nhóm Lê Hy giữ lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư năm 1697 như sau: - Tên sách: Đại Việt sử ký toàn thư. - Cấu trúc của bộ quốc sử gồm hai phần chính gọi là Ngoại kỷ và Bản kỷ. Tuy ranh giới của hai phần này, Ngô Sĩ Liên lấy triều Ngô mở đầu phần Bản kỷ, sau Lê Hy theo Vũ Quỳnh và Phạm Công Trứ lấy từ triều Đinh. - Viết thêm quyển I Ngoại kỷ về kỷ Hồng Bàng và kỷ nhà Thục. Quyển này trong bản in năm Chính Hoà 18 (1697) còn ghi rõ tên tác giả là "Triều liệt đại phu Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan tu soạn thần Ngô Sì Liên biên". 20 - Trên cơ sở "khảo đính biên tập" hai bộ sử của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên và bổ sung phần Ngoại kỷ, Ngô Sĩ Liên chia lịch sử từ Hồng Bàng đến khi quân Minh bị đuổi ra khỏi nước làm 15 quyển: 5 quyển Ngoại kỷ và 10 quyển Bần kỷ. Phạm vi của một số quyển về sau có điều chỉnh lại như ranh giới giữa Ngoại kỷ và Bản kỷ (quyển V Ngoại kỷ và quyển I Bản kỷ), kết thúc quyển X Bản kỷ về sau mở rộng bao gồm cả đời vua Lê Thái Tổ (1428-1433). Nhưng cấu trúc 15 quyển vẫn được giữ lại trong Đại Việt sử ký toàn thư năm Chính Hoà 18. - Bài tựa sách Đại Việt sử ký Ngoại kỷ toàn thư, Biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư và Phàm lệ (gồm 24 điều, trong đó điều 1 về sau có bổ sung thêm lòi chú: "Nay theo Bản kỷ toàn thư của Vũ Quỳnh, bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng, là để nêu rõ đại nhất thống"). - Những lời bình luận lịch sử dưới tiêu đề "Sử thần Ngô Sĩ Liên viết", thống kê được 174 đoạn lời bình của Ngô Sĩ Liên kể cả những đoạn chỉ ghi " Ngô Sĩ Liên viết" trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư năm Chính Hoà 18 phân bô" theo các quyển như sau1 : Qujển /1 A Cộng: Bản kỷ N goại kỷ Phần Q1 Q2 Q3 Q4 3 4 3 9 Q5 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 Q8 Q9 10 10 17 18 12 27 12 16 19 Q10 11 3 174 1. Nliân dây, xin được đính chính bản thống kê trong Đ ại Việt sử kỳ loàn tliư, sdd, t.l, tr.24 có một số lỗi và không tính câu chỉ ghi " Ngô Sĩ Liên viết". 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan